Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Liên Kết Khu Vực

2.1. Tác động tích cực

Nguồn vốn FDI tiếp nhận đã đem lại cho nước sở tại những lợi ích:

Trước hết, FDI bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển, củng cố sức mạnh đồng bản tệ và thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính trong nước.

Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, các nước đang phát triển đều bị thiếu vốn đầu tư do tích luỹ nội bộ thấp hoặc không có tích luỹ nên rất cần nguồn vốn từ bên ngoài bổ sung cho đầu tư phát triển. Loại hình FDI không qui định mức vốn đầu tư tối đa mà chỉ qui định mức tối thiẻu, do vậy cho phép các nước sở tại khai thác được nguồn vốn bên ngoài, làm tăng thêm nguồn lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nguồn vốn FDI có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội và thường là vốn đầu tư dài hạn, do các nhà ĐTNN “tự làm, tự chịu”, nên có hiệu quả để tăng trưởng kinh tế bền vững. Hơn nữa, nhờ dòng ngoại tệ và các nguồn lực từ ngoài đưa vào, cũng như nhờ sự gia tăng sản xuất hàng hoá dịch vụ trong nước khi triển khai các dự án FDI…tất cả, đã tạo cơ sở vật chất kinh tế để củng cố sức mạng của dòng bản tệ

Cùng với việc bổ sung thêm nguồn vốn, FDI còn có tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường tài chính nước nhận đầu tư, thể hiện qua nhu cầu tăng huy động và tạo điều kiện thúc đẩy từ từ nguồn vốn nội địa, cũng như thúc đẩy và trợ giúp sự hình thành các thể chế tài chính như hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán…Một nghiên cứu tổng hợp ở 158 nước đang phát triển thời kỳ 1978 – 1995 (mẫu nghiên cứu bao gồm hầu hết là các nước châu Mỹ – La tinh, châu á và một số nước châu Phi), được thực hiện bởi Bosworth và Collins cho thấy tác động của ĐTNN đối với đầu tư nội địa như sau: Trong khi tỷ lệ tác động của FDI đối với đầu tư nội địa là 1:1 thì tác động của đầu tư gián tiếp tới đầu tư nội địa lại không rõ ràng (tác động này là nhỏ hoặc hầu như không có tác động). Tác động của tín dụng ngân hàng tới đầu tư nội địa lại nằm ở khoảng giữa của những tác động của FDI và đầu tư gián tiếp tới đầu tư nội địa

Có quan điểm cho rằng, với tỷ lệ vốn nội địa cao trong hình thức đầu tư doanh nghiệp liên doanh thì FDI là hình thức thu hút vốn nước ngoài hay để nước ngoài thu hút vốn nội địa? Nừu nhìn vấn đề rộng hơn, khi xem xét hiệu ứng FDI đối với

cán cân thanh toán thì chính tỷ lệ cao của vốn nội địa đã làm giảm những nguy cơ mất thăng bằng cán cân thanh toán trong tương lai. Tác động FDI ở đây không chỉ thể hiện ở mức huy động vốn nội địa, mà điều cơ bản rất cần thiết đối với các nước đang phát triển là những kích thích tạo lập một thị trường vốn năng động là yếu tố không chỉ cần thiết cho FDI, mà cho chính các nhà đầu tư trong nước

Thứ hai, FDI là yếu tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong sản xuất ở các nước đang phát triển, FDI đóng vai trò quan trọng, là một trong các đầu tầu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tại các nước này, các chi nhánh công ty nước ngoài đã sản xuất tới 78% giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo của Philippines, 62,9% của Singapore, 43,4% của Columbia, 39,8% của Malaysia, 35,9% của Vênêxuêla, 32% của Braxin, 29,8 % của Mêhicô, 294% của Achentina, 27% của Indonesia, nói chung đối với phần lớn các nước, tỷ lệ này khoảng 1/3.

Bằng sự chuyển giao những công nghệ và lĩnh vực sản xuất đã mất tính cạnh tranh ở chính quốc, nhưng còn là mới và khá hiện đại ở nước nhận đầu tư, FDI góp phần cait thiện cơ cấu kinh tế nước nhận đầu tư theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quốc tế hoá. Mặc dù tỉ trọng của FDI trong tổng vốn đầu tư ở một số nước có thể không cao, nhưng nó thường chiếm tỉ trọng lớn trong đầu tư tài sản cố định trong một số ngành của nền kinh tế. ở những nền kinh tế mới công nghiệp hoá, đầu tư của TNCs tập trung vào lĩnh vực chế tạo. Ví dụ ở Singapore các công ty nước ngoài chiếm 66 – 75% số tư bản đầu tư vào công nghiệp chế tạo trong khoảng thời gian 1977 – 1981; ở Thailand năm 1988 FDI vào nông nghiệp, khai thác dầu mỏ, thăm dò dầu khí chiếm 12,2 % còn gần 90% tập trung vào công nghiệp. Điều này cũng giảI thích tại sao FDI đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất xuất khẩu sản phẩm công nghiệp ở TháI Lan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Thứ ba, FDI đóng góp vào phát triển xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán trong ngắn hạn.

Những tỷ lệ mà FDI đóng góp vào việc phát triển xuất khẩu cũng khá lớn đối với nhiều nước, như đối với Singapore tỷ lệ đó là 72,1%, Baraxin 37,2%, Mehico

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á, thực trạng và giải pháp - 5

32,1%, Đài Loan 25,6%, Hàn Quốc 24,6%, Achentina 24,9%, Thái Lan 22,7%,

Hồng Kông 16,5%, Columbia 14,4%.

Nếu xét FDI trong mối quan hệ với các nguồn vốn nước ngoài khác như tín dụng quốc tế, chứng khoán quốc tế, ODA…thì FDI cho phép các nước đang phát triển tránh được gánh nặng nợ nần, ít mạo hiểm, tăng cường được năng lực xuất khẩu thu ngoại tệ và do đó có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán trong thời gian trước mắt. Tuy nhiên về dài hạn, để phân tích FDI ảnh hưởng tới cán cân thanh toán như thế nào thì cần phải xem xét trong một thời kỳ nhất định với các thông số kiểm soát được. Dù xem xét dưới góc độ nào, các nhà kinh tế đều có một kết luận là sự gia tăng dòng FDI góp phần cải thiện rõ rệt cán cân thanh toán của các nước đang phát triển, và điều quan trọng hơn là FDI có hiệu ứng tích cực đối với toàn bộ hệ thống tài chính nước nhận đầu tư.

Thứ tư, FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài.

Ở các nước chậm và đang phát triển, do còn hạn chế về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục, khoa học cũng như thiếu ngoại tệ, nên công nghệ trong nước thường là công nghệ cổ truyền, lạc hậu, năng suất thấp. Phần lớn công nghệ mới, hiện đại có được ở các nước đang phát triển là công nghệ đưa từ ngoài vào bằng các con đường khác nhau:

Hoặc thông qua việc mua bằng sáng chế phát minh và cải tiến công nghệ nhập khẩu trở thành công nghệ phù hợp cho mình (như Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm). Con đường này giúp các nước tạo lập được nhiều nền tảng công nghệ riêng và giảm mức độ phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

Hoặc khi triển khai dự án đầu tư vào một nước, chủ ĐTNN không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền, mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu (còn gọi là công nghệ cứng) và vốn vô hình như công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường…(còn gọi là công nghệ mềm) cũng như đưa chuyên gia nước ngoài vào hoặc đào tạo các chuyên gia bản xứ về các lĩnh vực cần thiết phục vụ cho hoạt động của dự án. Điều này cho phép các nước nhận đầu tư không chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà còn nắm vững cả

kỹ năng và nguyên lý vận hành, sửa chữa, mô phỏng và phát triển nó, nhanh chóng tiếp cận được công nghệ hiện đại ngay cả khi nền tảng quốc gia chưa được tạo lập đầy đủ. Đối với các nước đang phát triển trình độ công nghệ lạc hậu, thấp kém thì FDI được coi là một phương tiện hữu hiệu để nhập công nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngoài. Đối với các nước phát triển thì FDI góp phần bổ sung và hoàn thiện công nghệ của mình. Thực tế cho thấy, kỹ thuật và cong nghệ nước ngoài đã giúp Malaysia từ chỗ là một nước có cơ cấu kinh tế lạc hậu, kỹ thuật thủ công phân tán, lực lượng sản xuất kém phát triển đến giữa những năm 80 đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về cao su, thứ hai thế giới về chất bán dẫn, thứ ba thế giới về máy điều hoà và nhiệt độ. Điểm cần nhấn mạnh rằng, bối cảnh quốc tế hoá tư bản đang diễn ra mạnh mẽ, phần lớn việc chuyển giao công nghệ quốc tế được thực hiện trong nội bộ TNCs, chứ không phải thông qua cấp bản quyền công nghệ cho các công ty độc lập trong nước. Chẳng hạn, ở Thái Lan năm 1982 có tới 80% tổng số hoạt động chuyển giao công nghệ là do các chi nhánh hoặc các xí nghiệp thành viên địa phương của các hãng nước ngoài thực hiện.

Đồng thời các việc chuyển giao công nghệ qua FDI của các TNCs đưa vào có vai trò to lớn trong việc kích thích các doanh nghiệp trong nước tự nang cao trình độ công nghệ và thông qua chuyển giao công nghệ tạo nhiều sản phẩm mới kiểu dáng đẹp, chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh của bản thân cả trên thị trường trong nước lẫn quốc tế.

Với hình thức doanh nghiệp liên doanh nước chủ nhà tham gia quản lý cùng các nhà ĐTNN nên có điều kiện tiếp cận và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài trong sản xuất kinh doanh, nâng dần kiến thức kinh doanh hiện đại của cán bộ và tay nghề của đội ngũ công nhân như: kinh nghiệm xây dựng và đánh giá dự án, kinh nghiệm tổ chức điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, kế toàn, quản lý công nghệ, nghiên cứu thị trường, nghệ thuật tiếp thị, thị trường quảng cáo, tổ chức mạng lưới dịch vụ…

Thứ năm, FDI góp phần phát triển phân công lao động trong nước và quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường cho nước tiếp nhận đầu tư.

Việc thu hút và quản lý FDI thích hợp sẽ cho phép nước chủ nhà:

- Sử dụng tối ưu hơn các yếu tố sản xuất nhờ chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế.

- Huy động nhiều hơn các nguồn tài nguyên (vật chất và nhân lực) nhàn rỗi.

- Nâng cấp các nguồn lực của nước chủ nhà.

Việc thu hút FDI cho phép nước tiếp nhận đầu tư tham gia rộng và sâu hơn vào phân công lao động quốc tế – nhất là khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới, và trong nước thông qua việc phát triển các doanh nghiệp vệ tinh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, bằng kinh nghiệm, công nghệ và vốn từ FDI sẽ cho phép các nước tiếp nhận FDI tận dụng và phát huy được các lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý và nguồn lao động…của mình. Đặc biệt nhờ kênh tiêu thụ có sẵn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhờ sự cảI thiện chất lượng và danh mục hàng hoá xuất khẩu sản lượng sản xuất trong nước với sự giúp đỡ và xúc tiến của FDI…nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện tiếp cận, mở mang thị trường quốc tế cũng như mở rộng ngay thị trường nội địa.

Thứ sáu, FDI góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo phương cách và tư duy lao động mới ở các nước đang phát triển.

Như đã nêu trên, thông qua FDI, mục tiêu đầu tư của các TNCs là thu lợi nhuận cao và tìm kiếm thị trường mới, củng cố chỗ đứng và duy trì thế cạnh tranh của công ty trên thị trường quốc tế. Các công ty này đặc biệt chú trọng đến việc tận dụng nguồn lực lao động rẻ sản xuất các hàng xuất khẩu ở các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua việc tạo ra các doanh nghiệp mới hoặc làm tăng qui mô của các doanh nghiệp hiện có, FDI đã tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng khá lớn người lao động, đặc biệt đối với nhiều nước đang phát triển – nơi có nguồn lao động dồi dào nhưng thiếu vốn để khai thác và sử dụng.

Song song với việc tạo thêm việc làm, FDI còn làm tăng thu nhập cho người lao động bởi tiền lương trả từ các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thường lớn hơn các doanh nghiệp trong nước, góp phần nâng mặt bằng tiền lương trong nước lên. Thông qua FDI, một bộ phận dân cư có thể có mức thu nhập cao và kéo theo đó là mức tiêu dùng và tiết kiệm cao, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, cũng như mở rộng hoạt động hợp tác đầu tư.

FDI còn đem lại những lợi ích về môi trường và xã hội. Thông thường, các nhà ĐTNN sẽ hoạt động dựa trên những chuẩn mực xã hội và môi trường cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh nội địa của họ. Mặc dù các nhà đầu tư quốc tế có thể không đem lại những chuẩn mực cao nhất nhưng họ sẽ có tác động khiến cho chuẩn mực mới cao hơn so với các chuẩn mực đang tồn tại. Theo thời gian, các chuẩn mực này sẽ được các công ty nội địa áp dụng và điều đó sẽ khiến cho các chuẩn mực xã hội và môi trường của các nước tiếp nhận đầu tư được nâng cao.

Tóm lại, FDI giữ vai trò to lớn và khá toàn diện đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước tiếp nhận đầu tư. Thực tiễn thời gian đã cho thấy nhiều ví dụ thuyết phục về các nước (điển hình là Trung Quốc và Indonesia) sau khi có chính sách mở cửa và luật ĐTNN, nền kinh tế đã như một người khổng lồ đang ngủ bừng tỉnh dậy, trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển và mức độ hiện đại hoá kinh tế nhanh.

2.2. Tác động tiêu cực

Đối với nước nhận đầu tư, FDI thực sự là nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh. Tuy nhiên, thu hút ngày càng nhiều FDI có thể đem lại một số hiệu ứng không mong muốn với các lợi ích .

Thứ nhất, do chủ đầu tư trực tiếp sở hữu và quản lý vốn và vì các mục tiêu của mình nên họ thường đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực nhiều khi không trùng khớp với mong muốn của nước sở tại, nếu không có những qui hoạch và cơ chế quản lý FDI hữu hiệu, sẽ có thể dẫn tới tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ cấu kinh tế méo mó hoặc chậm được cải thiệnvà tích tụ những nguy cơ mất ổn định chung của đời sống kinh tế – xã hội quốc gia (gắn với khi dòng FDI rút ra đột ngột hoặc sự sa thải công nhân đồng loạt, nợ nần khó thanh toán, gia tăng của các đối thủ trong nước các dự án FDI kém hiệu quả v…v…)

Thứ hai, nước sở tại phải đương đầu với các chủ đầu tư quốc tế giàu kinh nghiệm, sành sỏi trong kinh doanh, nên trong nhiều trường hợp dễ bị thua thiệt hoặc chịu sức ép mạnh từ họ trên các lĩnh vực chính trị, thị hiếu, giá cả, kĩ thuật…Ngoài ra, nước sở tại còn có thể chịu cảnh “chảy máu chất xám” và dòng ngoại tệ chảy ngược thông qua việc các dự án FDI thu hút các nhà quản lý giỏi ở nước sở tại, và

chuyển về nưcớ chủ đầu tư rất nhiều lợi nhuận từ đầu tư, từ ưu đãi về thuế và thậm chí cả thủ đoạn trốn thuế…

Thứ ba, không ít trường hợp việc nhận FDI đi liền với sự du nhập những công nghệ quá lạc hậu với giá đắt đỏ gây ra những chi phí lớn cho sự dỡ bỏ, thay thế hoặc khắc phục hậu quả về sau, đồng thời làm tăng ô nhiễm môi trường. Nhiều khi, các nước nhận đầu tư (nhất là các nước chậm phát triển) nhập những công nghệ cũ rồi sau đó phải xử lý, phá bỏ, rất tốn kém. Thậm chí, việc chuyển giao công nghệ kiểu này dễ biến các nước nhận đầu tư trở thành “bải rác thải công nghiệp” của các nước phát triển.

Thứ tư, Trong việc thu hút FDI nếu kéo dài xu hướng thay thế nhập khẩu và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài sẽ làm tăng thâm hụt cán cân thanh toán, và về lâu dài FDI có thể làm giảm tỷ lệ tiết kiệmvà đầu tư nội địa. Sự lấn át, thậm chí độc quyền của FDI sẽ làm tăng sự phá sản của các cơ sở kinh tế và các ngành nghề truyền thống, làm tăng tâm lý sùng bái hàng ngoại, thất nghiệp và tăng tính bất bình đẳng trong cạnh tranh các nước.

Trên đây là những mặt hạn chế của FDI với mức độ nặng nhẹ hoặc dài ngắn còn tuỳ thuộc và chính sách đối ứng của nước sở tại. Điều đó đặt ra cho nước nhận đầu tư một số lựa chọn: chấp nhận FDI ở mức độ nào để giảm thiểu những tác hại tiềm tàng mà quá trình thu hút FDI mang lại? Có ý kiến cho rằng tỷ trọng thu hút FDI chỉ nên không vượt quá 50% tổng số vốn đầu tư của một quốc gia; cũng có ý kiến cho rằng tỷ trọng FDI cao lại là dấu hiệu của sự yếu kém chứ không phải vững mạnh của nước tiếp nhận; nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng vấn đề không phải là tỷ trọng FDI lớn hay nhỏ, mà là chính sách quốc gia của nước nhận FDI thích hợp hay không thích hợp. Thật vậy, với một chính sách thu hút FDI thích hợp và đúng đắn thì quốc gia đó vừa có thể thu hút được nhiều FDI và vẫn kiểm soát được chúng, vẫn đảm bảo được chủ quyền dân tộc.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á‌‌

I. QUÁ TRÌNH HỢP TÁC KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG Á

1. Lịch sử hình thành và phát triển liên kết khu vực

Đông Á (bao gồm các nước ASEAN và các nước Đông Bắc Á cụ thể là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) là khu vực hết sức đa dạng và khác biệt về hệ thống kinh tế, chính trị, nhân khẩu học, tồn tại chênh lệch lớn về trình độ phát triển.

Tầm nhìn về một Cộng đồng kinh tế Đông Á không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới và lịch sử của ý tưởng này có thể bắt nguồn từ thời Minh Trị của Nhật Bản. Trong thế kỷ XX và trước thế chiến thứ II, người Nhật cũng đã từng đưa ra ý tưởng về một “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á” bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Đầu thập kỷ 1990, thủ tướng Malaysia Mahathir đưa ra sáng kiến thành lập “Nhóm kinh tế Đông Á” (EAEC) với chủ trương thành lập một tổ chức khu vực phi chính thức như là một diễn đàn để các nền kinh tế có thể trao đổi những quan ngại chung hay những vấn đề chung. Đây cũng là một bước đi có tính chiến lược đối với xu thế hình thành các khu vực như EU và NAFTA. Ngoài ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đề xuất về Nhóm kinh tế Đông Á còn gồm cả Đài Loan, nhưng không có sự hiện diện của Mỹ, Ôxtralia và Niu_Zilân. Chính vì tính chất “khép kín” và ủng hộ sự tham gia của Đài Loan mà ý tưởng EAEC này không thành công vì không được Mỹ và Trung Quốc ủng hộ.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997, các quốc gia Đông Á đã thức tỉnh và nhận ra một nhu cầu bức thiết phải xây dựng những khung khổ hợp tác được thể chế hoá giữa hai nhóm nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Điểm khác căn bản của tầm nhìn về một Cộng đồng Đông Á ngày nay so với quan điểm của Nhật Bản trước thế chiến II và EAEC của cựu thủ tướng Malaysia Mahathir chính là cách tiếp cận “chủ nghĩa khu vực mở” đối với thành viên Cộng đồng, tất nhiên là vẫn có những nguyên tắc giới hạn nhất định. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 (không chính thức) lần đầu tiên đã diễn ra tại Kualalumpur (Malaysia) vào tháng 12 năm

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí