Chỉ Định Người Thừa Kế, Truất Quyền Hưởng Di Sản Của Người Thừa Kế, Phân Định Di Sản Cho Từng Người Thừa Kế

Như vậy, một người được coi là có năng lực hành vi dân sự (trong đó có năng lực hành vi viết di chúc), khi người đó bằng khả năng của mình thực hiện hành vi, mà bằng hành vi đó, người đó đã xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong quan hệ pháp luật thừa kế, người lập di chúc bằng hành vi định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình thông qua việc lập di chúc, người lập di chúc đã xác lập quyền hưởng di sản cho người được thừa kế theo di chúc. Cũng đồng thời với việc xác lập quyền hưởng di sản cho người thừa kế theo di chúc, người lập di chúc đương nhiên đã xác lập nghĩa vụ cho người quản lý di sản. Bằng hành vi lập di chúc, người lập di chúc đã thực hiện quyền định đoạt đối với những tài sản của mình cho người thừa kế được chỉ định trong di chúc. Việc thực hiện quyền của người lập di chúc thể hiện ở chỗ: Người lập di chúc có quyền định đoạt cho ai, cho ai cho bao nhiêu, chỉ cho sử dụng tài sản hay cho sở hữu tài sản…

Pháp luật dân sự không quy định về việc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự bị mất quyền lập di chúc. Chỉ trong những trường hợp nhất định: Một người bị nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn tới phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đồng thời với quyết định tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự, Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không phải là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình theo quy định của Điều 650 Bộ luật dân sự năm 1995 nên họ vẫn có quyền lập di chúc mà không phải được sự đồng ý của người đại diện.

Đối với những người đã thành niên nhưng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì không có quyền lập di chúc. Nếu họ lập di chúc, thì di chúc đó không được công nhận.


2.2. ý chí của người lập di chúc


2.2.1. Người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện

Nguyên tắc tự nguyện trong việc tham gia các giao dịch dân sự là một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005. Trong giao lưu dân sự, các bên đều phải hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào.

Lập di chúc là giao dịch dân sự, là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc. Vì vậy, cũng như các giao dịch dân sự khác, việc lập di chúc cũng phải thể hiện ý chí tự nguyện của người lập di chúc. Tự nguyện được hiểu theo nghĩa khái quát chính là việc thực hiện một việc gì đó hoàn toàn theo ý mình, do mình nghĩ ra và thực hiện. Về mặt bản chất, tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Vì vậy, khi đánh giá ý chí của một người về một vấn đề nào đó có phải tự nguyện hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai phạm trù: ý chí và sự bày tỏ ý chí.

ý chí là cái bên trong, là cái mà người khác khó có thể nhận biết được, nếu ý chí đó chưa được thể hiện ra ngoài bằng hành động thực tiễn. Để người khác nhận biết được mong muốn của mình, con người phải thể hiện ý chí bằng những hành vi cụ thể. ý chí và sự bày tỏ ý chí là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ mật thiết, gắn bó khăng khít với nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Trong việc lập di chúc, người lập di chúc thể hiện ý chí của mình thông qua hành vi lập di chúc. Thông qua việc cho người này nhiều, người kia ít… người lập di chúc thể hiện tâm tư, tình cảm… với người thừa kế. Vì vậy, muốn xác định một di chúc có phải là ý chí tự nguyện của người lập di chúc hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất giữa ý chí của người lập di chúc và sự thể hiện ý chí đó trong nội dung của di chúc. Chỉ khi nào di chúc phản ánh một cách trung thực, khách quan những mong muốn của người lập di chúc thì sự định đoạt đó mới được coi là tự nguyện.

Thực tiễn xét xử các vụ án tranh chấp về thừa kế theo di chúc cho thấy, việc xác định di chúc có được lập một cách tự nguyện hay không là một vấn đề gây nhiều khó khăn cho Toà án. Một bên đương sự xuất trình di chúc và yêu cầu được chia thừa kế theo di chúc và họ cho rằng di chúc hoàn toàn do người để lại di sản tự nguyện lập. Đương sự phía bên kia thì lại cho rằng, nguyên nhân của sự phân chia di sản không công bằng (đa

Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự - 5

số các di chúc đều có sự phân chia di sản khác nhau, dẫn đến tình trạng người được nhiều, người được ít) là do người lập di chúc không tự nguyện. Để giải quyết các vụ án này, trước tiên người Thẩm phán buộc phải yêu cầu cả hai bên đương sự xuất trình những chứng cứ để chứng minh cho những lời khai của mình. Bên cạnh đó, việc lấy lời khai nhân chứng, xác minh chính quyền địa phương, đối chất… cũng là những biện pháp cần thiết để tìm ra sự thật của vụ án: Người lập di chúc có tự nguyện lập di chúc hay không?...

2.2.2. Người lập di chúc không bị đe dọa


Đe dọa trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia sợ hãi mà phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của những người thân thích.

Cũng như các loại giao dịch dân sự khác, đe dọa trong việc lập di chúc trước hết phải được thực hiện bằng hành vi cố ý. Hành vi cố ý này phải có sự toan tính từ phía người đe dọa về việc đe dọa người lập di chúc như thế nào, hình thức, địa điểm đe dọa, phương tiện để thực hiện việc đe dọa… Hậu quả của việc thực hiện hành vi đe dọa là người lập di chúc phải sợ hãi đến mức phải lập di chúc theo ý muốn của người đe dọa. Việc phải lập di chúc đó có thể không gây thiệt hại cho người lập di chúc về tính mạng, sức khỏe, tài sản vì việc đe dọa mới ở mức độ nhẹ. Thực tế cho thấy, người lập di chúc không bao giờ bị thiệt hại về tài sản cả, vì khi chết, họ không thể mang theo được tài sản mà họ đang có và chỉ khi người để lại di sản chết thì di chúc mới phát sinh hiệu lực. Vì vậy, đối với đe dọa trong việc lập di chúc thì người lập di chúc luôn luôn không bị thiệt hại về tài sản. Người bị thiệt hại về tài sản sẽ là những người thân thích của người lập di chúc vì khối tài sản của người lập di chúc có hạn, nên cho người này hưởng rồi thì đương nhiên những người khác không còn để hưởng. Tuy nhiên, do bị đe dọa nên người lập di chúc phải viết di chúc theo ý kiến của người đe dọa, nên sẽ có ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người lập di chúc. Ví dụ: Người lập di chúc tên là Nguyễn Văn A, có 4 con là Nguyễn Văn B, Nguyễn Văn C, Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn E. Ông A được C chăm sóc, nuôi dưỡng…, còn B, D, E đối xử ngược đãi với ông A. Vì vậy, ông A tuyên bố với

mọi người là sau này sẽ để lại toàn bộ tài sản cho C và ông A đã lập di chúc cho C được hưởng toàn bộ tài sản của mình. Biết được sự việc trên, B, D và E đã bàn bạc với nhau đe dọa buộc ông A phải lập di chúc khác có nội dung cho B, D, E cùng được hưởng di sản của ông A. Như vậy, việc ông A phải lập di chúc sau đã ảnh hưởng đến quyền lợi về tài sản của C, nhưng lại ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người lập di chúc là ông A.

Như đã phân tích, khi bị đe dọa thì người lập di chúc không thể hiện được ý chí tự nguyện, mà lại thể hiện ý chí của người đe dọa. Vì vậy, trong trường hợp người lập di chúc bị đe dọa thì di chúc đó bị vô hiệu, không phát sinh hiệu lực pháp luật.

Trong thực tế đã xảy ra không ít những trường hợp mà các đương sự khai là người lập di chúc bị đe dọa. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác minh, lấy lời khai nhân chứng, thậm chí kiểm tra cả những vật chứng (nếu có)... Tuy nhiên, việc xác định người khác đã can thiệp vào việc lập di chúc đến mức độ nào có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét hiệu lực pháp luật của di chúc. Vấn đề đặt ra là sự can thiệp đó đã đến mức làm cho người lập di chúc sợ hãi và phải lập di chúc theo ý muốn của người can thiệp hay chưa? Còn khi đã lập di chúc theo ý chí của người khác thì đương nhiên đã gây thiệt hại cho người lập di chúc như đã phân tích ở phần trên. Để xem xét về việc người lập di chúc đã đến mức sợ hãi hay chưa là một vấn đề rất khó, đòi hỏi Tòa án phải cân nhắc kỹ lưỡng toàn bộ các chứng cứ của vụ án. Trường hợp người can thiệp đã bị bản án của Tòa án xử lý về hành vi đe dọa rồi thì sẽ có nhiều thuận lợi cho việc xem xét. Ví dụ: Một người có hành vi đe dọa người lập di chúc để buộc người lập di chúc phải viết di chúc không đúng với ý chí của người lập di chúc. Để thực hiện hành vi đe dọa của mình, anh ta đã dùng vũ lực và gây ra thương tích nặng cho người lập di chúc đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bằng bản án hình sự, Tòa án đã xác định có hành vi đe dọa trong việc lập di chúc và có hành vi cố ý gây thương tích, đồng thời Tòa án đã xử lý về mặt hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích. Sau đó do người lập di chúc chết, người được thừa kế theo di chúc khởi kiện yêu cầu được thừa kế theo di chúc. Trong trường hợp này, Tòa án dễ dàng trong việc tuyên bố về việc di chúc trên không có hiệu lực pháp luật do người lập di chúc bị đe dọa.

Đối với trường hợp các bên có ý kiến khác nhau về việc người lập di chúc có bị đe dọa trong khi lập di chúc hay không, thì cả hai bên đương sự đều phải có nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2005). Bên đương sự cho rằng, người lập di chúc bị đe dọa trong khi lập di chúc phải có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh. Nếu các chứng cứ do bên khai rằng có việc đe dọa không đủ hoặc không có cơ sở tin cậy, thì Tòa án công nhận di chúc.

Đã có không ít những trường hợp xảy ra trong thực tế, mặc dù có sự can thiệp của người khác, nhưng chưa đến mức làm cho người lập di chúc sợ hãi phải viết di chúc trái với ý muốn của mình. Người lập di chúc vẫn lập di chúc một cách tự nguyện, thể hiện ý chí của mình. Do vậy, di chúc vẫn có hiệu lực.

2.2.3. Người lập di chúc không bị lừa dối


Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó (Điều 142 Bộ luật dân sự năm 1995). Lừa dối là thủ đoạn có tính toán trước của người này (người lừa dối) đối với người khác (người bị lừa dối) nhằm làm cho người bị lừa dối hiểu sai vấn đề, dẫn đến quyết định một việc gì đó theo mục đích đã định sẵn của người lừa dối. Thủ đoạn của người lừa dối có thể bằng lời nói, có thể bằng hành động. Mục đích của người lừa dối là làm cho người bị lừa dối hiểu sai vấn đề, dẫn đến những quyết định không đúng, có lợi cho người lừa dối.

Trong việc lập di chúc, người lừa dối làm cho người lập di chúc hiểu sai lệch về những người thừa kế, dẫn đến quyết định phân chia di sản theo ý muốn của người lừa dối.

Di chúc là giao dịch dân sự đơn phương, nó chỉ thể hiện ý chí của người lập di chúc. ý chí của người lập di chúc phải hoàn toàn tự do, tự nguyện, tự định đoạt trong khi minh mẫn và sáng suốt. Mọi hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép… người lập di chúc đều bị coi là trái pháp luật.

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, hầu như không có việc các đương sự tranh chấp về di chúc có bị lừa dối hay không. Trường hợp nếu có

tranh chấp, thì việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng là vấn đề khó vì việc chứng minh rằng người lập di chúc bị lừa dối là việc không đơn giản.

2.2.4. Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định di sản cho từng người thừa kế

Đây là quyền của người lập di chúc được quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 1995 (khoản 1 Điều 648 Bộ luật dân sự năm 2005) [6], [7].

Chỉ định người thừa kế là hành vi của người lập di chúc cho phép người nào đó được hưởng phần tài sản thuộc sở hữu của mình, thông qua việc lập di chúc. Một nội dung không thể thiếu được của di chúc đó là: Ai là người được hưởng di sản và được hưởng những tài sản nào, số lượng, đặc điểm, chủng loại tài sản. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế là người bất kỳ, mà không bó buộc trong số những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc. Người lập di chúc cũng có quyền chia cho người này nhiều hơn người kia, chia cho người này động sản, người kia bất động sản, người khác quyền tài sản mà không buộc phải chia đều cho những người đã được chỉ định. Việc chỉ định người thừa kế và phân định di sản cho người thừa kế là một nội dung không thể thiếu của di chúc.

Người bị truất quyền hưởng di sản phải là người được thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc. Người lập di chúc có thể chỉ rò trong di chúc những người thừa kế theo pháp luật nào của người lập di chúc bị truất quyền hưởng thừa kế. Tuy nhiên, có nhiều di chúc, người lập di chúc chỉ chỉ định người được hưởng thừa kế theo di chúc, vậy những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc có bị coi là người bị truất quyền quyền hưởng di sản hay không. Bàn về vấn đề này, hiện nay trong khoa học pháp lý còn có hai quan điểm khác nhau:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, khi người lập di chúc có di chúc chỉ định một số người thừa kế theo pháp luật hoặc những người khác được hưởng thừa kế theo di chúc, thì những người thừa kế theo pháp luật còn lại là người bị truất quyền hưởng di sản. Những người theo quan điểm này cho rằng, đây là hình thức truất quyền hưởng di sản gián tiếp. Nếu như người để lại di sản không có di chúc thì đương nhiên những người

thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản, cho nên nếu như di chúc đã định đoạt toàn bộ tài sản thì đương nhiên những người thừa kế theo pháp luật còn lại (nếu người được hưởng thừa kế theo di chúc là một hoặc một vài người thừa kế theo pháp luật) đã bị truất toàn bộ quyền hưởng di sản. Nếu di chúc chỉ định đoạt phần lớn di sản, phần di sản còn lại được chia theo pháp luật thì cũng chính là việc người lập di chúc đã truất một phần quyền hưởng di sản của những người thừa kế theo pháp luật.

- Quan điểm thứ hai cho rằng, những người thừa kế theo pháp luật không phải là người bị truất quyền hưởng di sản trong trường hợp di chúc đã định đoạt di sản cho những người khác, mà họ chỉ là những người không được hưởng thừa kế theo di chúc mà thôi. Những người thừa kế theo pháp luật không được hưởng di sản thừa kế vì người lập di chúc đã định đoạt toàn bộ di sản cho người thừa kế theo di chúc, nên không còn di sản để chia. Những người theo quan điểm này lập luận rằng, những người bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản thường là những người làm cho người lập di chúc phải buồn phiền, đau lòng… khi còn sống. Còn những người không được chỉ định thừa kế theo di chúc chỉ là những người không được người lập di chúc yêu quý. Mặt khác, trong trường hợp di chúc chưa định đoạt toàn bộ di sản thì phần di sản còn lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật, mà người bị truất quyền hưởng di sản thì không được chia. Như vậy, rò ràng người không được hưởng thừa kế theo di chúc và người bị truất quyền hưởng thừa kế hoàn toàn khác nhau.

Chúng tôi thấy rằng, quan điểm thứ hai là có cơ sở. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần có ý kiến chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để tránh những cách hiểu khác nhau.

Trên thế giới không phải chỉ riêng Bộ luật dân sự Việt Nam quy định quyền này cho người lập di chúc. Điều 893 Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định:

Trong trường hợp người để lại thừa kế đã tuyên bố bằng di chúc loại bỏ một người thừa kế giả định nào đó, thì người thực hiện di chúc phải yêu cầu Tòa hôn nhân gia đình quyết định ngay lập tức sau khi di chúc đã có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này việc hủy bỏ quyền thừa kế hồi tố trở lại thời điểm người để lại di chúc chết [8].

Như vậy, Bộ luật dân sự Nhật Bản cũng quy định quyền truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế. Tuy nhiên, thủ tục yêu cầu thực hiện việc truất quyền có chặt chẽ hơn so với pháp luật dân sự Việt Nam.

2.2.5. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản


Cũng như mọi người trong xã hội, bên cạnh những quyền về tài sản, người lập di chúc còn có những nghĩa vụ về tài sản. Nếu người để lại di sản không có di chúc thì những người thừa kế theo pháp luật của họ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản. Trường hợp người lập di chúc chỉ định đoạt một phần di sản, nhưng không giao nghĩa vụ cho những người thừa kế, thì những người thừa kế vẫn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Nếu người để lại di sản có di chúc mà di chúc định đoạt toàn bộ di sản, nhưng lại không giao nghĩa vụ cho những người thừa kế, thì những người thừa kế theo di chúc vẫn phải thanh toán nghĩa vụ tương ứng với kỷ phần được hưởng và trong phạm vi di sản.

Trong di chúc, người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản. Người lập di chúc có quyền phân định cho người thừa kế này nhiều di sản hơn người thừa kế kia, nhưng lại giao cho người thừa kế kia nhiều nghĩa vụ hơn (nhưng vẫn trong phạm vi di sản) người thừa kế này. Người lập di chúc toàn quyền quyết định trong việc giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi phần mà người lập di chúc cho người thừa kế được hưởng mà không phải hỏi ý kiến của người thừa kế.

2.2.6. Quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, thay thế di chúc


Đây là quyền của người lập di chúc, được pháp luật ghi nhận tại Điều 667 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 662 Bộ luật dân sự năm 2005) [6], [7].

Sửa đổi di chúc là hành vi của người lập di chúc bằng ý chí tự nguyện của mình phủ nhận một phần di chúc đã lập. Phần di chúc bị sửa đổi sẽ không còn giá trị và nhường vào đó, quyết định mới của người lập di chúc sẽ có giá trị pháp lý. Đối với những phần di chúc không bị sửa đổi vẫn có hiệu lực pháp luật mà không bị ảnh hưởng bởi phần bị sửa đổi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022