Đánh Giá Hiệu Quả Của Các Chương Trình Marketing Điểm Đến Đã Được Thực Hiện


liên kết Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn Hà Nội – Huế đẩy mạnh công 1

liên kết (Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn; Hà Nội – Huế); đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin du lịch tại các quầy Thông tin Nội Bài, Lê Thạch và Vườn hoa Nhà hát lớn Hà Nội; bổ sung thông tin du lịch Hà Nội mới trên các ki-ốt thông tin du lịch điện tử…

Năm 2014, Hà Nội sẽ đưa vào biên tập và xuất bản Bản tin Du lịch Hà Nội 4 kỳ/năm; xây dựng sách Ebook du lịch (dạng USB); làm đĩa CDRom Hướng dẫn Du lịch Hà Nội bằng tiếng Anh trên cơ sở biên tập lại sách Hướng dẫn Du lịch Hà Nội; tiếp tục duy trì quầy thông tin du lịch tại Nhà ga T1 sân bay Nội Bài; nghiên cứu xây dựng mới một số quầy thông tin du lịch trong nội đô để giới thiệu, quảng bá và cung cấp thông tin du lịch cho các doanh nghiệp du lịch, các du khách khi đến Hà Nội…

Xét trên tổng thể, du lịch Hà Nội đã và đang thực hiện các bước đi cụ thể để tăng cường độ nhận diện thương hiệu của du lịch thủ đô. Tuy nhiên, các hoạt động tuyên truyền, quan hệ công chúng hiện tại vẫn đang tập trung vào việc phát triển độ phủ của hình ảnh Hà Nội ra cả nước và các nước là thị trường du lịch mục tiêu. Chưa thực sự quan tâm đến những vấn đề còn tồn tại của du lịch Hà Nội như con người, cụ thể hơn là nâng cao ý thức, lòng tự hào của chính người dân sống tại thủ đô, giúp họ xác định được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng hình ảnh thủ đô, giữ gìn và phát triển các sản phẩm du lịch quý báu mà Hà Nội đang sở hữu. Hay nói khái quát hơn, các chương trình tuyên truyền mới đang tập trung vào thu hút khách hàng, mà chưa quan tâm tới tuyên truyền nội bộ tại chính điểm đến nhằm nâng tầm giá trị thực sự của hình ảnh du lịch Hà Nội.

2.3.4.2. Xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại phổ biến nhất của du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng nhằm tăng hiệu quả kích cầu du lịch chính là hội trợ triển lãm du lịch, bên cạnh đó là các hoạt động liên hoan du lịch, tổ chức lễ hội Việt Nam tại các nước là thị trường du lịch chủ chốt.

Năm 2013 cũng đánh dấu nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Hà Nội được thực hiện, khởi động với việc tổ chức thành công lễ khai hội Chùa Hương vào ngày 15/2 (mùng 6 tết). Đây là sự kiện mở đầu của ngành du lịch Hà Nội tham gia trong Chương trình Năm du lịch Quốc gia đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013. Tổ chức thành công Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng diễn ra từ ngày 8/10 – 12/10/2013 tại Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa Hà Nội. Hoàn thành chương trình triển lãm giới thiệu Du lịch Hà Nội tại Tuần Văn hoá, Du lịch Vĩnh Phúc, Hội chợ Thương mại Du lịch Tịnh Biên – An Giang, Hội chợ Du lịch quốc tế biển Nha Trang – Khánh Hòa, Tuần Văn hóa Du lịch đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng, Festival Di sản Quảng Nam 2013, Hội chợ Thương mại và Du lịch tại Lạng Sơn, Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam...


39

Hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế cũng diễn ra sôi nổi với việc phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức thành công Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – Hà Nội 2013 từ 18/4 - 21 /4/2013; tổ chức đoàn của Thành phố tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế JATA và Lễ hội Việt Nam tại Tokyo – Nhật Bản từ ngày 10/9 – 16/9/2013; tham gia Hội nghị của Hội nghị thường niên năm 2013 của các tổ chức Hội đồng Xúc tiến Du lịch châu Á (CPTA) tại Malaysia; tổ chức khu gian hàng triển lãm bên lề và biểu diễn nghệ thuật truyền thống với sự tham gia của 6 thành phố, thủ đô các nước tại sự kiện Hội nghị toàn thể Mạng lưới Các thành phố lớn Châu Á Thế kỷ 21 (ANMC21) từ ngày 17/11 – 19/11/2013 tại Hà Nội…

Trong năm 2014, tại Hà Nội cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế đáng chú ý như: Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam – Hà Nội năm 2014 (VITM 1 – Hà Nội 2014); Hội nghị thường niên lần thứ XIII Hội đồng Xúc tiến Du lịch châu Á – CPTA và triển lãm du lịch bên lề hội nghị tại Đài Bắc – Đài Loan 9/2014; Hội nghị Ban điều hành TPO và Diễn đàn Du lịch TPO – Tổ chức Xúc tiến Du lịch các thành phổ Châu Á – Thái Bình Dương 10/2014.

