vệ lợi ích của nhân dân lao động... Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 97/SL ngày 22-5-1950. Điều 5 của Sắc lệnh quy định: "Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình". Về thừa kế cũng được Sắc lệnh quy định: Con cháu hoặc vợ chồng của người chết cũng không bắt buộc phải nhận thừa kế của người ấy. Khi nhận thừa kế thì các chủ nợ của người chết cũng không có quyền đòi nợ quá số di sản để lại (Điều 10). Trong lúc còn sinh thời người chồng góa hay vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung (Điều 11) [38].
Với những quy định này, tuy còn ở mức độ nhất định nhưng nó đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của pháp luật nói chung và về thừa kế nói riêng so với Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ.
Sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 đã đánh dấu bước trưởng thành lớn của công tác lập pháp nước ta. Quyền thừa kế được Hiến pháp ghi nhận tại Điều 19: "Nhà nước chiểu theo pháp luật để bảo hộ quyền thừa kế về tài sản của công dân" [24]. Đây là một nguyên tắc Hiến định, là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền thừa kế cho công dân.
Ngày 29-12-1959 Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Luật Hôn nhân và gia đình, có hiệu lực thi hành từ 13-1-1960 (gọi là Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959). Với Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên này đã phá bỏ chế độ gia đình phụ quyền của chế độ cũ, đảm bảo chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong mọi quyền lợi, trong đó có quyền thừa kế tài sản của nhau; con cái trong và ngoài giá thú cũng được đối xử bình đẳng... [31].
Để thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Tòa án nhân dân tối cao đã thường xuyên tổng kết công tác xét xử, ban hành nhiều thông tư, hướng dẫn cho Tòa án các địa phương trong việc áp dụng thống nhất pháp luật.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 1964 của ngành Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn việc xét xử của Tòa án cấp dưới trong việc xét xử các vụ án tranh chấp di sản thừa kế. Theo tổng kết này thì có ba hàng thừa kế sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ góa hay chồng góa; các con đẻ và con nuôi của người chết; bố mẹ mất sức lao động được người để lại di sản nuôi dưỡng.
- Hàng thừa kế thứ hai: Bố mẹ còn sức lao động.
- Hàng thừa kế thứ ba: Anh chị em ruột và anh chị em nuôi.
Có thể bạn quan tâm!
- Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự - 1
- Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự - 2
- Yêu Cầu Về Độ Tuổi Của Người Lập Di Chúc
- Chỉ Định Người Thừa Kế, Truất Quyền Hưởng Di Sản Của Người Thừa Kế, Phân Định Di Sản Cho Từng Người Thừa Kế
- Quyền Chỉ Định Người Giữ Di Chúc
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Ngày 27-8-1968, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số 594/NCPL hướng dẫn đường lối xét xử các việc tranh chấp thừa kế. Thông tư đã nêu rò các đặc điểm cơ bản (thực chất là các nguyên tắc) của chế độ thừa kế của nhà nước ta: Nam nữ bình đẳng về quyền thừa kế, người thừa kế được hưởng các quyền tài sản của người chết để lại và phải chịu trách nhiệm thi hành các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi giá trị tài sản nhận được, tôn trọng quyền định đoạt bằng di chúc của người có di sản, đồng thời bảo vệ thích đáng quyền lợi của một số người thừa kế theo luật. Thông tư nói rò: Di sản thừa kế bao gồm không những quyền sở hữu cá nhân về những tài sản mà người chết để lại mà còn gồm cả những quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản phát sinh do quan hệ hợp đồng hoặc do việc gây thiệt hại mà người chết để lại. Về thừa kế theo pháp luật, Thông tư đưa ra khái niệm diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật, thứ tự hưởng di sản căn cứ vào hàng thừa kế. Diện những người thừa kế theo pháp luật gồm: Vợ góa (vợ cả góa và vợ lẽ góa) hoặc chồng góa, con đẻ và con nuôi, bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột. Như vậy, trong diện những người thừa kế theo pháp luật có thêm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Những người trong diện thừa kế được xếp làm hai hàng thừa kế:
Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ góa (vợ cả góa và vợ lẽ góa) hoặc chồng góa, các con đẻ và con nuôi, bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi.
Hàng thừa kế thứ hai: Anh chị em ruột và anh chị em nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Thông tư đã ghi nhận: Anh chị em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ có quan hệ huyết thống với nhau không hoàn toàn nhưng trong nhiều gia đình họ đối xử với nhau thân mật không khác gì anh chị em cùng cha, cùng mẹ. Do đó, cần xác định họ có quyền thừa kế di sản của nhau.
Về thừa kế theo di chúc: Thông tư 594 xác nhận quyền tự do định đoạt theo di chúc nhưng không được trái với chính sách và pháp luật hiện hành, không trái với tinh thần đoàn kết, tương trợ trong gia đình và phải bảo đảm đời sống cho vợ hoặc chồng, con vị thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất sức lao động và cha mẹ già yếu, túng thiếu. Do đó, người lập di chúc khi định đoạt tài sản của mình phải giữ một phần tài sản cho những người nói trên. Phần di sản bắt buộc phải dành lại cho những người này nên tính tùy theo tình hình di sản và số người thừa kế cần được bảo vệ quyền lợi, nó không nên quá thấp so với phần di sản mà họ đáng lẽ được hưởng nếu không có di chúc. Trường hợp di chúc không dành phần bắt buộc thích đáng cho những người nói trên thì cần phải điều chỉnh lại. Phần di sản dư ra sau khi đã dành những phần bắt buộc, Tòa án vẫn chiếu theo di chúc để chia cho người thừa kế được chỉ định trong di chúc.
Thông tư số 594 ngày 27-8-1968 của Tòa án nhân dân tối cao đã xóa bỏ quan điểm của Dân luật cũ thời Pháp thuộc (Điều 321 Dân luật Bắc kỳ, Điều 313 Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật) về quyền tự do tuyệt đối khi lập di chúc. Đây là vấn đề mới từ thực tiễn xét xử nên ở thời điểm đó Tòa án nhân dân tối cao chưa thể ấn định cụ thể phần di sản bắt buộc này là bao nhiêu [41].
Với thắng lợi to lớn của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước ta đã hoàn toàn thống nhất năm 1975. Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước tháng 7- 1976, Nhà nước ta lấy tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 25-3-1977 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 76/CP quy định về việc thực hiện thống nhất pháp luật trên cả nước. Kể từ thời điểm này, pháp luật đã được áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Tuy nhiên, ở giai đoạn này vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định riêng về thừa kế.
Trước sự thay đổi lớn của đất nước, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã thông qua bản Hiến pháp (gọi là Hiến pháp 1980) - Hiến pháp đầu tiên trong thời kỳ thống nhất đất nước - là cơ sở nền tảng cho việc phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế theo di chúc nói riêng. Hiến pháp năm 1980 là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản của Nhà nước. Hiến pháp đã quy định về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa
xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho việc ban hành các văn bản pháp luật về thừa kế sau này.
Điều 27 Hiến pháp năm 1980 quy định: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ. Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân". Hiến pháp năm 1980 cũng quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, sự bình đẳng giữa nam và nữ, Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt, đối xử giữa các con...
Hiến pháp năm 1980 đã quy định đất đai thuộc sở hữu nhà nước. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm. Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật [25].
Để đảm bảo thống nhất đường lối xét xử, trên cơ sở tổng kết công tác xét xử, đồng thời bổ sung một số vấn đề cho phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 1980, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 81-TANDTC ngày 24-7-1981 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế. Ngay từ Phần nguyên tắc chung (Phần I), Thông tư đã quy định về quyền lập di chúc của công dân để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Nếu không có di chúc thì mới chia thừa kế theo pháp luật, tôn trọng quyền định đoạt bằng di chúc của người có di sản, đồng thời bảo hộ thích đáng quyền lợi của một số người thừa kế theo luật (người thừa kế bắt buộc không phụ thuộc vào nội dung di chúc), phụ nữ và nam giới bình đẳng về quyền lập di chúc, người thừa kế có quyền nhận hay không nhận di sản thừa kế, người nhận thừa kế được hưởng các tài sản và các quyền về tài sản của người chết để lại, đồng thời phải chịu trách nhiệm thi hành các nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại trong phạm vi giá trị tài sản đã nhận được. Thông tư số 81 đã hướng dẫn về việc xác định di sản thừa kế, diện và hàng thừa kế, việc phân chia di sản thừa kế... Đặc biệt, Thông tư đã dành chương IV để hướng dẫn về thừa kế theo di chúc, trong đó quy định rò về hình thức của di chúc, quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc, nghĩa vụ phải dành lại một phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc của người lập di chúc (hạn chế quyền của người lập di chúc)… Những người thừa kế bắt buộc gồm: Vợ góa
hoặc chồng góa, con chưa thành niên hoặc tuy đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, bố mẹ già yếu và túng thiếu. Phần di sản phải dành cho mỗi người thừa kế bắt buộc ít nhất là 2/3 suất của thừa kế theo pháp luật [44].
Ngày 29-12-1986 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ 3-1-1987 đã đánh dấu một bước phát triển của pháp luật hôn nhân gia đình nước ta, thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Luật hôn nhân và gia đình 1986 có những điều khoản quan trọng đối với những quy định của pháp luật thừa kế. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình là cơ sở cho pháp luật thừa kế xác định ai là người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc [32].
Thắng lợi của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã tạo bước ngoặt mới trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã bị xóa bỏ, nền kinh tế nhiều thành phần (trong đó có kinh tế tư nhân) đã được pháp luật thừa nhận và khuyến khích phát triển.
Ngày 29-12-1987 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Đất đai (gọi là Luật Đất đai năm 1987). Luật Đất đai đã quy định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai và đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho người sử dụng đất để sử dụng ổn định, lâu dài hoặc tạm thời, có thời hạn. Điều 5 của Luật Đất đai năm 1987 quy định: "Nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được giao mà không sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm hủy hoại đất đai". Nhà nước bảo đảm cho người sử dụng đất được hưởng những quyền lợi hợp pháp trên đất được giao, kể cả quyền chuyển, nhượng, bán thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao khi không còn sử dụng đất và đất đó được giao cho người khác sử dụng theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định [28].
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1990 đến 1 tháng 7 năm 1996
Để đáp ứng với sự biến động, phát triển không ngừng của xã hội, ngày 30-8- 1990 Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Pháp
lệnh Thừa kế, có hiệu lực từ ngày 10-9-1990. Đây là văn bản pháp luật có hệ thống và ở tầm văn bản pháp lý cao nhất về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng kể từ ngày thành lập nước. Pháp lệnh Thừa kế gồm 38 điều, được chia làm 6 chương, trong đó đã xác định được những nguyên tắc cơ bản về thừa kế, về quyền bình đẳng về thừa kế của công dân. Pháp lệnh Thừa kế đưa ra những khái niệm về: Thời điểm mở thừa kế, địa điểm mở thừa kế, di sản, người thừa kế… Thừa kế theo di chúc được Pháp lệnh quy định tại chương II từ Điều 10 đến Điều 23. Pháp lệnh đã quy định về quyền của người lập di chúc. Theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh thì công dân có quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, phân định tài sản cho người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do. Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập, thay thế di chúc đã lập bằng di chúc khác, hủy bỏ di chúc.
Pháp lệnh Thừa kế cũng quy định về di chúc hợp pháp là di chúc do người từ đủ mười tám tuổi trở lên tự nguyện lập trong khi minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật. Di chúc cũng được coi là hợp pháp nếu do người từ đủ mười sáu tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười tám tuổi tự nguyện lập trong khi minh mẫn và phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật. Di chúc do công dân Việt Nam lập ở nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài, nếu có nội dung không trái với pháp luật Việt Nam cũng được coi là di chúc hợp pháp.
Về nội dung của di chúc được Pháp lệnh quy định tại Điều 13: Trong bản di chúc phải ghi rò ngày, tháng, năm lập di chúc, họ, tên và nơi thường trú của người lập di chúc, họ, tên người được hưởng di sản, tên cơ quan tổ chức được hưởng di sản… Đặc biệt, Pháp lệnh quy định rò về việc phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Pháp lệnh quy định về hiệu lực của di chúc viết được cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân chứng thực, di chúc viết được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự
của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực, di chúc viết không có chứng thực, xác nhận và di chúc miệng…
Pháp lệnh Thừa kế đã quy định cụ thể về những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc tại Điều 20. Theo quy định này thì trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, thì con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên không đủ khả năng lao động và túng thiếu của người lập di chúc vẫn được hưởng phần di sản bằng ít nhất là hai phần ba suất đó, trừ trường hợp họ là người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh. Đây là sự kế thừa và pháp điển hóa so với quy định về người thừa kế bắt buộc tại Thông tư số 81-TANDTC ngày 24-7-1981 của Tòa án nhân dân tối cao.
Pháp lệnh cũng quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc, hiệu lực của di chúc, di sản dùng vào việc thờ cúng [35].
Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới do sự đổi mới toàn diện của đất nước kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng, Quốc hội nước ta đã sửa đổi Hiến pháp năm 1980. Hồi 11 giờ 45 phút ngày 15-4-1992 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 11 đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định về việc tiếp tục đưa đất nước ta đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tư tưởng chủ đạo này, trong chương II về chế độ kinh tế, Hiến pháp đã quy định việc đảm bảo tính thống nhất của sự phát triển kinh tế sao cho nền kinh tế được phát triển theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau theo định hướng xã hội chủ nghĩa...
Hiến pháp năm 1992 đã quy định về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt, đối xử giữa các con. Điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn
và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác... Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân".
Hiến pháp năm 1992 quy định về việc Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tạo điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Để thi hành Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX đã thông qua Luật Đất đai năm 1993, có hiệu lực kể từ 15-10-1993. Kể từ đây, việc "được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật" của tổ chức và cá nhân theo quy định tại Điều 18 Hiến pháp năm 1992 đã được thể chế hóa. Khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 1993 quy định:
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.
Các quyền nói trên chỉ được thực hiện trong thời hạn giao đất và đúng mục đích sử dụng của đất được giao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Điều 76 Luật Đất đai năm 1993 quy định:
1. Cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, sau khi chết thì quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế.
2. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu trong hộ có thành viên chết thì các thành viên khác trong hộ được quyền tiếp tục sử dụng diện tích đất mà Nhà nước đã giao cho hộ. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào thì Nhà nước thu hồi đất.
3. Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, sau khi chết, quyền sử