Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 14

- Có quy định cụ thể về nghĩa vụ công dân trong việc tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa, phát hiện và báo cáo các trường hợp sử dụng LĐTE trái phép, có hành vi xâm hại và bóc lột trẻ em. Đồng thời có quy định cụ thể trách nhiệm của chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương trong việc tuyên truyền, ngăn chặn, phát hiện và xử lý các vi phạm về sử dụng trẻ em lao động sai pháp luật theo một quy trình tác nghiệp.

- Phát triển mạng lưới dịch vụ, đặc biệt dịch vụ công để tiếp nhận thông tin, báo cáo, tư vấn, hỗ trợ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt.

- Xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung biên chế cán bộ chuyên trách về lao động, xã hội ở xã, phường, thị trấn để quản lý, theo dõi, thực hiện các chính sách về lao động, thương binh và xã hội; xem xét tăng biên chế cho thanh tra chuyên ngành lao động, xã hội; đưa chương trình bảo vệ trẻ em thành Chương trình mục tiêu quốc gia.

Có thể nói, những giải pháp nêu trên để chấm dứt LĐTE không hoàn toàn loại trừ lẫn nhau và được áp dụng theo nhiều cách trong các chiến lược xóa bỏ LĐTE nhằm phát huy hiệu quả tích cực và hạn chế những tiêu cực để đạt đến mục tiêu là xóa bỏ LĐTE.

Kết luận chương 3


Việt Nam đã sớm phê chuẩn Công ước liên quan đến trẻ em. Bên cạnh việc ban hành các chính sách về trẻ em, Việt Nam đã có Chương trình Quốc gia về ngăn chặn và loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Ngoài ra, Việt Nam đã tiến hành tuyên truyền rộng rãi, mạnh mẽ về pháp luật và những mô hình điển hình về bảo vệ trẻ em, chống lao động trẻ em.


Nguyên nhân dẫn đến trẻ em phải lao động sớm trước hết là kinh tế gia đình thu nhập thấp, không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu dẫn đến trẻ phải kiếm sống trợ giúp gia đình. Một nguyên nhân khác là do nhận thức của cha mẹ, các cấp ngành về vấn đề lao động trẻ em và nguyên nhân cuối cùng là do chính ý thức của bản thân các em.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội đã đề ra một số giải pháp cơ bản để giải quyết triệt để vấn đề lao động trẻ em như phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo; hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống pháp luật liên quan đến lao động trẻ em; tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nhằm góp phần nâng cao nhận thức của mọi thành phần trong xã hội về việc ngăn chặn lao động trẻ em; hỗ trợ các em có hoàn cảnh đặc biệt trong việc học văn hoá, học nghề; đồng thời tăng cường sự phối hợp của các ngành, tổ chức, cơ quan để theo dõi, ngăn ngừa và hạn chế trẻ em lao động sớm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và phát hiện hành vi vi phạm quyền trẻ em, xử lý kịp thời và nghiêm khắc các vi phạm.


Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 14

Từ năm 2000, ILO đã hỗ trợ và tham gia nhiều hoạt động trong lĩnh vực ngăn chặn và loại bỏ tình trạng lao động trẻ em ở Việt Nam. Thời gian tới, ILO sẽ hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu đánh giá tình trạng lao động trẻ em , tìm cách hỗ trợ sinh kế cho trẻ. ILO cũng sẽ tiếp tục dự án "Vận động nâng cao nhận thức về xoá bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và cung cấp cơ hội học tập cho trẻ em lao động" , cung cấp thông tin và chia sẻ thông tin nhằm làm rõ những định hướng chiến lược cho các hoạt động về vấn đề nói trên trong tương lai.

KẾT LUẬN CHUNG


Nhận thức rằng, vấn đề LĐTE không thể giải quyết trong một sớm một chiều; không chỉ của một quốc gia đơn lẻ; cũng không chỉ bằng một biện pháp, một chính sách nào đó mà đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng quốc tế. Đối với mỗi quốc gia, đòi hỏi có một chính sách pháp luật đồng bộ, phù hợp và có hiệu lực, cũng cần phải có một bộ máy cơ quan thực quyền, thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách pháp luật về xoá bỏ LĐTE mà hành động tức thời là loại bỏ những hìh thức lao động tồi tệ nhất.

Trong giai đoạn vừa qua, với sự nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách, sự nỗ lực của các cơ quan lập pháp, lập quy, Việt Nam đã bước đầu hình thành một hệ thống chính sách pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ. Song song với việc xây dựng, ban hành hệ thống chính sách pháp luật, Việt Nam cũng đã xác nhận cơ quan có trách nhiệm chính trong việc theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các chính sách pháp luật đã được ban hành, với mục đích ngăn ngừa và từng bước xoá bỏ tình trạng LĐTE.

Tuy nhiên, để “cuộc chiến xoá bỏ tình trạng LĐTE” đạt hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, sự nỗ lực của các cơ quan lập pháp, lập quy tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật. Đồng thời, đòi hỏi cơ quan có trách nhiệm trong việc theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các chính sách pháp luật cần tăng cường; hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với những hành vi sử dụng LĐTE trở thành hoạt động thường xuyên, với hy vọng tình trạng LĐTE ở Việt Nam sớm được xoá bỏ.

Vấn đề LĐTE không thể giải quyết trong một sớm một chiều; không chỉ của một quốc gia đơn lẻ; cũng không chỉ bằng một biện pháp, một chính sách nào đó mà đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng quốc tế. Đối với mỗi quốc gia, đòi hỏi có một chính sách pháp luật đồng bộ, phù hợp và có hiệu lực, cũng cần phải có một bộ máy cơ quan thực quyền, thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc

thực hiện các chính sách pháp luật về xoá bỏ LĐTE mà hành động tức thời là loại bỏ những hình thức lao động tồi tệ nhất.

Luận văn hoàn thành với hơn 100 trang, 2 biểu số liệu để minh hoạ và cụ thể hoá các vấn đề cần trình bày. Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận văn mới chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản nhất trong việc đánh giá thực trạng LĐTE ở một số địa phương, đánh giá chính sách, pháp luật LĐTE ở một số ngành luật đặc thù. Vì vậy, cần có một số công trình khác nghiên cứu bổ sung những vấn đề có liên quan đến toàn bộ nội dung này.

Luận văn được giải quyết với hy vọng đóng góp một phần vào việc giúp các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan có liên quan có biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa và hạn chế tỡnh trạng trẻ em phải lao động sớm, vừa đảm bảo thực hiện được chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về LĐTE, vừa thực hiện tốt công tác bảo vệ trẻ em ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian và khả năng có hạn, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp tham gia ý kiến của các nhà khoa học và tất cả những người quan tâm đến vấn đề này để có điều kiện phát triển trong các luận văn tiếp theo ở bậc học cao hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1998) Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban chỉ đạo tổng kết lý luận (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ Luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành (2002), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

9. Bộ luật hình sự (1999), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Bộ luật dõn sự (2005), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Báo cáo đánh giá đề xuất sửa đổi, tăng cường thực hiện các quy định pháp luật về lao động trẻ em, Hà Nội.

12. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2000), Phân tích, đánh giá chính sách pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Nhà xuất bản Lao động - Xó hội, Hà Nội.

13. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Thực hiện công ước về cấm và hành động ngay lập tức để xoá bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2000), Tài liệu hội thảo về công ước số 138 và 182, Hà Nội.

15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Chính sách và dịch vụ xã hội đối với các nhóm yếu thế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

16. Vũ Ngọc Bình (2000), Các văn bản quốc tế về bảo vệ trẻ em, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Vũ Ngọc Bình (2000), Lao động trẻ em ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Vũ Ngọc Bình (2002), Giới thiệu công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em,

Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Vũ Công Giao (2006), “Xoá bỏ lao động trẻ em - một nỗ lực toàn cầu”, Tạp chí cộng sản (số 107).

20. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (2001), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Chu Mạnh Hựng (2003), “Công ước quyền trẻ em năm 1989 - cơ sở cho việc bảo vệ quyền trẻ em”, Tạp chớ Luật học(số 3).

22. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Luật Bỡnh đẳng giới (2006), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Luật Giỏo dục (1998), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng (2006), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Luật phổ cập giỏo dục tiểu học (1991), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Đình Lộc (1999), “Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 và quyền trẻ em”, Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam.

28. Đinh Hạnh Nga (2008), “Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam hiện hành”, Báo điện tử: http://www.lrc.ctu.edu.vn

29. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo việc triển khai thực hiện quy trình kiểm tra, thanh tình hình trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm năm 2008, Hµ Néi.

30. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Tài liệu tập huấn kết

quả thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em, Hà Nội.

31. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Uỷ ban dân số gia đình trẻ em (2007), Tài liệu tập huấn quy trình kiểm tra, thanh tra liên ngành về tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, Hà Nội.

32. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Tài liệu tập huấn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong điều kiện hội nhập kinh tế, Hà Nội.

33. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Tài liệu tập huấn một số vấn đề về lao động trẻ em và quy trình kiểm tra về tình hình trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, Hà Nội.

34. Tổng cục Thống kê (2003), Điều tra mức sống dân cư các năm 1992 - 1993, 1997 - 1998, 2002 - 2003, Hà Nội.

35. Từ điển Tiếng Việt (1994), Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Trung tâm từ điển học - Hà Nội.

36. Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em (2005), Trẻ em lang thang - mối quan tâm của chúng ta, Hà Nội.

37. Uỷ ban dân số gia đỡnh trẻ em (1997), Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. UNICEF (1998), Tổng quan về lao động trẻ em, trẻ em đường phố, mại dâm và buôn bán trẻ em, trẻ em tàn tật và vấn đề giáo dục, Nhà xuất bản Lao động - Xó hội, Hà Nội.

40. UNICEF và ILO (2000), Điều đầu tiên và trước hết trong lao động trẻ em và xoá bỏ những hỡnh thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Nhà xuất bản Lao động - Xó hội, Hà Nội.

41. Wonlfgang Von Richthofen (2004), Thanh tra lao động - Hướng dẫn chuyên ngành, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

42.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023