Vai Trò Và Hoạt Động Của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (Ilo) Trong Việc Xây Dựng Các Công Ước Quốc Tế Về Lđte

* Sự yếu kém của nền giáo dục


Một nền giáo dục yếu kém tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề LĐTE. Khi chi phí cho học tập trở thành gánh nặng cho gia đình thì trẻ em có thể bị buộc phải bỏ học để tham gia các hoạt động kinh tế, hoặc phải kết hợp giữa việc học tập với các hoạt động kinh tế. Tình trạng bi đát về cơ sở vật chất của ngành giáo dục (trường lớp thiếu, dột nát hoặc quá xa khu dân sinh ...) cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em thất học hay bỏ học sớm để làm việc. Theo nhiều nghiên cứu, việc trẻ em thất học hay bỏ học sớm vì bất kỳ lý do nào cũng thường dẫn tới tình trạng các em phải tham gia lao động sớm.

* Tác động của hệ thống an sinh xã hội


Ở các quốc gia có hệ thống bảo trợ xã hội rộng khắp và hiệu quả là cơ sở góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều gia đình, từ đó bảo đảm cho con cái họ được học tập, không phải tham gia các hoạt động kinh tế quá sớm. Ngược lại, ở các quốc gia có hệ thống bảo trợ xã hội kém hiệu quả thì khi các gia đình gặp khó khăn về kinh tế sẽ buộc họ phải để con cái lao động sớm, tự kiếm sống hoặc giúp đỡ gia đình. Tương tự, việc có một chế độ cứu trợ xã hội tốt sẽ giúp nhiều gia đình khắc phục những tai hoạ, rủi ro đột xuất mà họ gặp phải, từ đó hạn chế việc trẻ em trong các gia đình đó phải bỏ học để tham gia những hoạt động kinh tế, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp xảy ra chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch …

Thứ ba, là các yếu tố chính trị - pháp lý

Việc không có hoặc cơ chế chính sách liên quan đến vấn đề LĐTE không hoàn chỉnh, không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ tới tình trạng LĐTE. Ví dụ, ở một số quốc gia, do chưa có hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động trong khu vực không chính thức thì hậu quả của nó là dẫn tới tình trạng LĐTE ở khu vực này trở thành một vấn đề xã hội bức xúc, bởi các cơ quan chấp pháp chưa có biện pháp can thiệp. Mặt khác, tuy đã có một hệ thống chính sách pháp luật đầy đủ, phù hợp nhưng lại không được tổ chức thực hiện hay tổ chức thực hiện kém hiệu quả thì tình trạng LĐTE gia tăng vẫn có thể xảy ra.

Hậu quả của tình trạng trẻ em phải lao động sớm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Qua phân tích có thể thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng LĐTE, và tình trạng trẻ em lao động sớm sẽ dẫn đến những hậu quả sau:

Một là, mối nguy hại các em phải gánh chịu

Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 4

* Bệnh tật và sự kém phát triển về thể chất


Những mối nguy hại đe doạ trẻ em thay đổi tuỳ thuộc vào loại hình lao động môi trường lao động và điều kiện lao động. Tuy nhiên cũng có thể kể ra một số nguy hại chung đe doạ phần lớn trẻ em như điều kiện vệ sinh kém, không có phương tiện bảo hộ lao động hoặc có nhưng không đạt yêu cầu, không gian và thiết bị lao động không phù hợp, máy móc và công cụ lao động cũ kỹ và hỏng hóc, những căng thẳng, áp lực về thể lực về tinh thần đối với các em.

Trẻ em làm việc trong những nghề nguy hiểm phải tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại, bụi, khói và khí độc, các tác nhân lý học và sinh học độc hại, các ngưỡng giới hạn được phép tiếp xúc không được tuân thủ. Một tỷ lệ rất lớn trẻ em bị tổn thương do lao động. Những chấn thương nghề nghiệp thường gặp là bị tai nạn lao động, bị nhiễm trùng mắt, viêm da, rối loạn hệ hô hấp, cảm nhiệt, ngộ độc do sử dụng hoá chất và thuốc trừ sâu…

Do phải làm những công việc nặng nhọc, quá sức dẫn đến các em dễ bị lao lực, suy dinh dưỡng, chứng thiếu chất, thể lực phát triển không bình thường.

Mặc dù là những nạn nhân của những tai nạn lao động, suy dinh dưỡng, bệnh tật liên quan đến lao động nhưng trong phần lớn các trường hợp, những trẻ em này không được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ một cách tương xứng.

Những yếu tố nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, đến sự phát triển về thể chất của các em.

* Khủng hoảng về tinh thần, lệch lạc về nhân cách, kém phát triển về

trí tuệ

Một điều không thể phủ nhận là khi trẻ em tham gia lao động sớm thì các em sẽ không còn thời gian dành cho học tập, vui chơi, giải trí; ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội tiên tiến để tiếp thu, nâng cao kỹ năng sống.

Bên cạnh việc phải tham gia lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thường xuyên các em phải đối mặt với sự đối xử bất công, bị phân biệt đối xử, bị xúc phạm về thể chất, tinh thần và nhiều trường hợp các em bị lạm dụng về tình dục, thậm chí nhiều em còn là nạn nhân của ngành “công nghiệp tình dục” như đã nêu ở trên, trong khi các em còn non nớt về trí tuệ, hạn chế về kinh nghiệm sống, hạn chế về khả năng chống chọi thì những yếu tố nêu trên tác động dễ làm cho các em sa ngã, lao vào những tệ nạn xã hội, hoặc bị khủng hoảng về tinh thần, tha hoá về đạo đức, lối sống.

Như vậy, LĐTE, ngoài hậu quả ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển về thể chất, còn ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển về tinh thần, trí tuệ và nhân cách của các em.

Hai là, hậu quả đối với gia đình và xã hội

LĐTE không chỉ tác động tiêu cực đến bản thân các em như đã nêu ở trên mà còn gây ra những hậu quả bất lợi cả cho trước mắt và lâu dài đối với sự phát triển của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Nếu tình trạng này diễn ra phổ biến thì không chỉ là một sự thiệt thòi lớn với bản thân và gia đình các em mà còn là một nguy cơ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia và của cả cộng đồng. Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng, một quốc gia không ngăn chặn và xoá bỏ được tình trạng LĐTE sẽ không thể có được một lực lượng lao động khoẻ mạnh và lành nghề để có được một nền kinh tế có lợi thế cạnh tranh.

Đối với cộng đồng quốc tế, nếu không ngăn chặn và xoá bỏ được tình trạng LĐTE thì cũng sẽ lâm vào khủng hoảng thị trường lao động chất lượng cao, khi ấy chỉ còn những nhân lực lao động chân tay, lao động phổ thông, trong khi xu thế

phát triển của kinh tế thế giới đòi hỏi lực lượng lao động có hàm lượng công nghệ cao, đây là đang là một nghịch lý cần sớm được giải quyết.

Một vấn đề mà các doanh nghiệp (giới chủ) cũng cần phải quan tâm, đó là: trong “Những tiêu chuẩn lao động cơ bản” (Core labor standards, viết tắt là CLS) hiện hành do ILO ban hành đã được toàn thế giới công nhận và có hiệu lực bắt buộc đối với các quốc gia thành viên thì một trong bốn tiêu chuẩn đó là “Xóa bỏ LĐTE và đặt ưu tiên hàng đầu là loại trừ những hình thức lao động tồi tệ nhất”, vì vậy việc các “doanh nghiệp” có sử dụng LĐTE vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu là hành động mà cộng đồng thế giới không thể chấp nhận. Những sản phẩm, hàng hoá của các “doanh nghiệp” này sẽ bị thị trường thế giới tẩy chay, và vì thế, nguy cơ dẫn đến sự phá sản của “doanh nghiệp”, của cả một ngành công nghiệp…là không thể tránh khỏi (thực tế này đã diễn ra với ngành công nghiệp dệt may của Băng-la-đét, nghề khâu bóng đá xuất khẩu của Pa-ki-xtan…)

Một vấn đề mà không thể không tính đến đó là: do các em bị khủng hoảng về tinh thần, lệch lạc về nhân cách như đã nêu trên đây, có thể làm cho các em lao vào các tệ nạn xã hội, nảy sinh tư tưởng chống đối xã hội và từ đó dẫn đến con đường phạm tội là không bao xa. Đây quả là là một thách thức, một gánh nặng cho xã hội.‌

1.3. Các công ước quốc tế về LĐTE


1.3.1. Vai trò và hoạt động của tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong việc xây dựng các công ước quốc tế về LĐTE

Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) được thành lập năm 1919. Lúc mới thành lập, ILO là tổ chức tự trị liên kết với Hội Quốc Liên. Năm 1946, ILO ký Hiệp định quy định mối quan hệ với Liên hợp quốc và trở thành tổ chức chuyên môn đầu tiên của Liên hợp quốc. Năm 1920, ILO đóng Trụ sở tại Giơnevơ, Thuỵ Sỹ.


Khi thành lập năm 1919, ILO chỉ có 45 nước tham gia. Đến nay, ILO đã có 179 quốc gia thành viên, trong đó Cộng hòa Montenegro là thành viên trẻ nhất vừa gia nhập ILO ngày 14/ 7/2006. Nguồn kinh phí cho các hoạt động của ILO gồm nguồn ngân sách thường xuyên do các nước thành viên ILO đóng góp niên liễm

theo tỷ lệ của Liên hợp quốc, và các nguồn tài chính do các nhà tài trợ song phương và đa phương hỗ trợ.


ILO được thành lập nhằm mục tiêu thúc đẩy công bằng xã hội và bảo vệ các quyền lao động và quyền con người. ILO xây dựng các tiêu chuẩn lao động quốc tế thông qua hình thức các Công ước và Nghị quyết trong đó qui định các tiêu chuẩn tối thiểu về quyền của người lao động (ví dụ quyền tự do thương hội, quyền được tổ chức và đàm phán tập thể, quyền xoá bỏ lao động cưỡng bức, không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và trong việc làm vv…). Ngay từ năm 1886, Đại hội Công nhân Quốc tế đã kêu gọi tiến hành một cuộc vận động quốc tế nhằm chấm dứt tình trạng LĐTE và yêu cầu các chính phủ trên thế giới phải quy định thành luật về độ tuổi lao động tối thiểu. Mặc dù vậy, chỉ đến đầu thế kỷ XX mới có các văn kiện pháp luật quốc tế đầu tiên liên quan đến vấn đề LĐTE, chủ yếu do ILO ban hành.

Kể từ khi thành lập (1919), tính đến tháng 2 năm 2007, ILO đã thông qua 187 Công ước và 197 Khuyến nghị, trong đó có 08 Công ước được coi là các Công ước cơ bản, điều chỉnh bốn nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản tại nơi làm việc, đó là: Loại bỏ mọi hình thức lao động cưỡng ép hoặc bắt buộc; xóa bỏ tình trạng LĐTE và đặt ưu tiên hàng đầu là loại trừ những hình thức lao động tồi tệ nhất; tạo cơ hội công bằng và chống phân biệt đối xử về việc làm; tự do liên kết và quyền được thương thuyết tập thể.


Cũng trong số các Công ước và khuyến nghị do ILO ban hành, có khoảng 30 văn kiện đề cập đến việc bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bóc lột và lạm dụng sức

lao động, trong đó có hai Công ước và một Khuyến nghị cơ bản trực tiếp đề cập đến vấn đề ngăn ngừa, cấm và xóa bỏ LĐTE và loại trừ những hình thức lao động tồi tệ nhất, đó là Công ước về Tuổi tối thiểu, 1973 (được gọi là Công ước 138); Công ước về cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất, 1999 (được gọi là Công ước 182) và Khuyến nghị về loại bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất, 1999 (được gọi là Khuyến nghị 190).

Việt Nam gia nhập ILO từ năm 1980. Trải qua gần 30 năm hợp tác, mối quan hệ Việt Nam - ILO ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Trong đó, có một số mốc thời gian đáng chú ý như: năm 1982, Việt Nam rút khỏi ILO vì một số lý do kỹ thuật; năm 1993, Việt Nam tái gia nhập ILO; năm 2000, Việt Nam phê chuẩn Công ước số 182 “Cấm và hành động ngay lập tức loại bỏ hình thức LĐTE tồi tệ nhất” (Quyết định số 169/QĐ/CTN ngày17/11/2000);năm 2002, Việt Nam và ILO đã ký Hiệp định thiết lập Văn phòng ILO tại Hà Nội (04/02/2002); năm 2003, Việt Nam gia nhập Công ước số 138 qui định tuổi tối thiểu được đi làm việc (09/06/2003); năm 2006, Chính phủ VN chấp thuận Văn kiện sửa đổi Điều lệ ILO bãi bỏ các Công ước đã lỗi thời (15/03/2006) và ký Văn kiện Khuôn khổ hợp tác quốc gia VN-ILO giai đoạn 2006-2010 về xúc tiến việc làm bền vững (7/2006). Hiện nay Việt Nam và ILO đang xây dựng Dự án tạo việc làm cho Thanh niên Việt Nam đến năm 2010. Mọi hoạt động của ILO tại Việt Nam luôn gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và phù hợp với bốn mục tiêu chiến lược về chương trình việc làm của ILO. Các hỗ trợ của ILO tập trung giúp Chính phủ hoạch định chiến lược và chính sách về lao động, việc làm nhằm giúp cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc của người lao động. Trong thời gian tới ILO sẽ tập trung hỗ trợ cho công tác ngăn chặn và xoá bỏ tình trạng LĐTE, tăng cường bình đẳng nam nữ, phát triển các doanh nghiệp, bảo trợ xã hội, an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, thúc đẩy các mối quan hệ lao động và đối thoại xã hội.


1.3.2. Sự cần thiết nghiên cứu các công ước quốc tế về LĐTE


Các vấn đề về bảo vệ trẻ em ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt ở Việt Nam có trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột và buôn bán vì mục đích tình dục; trẻ em lang thang cơ nhỡ; trẻ em tật nguyền; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ mồ côi; trẻ em bị ruồng bỏ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; và trẻ em sống trong cảnh nghèo đói.

Hoàn cảnh của các em đều hết sức nghiệt ngã. Chỉ có một số ít trẻ em Việt Nam được nuôi dưỡng và chăm sóc ở các cơ sở của nhà nước, còn rất nhiều em khác phải tự bươn trải để kiếm sống. Một số em bị bắt lao động, còn một số khác

sống lang thang trên các đường phố - chính tình cảnh đó khiến cho các em có nguy cơ cao bị nhiễm HIV, sử dụng ma túy và bị lôi cuốn vào các hành vi phạm tội và mại dâm.

Có nhiều lý do phức tạp khiến các em lâm vào những tình cảnh éo le như vậy. Các yếu tố kinh tế như nghèo đói, chênh lệch về thu nhập và sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng làm cho các em trở nên dễ bị tổn thương hơn. Các trào lưu xã hội như di cư, các giá trị gia đình đang bị băng hoại và tình trạng phân biệt đối xử về giới cũng ảnh hưởng xấu tới trẻ em. Các vấn đề bất cập mang tính hệ thống như thiếu một khung pháp lý toàn diện, việc thực thi pháp luật còn yếu và nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em còn hạn chế cũng đe dọa ảnh hưởng tới trẻ em. Số trường hợp nhiễm HIV đang gia tăng cũng khiến cho trẻ em phải đối mặt với nguy cơ cao hơn.

Một thực tế làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn, đó là Việt Nam chưa có hệ thống bảo vệ trẻ em một cách toàn diện cũng như chưa có các dịch vụ bảo vệ trẻ em. Vấn đề này gây cản trở những nỗ lực tiếp cận và chăm sóc cho những trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt. Chính phủ Việt Nam đang bắt đầu giải quyết những vấn đề này. Với sự hỗ trợ trực tiếp của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chính phủ đang xây dựng Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ trẻ em nhằm thiết lập một bộ máy và hệ thống bảo vệ cho trẻ em trong giai đoạn 2006 - 2015.

Đã có rất nhiều nghiên cứu và cảnh báo về vấn nạn LĐTE. Ngoài việc mất đi tuổi thơ và sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng trầm trọng do phải lao động quá sớm, sức khỏe tinh thần của các em cũng bị ảnh hưởng nặng nề suốt cả cuộc đời. Tỉ lệ trẻ em bị lạm dụng tình dục, nguy cơ mắc AIDS trong lao động cũng rất cao. Ngoài ra, nguy cơ rất cao là LĐTE bị thất học rồi sẽ trở thành cha mẹ và lại để con cái mình thành LĐTE và thất học như cha mẹ chúng.

LĐTE là một vấn đề nhức nhối trên thế giới trong cả thế kỷ qua. Những nỗ lực đầu tiên là trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Mỹ và châu Âu đầu thế kỷ 20. Cùng với hoạt động của tổ chức lao động quốc tế ILO, nhiều luật lệ và quy định đã ra đời để hạn chế tình trạng LĐTE, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe của

những LĐTE. Làn sóng thứ hai, vào cuối những năm 1970, tập trung can thiệp vào cuộc sống của những trẻ em lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc và dạy nghề, dạy kỹ năng sống, chống trẻ em bị bóc lột và lạm dụng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho các em.

Trường phái này ra đời từ lập luận rằng trẻ em phải làm việc do nhu cầu cá nhân và gia đình, từ những nguyên nhân có tính cấu trúc trong xã hội như nghèo đói, các tệ nạn..., và từ thực tế là chấm dứt ngay tình trạng LĐTE là không tưởng. Đã có nhiều nước châu Phi, châu Á như Zimbabwe, Ấn Độ, Sri Lanka... có những chương trình giữ được một số lượng rất lớn các em ở lại trường học chỉ với việc cung cấp cho các em những chai dầu ăn hay bữa ăn sáng cùng những chương trình giáo dục kỹ năng sống và dạy nghề thích hợp, mà đã có thể cứu được cả một thế hệ không sớm rơi vào nạn bóc lột sức lao động và tệ nạn xã hội khó lường.

Làn sóng thứ ba, từ đầu những năm 1990, sự bùng nổ của toàn cầu hóa kinh tế đã hình thành phong trào tẩy chay hàng hóa và dịch vụ do trẻ em sản xuất. Tuy nhiên, theo UNICEF, chỉ có khoảng 5% LĐTE làm việc trong khu vực thương mại, còn phần lớn là ở khu vực sản xuất và kinh doanh không chính thức. Vì vậy, luật lao động và những quy định cấm hàng hóa từ những nơi có sử dụng LĐTE chỉ ảnh hưởng đến một số công ty và tập đoàn lớn.

Ở Việt Nam, báo chí vừa rộ lên về chuyện LĐTE bị buộc làm việc hơn 12 giờ một ngày trong điều kiện tồi tệ. Đây là điều tất yếu khi năm 2007 - 2008 bộc phát tình trạng học sinh nông thôn ồ ạt bỏ học lên các thành phố làm việc. Cần lưu ý rằng hiện nay chính là lúc LĐTE trở thành vấn nạn nặng nề và sẽ tiếp diễn trầm trọng hơn, do tình hình kinh tế khủng hoảng sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến các gia đình nghèo và nông dân, buộc các em phải nghỉ học mưu sinh nhiều hơn, và do các chủ lao động ưa thích mướn LĐTE để có lợi thế giá rẻ. Người nghèo và trẻ em đang trở thành dễ bị thương tổn hơn bao giờ hết trong tình hình hiện nay.

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu để có những chính sách, pháp luật bảo vệ trẻ em thích hợp nhất là bảo vệ trẻ em tham gia lao động là rất cần thiết. Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, các nhà đầu tư vào Việt Nam ngày một

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023