Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Lao Động Trẻ Em Trong Điều Kiện Hội Nhập Quốc Tế

Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ‌


3.1. Mục tiêu, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề lao động trẻ em

Nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, ngay từ khi giành chính quyền, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi bóc lột, lạm dụng sức lao động, đặc biệt Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 13/6/1994 và Bộ luật sửa đổi, bổ sung đã kế thừa, tổng hợp và phát huy các văn bản pháp luật trước đó, đồng thời đã đưa ra các quy định mới đối với lao động chưa thành niên như: Nghiêm cấm việc lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên vào làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... nhằm bảo vệ và tạo điều cho các em phát triển về thể lực và trí lực, học tập nâng cao trình độ; thời gian làm việc của lao động chưa thành niên tối đa không quá 7 giờ một ngày và chỉ phải làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào làm những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.

Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2010 cũng đã được xây dựng và thực hiện, trong đó bốn lĩnh vực chủ yếu được quan tâm trong chương trình hành động quốc gia vì trẻ em là: tăng cường sức khoẻ, dinh dưỡng tuổi thơ; giáo dục cơ sở có chất lượng; bảo vệ trẻ em khỏi lạm dụng, bạo lực, bóc lột và hiểm hoạ HIV/AIDS; đẩy mạnh sinh hoạt văn hoá, thể thao, xây dựng đời sống tinh thần vui tươi, lành mạnh.

Liên quan đến lĩnh vực tăng cường sức khoẻ, dinh dưỡng tuổi thơ, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em khẳng định: “ đảm bảo mọi tuổi thơ đều có sức

khoẻ tốt bằng việc được hưởng các dịch vụ sức khoẻ cơ bản, chất lượng cao, được cung cấp và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chăm sóc thích hợp về dinh dưỡng… đảm bảo mọi trẻ em được sử dụng nước sạch”.

Về giáo dục, cần “đảm bảo mọi trẻ em được giáo dục những kiến thức văn hoá cơ bản, có kiến thức về cuộc sống, xã hội, có phương pháp, kỹ năng thực hành và có ý thức đạo đức công dân tốt. Từ đó các em có thể tham gia một cách tích cực, năng động, đầy đủ với tư cách là những lao động và những công dân có ích cho xã hội. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, không để trẻ em nào bị mù chữ, đồng thời phổ cập trung học cơ sở trên toàn quốc vào năm 2010; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và thực hành”.

Để trẻ em khỏi bị lạm dụng, bạo lực, bóc lột và hiểm hoạ của HIV/AIDS, cần “đảm bảo tối đa số trẻ em được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối sử, bị ngược đãi, bị bóc lột, bị xâm hại và trẻ em được phòng ngừa, bảo vệ trong các tình huống đặc biệt. Nâng số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ, giúp đỡ để phòng ngừa các nguy cơ bạo lực, bị xâm hại và các hình thức buôn bán trẻ em tồi tệ nhất; hạn chế mức thấp nhất tai nạn, thương tích ở trẻ em, tiến tới xây dựng một chiến lược quốc gia về an toàn cho trẻ em”.

Về văn hoá vui chơi cho trẻ em, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em nhấn mạnh: “tạo mọi điều kiện để trẻ em được phát triển trí, đức, thể, mỹ thông qua việc tiếp cận hàng ngày đối với các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức văn hoá, thể thao và sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động của đội thiếu niên tiền phong, Sao nhi đồng, các câu lạc bộ trẻ em ; hỗ trợ cộng đồng sử dụng các nguồn lực của mình để tổ chức vui chơi cho trẻ em , thông qua đó thúc đẩy sự phát triển nhận thức, tình cảm và xã hội của trẻ em”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Chương trình hành động năm 2001-2010 được xây dựng trên cơ sở:

Tổng kết đánh giá những tiến bộ, tồn tại, thách thức và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em năm 1991 - 2000, đồng thời tham khảo bản dự thảo tuyên bố Chương trình hành động của khoá họp đặc biệt của Liên hợp quốc về trẻ em giai đoạn 2001-2010.

Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 12

Đường lối, chiến lược phát triển của Đảng trong 10 năm tới, gắn với xem xét các nhu cầu, quyền trẻ em và tốc độ tiến bộ bình quân của 10 năm qua để đưa ra các mục tiêu và tỷ lệ cần phấn đấu.

Có sự tham gia, đóng góp ý kiến của diễn đàn trẻ em ở cấp khu vực và cấp quốc gia về mục tiêu, biện pháp, về vai trò của trẻ em đối với việc thực hiện Chương trình vì trẻ em giai đoạn tới. Đó là những yếu tố rất quan trọng để tạo ra sự chuyển biến nhận thức và hành động của xã hội đối với trẻ em.

Mục tiêu tổng quát của chương trình là: “Tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em Việt Nam có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”.

Mục tiêu tổng quát trên bao hàm nhiều nội dung, trong đó nêu cao những tư tưởng như: các nỗ lực phát triển phải đặt quyền lợi của trẻ em lên hàng đầu, chăm lo quyền lơị cơ bản của trẻ em , đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ em; ngăn chặn sự xâm hại và bóc lột trẻ em , phòng chống HIV/AIDS; trẻ em được tôn trọng, lắng nghe ý kiến và bảo vệ môi trường lành mạnh cho các em.

Đồng thời, để đảm bảo thực hiện và thi hành pháp luật một cách có hiệu quả, bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp trừng phạt. Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Công ước số 182 của Tổ chức Lao động quốc tế về xoá bỏ ngay các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện công ước 182 nhằm mục tiêu:

Xoá bỏ ngay lập tức những loại hình lao động trẻ em tồi tệ nhất.


Tiến hành kiểm tra và thanh tra thường xuyên để đảm bảo Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện Công ước 182 được thực hiện.

Ngăn chặn việc sử dụng trẻ em ở các khu vực mà điều kiện làm việc ở đó có thể độc hại đến sức khoẻ và sự phát triển bình thường ở trẻ.

Đảm bảo thực hiện và thi hành pháp luật một cách có hiệu quả, bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Để đạt được mục tiêu này, Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện Công ước 182 nhằm vào đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi phải làm các công việc sau đây:

Mọi hình thức nô lệ hay tương tự nô lệ như buôn bán và vận chuyển trẻ em , gán nợ và lao động nô lệ, lao động cưỡng bức trong đó có tuyển mộ cưỡng bức trẻ em tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang;

Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào các hoạt động mại dâm, sản xuất các sản phẩm phim ảnh khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm;

Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt vào mục đích sản xuất và vận chuyển chất ma tuý được nêu tại các hiệp định quốc tế;

Những công việc mà tính chất hoặc các điều kiện của nó có thể xâm hại đến sức khoẻ, an toàn và đạo đức của trẻ em .

Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện Công ước 182 cũng nhấn mạnh vai trò của việc phối hợp và trách nhiệm giữa các cơ quan ban ngành như Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (ngày 8.8.2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1001/QĐ-TTg thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc giải thể Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, chuyển các chức năng của Uỷ ban này sang các bộ có liên quan thực hiện. Theo đó, chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân số và chuyển nguyên trạng về tổ chức, biên chế cán bộ, công chức,

viên chức làm công tác dân số thuộc UBDSGĐ&TE sang Bộ Y tế, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội...), Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá- Thông tin (ngày 31/7/2007, Quốc hội khóa 12 ra Nghị quyết quyết định thành lập Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục Thể thao, Tổng cục Du lịch và mảng văn hóa của Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tổ chức xã hội khác như Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân Việt Nam … trong tổ chức thực hiện.

Ngày 12/2/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 19/2004/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010.

Quyết định 19/TTg được ban hành nhằm vào những mục tiêu tổng quát như

sau:


Nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về công tác bảo vệ trẻ em;

Ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản vào năm 2010 số lượng trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, tạo điều kiện để những trẻ em này được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Có thể nói, vấn đề lao động trẻ em đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm

ngay từ khi mới giành được chính quyền, điều đó được thể hiện qua việc ban hành một loạt các văn bản về lao động trẻ em. Sắc lệnh số 29/SL ban hành ngày 12/3/1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy định các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ không được mướn trẻ em dưới 12 tuổi vào làm việc, Nhà nước nghiêm cấm trẻ em trai dưới 15 tuổi làm những công việc dưới hầm mỏ hoặc công việc độc hại, nguy hiểm mà nhà nước đã quy định, không được sử dụng trẻ em làm ca đêm, thời gian

nghỉ giữa ca làm việc của lao động dưới 18 tuổi ít nhất là 11 giờ liên tiếp. Những quy định này tuy còn sơ khai nhưng hết sức quan trọng, nó góp phần bảo vệ trẻ em và là cơ sở để hoàn thiện các quy định về lĩnh vực lao động trẻ em sau này.

Trong những năm của thời kỳ đổi mới, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật về lao động trẻ em. Đặc biệt Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 13/6/1994 đã kế thừa, tổng hợp và phát huy các văn bản pháp luật trước đó, đồng thời đã đưa ra các quy định mới đối với lao động chưa thành niên như: nghiêm cấm việc lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên vào làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... nhằm bảo vệ và tạo điều cho các em phát triển về thể lực và trí lực, học tập nâng cao trình độ; thời gian làm việc của lao động chưa thành niên tối đa không quá 7 giờ một ngày và chỉ phải làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào làm những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực,trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động. Những văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ Luật Lao động đã được ban hành tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ cho việc bảo vệ lao động chưa thành niên và lao động trẻ em ở nước ta.

3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế và chấm dứt tình trạng trẻ em phải làm việc nặng nhọc trong môi trường độc hại, nguy hiểm ở Việt Nam‌

Để ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng trẻ em lao động nặng nhọc, độc hại, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp sau:

3.2.1. Hoàn thiện chớnh sỏch, phỏp luật về LĐTE


Lao động trẻ em vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của sự đói nghèo. Đó là một vòng luẩn quẩn. Muốn phá vỡ vòng luẩn quẩn ấy chỉ còn một cách duy nhất là xoá bỏ lao động trẻ em. Do đó mục tiêu chính lâu dài của chúng ta là xóa bỏ một cách có hiệu quả toàn bộ hình thức lao động trẻ em.

Tuy nhiên, mục tiêu này không thể giải quyết ngay lập tức được, nên từng giai đoạn phải đặt ra mục tiêu cụ thể. Trước hết là hãy bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc lột về kinh tế và khỏi bất kỳ công việc gì độc hại, nguy hiểm hoặc gây cản trở đến sự giáo dục hoặc có hại tới sức khoẻ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể lực, trí lực, đạo đức, tinh thần hoặc xã hội của trẻ em. Phải đạt cho bằng được chỉ tiêu số lượng trẻ được đi học ở từng lứa tuổi, đặc biệt là ở cấp tiểu học và trung học cơ sở.

Chính sách quốc gia phải tiến tới xóa bỏ tất cả lao động trẻ em ở các khu vực kinh tế, kể cả khu vực phi kết cấu, ở mọi địa bàn dân cư, kể cả vùng dân tộc, vùng xa xôi hẻo lánh. Đặc biệt lao động trẻ em ở lứa tuổi đi học mà pháp luật giáo dục quy định là bắt buộc.

Để đạt được các mục tiêu trên, cần thiết phải hoàn thiện pháp luật, chính sách về lao động trẻ em trên các khía cạnh:

3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách nhằm ngăn ngừa LĐTE


Tăng cường chính sách kinh tế để hỗ trợ thúc đẩy phát triển cho những người nghèo. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn ở mức phát triển thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, mà đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ em phải lao động sớm. Do đó, chỉ có cải thiện chính sách kinh tế đối với người nghèo để họ có thể tự vươn lên trong cuộc sống, đảm bảo cuộc sống của chính họ và gia đình họ thì mới giải quyết tận gốc rễ vấn đề trẻ em phải lao động sớm để kiếm sống.

Bổ sung chính sách trợ giúp cho trẻ em những gia đình quá nghèo. ở các nước công nghiệp phát triển, họ đã xây dựng hệ thống chính sách trợ cấp xã hội, cung cấp cho các em nghèo phải lao động để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của mình và gia đình. Việt Nam, do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, nhưng chúng ta vẫn có thể thực hiện được chính sách trợ giúp đối với trẻ em trong các gia đình quá nghèo hoặc tổ chức những dịch vụ y tế và giáo dục cộng đồng giá rẻ. Chính sách trợ giúp này, phần nào cũng làm giảm đi tỷ lệ lao động trẻ em.

Cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở vì hiện nay Luật phố cập giáo dục tiểu học mới chỉ bao trùm được số trẻ

em đến 11 tuổi, những lứa tuổi sau đó còn thả nổi. Việc đề ra những chính sách đúng đắn, hợp lý và công bằng về giáo dục đối với tất cả mọi trẻ em là những nhân tố quan trọng không những để đạt được công bằng xã hội mà còn có hiệu lực nhằm hạn chế tận gốc vấn đề lao động trẻ em. Nội dung chính của chính sách này là giáo dục công cộng, miễn phí và bắt buộc. Những trẻ em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn sau khi thôi học văn hoá bắt buộc, Nhà nước cần có chính sách thích hợp để các em tiếp tục được học nghề.

3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ trẻ em lao động


Xây dựng chính sách khuyến khích cung cấp dịch vụ bảo vệ và phục hồi. Trong lúc chưa có điều kiện đưa lao động trẻ em ra khỏi chỗ làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cần có những chính sách đặc biệt để giảm thiểu các tác động xấu, độc hại cho các em như cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục cơ bản. Những ảnh hưởng về sức khoẻ có thể được giảm bớt thông qua việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên hoặc định kỳ và hỗ trợ để tăng cường sức khoẻ... Trong trường hợp do phải lao động mà thiếu thời gian đến trường học chính quy thì có thể giải quyết thông qua việc tổ chức các lớp học không chính quy vào các buổi tối hoặc thời gian thích hợp. Cũng có thể cung cấp các dịch vụ khác như dịch vụ cung cấp dinh dưỡng, cung cấp chỗ ăn chỗ ở không mất tiền đối với các đối tượng có nhu cầu.

Những hoạt động dạng này nhằm bù đắp những thiếu hụt của lao động trẻ em và là chiến lược gắn với giai đoạn chuyển tiếp để tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em. Do đó Nhà nước cần có cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích các hoạt động dịch vụ này.

3.2.1.3. Hệ thống pháp luật về LĐTE cần thống nhất khái niệm, phân loại trẻ em làm việc với lao động trẻ em phù hợp

Lao động trẻ em ở Việt Nam có thể coi là vấn đề mới và chỉ từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường thì nó mới trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Như phần trước đã phân tích, hiện nay Việt Nam chưa có một khái niệm thống nhất về lao động trẻ em cũng như chưa có sự phân loại rõ ràng.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí