Như vậy, với di sản ngày càng phong phú như trên, Nhà nước tạo mọi điều kiện cho công dân làm giàu chính đáng và đảm bảo cho họ quyền chuyển dịch hợp pháp về tài sản khi họ chết. Công dân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản, quyền tài sản của mình cho những người thừa kế. Do vậy, nội dung của di chúc không thể thiếu được việc chỉ rò di sản để lại và nơi có di sản. Di sản để lại mà di chúc định đoạt phải ghi rò đó là tài sản gì, đặc điểm của tài sản đó, sự phân biệt của tài sản đó đối với tài sản khác. Di sản đó hiện ở đâu, do ai đang quản lý, sử dụng. Địa chỉ nơi có di sản cần chi tiết, rò ràng, tránh sự nhầm lẫn. Ví dụ: Một người có nhiều thửa đất, thì khi người đó lập di chúc phải chỉ rò cho người thừa kế nào, diện tích bao nhiêu, thửa đất ở vị trí nào, có số thửa bao nhiêu, tờ bản đồ có số như thế nào, được lập năm nào của đơn vị hành chính nào (xã, huyện, tỉnh), đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng ngày, tháng, năm nào, nơi cấp giấy….
2.3.5. Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ
Con người sống trong xã hội, hàng ngày phải thiết lập các giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho sinh hoạt và công việc. Do vậy, bên cạnh những khối di sản mà họ để lại thì họ còn để lại những nghĩa vụ về tài sản.
Theo quy định của pháp luật, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ mà lẽ ra nếu họ còn sống thì họ phải thực hiện như trả nợ, bồi thường thiệt hại... Nghĩa vụ được người lập di chúc chỉ định cho những người thừa kế thực hiện là nghĩa vụ về tài sản.
Trong thực tiễn, chúng tôi thấy rằng, việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ, có bốn trường hợp có thể xảy ra:
- Trường hợp thứ nhất: Nếu người lập di chúc định đoạt toàn bộ di sản cho những người thừa kế và xác định rò tỉ lệ nghĩa vụ mà từng người thừa kế phải thực hiện. Trong trường hợp này, những người thừa kế phải thực hiện theo di chúc trong phạm vi di sản mà họ được hưởng.
- Trường hợp thứ hai: Nếu người lập di chúc đã định đoạt toàn bộ di sản, nhưng lại không chỉ định người thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp này những người thừa kế theo
di chúc phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại tương ứng với phần di sản được hưởng theo di chúc và trong phạm vi di sản.
- Trường hợp thứ ba: Nếu người lập di chúc chưa định đoạt hết di sản và cũng không chỉ định việc thực hiện nghĩa vụ cho những người thừa kế, thì phần di sản chưa được định đoạt sẽ được thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Nếu phần di sản còn lại đó vẫn chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ cho người để lại di sản, thì phần nghĩa vụ còn lại do những người thừa kế theo di chúc thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ được hưởng theo di chúc và trong phạm vi di sản.
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Định Người Thừa Kế, Truất Quyền Hưởng Di Sản Của Người Thừa Kế, Phân Định Di Sản Cho Từng Người Thừa Kế
- Quyền Chỉ Định Người Giữ Di Chúc
- Họ, Tên Người, Cơ Quan, Tổ Chức Được Hưởng Di Sản
- Di Chúc Bằng Văn Bản Có Chứng Thực Của Ủy Ban Nhân Dân Xã, Phường, Thị Trấn Hoặc Chứng Nhận Của Công Chứng Nhà Nước
- Thực Trạng Giải Quyết Những Tranh Chấp Về Tính Hợp Pháp Của Di Chúc Tại Tòa Án Nhân Dân
- Một Số Loại Tranh Chấp Về Thừa Kế Theo Di Chúc Cụ Thể
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
- Trường hợp thứ tư: Nếu người lập di chúc chưa định đoạt hết di sản và trong di chúc có chỉ định người thừa kế theo di chúc thực hiện nghĩa vụ, thì người thừa kế theo di chúc phải thực hiện đúng di chúc trong phạm vi di sản mà người thừa kế theo di chúc được hưởng. Sau khi thực hiện nghĩa vụ theo di chúc, phần còn lại người thừa kế theo di chúc mới được hưởng. Nếu phần nghĩa vụ tài sản mà người lập di chúc chỉ định cho người thừa kế theo di chúc phải thực hiện lớn hơn phần tài sản mà người lập di chúc định đoạt trong di chúc thì người thừa kế theo di chúc chỉ thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người lập di chúc trong phạm vi tài sản được hưởng; phần di sản mà người lập di chúc chưa định đoạt được thanh toán nốt nghĩa vụ tài sản mà người lập di chúc để lại; phần còn lại được chia thừa kế theo pháp luật.
2.4. Về hình thức của di chúc
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 thì di chúc được thể hiện dưới một trong hai hình thức:
- Di chúc bằng văn bản.
- Di chúc miệng.
2.4.1 Di chúc bằng văn bản
Điều 653 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định về di chúc bằng văn bản, bao gồm bốn loại:
1- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
2- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; 3- Di chúc bằng văn bản có công chứng;
4- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Mỗi loại di chúc bằng văn bản đều có những đặc điểm riêng biệt, nhưng cũng có những điểm chung:
Thứ nhất, tất cả các di chúc bằng văn bản đều không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu. Đây là một yêu cầu đặt ra đối với các di chúc bằng văn bản. Di chúc phải được viết rò ràng, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đối với tất cả các chữ để tránh cách hiểu khác nhau, dẫn đến sự tranh cãi giữa những người thừa kế.
Vậy một vấn đề đặt ra là: Nếu di chúc được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì di chúc đó có giá trị hay không? Vì sao?
Để giải quyết vấn đề này, cho đến nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa có hướng dẫn. Trong khoa học pháp lý cũng có những quan điểm khác nhau:
- Quan điểm thứ nhất: Pháp luật đã quy định di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nên bất cứ di chúc nào viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đều bị coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và do vậy, di chúc đó không phát sinh hiệu lực pháp luật.
- Quan điểm thứ hai: Mặc dù di chúc có viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nhưng nếu đa số những người thừa kế của người lập di chúc cùng hiểu theo một nghĩa đối với những chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đó thì không ảnh hưởng gì đến hiệu lực của di chúc.
- Quan điểm thứ ba: Toàn bộ những người thừa kế hiểu cùng một nghĩa đối với những từ viết tắt, viết bằng ký hiệu thì di chúc mới phát sinh hiệu lực. Trong trường hợp chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu chỉ liên quan đến nội dung của một phần di chúc (di chúc có nhiều phần) mà chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu không được toàn bộ những người thừa kế hiểu cùng một nghĩa thì phần di chúc đó không có hiệu lực pháp luật; các phần khác của di chúc vẫn có hiệu lực pháp luật. Trường hợp chữ viết tắt hoặc viết bằng
ký hiệu được các thừa kế hiểu khác nhau, làm ảnh hưởng đến toàn bộ nội dung di chúc thì di chúc này không phát sinh hiệu lực pháp luật.
Chúng tôi cho rằng, cả ba quan điểm trên đều có những cơ sở lý luận nhất định. Tuy nhiên, để hiểu đúng vấn đề này, cần phải xem xét nó trong tổng thể các quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc.
Đối với quan điểm thứ nhất chỉ dựa vào lời văn của khoản 2 Điều 656 Bộ luật dân sự năm 1995 (khoản 2 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005): "Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu" để cho rằng di chúc không có hiệu lực pháp luật nếu viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, là cũng chưa thỏa đáng, chưa xem xét đến Điều 670 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 667 Bộ luật dân sự năm 2005) về hiệu lực pháp luật của di chúc. Theo quy định của Điều 670 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 667 Bộ luật dân sự năm 2005) thì trong các trường hợp di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần không quy định trường hợp di chúc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu.
Đối với quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ cần đa số những người thừa kế của người lập di chúc cùng hiểu theo một nghĩa đối với những chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì di chúc vẫn phát sinh hiệu lực. Chúng tôi cho rằng, quan điểm này cũng không đúng, bởi vì: Đối với những từ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì việc hiểu đúng ý chí của người lập di chúc là một việc khó khăn. Hơn nữa, di chúc lại liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của toàn thể các thừa kế. Di chúc có thể định đoạt tài sản cho tất cả những người thừa kế theo pháp luật, nhưng cũng có những di chúc chỉ định đoạt cho một trong số những người thừa kế theo pháp luật. Vì vậy, không phải tất cả những người thừa kế đều công nhận di chúc ngay cả khi di chúc được lập theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu đa số những người thừa kế cố tình hiểu sai về chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu được ghi nhận trong di chúc nhằm mục đích được hưởng di sản mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận thì không thỏa đáng. Mặt khác, nếu theo quan điểm này là chưa xem xét đến việc "không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu" trong di chúc theo khoản 2 Điều 656 Bộ luật dân sự năm 1995 (khoản 2 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005) [6],
[7].
Quan điểm thứ ba yêu cầu toàn bộ những người thừa kế phải hiểu cùng một nghĩa đối với những từ mà di chúc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu là có căn cứ, bởi vì: Di chúc liên quan đến quyền lợi của tất cả những người thừa kế. Trong trường hợp di chúc chỉ định đoạt tài sản cho một hoặc một vài người thừa kế theo pháp luật, mà toàn thể những người thừa kế (trong đó bao gồm cả người được thừa kế theo di chúc) thỏa thuận phân chia di sản khác với ý chí được thể hiện trong di chúc thì việc thỏa thuận đó vẫn không trái với quy định của pháp luật. Vì vậy, việc toàn bộ những người thừa kế hiểu cùng một nghĩa đối với những từ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu trong di chúc đương nhiên phải được pháp luật công nhận.
Trong trường hợp di chúc có nhiều phần khác nhau mà chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu chỉ ảnh hưởng đến nội dung của một phần di chúc, mà các thừa kế có cách hiểu khác nhau đối với những từ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì phần có chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu không có hiệu lực pháp luật, nhưng những phần khác của di chúc vẫn phát sinh hiệu lực pháp luật.
Chúng tôi cho rằng, cách hiểu thứ ba là có căn cứ, phù hợp với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, cần phải có sự hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Đây cũng không phải là đặc điểm riêng biệt của di chúc mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại văn bản có nhiều trang. Việc đánh thứ tự số trang (nếu di chúc bao gồm nhiều trang) sẽ không gây nhầm lẫn giữa các trang, tránh sự tranh cãi không đáng có giữa những người thừa kế. Bên cạnh đó, việc quy định người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào từng trang của di chúc để đề phòng người khác giả mạo hoặc thay thế từng trang của di chúc.
Vậy một vấn đề cũng cần được đặt ra là: Nếu như di chúc có nhiều trang, nhưng từng trang của di chúc không được đánh số thứ tự, không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc thì di chúc đó có phát sinh hiệu lực hay không? Đây cũng là vấn đề khó khăn trong thực tiễn áp dụng giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc của Tòa án.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, chỉ trong trường hợp được toàn thể các thừa kế thừa nhận di chúc thì di chúc mới phát sinh hiệu lực; còn nếu còn có ý kiến khác nhau thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào kết quả giám định hoặc các chứng cứ khác của vụ án để kết luận có đúng là di chúc của người để lại di sản hay không.
Trong thực tế thì đối với di chúc được lập tại công chứng nhà nước, di chúc có chứng thực thì những tranh chấp này thường không xảy ra, bởi vì di chúc đều đã được đóng dấu giáp lai.
Thứ ba, tất cả các di chúc đều phải đáp ứng các yêu cầu về chủ thể lập di chúc, nội dung của di chúc… như đã phân tích ở phần trên.
2.4.1.1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng được Bộ luật dân sự năm 1995 quy định tại Điều 658 (Bộ luật dân sự năm 2005 quy định tại Điều 655) [6], [7].
Đây là loại di chúc mà người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Do đó, nếu di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, chứng nhận, chứng thực là một bản đánh máy hoặc được người lập di chúc nhờ người khác viết hộ thì di chúc đó sẽ không được thừa nhận cho dù người lập di chúc có ký vào bản di chúc. Mặt khác, nếu trường hợp bản di chúc do chính người lập di chúc viết ra nhưng người lập di chúc lại không ký vào bản di chúc thì di chúc cũng không phát sinh hiệu lực. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải đảm bảo được hai điều kiện, đó là: Di chúc phải được do chính người để lại di sản viết và ký.
Vậy một vấn đề đặt ra là: Tại sao các nhà làm luật lại quy định như vậy? Việc quy định đó có chặt chẽ không?
Việc quy định trên trước hết xuất phát từ tình hình thực tiễn của nước ta, đó là số người không biết chữ hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp, không đáng kể. Hơn nữa, số người có tài sản và có nhu cầu lập di chúc thì hầu như đều biết chữ. Mặt khác, việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng nếu không được quy định chặt chẽ thì dễ nảy sinh tranh chấp. Vì vậy, việc quy định người lập di chúc phải tự tay viết bản di chúc là cần thiết.
Tuy nhiên, đối với loại di chúc này thì nhất thiết người lập di chúc phải tự tay ký vào bản di chúc. Thực tiễn cho thấy, không phải chữ ký của bất kỳ người nào trong xã hội cũng đều được đăng ký (số người đăng ký chữ ký chỉ chiếm số ít trong xã hội vì họ giữ những vị trí nhất định). Hơn nữa, chữ ký của con người có thể khác nhau theo thời gian, sức khỏe…Vì vậy, việc xác định chữ ký của người lập di chúc là một vấn đề không đơn giản. Hơn nữa, do di chúc định đoạt phân chia di sản cho những người thừa kế có sự khác nhau, người được nhiều, người được ít (hiếm có di chúc định đoạt cho tất cả các thừa kế được hưởng di sản bằng nhau), nên những người thừa kế thường khó có thể thống nhất trong việc dễ dàng công nhận chữ ký của người lập di chúc. Do vậy, trong trường hợp các đương sự có tranh chấp về chữ ký của người lập di chúc thì việc giải quyết của Tòa án gặp nhiều khó khăn vì đại đa số loại tranh chấp này phải chờ kết quả giám định chữ ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chúng tôi thấy rằng tính xác thực, chính xác của việc điểm chỉ có độ tin cậy cao hơn so với chữ ký vì điểm chỉ để lại dấu vân tay, mà dấu vân tay thì khoa học hình sự đã chứng minh được tính cá biệt của nó. Mặt khác, dấu vân tay của một người cụ thể được thể hiện trên giấy chứng minh thư nhân dân của người đó được lưu giữ ở cơ quan công an. Do vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì việc xác định dấu vân tay để lại trên di chúc có đúng là của người để lại di sản hay không là việc làm đơn giản hơn, chính xác hơn so với việc giám định chữ ký.
Pháp luật Nhật Bản có quy định tương đối chặt chẽ đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Tại Điều 968 Bộ luật dân sự Nhật Bản đã quy định:
Để lập di chúc bằng một bản viết tay, thì người lập di chúc phải viết toàn bộ bằng chính bàn tay mình ngày, tháng, họ tên và đóng dấu vào đó. Bất kỳ sự bổ xung, xóa bỏ hoặc thay đổi bản viết tay bị coi là không có hiệu lực, trừ khi người lập di chúc chỉ rò các chỗ đó, xác nhận bổ sung để cho việc thay đổi được tiến hành và đặc biệt phải ký xác nhận bổ sung và đóng dấu vào những nơi thay đổi [8].
2.4.1.2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Pháp luật dân sự quy định trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc vì nhiều nguyên nhân khác nhau như bị mù, bị cụt tay…, thì có thể nhờ người khác viết hộ di chúc, nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng đối với di chúc đó. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Như vậy, đối với di chúc bằng văn bản có người làm chứng thì các nhà làm luật đã cho phép người lập di chúc lựa chọn: Hoặc là ký vào bản di chúc, hoặc là điểm chỉ vào di chúc, mà không bó buộc phải ký vào bản di chúc như di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Sự xuất hiện của người làm chứng trở thành yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu lực của di chúc trong trường hợp người lập di chúc không thể tự viết được bản di chúc và di chúc đó không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực. Những người làm chứng cho việc lập di chúc phải tiến hành đồng thời hai hành vi: Xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Pháp luật không buộc người làm chứng cho việc lập di chúc phải xác nhận đúng nội dung mà người lập di chúc "nhờ người khác viết".
Trong thực tế đã có nhiều trường hợp người làm chứng của di chúc chỉ ký vào di chúc, mà không thể hiện hành vi xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là tính cẩu thả của người làm chứng, nhưng nguyên nhân chủ yếu do trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân ta chưa cao. Vậy hiệu lực của những di chúc này như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này là một vấn đề khó và theo chúng tôi thì tùy từng trường hợp cụ thể mới có thể có câu trả lời, bởi vì, trong trường hợp này, Tòa án phải căn cứ vào những chứng cứ khác như lời khai của các đương sự, lời khai của người làm chứng xem có đúng là họ trực tiếp chứng kiến người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc hay không, kết quả giám định dấu vân tay, chữ ký của người lập di chúc… mới có thể có kết luận công nhận hay không công nhận hiệu lực pháp luật của di chúc.