Bên cạnh đó, ngành Du lịch thủ đô cũng sẽ tham gia Hội chợ du lịch Quốc tế ITB

– Singapore vào tháng 10/2014; tổ chức chương trình xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nội tại Tokyo (Nhật Bản) và Đông Âu (Ba Lan – Sec – Hungary).

Việc tổ chức cũng như tham gia thường xuyên các hội trợ triển lãm du lịch trong nước và các nước bạn cũng là một trong những cách thức hiệu quả tăng cường sự quan tâm của khách hàng thông qua các công cụ giới thiệu trực quan, trực tiếp, từ đó đánh giá, ghi nhận lại nhanh chóng các phản hồi của khách hàng về những sản phẩm du lịch đang được quảng bá tại Hà Nội. Tuy nhiên có thể thấy, để hoạt động xúc tiến thương mại du lịch đạt hiệu quả rõ nét hơn, cần có sự cộng tác chặt chẽ giữa Sở VHTT&DL Hà Nội, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội với các doanh nghiệp lữ hành trong cả nước để phát huy hiệu quả các công cụ khuyến mại thu hút khách hàng.

2.3.4.3. Mạng Internet/Phương tiện truyền thông tương tác

Các trang web của Tổng cục du lịch, Bộ VHTT&DL, Sở VHTT&DL Hà Nội… được đưa vào hoạt động với mục đích chính là để cung cấp cho khách du lịch một cổng thông tin mới để tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá về các sản phẩm du lịch của Hà Nội. Bên cạnh đó, cung cấp các thông tin chính thức về sự phát triển của du lịch cả nước nói chung và du lịch thủ đô nói riêng.

Tuy nhiên, ngoài các website cung cấp thông tin, hình ảnh; các hoạt động quảng bá du lịch Hà Nội thông qua mạng Internet còn rất hạn chế, chủ yếu được thực hiện riêng lẻ, “mạnh ai nấy làm” từ các tổ chức du lịch, còn về các chương trình marketing điểm đến thì hầu như không có.

40

Thang Long University Library


Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay Internet là 2

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, Internet là một công cụ có khả năng lan tỏa tuyệt vời. Hàng ngày có hàng tỷ người trên thế giới truy cập Internet để tìm hiểu thông tin, đánh giá, cập nhật, lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ, và du lịch cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Việc không có những chiến lược, hoạt động quảng bá điểm đến du lịch trên internet một cách đồng bộ, mà chỉ riêng lẻ do các doanh nghiệp tự thực hiện dẫn đến các chương trình e – marketing diễn ra thiếu trọng tâm, không khai thác được triệt để sức mạnh và lợi ích từ e – marketing.

2.3.4.4. Quảng cáo

Là một trong những công cụ marketing được đánh giá là mạnh mẽ nhất, quảng cáo luôn cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của bất cứ tổ chức nào trong việc quảng bá và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Để một chiến dịch quảng cáo thành công, cần có sự đầu tư bài bản từ ngân sách, ý tưởng, nội dung đến quy mô thực hiện. Vì thực tế đã chứng minh, chỉ cần một chiến dịch quảng cáo thành công, sẽ đem lại sự thay đổi đáng kể trong tỷ lệ nhận diện thương hiệu, chất lượng hình ảnh, nâng tầm vị trí của một thương hiệu.

Tuy vậy, đây lại là mảng marketing được thực hiện một cách tương đối mờ nhạt trong các chương trình marketing điểm đến của Hà Nội.

Năm 2012, Sở VHTT&DL Hà Nội đã đề xuất xây dựng video quảng bá Du lịch Thủ đô, với thời lượng 30 giây, yêu cầu của clip là phải mang đầy đủ những nét đặc trưng mang dấu ấn của Thủ đô, đồng thời giúp cho du khách cảm nhận được sự hấp dẫn của Hà Nội thông qua cảnh quan, phong tục, văn hóa, những tiềm năng cần khám phá, những sản vật tiêu biểu và phải nêu bật được chủ đề: “Hà Nội - điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn, thân thiện”. Mục đích của đề xuất này là để tạo ra một quảng cáo ấn tượng, sau khi được hoàn thiện sẽ chiếu trên các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh truyền hình quốc tế, sảnh các khách sạn, rạp chiếu phim, các sự kiện về du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên đề xuất này đã không có động thái rõ ràng sau đó.

Trong năm 2013, các hoạt động xúc tiến quảng cáo cho Hà Nội chỉ dừng lại ở một số hoạt động riêng lẻ, không mang tính hệ thống và định hướng rõ ràng; như tổ chức quảng bá du lịch Hà Nội trên một số kênh truyền hình tại Nga và trên Tạp chí du lịch trực tuyến Travel Mart in Asia, quảng bá du lịch Hà Nội tại các quốc gia như Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc.

Các loại hình quảng cáo thường là những clip ngắn 30s giới thiệu về danh lam thắng cảnh Hà Nội, nội dung không thực sự đặc sắc và để lại nhiều dấu ấn.

Như vậy, với sự quan tâm chưa đúng mức dành cho quảng cáo, Hà Nội đang bỏ lỡ một vũ khí marketing mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của du lịch Hà Nội.


41

2.3.5. Về marketing phối hợp giữa các đối tác

Về liên kết hợp tác giữa nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, những tháng đầu quý I năm 2014 đã ghi nhận những hoạt động mang tính chuyển biến tích cực từ Sở VHTT&DL Hà Nội và UBNDTP Hà Nội. Hai sở ngành quan trọng nhất, giữ nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển du lịch Hà Nội đã có những buổi tiếp xúc với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố nhằm lấy ý kiến đánh giá, phản hồi về các hoạt động du lịch đang được tiến hành, các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong phát triển hoạt động, tập hợp các đóng góp của doanh nghiệp trong vấn đề phát triển thương hiệu điểm đến cho Hà Nội, qua đó đề ra những bước đi tiếp cho ngành du lịch với sự đồng bộ và nhất quán cao hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các hợp tác giữa NTO và doanh nghiệp lữ hành khu vực tại Hà Nội mới chỉ dừng lại ở các hội thảo, còn từ trước đến nay các hoạt động quảng bá du lịch của doanh nghiệp và NTO không có nhiều sự gắn kết với nhau. Ví dụ như mỗi doanh nghiệp sở hữu một logo du lịch Hà Nội khác nhau, không liên quan đến logo của Sở VHTT&DL Hà Nội, Sở chưa có các định hướng cụ thể cho các doanh nghiệp nhằm quảng bá thống nhất các đặc điểm nổi trội của du lịch của Hà Nội.

Đối với việc hợp tác phát triển du lịch giữa các điểm đến, theo Sở VHTT&DL Hà Nội, tính đến cuối năm 2013, Hà Nội là ký kết các văn bản hợp tác du lịch với 20 tỉnh thành khác trên các nước như Bắc Giang, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Bình Định… qua đó thường xuyên quảng về hình ảnh du lịch Hà Nội tại các tỉnh và ngược lại. Đồng thời trao đổi, chia sẻ các thông tin, các kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch hiệu quả. Bên cạnh đó, Sở cũng tiến hành ký kết nhiều văn bản hợp tác du lịch với các địa điểm du lịch quốc tế như phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về Du lịch của 7 quốc gia (Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Cu Ba, Lào, Campuchia, Myanmar),

phối hợp liên kết phát triển du lịch Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc), Luông-phra- băng (Lào), Tây Ban Nha, Nhật, Hàn Quốc, Pháp...

Trong xu hướng phát triển hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, các chương trình quảng bá đơn lẻ, độc lập đã không còn phát huy kết quả thực sự nổi trội. Thay vào đó, marketing điểm đến du lịch đòi hỏi sự kết hợp, hợp tác chặt chẽ hơn giữa các bên.

2.4. Đánh giá hiệu quả của các chương trình marketing điểm đến đã được thực hiện

2.4.1. Đánh giá hiệu quả bằng phương pháp định tính

Theo đánh giá của Sở VHTT&DL Hà Nội trong buổi họp tổng kết cuối năm 2013, năm 2013 được đánh giá là một năm phát triển của ngành du lịch Hà Nội. Du lịch Thủ đô tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt cả về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa, điều này cho thấy Hà Nội đang là điểm đến du lịch hấp dẫn, được ưa chuộng. Hà Nội cũng đã đón nhận hàng loạt các danh hiệu như: Hà Nội được xếp là 1 trong 10

42

Thang Long University Library


điểm đến du lịch hấp dẫn nhất châu Á do tạp chí du lịch Smart Travel bình 3

điểm đến du lịch hấp dẫn nhất châu Á do tạp chí du lịch Smart Travel bình chọn; xếp ở vị trí thứ 8 trong số 10 điểm du lịch đang lên của thế giới năm 2013 theo kết quả bình chọn của trang web du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor…

Tổng kết các đánh giá của khách du lịch thông qua khảo sát ECFTSQH cho thấy:

Về chất lượng các sản phẩm du lịch tại Hà Nội: 52,5% du khách được phỏng vấn đồng ý rằng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội rất đa dạng và phong phú. 44,5% cho rằng Hà Nội có bề dày văn hóa truyền thống, 54,2% cho rằng Hà Nội có môi trường hòa bình, ổn định. Tuy nhiên, chỉ có 18,3% cho rằng các sản phẩm du lịch hiện tại hấp dẫn, tạo cảm giác thích thú, thu hút.

Về chất lượng nơi cư trú: 36,1% cho rằng cơ sở vật chất tại nơi họ ở đạt chất lượng tốt, chỉ có 14% du khách có đánh giá không tốt. Tuy nhiên về chất lượng phục vụ, có hơn 36% du khách cho rằng phục vụ tại các cơ sở lưu trú hiện nay quá tệ. Con số này còn đáng lo ngại hơn ở mảng dịch vụ ăn uống, khi có tới 72% khách du lịch được hỏi cho rằng chất lượng vệ sinh ăn uống tệ đến rất tệ, đối với phong cách phục vụ, tỷ lệ khách hàng không hài lòng lên tới 78%.

Các số liệu trên cho thấy, mặc dù được các tạp chí du lịch uy tín liên tục xếp ở thứ hạng cao, tuy nhiên, thực chất tại Hà Nội, các sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ chưa thực sự làm du khách hài lòng. Điều này cho thấy hiệu quả định tính không mấy khả quan của các chương trình marketing điểm đến du lịch đã được thực hiện tại Hà Nội.

2.4.2. Đánh giá hiệu quả bằng phương pháp định lượng

2.4.2.1. Số lượng khách du lịch đến Hà Nội

Biểu đồ 2.2. Lượng khách du lịch đến Hà Nội qua các năm từ 2010 – 2014

16

14

12

10

8

6

4

2

14,00

10,60

11,66

12,30

1,20

1,90

2,10

2,58

3,00

2010

Đơn vị: Triệu người


2011

2012

2013

2014 (Ước tính)

Khách nội địa

Khách quốc tế



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch Hà Nội - 7


Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội


43

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy được, số lượng lượt khách du lịch tới Hà Nội tăng liên tục qua các năm, là xu hướng chung cho cả khách du lịch nội địa và quốc tế.

Với việc tổ chức thành công Đại lễ và Năm Du lịch quốc gia 2010, Hà Nội đã đón khoảng 1,2 triệu lượt khách quốc tế và 10,6 triệu lượt khách nội địa trong năm 2010. Năm 2011, Sở VHTT&DL Hà Nội cho biết lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt gần 1,9 triệu lượt khách, khách nội địa đến Hà Nội ước đạt 11,66 triệu lượt khách. Năm 2012, tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội tăng lên 14,4 triệu lượt, trong đó có 2,1 triệu lượt khách quốc tế. Trong năm 2013, trên 16,5 triệu lượt du khách đã đến Hà Nội, trong đó số lượng khách du lịch quốc tế tiếp tục tăng trường cao, đạt 2.580.900 lượt khách, tăng 22,9%, khách nội địa ước đạt 13.997.800 lượt, tăng 13,82%.

Ngày 20/12/2013, Sở VHTTDL Hà Nội đã tổ chức sự kiện đón vị khách quốc tế thứ 2.500.000 đến Hà Nội năm 2013 để đánh dấu sự kiện tăng trưởng ấn tượng của du lịch Thủ đô, lần đầu tiên khách quốc tế vượt qua mốc 2,5 triệu lượt.

Trong quý I năm 2014, sở VHTT&DL cho biết, tổng lượng khách quốc tế đến Hà Nội vẫn tiếp tục tăng, đạt trên 705.000 lượt, tăng 15% và 4,87 triệu lượt khách nội địa, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2014, Hà Nội đặt mục tiêu cán mốc 3 triệu lượt khách quốc tế tới tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng tại Hà Nội.

2.4.2.2. Tỷ lệ tăng trưởng lượng khách của một số thị trường mục tiêu

Năm 2013, trong tổng số lượng khách nước ngoài đến tham quan du lịch tại Hà Nội, một số thị trường khách trọng điểm đến Hà Nội tăng đáng kể như: Khách Nhật Bản ước đạt 185.680 lượt tăng 11,7%, khách Hàn Quốc ước đạt 135.953 lượt tăng 56,9% khách úc ước đạt 160.787 lượt tăng 22,5%, khách Đài Loan ước đạt 106.747 lượt tăng 16,3%, khách Mỹ ước đạt 09,6%, khách Anh đạt 99.252 tăng 26,4%.

2.4.2.3. Tăng trưởng của doanh thu du lịch tại Hà Nội

Bên cạnh đó, doanh thu du lịch của Hà Nội cũng có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2010, sau sự kiện Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, doanh thu du lịch của Hà Nội đạt trên 27000 tỷ đồng. Tới năm 2012, con số này là trên 31000 tỷ đồng và cuối năm 2013, tổng thu về du lịch đạt 38.500 tỉ đồng, tăng 20,31% so với năm 2012.

2.4.2.4. Thời gian lưu trú của khách du lịch

Sự tăng trưởng về lượng khách du lịch có thể nhận thấy rõ qua các năm, tuy nhiên, một chỉ tiêu cho thấy tính thiếu bền vững của các số liệu du lịch Hà Nội, đó là thời gian lưu trú của khách du lịch.

Theo Sở VHTT&DL Hà Nội, có tới 40% số lượng khách tới Hà Nội vì coi đây là nơi chuyển tiếp để di chuyển tới địa điểm khác, lượng khách này không lưu trú ở Hà Nội quá 1 ngày. 80% trong tổng số lượng khách thực sự du lịch tại Hà Nội không lưu

44

Thang Long University Library


trú ở đây quá 2 ngày vì không biết nên đi đâu Điều này cho thấy sự thiếu 4

trú ở đây quá 2 ngày vì không biết nên đi đâu. Điều này cho thấy sự thiếu hợp lý trong việc thiết kế và tổ chức các tour du lịch tại Hà Nội, chưa khai thác được thế mạnh về hệ thống sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, sự hời hợt trong quảng bá cũng khiến du khách khó nắm bắt thông tin của các địa điểm có thể ghé thăm.

2.4.2.5. Tỷ lệ khách hàng muốn quay lại

Theo khảo sát ECFTSQH, trong 120 khách du lịch nội địa, có 86 khách du lịch muốn quay trở lại Hà Nội, chiếm tỷ lệ 71,67%. Đối với khách du lịch quốc tế, con số này là 76/116 chiếm 65,51%. Các số liệu này không phải là quá thấp, tuy nhiên nó phản ánh, Hà Nội vẫn không đủ sức hấp dẫn với 30% lượng du khách nội địa và 35% với du khách quốc tế. Con số này cũng cho thấy sự đòi hỏi khắt khe hơn của khách quốc tế đối với một điểm đến du lịch.

2.5. Nhận xét

2.5.1. Ưu điểm

Các chương trình marketing điểm đến được triển khai trên nhiều lĩnh vực: Phát triển sản phẩm du lịch (Di tích lịch sử, văn hóa; danh thắng thiên nhiên; ẩm thực; làng nghề truyền thống).

Các kết quả định lượng cho thấy, nếu tham chiếu trên chính Hà Nội qua các năm, có thể thấy được xu hướng tăng trưởng rõ nét về cả số lượng khách du lịch (trung bình tăng 20% khách nội địa, 14% khách quốc tế qua các năm), doanh thu du lịch (trung bình tăng 18% trong 3 năm trở lại đây) và tỷ lệ khách du lịch tại các thị trường trọng điểm.

2.5.2. Hạn chế

Các chương trình triển khai còn rời rạc, chưa có tính đồng bộ. Qua tổng hợp các chương trình marketing điểm đến có thể thấy, tại mọi khía cạnh, đều có các chương trình đang được triển khai, nhưng rất lẻ tẻ. Ví dụ như về sản phẩm du lịch, tập trung tu bổ 3/600 khu di tích đang xuống cấp, phát triển ẩm thực, tuy nhiên về ý thức con người và chất lượng phục vụ thì hoàn toàn chưa được đề cập. Về các chiến lược marketing, chỉ tập trung chủ yếu ở mảng xúc tiến thương mại, hai mảng lớn là quảng cáo và internet triển khai rất hời hợt.

Tiếp theo, chất lượng các sản phẩm du lịch vẫn tiếp tục xuống cấp, tỷ lệ khách du lịch không hài lòng với thái độ phục vụ và độ hấp dẫn của sản phẩm du lịch ở mức cao. Gần 80% khách hàng không hài lòng với thái độ phục vụ của Hà Nội và chỉ có trên 18% thấy rằng sản phẩm du lịch của Hà Nội hấp dẫn, cuốn hút.

Hơn nữa, hiện tại, các chương trình marketing đang bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng của marketing điểm đến du lịch như xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hay tiến hành định vị thương hiệu điểm đến.

45

Các tình trạng tiêu cực gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh thương hiệu du lịch Hà Nội, như nâng giá tùy tiện, bắt chẹt du khách, hay việc rác thải xuất hiện khắp nơi trên thành phố vẫn chưa có hướng giải quyết hiệu quả.

Các con số tăng trưởng chưa phản ánh được thực chất, khi thời gian lưu trú của khách du lịch còn quá ngắn.

Thêm vào đó, phương pháp giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch chưa khai thác được triệt để tiềm năng của sản phẩm du lịch Hà Nội, cách xây dựng, thiết kế tour chưa hợp lý khiến khách du lịch không thể kéo dài thời gian lưu trú, thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tại Hà Nội là 2 ngày, quá ngắn so với tiềm năng sẵn có.

Cuối cùng, tốc độ tăng trưởng hiện chưa tương xứng với tiềm năng của một thủ đô. Là thủ đô – trung tâm chính trị văn hóa giáo dục của các nước, mà so với các đối thủ cạnh tranh khác trong cả nước, như Hạ Long, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh… sự đầu tư, xây dựng và thực hiện các chương trình marketing điểm đến du lịch Hà Nội vẫn còn khá mờ nhạt chứ chưa cần so sánh với thủ đô các nước bạn như Bangkok (Trung bình số lượng khách quốc tế hàng năm đến Bangkok xấp xỉ 10 triệu lượt người), Kuala Lumpur (Trung bình 8,9 triệu lượt khách quốc tế đến du lịch hàng năm), Singapore (số lượng khách du lịch tới Singapore năm 2013 là 14,8 triệu lượt) (nguồn số liệu từ tổng cục du lịch các nước). Như vậy, con số 2,5 – 3 triệu lượt khách du lịch đến với Hà Nội còn quá nhỏ bé so với tiềm năng của một thủ đô nghìn năm văn hiến.

2.5.3. Nguyên nhân

Chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức: Mặc dù, được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói nhưng du lịch Hà Nội chưa được xếp vào vị trí nào trong tổng thể nền kinh tế cũng như chưa định ra được mức độ ưu tiên. Các vấn đề được ưu tiên cơ bản tại Hà Nội vẫn là phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng, còn về bản chất, khách du lịch đến Hà Nội chủ yếu vẫn là do “hữu xạ tự nhiên hương” chứ chưa có được sự quan tâm đúng mực. Các hoạt động marketing điểm đến tuy đa dạng, nhưng riêng lẻ, chưa phải là các chiến lược tổng hợp được xây dựng một cách có tầm nhìn và khai thác được triệt để tiềm năng du lịch của Hà Nội.

Chưa có các kế hoạch tổng thể và lộ trình bài bản: Như đã phân tích ở trên, các hoạt động hiện nay mới chỉ mang tính chắp vá, chính vì các chương trình được thực hiện theo kiểu hỏng đâu sửa đó, mà du lịch Hà Nội đang khuyết nhiều mảng rất quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của thương hiệu điểm đến du lịch.

Khoảng cách lớn từ các nghị quyết được đưa ra tới thực hiện các nghị quyết đó trên thực tế: Không ít các nghị quyết, đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo được đưa ra nhằm phát triển du lịch Hà Nội, nhưng sau đó chỉ nằm trên giấy tờ và không được đưa vào thực tiễn. Theo ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist: “Hà Nội có

46

Thang Long University Library

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 10/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí