Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 2

quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước) được thông qua. Công ước đã ghi nhận khá đầy đủ các quyền cơ bản của trẻ em, đồng thời xác định rõ nghĩa vụ của các quốc gia thành viên và chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của gia đình, của cộng đồng và của toàn xã hội trong việc đảm bảo thực thi quyền của trẻ em.

Một xã hội văn minh, tiến bộ cần phải có chính sách và kế hoạch cụ thể, tập hợp mọi nguồn lực, tìm mọi phương thức đa dạng để bảo vệ và chăm sóc trẻ em một cách hiệu quả, nhất là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu phải trải qua những năm tháng dài của chiến tranh nên đời sống của nhân dân còn chưa cao, còn có nhiều hộ gia đình nghèo khổ, gia đình đơn thân, gia đình li tán nên số trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ lao động sớm chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Vì vậy việc bảo vệ trẻ em đã trở thành công việc hết sức cần thiết và từ lâu đã được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Cho đến nay, Việt Nam đã có hệ thống chính sách, pháp luật về vấn đề bảo vệ trẻ em nhằm xã hội hóa công tác này. Tuy nhiên, luật pháp về bảo vệ trẻ em nhất là những quy định pháp luật về lĩnh vực lao động trẻ em (LĐTE) còn nhiều bất cập, việc thực thi pháp luật còn yếu, việc tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm vẫn chưa được tiến hành một cách thường xuyên, nghiêm túc. Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách pháp luật về vấn đề bảo vệ trẻ em nói chung, lĩnh vực LĐTE nói riêng để điều chỉnh, sửa đổi chính sách nhằm đáp ứng với tình hình thực tiễn đất nước và nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ trẻ em ngày càng trở nên cần thiết.

LĐTE là một vấn đề rất phức tạp, do đó đây là vấn đề được quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, việc nghiên cứu chính sách bảo vệ trẻ em mới được đặt ra nên chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề LĐTE mà chỉ có ở một số đề tài khoa học nghiên cứu về quyền trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Vì thế, trước yêu cầu cấp thiết của công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật về vấn đề LĐTE, tôi chọn đề tài “Các công ước quốc tế về LĐTE và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” - một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong chính sách bảo vệ trẻ em của nước ta để nghiên cứu với mong muốn góp phần

làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn chính sách bảo vệ trẻ em nói chung, chính sách đối với LĐTE nói riêng làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học.

2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài


Mục đích nghiên cứu:


Luận văn được nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ:


- Những vấn đề lý luận cơ bản về trẻ em và LĐTE.


- Làm sáng tỏ nội dung cơ bản của các công ước quốc tế về LĐTE, đồng thời phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với Việt Nam khi thực thi các công ước quốc tế này.

- Đánh giá thực trạng LĐTE, pháp luật LĐTE ở Việt Nam từ khi phê chuẩn công ước quốc tế về LĐTE từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về LĐTE trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Phạm vi nghiên cứu:


Đây là một đề tài tương đối rộng nên không thể nghiên cứu được tất cả các vấn đề liên quan đến LĐTE. Do vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hai công ước quốc tế về LĐTE đó là: Công ước số 138 của tổ chức lao động quốc tế về tuổi tối thiểu làm việc và Công ước số 182 của tổ chức lao động quốc tế về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ nhất. Khi đánh giá thực trạng LĐTE, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tình hình LĐTE từ năm 2000 đến nay ở một số thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh … là những địa phương thu hút nhiều LĐTE. Đồng thời, khi phân tích về LĐTE, luận văn chỉ phân tích về LĐTE mà không đề cập đến vấn đề trẻ em tham gia làm việc.

3. Tình hình nghiên cứu đề tài


Trước đây, đã có một số công trình nghiên cứu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em (nay là Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về LĐTE như, công trình nghiên cứu của Thanh tra Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội về “Các hình thức LĐTE tồi tệ nhất”, công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Ngọc Bình về “Vấn đề LĐTE”, công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Loan về “Thực trạng LĐTE trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, công trình nghiên cứu của tác giả Trần Văn Thắng về “Quyền trẻ em” ... Tuy nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu mang tính chất chuyên đề, hoặc chỉ dừng lại ở phạm vi một địa phương, hoặc nghiên cứu ở tầm vi mô, chưa nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ thực trạng LĐTE, pháp luật LĐTE, chưa đưa ra các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp nhằm ngăn chặn việc sử dụng LĐTE… Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề LĐTE từ đó đề xuất những kiến nghị để bảo vệ quyền trẻ em nói chung, quyền trẻ em tham gia lao động nói riêng là rất cần thiết.

4. Phương pháp nghiên cứu


Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh nhằm làm sáng tỏ các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về LĐTE, có đối chiếu, so sánh với quy định của pháp luật Việt nam để tìm ra điểm tương đồng và điềm khác biệt của pháp luật Việt Nam so với pháp luật của một số quốc gia trong lĩnh vực này.

6. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương:


Chương 1 - Một số vấn đề chung về LĐTE và các công ước quốc tế về LĐTE.

Chương 2 - Thực trạng vấn đề LĐTE ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam khi tham gia các công ước quốc tế về LĐTE trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Chương 3 - Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về LĐTE trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Chương 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM‌‌

1.1. Khái niệm trẻ em, LĐTE và pháp luật về trẻ em


1.1.1. Trẻ em


Trong khoa học, trẻ em được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận của từng khoa học cụ thể. Trong triết học, trẻ em được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển xã hội. Con người sáng tạo ra lịch sử và trẻ em là con đẻ của thời đại, của xã hội. Trong mọi thời đại, tương lai của một quốc gia, dân tộc đều tùy thuộc vào việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

Trong xã hội học, xác định trẻ em là người có vị thế, vai trò xã hội khác với người lớn. Điều này thể hiện ở chỗ trẻ em được xã hội quan tâm tạo điều kiện sinh thành, bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc để phát triển thành người lớn. Trẻ em là người chưa đạt tới sự trưởng thành về thể chất cũng như về tinh thần để được coi là người lớn.

Trong tâm lý học, khái niệm "Trẻ em" được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nhân cách con người. Các nhà tâm lý học rất quan tâm nghiên cứu sự phát triển tâm lý của trẻ em trong độ tuổi từ lúc lọt lòng đến tuổi dậy thì.

Dưới khía cạnh pháp lý, khái niệm trẻ em thường được tiếp cận theo “độ tuổi”. Điều đó có nghĩa là một cá nhân có thể được coi là người lớn hay trẻ em phụ thuộc vào năm sinh của người đó tại thời điểm xác định. Độ tuổi trẻ em được xác định tùy theo mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa - xã hội cụ thể. Các tổ chức của Liên hợp quốc, như Quỹ dân số (UNFPA), tổ chức lao động quốc tế (ILO), tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa (UNESCO) xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Điều 1, Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 xác định “ Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Điều 2 Công ước số 182 của Tổ chức lao động quốc tế ban hành năm 1999 (Việt Nam gia nhập ngày 19/12/2000)

cũng quy định “Trong Công ước này, thuật ngữ „trẻ em” sẽ áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi”.

Trong khoa học pháp lý Việt Nam, hầu như chưa có một định nghĩa nào về trẻ em cũng như về sự điều chỉnh pháp luật đối với trẻ em mà chỉ có một số ngành luật nhắc đến các khái niệm trẻ em, người chưa thành niên (NCTN) và các quy định này không thống nhất giữa tất cả các ngành luật. Theo quy định tại Điều l, Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2004): “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Còn Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 xác định tuổi nuôi con nuôi là từ 15 tuổi trở xuống (Điều 34). Trong khi đó, Bộ luật hình sự năm 1999 lại quy định người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Và Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007) lại quy định người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi (Điều 119) còn khái niệm trẻ em được hiểu là người chưa đủ 15 tuổi (Điều 120). Bên cạnh đó, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2008 lại quy định tuổi chịu trách nhiệm hành chính “là người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính”. Từ đó, có thể hiểu khái niệm trẻ em bao gồm cả NCTN hay cũng có thể hiểu rằng NCTN cũng bao gồm cả trẻ em và đều 1à những người ở độ tuổi dưới thành niên (dưới 18 tuổi).

Như vậy, trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền và mọi tự do đã được nêu ra trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà không bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào vì chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc mối tương quan khác. Nhưng trẻ em lại là người chưa trưởng thành nên có quyền được chăm sóc sự sống, tồn tại, phát triển, được bảo vệ và được bày tỏ ý kiến.

1.1.2. Lao động trẻ em


Theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), khi tỡm hiểu khỏi niệm lao động trẻ em ngoài việc xem xột ở góc độ độ tuổi, còn phải được tiếp cận từ góc độ tính chất công việc mà chủ thể phải làm:

- Về độ tuổi: trẻ em là nguời dưới 18 tuổi;


- Về tính chất công việc, lao động trẻ em bao gồm những công việc có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Với cách lập luận như trên, ILO cho rằng “Lao động trẻ em là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em (những người dưới 18 tuổi) phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi”, [33, 40].

Ở nước ta, tính đến thời điểm này chưa có khái niệm thống nhất về LĐTE. Bộ luật lao động của Việt Nam quy định người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên và lao động dưới 18 tuổi là lao động chưa thành niên mà không chỉ rõ như thế nào là LĐTE. Hơn nữa khái niệm người chưa thành niên được sử dụng khá nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam như: Bộ luật Dân sự (Điều 20), Bộ luật Hình sự (Điều 68) đều quy định người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Điều 6, Bộ luật Lao động quy định “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”. Điều 119, Bộ luật Lao động quy định “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. Điều 120, Bộ luật Lao động quy định “Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định”.

Như vậy, nếu căn cứ vào các quy định của Bộ luật lao động và Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em thì có thể hiểu rằng, lao động trẻ em là những người dưới 16 tuổi phải tham gia hoạt động để tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của mình.

Theo đó, khái niệm lao động trẻ em ở Việt Nam là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em (những người dưới 16 tuổi) phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quá nhiều

hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi.

Trong phạm vi luận văn, tác giả sử dụng khái niệm lao động trẻ em với nội hàm và ngoại diên nêu trên.

Khi nghiờn cứu về LĐTE cần phõn biệt giữa LĐTE với trẻ em tham gia làm việc. Đây là khái niệm đề cập đến những trẻ em làm các công việc có thể chấp nhận được, bao gồm các hoạt động không làm hại tới và có thể góp phần vào sự phát triển lành mạnh của trẻ, những công việc này mở ra những cơ hội trong cuộc sống và tạo cho trẻ những kinh nghiệm mới mẻ.

Thực tế cho thấy, hoạt động lao động (không mang tính bóc lột) đóng vai trò quan trọng đối với chính sự phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách của trẻ. Giáo dục học, tâm lý học và các khoa học có liên quan đều chỉ ra rằng lao động được tổ chức một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi là con đường, là cơ chế và là nhân tố phát triển thể chất, năng lực tư duy và đời sống tình cảm của trẻ em. Chủ tịch Hồ chí Minh đã từng nhắn nhủ “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình”.

Trẻ em tham gia làm việc có sự khác biệt so với lao động trẻ em như sau:


Trẻ em tham gia làm việc (child work)

Lao động trẻ em (child labour)

Công việc phù hợp với độ tuổi, khả năng,

thể chất và trí tuệ của trẻ em.

Công việc quá sức, quá nặng nhọc đối với tuổi

và khả năng của trẻ.

Được người lớn chăm sóc và chịu trách

nhiệm giám sát.

Trẻ em lao động dưới sự giám sát của những

người lớn lạm dụng.

Thời gian làm việc hạn chế, không cản trở trẻ em đến trường, vui chơi và nghỉ ngơi.

Làm việc nhiều giờ, trẻ em bị hạn chế hoặc

không có thời gian đi học, vui chơi và nghỉ ngơi.

Nơi làm việc an toàn và có môi trường bạn

bè thân thiết, không độc hại tới sức khoẻ va

Nơi làm việc độc hại đến sức khoẻ và cuộc

sống của trẻ em.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 2


Môi trường làm việc góp phần nuôi dưỡng

và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ và tinh thần của trẻ em.

Trẻ em dễ bị lạm dụng về tinh thần, thể chất và tình dục.

Trẻ em làm việc tự nguyện để tham gia trách nhiệm trong việc duy trì công việc và phát triển sản xuất của gia đình, tăng thu

nhập gia đình.

Hoàn cảnh bắt buộc.

Trẻ em được bù đắp về tinh thần và thể

chất.

Trẻ em bị hạn chế hoặc không được khuyến

khích về tinh thần và vật chất.

Công việc của trẻ là một phương tiện rèn

luyện sức khoẻ, phẩm chất đạo đức cho trẻ.

Công việc của trẻ có ảnh hưởng nghiêm trọng

tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

cuộc sống của trẻ em.


Như vậy, so với trẻ em tham gia làm việc và LĐTE thì một trong những điểm khác biệt nhất của hai hình thức lao động này là LĐTE phải làm những công việc nặng nhọc, điều kiện độc hại, nguy hiểm.

Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông thì “nặng nhọc là vất vả, phải bỏ nhiều công sức”, “độc hại là dễ gây hại cho sức khỏe và tinh thần”; “nguy hiểm là có thể gây tai nạn lớn, khó lòng vượt qua hay khắc phục hậu quả” [35].

Từ đó, có thể hiểu:


Lao động nặng nhọc: Là việc người lao động phải thực hiện các công việc vất vả, phải bỏ nhiều công sức.

Lao động trong điều kiện nguy hiểm: Là việc người lao động phải thực hiện những công việc dễ gây ra tai nạn, bệnh nghề nghiệp cho bản thân hoặc cho những người xung quanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023