Những Hạn Chế Về Quyền Định Đoạt Của Người Lập Di Chúc (Theo Điều 669 Bộ Luật Dân Sự)


người chết trước, làm phức tạp thêm tính chất của vụ việc, mà còn gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế (trong việc xác định di sản của người chết, xác định người thừa kế của người chết trước và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếu người chết có để lại món nợ đối với người thứ ba…), thậm chí có thể dẫn đến vi phạm nguyên tắc không thụ lý, xét xử nhiều lần cho cùng một vụ việc theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự (điểm c, khoản 1 Điều 168 và Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự 2003)

Thứ hai: quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung như luật hiện hành sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước.

Quyền thừa kế đối với di sản của người chết trước phát sinh từ thời điểm mở thừa kế, nhưng cho đến khi di chúc chung chưa phát sinh hiệu lực, những người thừa kế của người chết trước sẽ không thể yêu cầu phân chia di sản của người chết đã được định đoạt trong di chúc chung và phần di sản liên quan tới phần nội dung di chúc chung bị vô hiệu, nếu có; hoặc trong trường hợp người vợ hay người chồng vẫn còn sống lâu hơn so với tuổi thọ của những người thừa kế hợp pháp của người chết trước (như cha, mẹ của người chết trước, người thừa kế là con riêng chưa thành niên đang đau yếu cần có tiền để chữa bệnh…), làm những người này mất quyền được hưởng di sản.

Ví dụ: ông A, bà B lập di chúc chung để lại di sản cho các con chung của ông A, bà B. Sau đó, ông A chết. Vấn đề phức tạp nảy sinh khi một người con của ông A cần khoản tiền để chữa bệnh nhưng không có khả năng kinh tế, nên muốn được chia thừa kế di sản của ông A. Tuy nhiên do bà B vẫn còn sống, di chúc chung của A và B chưa có hiệu lực, nên người con này không thể xin chia di sản của ông A theo di chúc chung nói trên. Vì thế, quyền được hưởng thừa kế của người con không được bảo đảm.

Đó là chưa kể các trường hợp di chúc chung có thể bị vô hiệu toàn bộ hay một phần, nhưng mãi đến hàng chục năm sau mới phát hiện, thì trong


nhiều trường hợp, quyền khởi kiện đòi chia thừa kế của những người thừa kế hợp pháp của người vợ hay chồng chết trước đã bị bỏ lỡ mà không còn cơ hội để khắc phục được, nếu người thừa kế đó đã chết. Điều này đã xâm phạm tới quyền thừa kế hợp pháp - một quyền hiến định cơ bản của công dân, được Hiến pháp và pháp luật bảo hộ (Điều 58 Hiến pháp 1992: "… Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân" [9]).

Thứ ba: gây khó khăn cho việc xác định phạm vi những người thừa kế và tư cách của người được thừa hưởng di sản.

Nếu những người thừa kế (của vợ, chồng đã chết hoặc những người được chỉ định trong di chúc chung) chết sau thời điểm mở thừa kế, nhưng chết trước khi di chúc chung có hiệu lực, thì họ có còn được hưởng thừa kế nữa không, có chia thừa kế thế vị hay thừa kế chuyển tiếp không; hoặc những người trong diện thừa kế hợp pháp (của người vợ hoặc chồng còn sống), nhưng tư cách thừa kế của họ được xác định trước khi di chúc chung có hiệu lực (như vợ, chồng tái hôn hoặc con riêng với người vợ, chồng sau…), thì họ có được thừa kế bắt buộc đối với phần di sản đã được định đoạt trong di chúc chung hay không. Ngoài ra, việc xác định tư cách người thừa kế cũng gặp khó khăn ngay cả đối với người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc chung, nếu họ chết sau người vợ hoặc chồng quá cố, nhưng lại chết trước khi di chúc chung có hiệu lực… Đây là những vấn đề phức tạp, nhưng quy định hiện hành không thể giải quyết được. Bởi vậy, nếu quy định thời điểm có hiệu lực của di chúc như hiện nay thì cần phải tính đến quyền lợi của những người được di chúc chung chỉ định hưởng thừa kế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Thứ tư: sự mâu thuẫn giữa quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng với các quy định khác có liên quan trong hệ thống pháp luật.

Theo các quy định liên quan, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại (Điều 636 Bộ luật Dân sự).

Áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của Tòa án - 5


Người thừa kế chỉ có thể từ chối hưởng di sản thừa kế trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Nếu không từ chối đúng thủ tục và trong thời hạn luật định thì được coi là đã nhận di sản (Điều 642 Bộ luật Dân sự).

Theo đó, giữa thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế so với thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là khác nhau, dẫn tới sự bất cập và thiếu nhất quán trong việc thực hiện các quyền này. Mặt khác, thời điểm có hiệu lực của di chúc chung rò ràng cũng không nhất quán với quyền từ chối hưởng di sản, vì vào thời điểm di chúc chung có hiệu lực, người thừa kế (nếu còn sống) cũng không thể thực hiện quyền từ chối thừa kế được.

Mặt khác, Bộ luật Dân sự 2005 quy định di chúc chung có hiệu từ khi người sau cùng chết, nhưng theo quy định của Luật Nhà ở 2005 thì người thừa kế có quyền sở hữu đối với di sản thừa kế là nhà ở, kể từ thời điểm mở thừa kế (Khoản 5 Điều 92 Luật Nhà ở năm 2005; Khoản 5, Điều 63 Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật nhà ở năm 2005).

Như vậy, thời điểm có quyền sở hữu nhà phát sinh trước thời điểm di chúc chung có hiệu lực. Xét trên phương diện quyền sở hữu và quyền thừa kế, có thể thấy, khi người chủ tài sản chết sẽ làm chấm dứt tư cách sở hữu chủ của người đó đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, đồng thời làm phát sinh quyền thừa kế của những người thừa kế. Thế nên, quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung như trên là một vướng mắc rất khó giải quyết, nên cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho thống nhất với các quy định khác.

Thứ năm: việc xác định di chúc chung có hiệu lực vào thời điểm bên sau cùng chết sẽ làm ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của người chết trước.

Thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết 10 năm đó mà người kia vẫn còn sống, thì thời hiệu khởi kiện xin chia thừa kế đối với phần di sản của người chết trước cũng không còn (Điều 645


Bộ luật Dân sự). Nếu vì lý do nào đó, chẳng hạn nội dung di chúc chung vi phạm pháp luật, có dấu hiệu lừa dối, giả mạo… mà người thừa kế không biết để khởi kiện kịp thời (do di chúc chung chưa được công bố), đến khi người sau cùng chết mà thời hiệu khởi kiện không còn, thì quyền lợi của người thừa kế của người chết trước cũng như những người thừa kế hợp pháp của cả vợ, chồng có được bảo vệ không, cũng chưa được pháp luật quy định rò.

Thứ sáu: ảnh hưởng đến sự bảo toàn giá trị của khối di sản là tài sản chung.

Khi tình trạng không phân chia di sản kéo dài quá lâu, khiến cho di sản là tài sản chung không còn nguyên vẹn do bị tiêu hủy, giảm sút giá trị, hoặc do sự đầu tư, sửa chữa, tu bổ làm tài sản tăng giá trị, thì hậu quả của nó càng hết sức phức tạp. Việc xác định giá trị của tài sản chung trong trường hợp này sẽ rất khó khăn, sẽ càng tạo ra nhiều tranh chấp khác rất khó giải quyết.

Như vậy, thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc chung không đơn giản chỉ là căn cứ để phân chia di sản theo di chúc chung, mà sẽ ảnh hưởng tới thời hiệu khởi kiện, quyền thừa kế di sản của người chết trước, xác định phạm vi những người thừa kế hợp pháp, xác định giá trị di sản của người chết và những biến động của nó… Qua đó sẽ làm cho việc chia thừa kế theo di chúc chung trở nên khó khăn, phức tạp thêm.

Thực chất nguyên nhân của những mâu thuẫn này xuất phát từ việc pháp luật quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm bên sau cùng chết, trong khi quyền thừa kế phát sinh từ thời điểm mở thừa kế. Bởi vậy, cần phải cân nhắc sửa đổi quy định về thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc chung một cách chặt chẽ, hợp lý hơn.

1.2.4. Những hạn chế về quyền định đoạt của người lập di chúc (theo Điều 669 Bộ luật Dân sự)

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân, ý chí là sự tự do tự nguyện của con người, tuy nhiên không phải là sự tự do tuyệt đối, tự do đó phải phù


hợp với nguyên tắc tôn trọng truyền thống, đạo đức. Pháp luật quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Điều 669 Bộ luật Dân sự).

Ở Việt Nam, diện những người thừa kế bao gồm tất cả những người thân thuộc dù gần hay xa của người chết. Ngày nay, phạm vi đó đã được thu hẹp rất nhiều, nếu về huyết thống chỉ bao gồm những người có quan hệ trực hệ trong phạm vi bốn đời và những người có quan hệ ngành ngang (bàng hệ) trong phạm vi ba đời đối với người chết. Đặc biệt, trong diện đã được thu hẹp đó, chỉ một số người tối thiểu có quan hệ gần gũi với người đã chết mới được hưởng di sản mà người chết phải thực hiện bổn phận đạo đức.

Từ góc độ đạo đức, bổn phận đã được pháp luật nâng lên thành nghĩa vụ pháp lý - Đó chính là nghĩa vụ nuôi dưỡng lẫn nhau giữa các thành viên trong một gia đình. Sự nuôi dưỡng đó được người có nghĩa vụ trực tiếp thực hiện khi còn sống, đồng thời khi đã chết, nghĩa vụ đó được thể hiện thông qua việc để lại di sản. Điều 669 Bộ luật Dân sự quy định:

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động [17].

Về phương diện kinh tế: pháp luật luôn tôn trọng ý chí của người để lại di sản, nhưng bên cạnh đó, chính pháp luật lại hạn chế quyền định đoạt ấy nếu người để lại di sản còn có những người khác mà khi họ còn sống, họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc. Nói cách khác, một số người thừa kế luôn có


quyền hưởng một phần di sản nhất định mà không phụ thuộc vào việc người lập di chúc có cho họ hưởng hay không.

Có thể nói rằng, Điều 669 Bộ luật Dân sự là sự dung hòa giữa phương diện kinh tế và phương diện đạo đức. Ví dụ: Tại thời điểm mở thừa kế, ông Tài có hai người thừa kế theo luật còn sống là bà Hà (vợ ông Tài) và một người con là anh Văn chưa thành niên. Ông Tài có lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản (trị giá 60 triệu đồng) của mình cho bà Hà, còn anh Văn - do lúc còn sống cha con có mâu thuẫn trầm trọng, ông Tài không chia thừa kế cho anh Văn. Pháp luật tôn trọng ý chí của ông Tài trong việc lập di chúc định đoạt tài sản, tuy nhiên, ông Tài phải có bổn phận tối thiểu đối với anh Văn - người con chưa thành niên. Tài sản của ông Tài không thể được định đoạt trao hết cho bà Hà. Vụ án được giải quyết như sau: Xác định một suất thừa kế theo Luật là: 60 triệu đồng: 2 = 30 triệu đồng. Anh Văn được hưởng hai phần ba của một suất thừa kế theo luật là 30 triệu đồng x 2/3 = 20 triệu đồng. Bà Hà hưởng phần di sản còn lại là: 60 triệu đồng - 20 triệu đồng = 40 triệu đồng.

Trước đây, khi quy định những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, do sắp xếp ngôn từ không phù hợp nên đã làm xuất hiện nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một điều luật. Điều 669 Bộ luật Dân sự đã có sự thành công khi xếp lại danh mục những người được hưởng di sản một cách khoa học, trong mọi trường hợp thì bố, mẹ, vợ, chồng của người chết đều hưởng một phần di sản ít nhất bằng hai phần ba của một suất thừa kế theo luật. Việc quy định của pháp luật thừa kế được xác định trên nguyên tắc bình đẳng giữa các cá nhân nên việc được hưởng thừa kế không bị phân biệt giữa con trong hay ngoài giá thú, không phân biệt giữa con đẻ và con nuôi, luật còn xác định bố, mẹ, vợ, chồng của người chết đề đứng trong một hàng thừa kế để hưởng di sản của người đó.

Có những vấn đề đặt ra như sau:

Người thừa kế theo Điều 669 Bộ luật Dân sự có được hưởng di sản khi bị người để lại di chúc truất quyền hưởng di sản hay không?


Người thừa kế "không được người để lại di chúc cho hưởng di sản" bao gồm: người không được người lập di chúc phân định cho một phần di sản nào, người bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản. Như vậy "người không được người để lại di chúc cho hưởng di sản" có thể không phải là người bị truất quyền, nhưng ngược lại, người bị truất quyền là người "không được người để lại di chúc cho hưởng di sản". Vì vậy, cần xác định những người được quy định trong Điều 669 Bộ luật Dân sự luôn được hưởng hai phần ba của một suất thừa kế theo luật kể cả trường hợp họ bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản.

Cách xác định một suất thừa kế theo luật:

Việc xác định một suất thừa kế trong thực tế không đơn giản, cần lưu ý những người sau đây có được coi là nhân suất hay không:

- Người không được quyền hưởng di sản theo khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự: Những người do có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức nên bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản, họ không phải là người thừa kế của người để lại di sản nữa. Vì vậy, khi cộng nhân suất để xác định một suất thừa kế theo luật, không được cộng những người này.

- Người thừa kế theo Điều 669 Bộ luật Dân sự bị người để lại di chúc truất quyền hưởng di sản: Những người này luôn là người thừa kế theo luật của người để lại di sản dù họ bị truất quyền hưởng. Do vậy, khi xác định một suất thừa kế theo luật, họ vẫn là một nhân suất.

- Người từ chối nhận di sản: Người đã từ chối nhận di sản thì họ không được hưởng di sản nữa kể cả chia theo pháp luật. Nếu người từ chối nhận di sản chỉ là người thừa kế theo di chúc (không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, hôn nhân với người để lại di sản) thì họ không phải là nhân suất khi xác định một suất thừa kế theo luật. Nếu người từ chối nhận di sản là người thừa kế theo di chúc đồng thời cũng là người thừa kế theo luật của người để lại di sản và họ đã từ chối hưởng di sản theo di chúc và theo cả pháp


luật thì họ không phải là nhân suất khi xác định một suất thừa kế theo luật, nếu họ chỉ từ chối việc nhận di sản theo di chúc thì họ vẫn là người thừa kế theo luật của người để lại di sản, vì vậy họ là nhân suất khi xác định một suất thừa kế.

Thực tế khi áp dụng Điều 669 Bộ luật Dân sự, để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế được quy định, phải có phương pháp xác định được "hai phần ba của một suất thừa kế theo luật". "Hai phần ba của một suất thừa kế theo luật" cụ thể là bao nhiêu? Trên thực tế không hẳn là không có những người hiểu không đúng cách tính hai phần ba của một suất thừa kế chia theo pháp luật. Để có cách hiểu thống nhất trong việc áp dụng Điều 669 Bộ luật Dân sự, cần xây dựng quy tắc xác định hai phần ba của suất thừa kế chia theo pháp luật (luận văn trình bày chi tiết cách tính 2/3 của một suất thừa kế chia theo pháp luật tại Chương 3: Hướng hoàn thiện của pháp luật về hiệu lực của di chúc).

Di chúc hợp pháp là di chúc không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, có đủ các điều kiện quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự, tuy nhiên người để lại di sản cũng bị hạn chế ý chí khi Điều 669 Bộ luật Dân sự quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022