Liên Quan Đến Hiệu Quả Thực Thi Của Các Biện Pháp Trừng Phạt Bằng Vũ Lực

trong quá trình chuẩn bị các đề xuất lập danh sách, trong đó có thể bao gồm những buổi thuyết trình hướng dẫn chuẩn bị các báo cáo vụ việc.

Thứ ba, bất cứ khi nào những biện pháp trừng phạt bằng vũ lực được ban hành, những phương án dự phòng phải được thiết kế đi kèm nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chứ nhân đạo thực hiện công việc của mình. Cụ thể, ngay trong quá trình thảo luận việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực, các vấn đề liên quan tới việc đảm bảo trợ cấp nhân đạo phải đồng thời được đưa ra thảo luận và quyết định. Hơn thế nữa, các đảm bảo này phải được quy định một cách cụ thể, rõ ràng và chính xác làm cơ sở chắc chắn cho việc áp dụng khi mà các biện pháp trừng phạt đã được đưa ra thi hành.

Thứ tư, khi quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực, quyền lợi và nghĩa vụ của quốc gia thứ ba với vai trò là quốc gia láng giềng, quốc gia là đối tác kinh tế quan trọng của quốc gia mục tiêu cũng cần đưa ra xem xét một cách thích đáng. Cụ thể, cần có những dự tính nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng gia tăng đối với quốc gia thứ ba, bên cạnh đó, cần thiết phải có những chính sách cụ thể ưu tiên, hỗ trợ đối với các quốc gia này.

Thứ năm, mặc dù không phải là một vấn đề dễ dàng, tuy nhiên khi áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực cách xác định và tính toán các thiệt hại có thể xảy ra liên quan tới việc thi hành các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực rất khó có thể đảm bảo không hề có bất cứ thiệt hại nào xảy ra và việc xác định mối quan hệ giữa chúng với các thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn.

Thứ sáu, Hội đồng bảo an cũng nên nghiên cứu những quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt được áp đặt bởi những tổ chức quốc tế khu vực, qua đó học hỏi những điểm tiến bộ cũng như tránh những thiếu sót không đáng có, đồng thời kết hợp những kinh nghiệm của mình để có thể đưa ra những nguyên tắc chung cho việc thiết kế các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực trong tương lai.

Thứ bảy, Hội đồng bảo an nên chú ý hơn nữa những đánh giá về nhân đạo tin cậy trước và trong khi triển khai các biện pháp trừng phạt. Cụ thể, những đánh giá như thế nên được hình thành từ những quá trình như sau:

+ Xây dựng những chỉ số mang tính thay đổi và nên tảng cho việc kiểm tra những điều kiện về nhân đạo;

+ Xác định những nhóm so sánh có liên quan trong phạm vi hay bên ngoài phạm vi quốc gia mục tiêu…

3.1.2. Liên quan đến hiệu quả thực thi của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực

Thứ nhất, cần tăng cường sự hợp tác giữa các nước thành viên với nhau và với Liên hợp quốc trong quá trình thi hành các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực. Cụ thể, các nước thành viên có nghĩa vụ báo cáo đầy đủ về quá trình triển khai các biện pháp trừng phạt, sự thay đổi của hệ thống pháp luật quốc gia nhằm mục đích thi hành các biện pháp trừng phạt cũng như những ảnh hưởng bắt nguồn từ việc thi hành các biện pháp này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Thứ hai, Hội đồng bảo an nên căn cứ trên các đề xuất của Tổng thư kí, ủy ban trừng phạt và các cơ quan khác của Liên hợp quốc có liên quan, phù hợp với hiến chương để có thể kịp thời đưa ra những quyết định và hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc thực hiện các biện pháp trừng phạt, đặc biệt trong đó nên xác định một cách rõ ràng, chi tiết các mục tiêu, đối tượng và các miễn trừ áp dụng lệnh trừng phạt.

Thứ ba, Hội đồng bảo an nên giám sát chặt chẽ hơn quá trình thi hành các biện pháp trừng phạt qua đó có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt phải quan tâm tới những nhu cầu về nhân đạo của các nhóm dân cư bị ảnh hưởng và việc thực thi các quyền kinh tế, văn hóa, xã hộivà những nhu cầu pháp lý của các quốc gia láng giềng,…

Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc - 11

Thứ tư, cần không ngừng nâng cao vai trò quan trọng của các ủy ban trừng phạt trong việc: (a) đánh giá các mục tiêu của Hội đồng bảo an trước khi ban hành những biện pháp trừng phạt và những ảnh hưởng tiềm tàng của nó lên quốc gia mục tiêu và những quốc gia thứ ba; (b) giám sát việc áp dụng những biện pháp trừng phạt;

(c) đánh giá những ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt nhằm giúp Hội đồng bảo an có khả năng điều chỉnh nhằm tăng cường những ảnh hưởng về chính trị của chúng và hạn chế những tác dụng phụ; (d) đảm bảo chắc chắn việc viện trợ nhân đạo tới những nhóm dễ bị tổn thương; Bên cạnh đó, các ủy ban trừng phạt nên có những cách thức hợp lý nhất để sử dụng các giám định và đáng giá đặc biệt của các tổ chức nhân đạo và những cơ quan của các tổ chức phi chính phủ về nhân đạo (NGOs). Sự hợp tác này nên được tăng cường nhằm tạo ra những điều kiện thuận tiện nhất cho quá trình thực thi các chương trình nhân đạo trong các quốc gia mục tiêu.

Thứ năm, cần duy trì và nâng cao chất lượng của các cuộc họp định kì báo cáo tiến độ thực hiện, cũng như đánh giá các ảnh hưởng nhân đạo của biện pháp trừng phạt bằng vũ lực. Các nguồn thông tin được sử dụng tại đây phải đảm bảo độ tin cậy và hợp pháp. Cần thiết phải có những quy định cụ thể về các cuộc viếng thăm thường xuyên của Chủ tịch ủy ban trừng phạt, các tổ chức quốc tế phi chính phủ và các tổ chức khác tới những quốc gia mục tiêu nhằm thu thập tất cả những thông tin cần thiết về sự ảnh hưởng và việc thực thi các biện pháp trừng phạt,…

Thứ sáu, cần không ngừng cải thiện tính minh bạch trong công việc của Hội đồng bảo an và các ủy ban trừng phạt.

Thứ bảy, cần tiếp tục xây dựng những hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả, khách quan, độc lập trong họat động giám sát của các nhóm chuyên qia đối với việc thi hành các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực.

3.1.3 Cải tổ liên hợp quốc tăng cường giữ gìn hoà bình an ninh thế giới

Ra đời từ năm 1945 sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, hơn 60 năm qua, Liên hợp quốc (LHQ) đã có nhiều cống hiến trong việc thực thi sứ mệnh gìn giữ hoà bình, an ninh, xây dựng một trật tự thế giới công bằng, tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho nhân loại. Nhưng trước những biến đổi không ngừng của tình hình thế giới, để thực thi hiệu quả hơn mục đích, tôn chỉ của mình, Liên hợp quốc cũng cần phải được cải tổ một cách toàn diện. Đây là đòi hỏi bức thiết của bản thân Liên hợp quốc cũng như của cộng đồng quốc tế.

Vấn đề cải tổ Liên hợp quốc được đặt ra từ lâu với những sáng kiến và thực tiễn đã bắt đầu kể từ sau "chiến tranh lạnh" (thập kỷ 90 của thế kỷ trước). Tuy nhiên, công cuộc cải tổ diễn ra một cách chậm chạp với những bước rất thận trọng. Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Cô-phi An-nan trong chuyến thăm Việt Nam tháng 5-2006, nói rằng, thời gian qua, những nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc đã đem lại những thành công nhất định, trong đó có việc thành lập Uỷ ban Xây dựng hoà bình và Hội đồng Nhân quyền. Tuy nhiên, quá trình cải tổ Ban Thư ký và phương thức làm việc của Liên hợp quốc đang gặp một số khó khăn do các nước thành viên chưa đạt được nhất trí chung. Tại khoá họp Đại hội đồng LHQ khoá 60 (4-2005), Tổng thư ký Cô-phi An-nan đã đọc báo cáo về cải tổ LHQ mang tựa đề “ Vì một nền tự do rộng lớn hơn: hướng tới sự Phát triển, An ninh và Nhân quyền”. Tiếp sau đó, trong Thông điệp ngày 26-5-2005,

nhân kỷ niệm 60 năm thành lập LHQ, ông lại kêu gọi các nhà lãnh đạo của 191 thành viên LHQ có những quyết định nghiêm túc, mạnh mẽ để cải cách tổ chức quốc tế lớn nhất này. Tân Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki Mun (nhậm chức từ ngày 1-1-2007) cũng xác định việc cải tổ LHQ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ của mình.

Cùng với những thành quả đã đạt được, LHQ còn tồn tại nhiều điều yếu kém, lỗi thời, không còn phù hợp cả về cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự, phương thức làm việc, ngân sách tài chính v.v. làm cho sức mạnh và hiệu quả hoạt động của LHQ bị hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu mới của tình hình thế giới luôn biến đổi, thể hiện ở mấy mặt chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, LHQ còn mang đậm dấu ấn của trật tự thế giới cũ thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ II, thể hiện ở vị thế chi phối của các nước thắng trận. Hiến chương LHQ đề cập đến những “quốc gia thù địch” (chống các nước đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ II) và ý này mới chỉ được khoá họp năm 1994 của Đại hội đồng LHQ đề nghị xem xét “vào thời điểm thích hợp”, mặc dù những “quốc gia thù địch” (như Đức, ý, Nhật) từ lâu đã trở thành đồng minh của “đồng minh hàng đầu”. Một dấu ấn khác là cơ chế đặc quyền của các nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ II - năm nước uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ có quyền phủ quyết - đã trở thành đối tượng của khá nhiều sự chất vấn, công kích, đặc biệt từ khi không còn sự kiềm chế khách quan của thế cân bằng hai cực sau "chiến tranh lạnh". Một thí dụ khác nữa là tỷ lệ đóng góp cho ngân sách thường xuyên quy định cho nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn là 25%, trong khi tỷ trọng của nền kinh tế Mỹ trong tổng thể nền kinh tế thế giới tuy vẫn đứng đầu, nhưng không còn ở mức cao như vậy và bản thân nước này gặp khó khăn trong việc đóng góp đúng hạn và đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình.

Hai là, trong lĩnh vực giữ gìn hoà bình, an ninh, ngăn chặn khủng hoảng, xung đột vũ trang hoặc chiến tranh - một trong những chức năng chủ yếu, tuy có thành công nhất định, nhưng LHQ cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất lực, ít tác dụng, hoặc bị chi phối, lợi dụng. Tiêu biểu như các cuộc xung đột ở Bô-xni-a, Cô-xô-vô (Nam Tư cũ), ở Ru-an-đa, Xô-ma-ni, áp-ga-ni-xtan, và đặc biệt là các cuộc xung đột ở Trung Đông… LHQ đều can dự nhưng tỏ ra bất lực hoặc kém hiệu quả. Vào thời kỳ "chiến tranh

lạnh", phần lớn các cuộc khủng hoảng, xung đột được dàn xếp ngoài khuôn khổ LHQ, tiêu biểu như chiến tranh Đông Dương. Có các cuộc chiến tranh mà LHQ bị chi phối, lợi dụng trao quyền “uỷ nhiệm”, như chiến tranh Triều Tiên (1950), chiến tranh I-rắc (1991) làm cho thế giới rơi vào tình trạng bị chia rẽ sâu sắc.

Ba là, LHQ còn bộc lộ thực trạng thiếu dân chủ trong hệ thống quan hệ quốc tế. Về lý thuyết, LHQ với 191 thành viên là 191 lá phiếu có giá trị ngang nhau, trong đó các nước đang phát triển, các nước thuộc “thế giới thứ ba” chiếm đa số áp đảo. Mặc dù vậy, LHQ vẫn mang tiếng là “câu lạc bộ của các nước lớn”; bởi lẽ các nước này đã và đang giữ vai trò chủ đạo, nếu như không muốn nói là khống chế ở HĐBA. Chẳng hạn: nhiều nước muốn ứng cử chức thành viên thường trực hoặc không thường trực của HĐBA, hay gần đây nhất, có nhiều người muốn ứng cử chức Tổng thư ký LHQ (khi ông Cô-phi An-nan hết nhiệm kỳ vào 31-12-2006) nhưng đã phải rút lui vì không được sự ủng hộ của các nước lớn. Chỉ cần một thành viên trong thường trực HĐBA phủ quyết thì mọi việc sẽ không thành. Các nước lớn, các nước phát triển cũng giữ vị trí then chốt trong thành phần của cơ chế có ý nghĩa quyết định: Uỷ ban về các vấn đề ngân sách và tài chính, Tổng Thanh tra LHQ, Trợ lý Tổng thư ký tại Đại hội đồng (thường là người Mỹ), Trợ lý Tổng thư ký tại HĐBA (thường là người Nga), Uỷ ban chung (quyết định chương trình nghị sự của mỗi khoá họp Đại hội đồng). Người của các nước phát triển còn đứng đầu phần lớn các tổ chức trong hệ thống LHQ, riêng Mỹ giữ vị trí lãnh đạo của ba tổ chức hàng đầu: UNDP (Chương trình phát triển LHQ), UNICEF (Quĩ Nhi đồng LHQ), PAM (Chương trình lương thực thế giới). Thế chi phối của các nước phát triển còn bộc lộ ở việc xác định ưu tiên sự quan tâm cho LHQ. Có một số nước châu Phi đã từng than phiền rằng, LHQ dành nhiều công sức và của cải để đáp ứng những nhu cầu nhân đạo của xung đột ở Nam Tư cũ vì đó là địa bàn châu Âu, trong khi ít quan tâm can thiệp, giúp đỡ kịp thời hoặc đúng mức đối với các thảm kịch nhân đạo tại châu Phi, như ở Xô-ma-ni, Ru-an-đa, và cả ở Li-bê-ri-a, ăng-gô-la… làm cho người ta có ý nghĩ rằng, LHQ là công cụ của các nước lớn, các nước giàu.

Mục tiêu các nước thành viên đặt ra cho công việc cải tổ LHQ là nhằm đáp ứng có hiệu quả những thách thức của tình hình thế giới sau "chiến tranh lạnh". Mục tiêu và phương hướng bao trùm được các nước thành viên nhất trí là nhằm dân chủ hoá, nâng cao hiệu quả và nâng cao tính đại diện trong các hoạt động của LHQ.

Nội dung cải tổ tập trung vào bốn lĩnh vực với các phương án đã từng được LHQ thảo luận:

Một là, nâng cao hiệu quả gìn giữ hoà bình.

Sau "chiến tranh lạnh", LHQ đứng trước đòi hỏi phải mở rộng hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình, tham gia giải quyết các cuộc xung đột mới. (Hiện nay, LHQ đang thực hiện sứ mệnh gìn giữ hoà bình ở 18 nước và khu vực với 100.000 binh sĩ và có thể tăng lên trong thời gian tới). LHQ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động tài chính và binh lính. Hoạt động gìn giữ hoà bình không chỉ là hoạt động quân sự thuần tuý mà có thêm các nhiệm vụ mới như giám sát bầu cử, hỗ trợ cứu trợ nhân đạo, giám sát trừng phạt, cấm vận… LHQ đã từng xem xét đề nghị thành lập đội quân gìn giữ hoà bình thường trực thuộc quyền sử dụng của Tổng thư ký LHQ, nhưng ít nước thành viên hưởng ứng vì lo ngại việc này sẽ vượt ra khỏi quyền quyết định của mình. LHQ cũng bàn nhiều về việc thành lập đội quân gìn giữ hoà bình dự phòng trực thuộc quân đội các quốc gia thành viên, sẵn sàng chịu sự điều động của HĐBA LHQ. Đề nghị này mới được trên 30 nước hưởng ứng.

Hai là, cải thiện hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.

LHQ mong muốn tạo dựng một thể chế thuận tiện cho việc đạt được nhất trí của các nước thành viên về các vấn đề kinh tế - xã hội nhằm điều phối có hiệu quả các chính sách và hoạt động của các cơ quan thuộc hệ thống LHQ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và nhân quyền. LHQ cố gắng cải tổ Hội đồng kinh tế - xã hội (ECOSOC) nhằm nâng cao quyền lực của cơ quan này đối với các tổ chức chuyên môn và liên kết. Nhưng cũng có những nước đề nghị giải tán cơ quan này, thay bằng Hội đồng an ninh kinh tế -xã hội với cơ chế hoạt động và quyền hạn như HĐBA hiện nay. Cơ quan Cao ủy LHQ về nhân quyền thành lập năm 1993, năm vừa rồi đã được cải tổ thành Hội đồng nhân quyền.

Ba là, nâng cao tính đại diện và dân chủ hoá, trọng điểm là cải tổ HĐBA.

Theo quy định hiện hành, HĐBA là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của LHQ, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của HĐBA được thông qua mà phù hợp với Hiến chương LHQ thì bắt buộc các nước hội viên của LHQ phải thi hành. HĐBA không phải phục tùng Đại hội đồng LHQ. Đã từng có nhiều nước đưa ra những phương án khác nhau để cải tổ HĐBA. Nhiều nước thành viên đề nghị nên quy định để HĐBA

phải có trách nhiệm thực hiện nghị quyết của Đại hội đồng LHQ. HĐBA thời gian qua đã giảm các cuộc họp kín, trao đổi không chính thức, có thông báo kịp thời về nội dung và quyết định các cuộc họp của mình. Nhóm làm việc của LHQ về vấn đề mở rộng thành viên HĐBA đã có nhiều cuộc họp, thương lượng về công việc cải tổ cơ quan này. Đã có nhiều ý kiến cho rằng nên mở rộng từ 15 nước thành viên HĐBA hiện nay lên khoảng 23-26 nước thành viên. Ngoài 5 thành viên thường trực, còn có các thành viên không thường trực. Từ năm 1946 đến 1965, HĐBA chỉ có 6 thành viên không thường trực nhưng con số này sau đó được mở rộng lên 10 thành viên với định mức cho châu Phi, châu á, châu Mỹ, Tây Âu - mỗi khu vực: 2; Đông Âu: 1 và suất còn lại luân phiên giữa châu Phi và châu á (hiện đang đến phiên của châu á). Các nước thành viên không thường trực được chia làm hai nhóm với nhiệm kỳ hai năm xen kẽ nhau, tức mỗi năm có 5 thành viên ra đi để nhường chỗ cho 5 gương mặt mới. Các thành viên hiện tại gồm: ác-hen-ti-na, Tan-da-ni-a, Hy Lạp, Nhật Bản, Đan Mạch, Cộng hoà Công-gô, Gha-na, Pê-ru, Qua-ta và Slô-va-ki-a, trong đó 5 nước xếp đầu sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm nay. Năm 2006, Việt Nam được nhất trí đề cử là ứng cử viên duy nhất của khu vực châu á làm thành viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008 - 2009. Cùng với sự đổi thay của thế giới, HĐBA đang đứng trước yêu cầu mở rộng quy mô số thành viên thường trực. Đây là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất. Theo một kế hoạch được đề xuất gần đây, số thành viên thường trực có thể sẽ tăng thêm 5 quốc gia nữa, trong đó các ứng cử viên được đề cập nhiều nhất là Đức, Nhật Bản, Bra-xin, ấn Độ và một quốc gia châu Phi (có thể là Nam Phi hoặc Ni-giê-ri-a). Gần đây, đại diện một số quốc gia gợi ý rằng, có thể 5 thành viên thường trực mới sẽ không được trao quyền phủ quyết. Việc cải tổ HĐBA, đặc biệt là việc mở rộng thành viên thường trực và quy định lại việc sử dụng quyền phủ quyết sẽ có tác động sâu rộng đến quyền lợi nhiều nước thành viên. Các nước thành viên nói chung đều rất dè dặt và thận trọng. Những đề xuất nêu trên vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi. Vấn đề này khó được giải quyết một sớm một chiều. Tuy nhiên, đây là vấn đề cốt lõi của công cuộc cải tổ LHQ và có liên quan mật thiết tới các cố gắng cải tổ khác. Việt Nam cho rằng cải tổ HĐBA là một trong những vấn đề quan trọng nhất của quá trình cải cách LHQ. Để cải tổ một cách toàn diện, HĐBA cần cải cách cả về thành phần và phương thức làm việc, nhằm đáp ứng nguyện vọng của tất cả các nước thành viên LHQ về việc bảo đảm dân

chủ thực sự và tính công khai, minh bạch, để mọi người có thể giám sát được công việc của cơ quan này.

Bốn là, tinh giản bộ máy, giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả và giải quyết khủng hoảng tài chính của LHQ.

Bộ máy LHQ nói chung, đặc biệt là Ban Thư ký nói riêng vẫn còn cồng kềnh, chức năng chồng chéo, trong khi LHQ luôn bị khủng hoảng tài chính, nhiều nước còn mắc nợ nghĩa vụ đóng góp hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD, nhất là Mỹ. Một số quan chức LHQ mắc tội tham nhũng; tình trạng binh lính, nhân viên LHQ phạm tội khi thi hành nhiệm vụ ở một số nơi, khiến cho LHQ bị suy giảm uy tín. Tình trạng đó đã và đang được chấn chỉnh, cải tổ theo hướng tinh giản bộ máy, giảm lãng phí, nâng cao chất lượng tuyển chọn nhân viên, nâng cao hiệu quả công tác. Trọng tâm của việc giải quyết khủng hoảng tài chính là cải tiến thang đóng góp, dựa trên khả năng đóng góp thực tế của các nước thành viên, thay thế thang đóng góp hiện hành mà nhiều nước cho là lỗi thời và không công bằng.

Sau khi trở thành thành viên LHQ từ năm 1977 tới nay, Việt Nam luôn xác định rõ sự cần thiết tham gia các hoạt động của LHQ một cách có trách nhiệm, hiệu quả, chủ động phối hợp với các quốc gia thành viên khác giải quyết các vấn đề toàn cầu, vì hoà bình, an ninh và sự phát triển của thế giới. Việt Nam ủng hộ quá trình cải tổ LHQ, cải tổ HĐBA trên cơ sở Hiến chương LHQ, bảo đảm vai trò của các nước đang phát triển và quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế. LHQ coi Việt Nam là nước đi đầu trong việc thực hiện các sáng kiến của LHQ đối với các nước đang phát triển, là điển hình trong việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ. Cuối năm 2006, Việt Nam cũng đã được chọn làm nước đầu tiên thử nghiệm chương trình cải tổ của LHQ nhằm phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau của LHQ để giảm tình trạng hoạt động chồng chéo nhau và thiếu hiệu quả.

Công cuộc cải tổ LHQ, trong đó trọng điểm là cải tổ HĐBA là quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, nhưng là đòi hỏi bức xúc của cộng đồng quốc tế, là xu thế không thể đảo ngược. Với thiện chí và sự nỗ lực chung của các nước thành viên, trong đó Việt Nam là một thành viên tích cực, chúng ta tin rằng sự nghiệp này nhất định sẽ thành công; LHQ nhất định sẽ được cải tổ từng bước vững chắc, đúng với những nguyên tắc, mục tiêu, phương hướng đã được xác định để tổ chức quốc tế lớn nhất

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí