Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 13

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì khái niệm về lao động trẻ em mang tính bóc lột khi: Công việc trọn thời gian, làm việc ở một tuổi quá sớm; phải làm việc quá nhiều giờ; công việc gây ra những căng thẳng thái quá về mặt thể chất, xã hội hay tâm lý; lao động và sống ngoài đường trong những điều kiện xấu; không được trả công đầy đủ; phải chịu trách nhiệm quá nhiều; công việc làm cản trở việc học hành; công việc làm hạ thấp nhân phẩm và lòng tự trọng của trẻ em, như làm nô lệ hay lao động cầm cố và bóc lột tình dục; công việc có hại đến việc phát triển toàn diện về mặt xã hội và tâm lý.

Tại Việt Nam các công việc của trẻ em thường làm có thể phân thành 3 loại: trẻ em làm các công việc giúp đỡ cha mẹ hoặc làm việc theo sự phân công của cha mẹ (thường gọi là trẻ em lao động); trẻ em lanh thang tự kiếm sống như đánh giầy, bán báo, bới rác... (không có quan hệ lao động); trẻ em đi làm thuê cho các chủ sử dụng lao động (có quan hệ lao động).

Như vậy, có thể thấy chỉ có các hoạt động lao động thuộc loại công việc thứ 3 ở trên mới là quan hệ lao động và thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật Lao động. Loại hình công việc này có thể được phân thành các nhóm công việc sau: Nhóm 1, điều kiện làm việc nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ em: Lao động trong các mỏ đào đãi sa khoáng; phụ thợ nề xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng...; Nhóm 2, điều kiện làm việc không phù hợp với thần kinh tâm lý của trẻ em, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bình thường của trẻ: Rửa bát, bưng bê, phục vụ bàn trong các nhà hàng, khách sạn; bán hàng thuê; Nhóm 3, điều kiện làm việc không nguy hiểm, công việc không nặng nhọc. Tuy nhiên thời gian làm việc thường kéo dài ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu: Làm các nghề như may da, đóng giầy, dệt thảm, dệt chiếu, thủ công mỹ nghệ...; chế biến lương thực thực phẩm, thuỷ sản...; Nhóm 4, điều kiện làm việc nhẹ nhàng, công việc không nguy hiểm, công việc phù hợp với khả năng của trẻ em: Biểu diễn hát, múa, xiếc; đóng phim...

Căn cứ vào khái niệm của tổ chức nhi đồng liên hợp quốc và căn cứ vào các loại công việc cụ thể đã trình bày ở trên, chúng ta thấy những công việc trong nhóm 1, nhóm 2 cần cương quyết loại bỏ. Đối với các loại công việc ở nhóm 3 có thể cho

phép trẻ em từ 12 tuổi trở lên tham gia nhưng cần có sự quản lý chặt chẽ; những loại công việc ở nhóm 4 là hoàn toàn phù hợp với trẻ em, cần cho trẻ tham gia nhằm duy trì và phát triển tài năng của các em.


3.2.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề LĐTE

3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật


Tổ chức tuyên truyền giáo dục thường xuyên và các chiến dịch truyền thông rộng khắp trong cả nước cũng như các vùng trọng điểm, các nhóm đối tượng trọng điểm nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi cấp, mọi ngành, cộng đồng và mọi gia đình đối với công tác bảo vệ trẻ em.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Công tác tuyên truyền cần đi sâu tuyên truyền về quyền trẻ em, lên án các bậc cha mẹ, những người lớn lợi dụng lao động trẻ em, các bậc cha mẹ cho con đi lang thang...

Công tác tuyên truyền cần được tiến hành thường xuyên, liên tục trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng: truyền thanh, truyền hình, báo chí, cổ động, văn hóa nghệ thuật...

Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 13

Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền đến mọi người dân để họ có thể hiểu được các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến lao động trẻ em. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền về vấn đề trẻ em cũng cần thận trọng, tránh tác động phụ, ảnh hưởng không tốt đén trẻ em. Quyền lợi cũng như nhân phẩm của các em phải được đặt lên hàng đầu.

3.2.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em

Để có thể tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến lao động trẻ em thì lực lượng Thanh tra nhà nước nói chung và Thanh tra Lao động - Xã hội núi riờng phải đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.

Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật có liên quan đến lao động trẻ em ở các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hiện tượng lạm dụng sức lao động trẻ em. Hoàn thiện các cơ chế thanh tra, kiểm tra phối hợp liên ngành ở các địa phương để xoá bỏ các cơ sở đào đãi sa khoáng bất hợp pháp có sử dụng lao động trẻ em, triệt phá các nhà hàng, khách sạn có hiện tượng lạm dụng tình dục tẻ em.

Song song với những biện pháp trên, cần phải có quy định về chế tài để xử lý các trường hợp vi phạm lao động trẻ em, tăng mức xử phạt cả về lĩnh vực hành chính và hình sự nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các vi phạm về sử dụng trẻ em làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tập trung vào công tác thanh tra tình hình trẻ em lao động ở thành phần kinh tế tư nhân, cá thể..

Việc thanh tra tình hình lao động trẻ em trên thế giới hiện nay cũng như ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn đó là việc sử dụng lao động trẻ em thường xảy ra ở trong khu vực kinh tế tư nhân, cá thể, mà đây là khu vực mà rất khó quản lý. Hiện nay, thanh tra lao động chỉ thực hiện thanh tra hoặc giám sát đối với những đơn vị sản xuất kinh doanh có đăng ký chính thức, mà những đơn vị này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các đơn vị sản xuất kinh doanh toàn quốc, và những đơn vị này thì chỉ sử dụng rất ít lao động trẻ em. Chính vì vậy, muốn kiểm soát và tiến tới ngăn chặn tình trạng lao động trẻ em thì cần tập trung vào việc thanh kiểm tra tình hình sử dụng lao động trẻ em trong các cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế tư nhân, cá thể.

Để có thể nắm bắt được tình hình lao động trẻ em làm việc trong thành phần kinh tế tư nhân, cá thể cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức thanh tra và các cấp chính quyền địa phương, ngành công an, hội phụ nữ các cấp.

3.2.3. Giải phỏp về chớnh sỏch xó hội


3.2.3.1. Cần tổ chức các hoạt động cộng đồng hoặc các hình thức tổ chức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Tập trung vào đối tượng là lao động trẻ em thông qua các mô hình chăm sóc hay tư vấn cho các em. Cần thiết phải có quỹ hỗ trợ để gia đình nghèo có thể được vay vốn, tổ chức lao động phù hợp và bổ ích tạo thu nhập ngay tại cộng đồng.

Các chương trình kinh tế - xã hội của địa phương phải ưu tiên trước hết cho các gia đình có trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đối với những vùng có tiềm năng chăn nuôi gia súc, cần hỗ trợ vốn để gia đình nghèo có thể mua các loại gia súc về để chăn nuôi tăng thêm thu nhập. Đối với những vùng khác có thể hỗ trợ vốn tín dụng quay vòng cho các gia đình nghèo vay vốn phát triển kinh tế gia đình ...

3.2.3.2. Xã hội hóa công tác bảo vệ trẻ em


Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác bảo vệ trẻ em. Xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ trẻ em. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội. Khuyến khích thiết lập các mạng lưới và hoạt động liên kết, hợp tác giữa cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan chuyên trách về trẻ em, cơ quan truyền thông, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, gia đình, các đơn vị kinh tế và các cá nhân có lòng hảo tâm.

Việc xã hội hoá công tác bảo vệ trẻ em bao gồm một hệ thống các hoạt động như cải thiện sự hiểu biết của trẻ em về những công việc nguy hiểm, gia tăng sự hiểu biết của các bậc cha mẹ về sự mất mát vốn con người có thể có khi con em họ đi làm, và thay đổi hướng tập trung của các nhà làm luật. cải thiện sự hiểu biết về vấn đề LĐTE sẽ dẫn đến sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và chính phủ để gia tăng áp lực lên các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, gia tăng áp lực sẽ không giải

quyết được vấn đề nếu những nguồn thu nhập khác được tạo ra cho các gia đình bị ảnh hưởng. Tương tự như trên, gia tăng sự hiểu biết tại các quốc gia phát triển có thể dẫn đến những hành động chống lại LĐTE mà không chú ý đến hậu quả của những hành động này.

3.2.3.3. Hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm, kinh phí và kỹ thuật trong việc ngăn ngừa, bảo vệ và giúp đỡ lao động trẻ em

Những tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức độ quan tâm của cộng đồng cũng như việc bảo vệ trẻ em. Sự độc lập của các tổ chức này cho phép họ có thể can thiệp vào vấn đề lạm dụng lao động trẻ em mà không chịu áp lực chính trị.

3.2.3.4. Tăng cường sự tham gia của tổ chức công đoàn vào giải quyết vấn đề lao động trẻ em

Công đoàn là tổ chức tin cậy để giải quyết vấn đề lao động trẻ em. Công đoàn có thể giám sát các điều kiện làm việc của trẻ em và tố cáo sự lạm dụng lao động trẻ em; thông tin cho người lao động những kiến thức quan trọng, bảo vệ người lao động đấu tranh chống lại việc làm nặng nhọc, độc hại, nguy hiẻm đối với trẻ em và ngăn không cho các em tham gia sớm vào thị trường lao động.

Là một tổ chức chính trị- xã hội có uy tín lớn, Công đoàn có vai trò quan trọng không chỉ trong thương lượng tập thể ngay tại nơi làm việc mà còn huy động trợ giúp để xoá bỏ vấn đề lao động trẻ em cũng như vận động thay đổi chính sách đối với chính quyền.

3.2.3.5. Đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo


Như chúng ta đã thấy, nghèo đói và không công bằng là nhân tố xô đẩy trẻ em đến với các công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Chính vì thế, việc xoá đói, giảm nghèo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình nghèo thoát khỏi hố sâu của sự bất lực và đó là yếu tố cơ bản cần thiết để mang lại những thay đổi lâu dài đối với vấn đề lao động trẻ em.

Nghèo đói tràn lan chính là nguyên nhân của LĐTE ở các quốc gia phát triển. Trong các hộ gia đình nghèo, trẻ em có thể đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập gia đình, và điều này có nghĩa là bởi vì những hộ gia đình đó chi tiêu một phần thu nhập vào thực phẩm, thu nhập từ LĐTE có thể rất quan trọng đối với sự tồn tại của gia đình. Những chương trình cải thiện thu nhập của LĐTE, hay cải cách những khiếm khuyết của thị trường vốn hoặc cung cấp lưới an sinh xã hội rất thích hợp trong trường hợp này. Việc giảm nghèo là cách tiếp cận có tính dài hạn và rất hiệu quả. Nhưng đây là một quá trình lâu dài, do vậy, khi thành công, sẽ có khuynh hướng gia tăng cách biệt thu nhập của những người nghèo một cách không công bằng, vì thế gây ra những lỗ hổng cho sự xuất hiện trở lại của LĐTE.

3.2.3.6. Giáo dục trẻ em


Các giải pháp hướng đến việc gia tăng sự tham gia vào các lớp học tiểu học cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ, đặc biệt nếu được lồng vào các chiến lược xóa đói, giảm nghèo. Những giải pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nguồn nhân lực với những lợi ích thiết thực cho cả cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, tác động đối với vấn đề LĐTE lại phụ thuộc vào bản chất của các giải pháp này. Có 3 cách tiếp cận: phổ cập giáo dục tiểu học, tạo điều kiện vừa đi làm việc vừa đi học, và giảm học phí. Cách tiếp cận thứ nhất có thể không giảm được trẻ em lao động nhiều nếu áp lực buộc trẻ phải rời bỏ công việc lớn và hiệu lực bắt buộc thấp. Bắt buộc mạnh có thể giảm trẻ em lao động nhưng sẽ tạo ra gánh nặng cho những gia đình nghèo phụ thuộc nhiều vào nguồn thu nhập từ lao động của trẻ. Phổ cập giáo dục là một cách chống đỡ quan trọng đối với vấn đề nô lệ trẻ em và những hình thức bóc lột trẻ em khác, khi bắt trẻ em phải bỏ việc để học hành. Tuy nhiên sẽ có rủi ro là quá tải trẻ em làm việc trong những giờ không đi học. cách tiếp cận thứ hai có lẽ là chọn lựa tốt và thích hợp cho khu vực nông thôn nếu thời gian biểu không cản trở những ngày cao điểm vụ mùa. Nguyên tắc này đã được áp dụng rất thành công tại Ấn Độ và Việt Nam. Cách tiếp cận thứ ba cung cấp động lực cho các gia đình hướng trẻ em vào việc học. cách thức này có thể dùng các phương pháp như học

bổng, tài liệu học tập, hay dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ… để cho các đứa bé gái có thể đến trường… Vấn đề của cách thức này là chi phí và sự duy trì.

3.2.4. Cần xóa bỏ các hình thức lạm dụng LĐTE thông qua các giải pháp “phi luật pháp”

Bên cạnh các giải pháp về pháp luật, các cơ chế chủ yếu để giải quyết vấn đề LĐTE bao gồm các giải pháp có liên quan đến thương mại. Đó là việc vận động người tiêu dùng phản đối việc các doanh nghiệp sử dụng LĐTE để sản xuất hàng hoá. Người tiêu dùng có thể không mua sản phẩm của các doanh nghiệp có sử dụng LĐTE thông qua nhãn mác hay tem xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền lên sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Những giải pháp này không hoàn toàn loại trừ lẫn nhau và được áp dụng theo nhiều cách trong các chiến lược xóa bỏ LĐTE nhằm phát huy hiệu quả tích cực và hạn chế những tiêu cực để đạt đến mục tiêu là xóa bỏ LĐTE.‌

3.3. Một số biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện giải pháp


3.3.1. Đối với các địa phương có ngành nghề truyền thống

- Tổ chức tuyên truyền về Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục; vận động các gia đình dành thời gian thích đáng cho con em học tập. Phối hợp với các đoàn thể, nhà trường có những việc làm thiết thực hỗ trợ cho các gia đình đặc biệt khó khăn để con họ không phải bỏ học, các cháu ở nơi khác đến học nghề nhưng chưa học hết tiểu học tổ chức các lớp học bổ túc.

- Phối hợp với cơ quan lao động của các quận, huyện để xây dựng một số quy định chung nhất về dạy nghề, học nghề, về quản lý lao động của trẻ em phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề truyền thống của địa phương mình.

- Tổ chức, quản lý nắm chắc số trẻ em đang học nghề và lao động trên địa bàn. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình sử dụng LĐTE lên cơ quan lao động.

3.3.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, trẻ em cấp quận, huyện; cấp tỉnh, thành phố

- Coi trọng trách nhiệm nắm tình hình và quản lý vấn đề LĐTE, xác định đây là một trong những nội dung về quản lý lao động nói chung trên địa bàn thành phố. Có bộ phận trực tiếp theo dõi vấn đề lao động vị thành niên và LĐTE để có thể định kỳ báo cáo và tham mưu đề xuất với lãnh đạo thành phố về các chính sách, chế độ có liên quan đến trẻ em.

- Phổ biến và hướng dẫn cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh hiểu các quy định của pháp luật về LĐTE.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý những trường hợp cố ý vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa việc lạm dụng sức lao động của trẻ em hoặc núp dưới danh nghĩa học nghề để bóc lột sức lao động của trẻ em.‌

3.3.3. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố


- Đối với các khu vực có ngành nghề truyền thống cần được bảo tồn và phát triển, chính quyền cấp tỉnh, thành phố có chính sách và biện pháp tổ chức để giúp cho việc truyền nghề và học nghề đi đúng hướng, có chất lượng.

- Có chủ trương dành một phần vốn vay hỗ trợ việc làm để cho các gia đình gặp khó khăn về đời sống mà con em họ có nguy cơ phải nghỉ học để kiếm sống, được vay, nhằm tạo thêm việc làm, giảm bớt khó khăn về kinh tế để các em có thể tiếp tục đi học.

3.3.4. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


- Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có quy định danh mục nghề độc hại, nguy hiểm cũng như quy định về thời gian lao động và độ tuổi trẻ em được tham gia vào các danh mục nghề cụ thể, tuy nhiên quy định về loại hình lao động nặng nhọc đối với trẻ em chưa rõ. Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu và có quy định cụ thể về các loại hình lao động, mức độ nặng nhọc đối với trẻ em tham gia lao động.

- Có một cuộc điều tra, khảo sát tổng thể tình hình trẻ em lao động và sử dụng LĐTE.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023