Những Kiến Nghị Nâng Cao Hiệu Quả Của Việc Trừng Phạt Bằng Vũ Lực Của Liên Hợp Quốc

pháp trừng phạt bằng vũ lực khi được triển khai đã tạo cho các quốc gia mục tiêu rất nhiều khó khăn.

Thông thường trong quá trình áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đều hướng tới mục tiêu là nhằm buộc các quốc gia tuân thủ các Nghị quyết trước đó của Hội đồng bảo an, trong đó có các biện pháp trừng phạt phi vũ lực. Do đó, suy cho cùng những tác động tiêu cực mà biện pháp trừng phạt bằng vũ lực gây ra đối với quốc gia bị áp dụng biện pháp này cũng bao hàm luôn những tác động tiêu cực mà biện pháp trừng phạt phi vũ lực mang lại, cụ thể như sau:

Do phải chịu các lệnh cấm vận về kinh tế và tài chính, quốc gia mục tiêu bị phụ thuộc sâu sắc vào việc nhập khẩu, đặc biệt là đối với thực phẩm và năng lượng. Bên cạnh đó, các khoản thu nhập từ xuất khẩu cũng bị hạn chế một cách đáng kể. Việc thi hành nhanh chóng các biện pháp trừng phạt, khiến cho quốc gia mục tiêu không có đủ thời gian cần thiết để có thể tổ chức các nguồn tài chính phục vụ cho các mục tiêu tài trợ cấp bách. Hơn thế nữa, trong nhiều trường hợp, các quốc gia bị áp đặt các biện pháp trừng phạt thường là các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, với nền nông nghiệp quy mô nhỏ, nghèo nàn và lạc hậu, điều này khiến cho sự ứng phó của quốc gia đối với các biện pháp trừng phạt càng trở nên khó khăn hơn. Những cú sốc về kinh tế, sự cô lập về địa lý và chính trị dẫn đến những khủng hoảng xã hội liên tiếp khác, đặc biệt là đối với tình hình nhân đạo.

Tác động đối với nền kinh tế vĩ mô

Những biện pháp cấm vận toàn diện tạo ra cú sốc kinh tế to lớn. Sự hạn chế gay gắt xuất nhập khẩu làm giảm toàn bộ các họat động sản xuất, không chỉ trong công nghiệp mà còn cả nông nghiệp bởi sự giảm bớt các nguồn nhập khẩu. Công việc cũng giảm trong các khu vực định hướng xuất khẩu. Lương ngoại tệ nhận được cũng giảm bớt, và khả năng thanh toán các khoản nợ cũng giảm xuống trong nhiều khu vực. Sự giảm sút các thu nhập từ thuế dẫn tới sự giảm sút của đầu tư tài chính vào nâng cấp và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng dẫn tới sự giảm sút trong mức độ và tiêu chuẩn của các dịch vụ xã hội. Trong khi đó, sự giảm sút trong tổng sản phẩm quốc nội và phần trăm thu nhập từ vốn ảnh hưởng tới hầu hết mọi người, đặc biệt là những người nghèo. Từ đó, mức độ bất bình đẳng xã hội cũng vì thế mà gia tăng. Nghiêm trọng hơn là không thể khắc phục được một cách nhanh chóng những thiệt hại này chỉ với những viện trợ

nhân đạo, hay là việc dùng mọi nỗ lực nhằm khắc phục hậu quả sau khi chấm dứt các biện pháp trừng phạt.

Theo một số tài liệu nghiên cứu cho thấy, kể từ năm 1986, nền kinh tế Haiti xuất hiện một xu hướng thụt lùi trong cả sản lượng công nghiệp và nông nghiệp và xu hướng này ngày càng gia tăng từ năm 1991 đến 1994. Trong suốt 5 năm từ 1986 đến 1991, các công việc trong ngành sản xuất công nghiệp giảm 8%; trong những năm 1991 và năm 1994 dưới sự ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt, việc làm trong lĩnh vực này cũng tụt xuống tới 80%. Lệnh cấm vận này cũng liên quan tới việc làm mất đi khoảng 30 nghìn công việc trong các lính vực may mặc, điện, thể thao và công nghiệp sản xuất đồ chơi. Cũng tương tự như thế, ngành sản xuất nông nghiệp trong những năm 1980 cũng giảm trung bình mỗi năm 1%; giữa năm 1991 và 1994 tổng mức giảm là 20% nhanh gấp 4 lần.

Trong suốt 3 năm các biện pháp trừng phạt có hiệu lực, tỷ lệ GNP của Haiti giảm xuống tới 120 đô la Mỹ, hay 30%; cũng trong giai đoạn đó Haiti đã được cung cấp tổng các khoản trợ cấp nhân đạo là 250 triệu đô la Mỹ tương đương 35 đô la 1 người. Khoản tài trợ này chỉ bồi đắp được khoảng 1/3 thu nhập quốc dân bị mất trong suốt thời kì áp dụng các biện pháp trừng phạt. Trong đó, khoảng 15% khoản tài trợ này được cung cấp bởi Liên hợp quốc, phần lớn của phần còn lại được cung cấp bởi chính phủ Mỹ, chính phủ đã đóng góp gần 190 triệu đô la trong 3 năm.

Còn đối với trường hợp của Iraq, trong năm 1990, trước khi có các lệnh trừng phạt và chiến tranh vùng vịnh, Iraq sản xuất khoảng 3 triệu thùng dầu mỗi ngày, trong số này khoảng 2,5 triệu thùng được xuất khẩu. Điều này tạo ra các khoản thu nhập từ xuất khẩu đạt tới 19 tỷ đô la mỗi năm cung cấp 95% các khoản tài trợ cho ngân sách quốc gia và khoảng 64% GDP. Tuy nhiên, các khoản thu nhập từ thương mại quốc tế này bị cắt giảm tới tỷ lệ ước tính khoảng 90% do các biện pháp trừng phạt. Trong 8 năm đầu tiên của lệnh cấm vận, Iraq ước tính rằng họ mất 120 tỷ đô la thu nhập từ trao đổi với nước ngoài. Tỷ lệ thu nhập ước tính đã giảm tới khoảng ¾ từ năm 1990 đến năm 1993, làm gia tăng tỷ lệ chệnh lệch giàu nghèo. Các cuộc điều tra gia đình tiêu biểu cũng cho thấy trong năm 1988 và 1993 những người có thu nhập cao đã mất đi nửa thu nhập, trong khi đó những người có thu nhập trung bình mất đi 2/3 thu nhập, và

những người có thu nhập thấp (chiếm khoảng 2/3 trong tổng số các gia đình được điều tra) mất nhiều hơn ¾ thu nhập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Tác động tới tình hình nhân đạo

Khi các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực được áp dụng ngày càng phổ biến thì đi kèm với nó ngày càng có nhiều những ý kiến phàn nàn về tác động tiêu cực của các biện pháp này đến tình hình nhân đạo. Có nhiều ý kiến cho rằng, các biện pháp trừng phạt gây ra sự tổn thương cho những người dân vô tội hơn là tác động tích cực đến thái độ của những nhà chính trị - đối tượng chính của các biện pháp trừng phạt. Năm 1995, trong phần phụ lục “chương trình nghị sự cho hòa bình”, Hội đồng ban thư kí của Liên hợp quốc về Boutros đã đặt tên cho những biện pháp trừng phạt là công cụ thẳng tay, và nhận định việc tồn tại các ảnh hưởng tiêu cực của các biện pháp này đối với những nhóm dễ bị tổn thương trong các quốc gia mục tiêu. Những ý kiến tương tự như thế cũng được nêu lên bởi đa số các cơ quan của Liên hợp quốc các tổ chức phi chính phủ và đặc biệt được nêu trong báo cáo về các hiểm họa của thế giới do Hội chữ thập đỏ và Hội trăng lưỡi liềm đỏ cung cấp. Cũng vào năm 1995, khi sự nghi ngại về ảnh hưởng nhân đạo của Iraq đối với đại họi đồng, trong đó nhấn mạnh rằng những nhóm dân cư dễ tổn thương đang phải trả một giá quá đắt.

Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc - 10

Hầu hết các Nghị quyết trừng phạt của Hội dồng bảo an đều bao gồm các điều khoản cho phép miễn trừ đối với các nhu cầu thiết yếu như thức ăn và thuốc men nhằm giảm bớt sự ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt toàn diện. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp miễn trừ này không rõ ràng và được hiểu một cách tùy tiện, không nhất quán, điều này dẫn đến sự giảm sút trong nhập khẩu các hàng hóa thiết yếu khiến cho tình trạng khan hiếm các nguồn năng lượng càng trở nên trầm trọng.

Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, ở Iraq trong suốt thời kì tồn tại những biện pháp trừng phạt, việc sản xuất lúa gạo và thịt giảm sút; việc mua bán những thành tựu về năng lượng và giáo dục mất giá, năng lượng, nước, thuốc men và cơ sở hạ tầng giao thông giảm sút trong toàn bộ quốc gia. Tất cả những thay đổi này đã để lại cho người dân Iraq mối hiểm họa về 1 hệ thống chăm sóc sức khỏe nghèo nàn. Mối đe dọa này càng trở nên sâu sắc, đặc biệt ở những khu vực nông thôn với sự đầu tư và trình độ giáo dục thấp. 6/1991, trong một báo cáo của mình, Sadruddin Aga Khan - ủy viên cao cấp của Liên hợp quốc người tị nạn trước kia đã tuyên bố “đây không phải là 1 lời kêu

cứu đùa bỡn, cũng không phải 1 trò đùa chính trị, có những bằng chứng chứng minh rằng 1 số lượng lớn người dân Iraq mỗi tháng trôi qua ngày càng tiến đến bờ vực của thảm họa”. Đặc biệt, trong năm 1996, Philippe Heffinck, người đại diện cho UNICEF ở Iraq phát biểu rằng “tình trạng này thật tồi tệ cho những đứa trẻ. Nhiều đứa trẻ đang ở trên bở vực của cái chết”.

Các biện pháp cấm vận cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe của các quốc gia mục tiêu. Mặc dù luôn tồn tại các miễn trừ đối với thuốc men, tuy nhiên các biện pháp trừng phạt vẫn dẫn tới sự hạn chế trong việc nhập khẩu thuốc men và thực phẩm do sự xáo trộn trong tổ chức các họat động thương mại, cũng như sự phức tạp trong vận chuyển hàng hóa, cùng với đó là sự thiếu hụt nghiêm trọng về tài chính của quốc gia mục tiêu. Mặc dù có những miễn trừ cho hàng hóa là thuốc men, nhiều công ty sản xuất những trang thiết bị và thuốc men vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn khi muốn thực hiện các đơn đặt hàng từ các quốc gia bị cấm vận vì sự thiếu hụt những đảm bảo chắc chắn rằng hàng hóa này thực tế được loại trừ khỏi danh mục cấm vận.

Chính tình trạng khan hiếm về thuốc men và trang thiết bị cần thiết khiến cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các quốc gia mục tiêu trở nên ngày càng tồi tệ. Nhiều báo cáo cho thấy rằng, trong suốt thời kì tồn tại các biện pháp trừng phạt, tỷ lệ tử vong của bnà mẹ ở Haiti và Iraq đều gia tăng đáng kể.

Cũng không thể phủ nhận một thực tế là các biện pháp cấm vận đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với tình hình an ninh lương thực ở các quốc gia mục tiêu. Ở Haiti, 1 cuộc điều tra sức khỏe và nhân khẩu năm 1994 cho thấy 18% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, ở nông thôn tỷ lệ này là 21%, cũng trong năm đó, điều tra cho thấy tỷ lệ trẻ em sinh ra bị thiếu cân tăng từ 10% tới 15%. Thêm vào đó, số lượng trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cũng tăng lên tới 7,8% so với tỷ lệ 3,4% vào năm 1990.

Ở Iraq, tình hình còn nghiêm trọng hơn khi mà trước khi có những biện pháp trừng phạt quốc gia này đã phải nhập khẩu gần 70% các loại thực phẩm. Từ ngay những năm đầu tiên áp dụng các biện pháp trừng phạt, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tăng từ 3% lên 11%. Mức độ thiếu ăn tăng từ 19% l ên31%. Tỷ lệ những đứa trẻ được sinh ra trong các bệnh viện có cân nặng dưới 2,5 kg tăng từ 5% lên

22%. Trong khi đó, chương trình đổi dầu lấy lương thực lại không thể ngay lập tức phát huy tối đa mục đích của mình, điều này khiến tình hình an ninh lương thực ngày càng trầm trọng.

Thứ ba, Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác

Không thể phủ nhận thực tế là khi các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực được áp đặt thì bên cạnh những thiệt hại gây ra đối với các quốc gia mục tiêu thì các quốc gia khác đặc biệt là những đối tác kinh tế quan trọng của quốc gia mục tiêu cũng phải gánh chịu những ảnh hưởng bất lợi. Dự tính được điều này, tại điều 50 chương VII hiến chương Liên hợp quốc quy định “bất cứ 1 quốc gianào, dù là thành viên của Liên hợp quốc hay không, nếu gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế, do sự thi hành những biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an, có quyền đề xuất lên Hội đồng về việc giải quyết những khó khăn đó”. Điển hình là trường hợp liên quan đến Iraq, lần đầu tiên trong lịch sử Liên hợp quốc, có một số lượng lớn các quốc gia, 21 quốc gia, bao gồm: Bănglađét, Bulgari, Ấn Độ, Li Băng, Jordan, Pakistan, Philippin, Ba Lan, Rumani, Sri Lanka, Sudan, Ả Rập, Tuynisi, Urugoay, Yemen, Tiệp Khắc, Gibuti, Motitania, Xaysen, Nam Tư và Việt Nam đã đệ trình báo cáo lên Hội đồng bảo an nêu rõ những thiệt hại xuất phát từ lệnh cấm vận kinh tế đối với Iraq.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng điều này hiếm khi được viện dẫn hoặc nếu có thì cũng không được quan tâm một cách thích đáng. Một số quốc gia nêu ra ý kiến rằng, những thiệt hại do việc thực thi các biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc phải được chia đều cho tất cả các quốc gia thành viên, nhưng đề xuất này không được chấp nhận. Bên cạnh đó, những khoản viện trợ cho các quốc gia gặp bất lợi nếu có cũng chỉ mang tính nhất thời và thường không tương xứng với những thiệt hại đã xảy ra. Thực tế cho thấy rằng, đã có những điều khoản quy định về việc bồi thường thiệt hại cho quốc gia thứ 3, nhưng chủ yếu là trong các trường hợp có gắn kết với lợi ích của các cường quốc, đặc biệt trong trường hợp của Yugoslavia trước kia và Iraq. Những khoản tài trợ như thế đã không được thỏa thuận trong các chế độ trừng phạt đối với Châu Phi.

Tại những khu vực mà những khoản tài trợ không có hoặc có nhưng ở mức độ không đáng kể, các quốc gia bị ảnh hưởng khó có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp

tục lén lút duy trì các quan hệ thương mại truyền thống của mình với các quốc gia mục tiêu, điều này giúp cho quốc gia tránh khỏi khó khăn về kinh tế đối với chính mình. Trong nhiều trường hợp họ còn thực hiện một cách công khai, rõ ràng, đặc biệt như trong chế độ trừng phạt đối với Lybia, khi mà năm 1998 tổ chức thống nhất Châu Phi quyết định chấm dứt việc tuân thủ Nghị quyết trừng phạt của Hội đồng bảo an trực tiếp chống lại Lybia.

Thứ tư, Nhiều quốc gia đã lợi dụng việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc để thực hiện các mục tiêu riêng của mình

Về nguyên tắc, một Nghị quyết trừng phạt muốn được thông qua phải nhận được sự nhất trí của ít nhất chín Ủy viên trong đó tất cả năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an bỏ phiếu thuận, do đó khó có thể khẳng định các biện pháp trừng phạt này phục vụ cho mục đích của riêng của quốc gia nào. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành các biện pháp trừng phạt, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng các biện pháp trừng phạt này thực chất là cách thức mà các cường quốc sử dụng nhằm chống lại, thôn tính các quốc gia yếu kém và phụ thuộc. Trong nhiều trường hợp, biện pháp trừng phạt bằng vũ lực được xem như một phần của cuộc tấn công chung vào các quốc gia kháng cự lại sự xâm nhập về văn hóa, chính trị hoặc kinh tế của Mỹ - người đứng đầu chiến tranh lạnh trước đó. Ví dụ như trường hợp của I raq, một tuần sau khi Iraq tấn công Kuwait hồi tháng 8/1990, cộng đồng quốc tế đã áp dụng trừng phạt kinh tế đối với I raq, trong đó vai trò của Mỹ đã được thể hiện vô cùng rõ nét. Mỹ đã tự mình thực hiện trừng phạt trước khi nó được tiến hành trên phương diện đa phương. Trừng phạt đối với I raq kéo dài ngay cả sau khi chiến tranh vùng Vịnh đã kết thúc. Đến tháng 10/1994, nhân việc Saddam Hussein triển khai hai sư đoàn tinh nhuệ vệ binh cộng hòa (Republicant Guard) hướng vào Kuwait, ngoài việc triển khai thêm lực lượng vào Kuwait và A rập Saudi, Mỹ đã lợi dụng cơ hội này để kéo dài thêm trừng phạt đối với I raq. Mục đích trừng phạt kinh tế đối với I raq đã thay đổi theo thời gian, bắt đầu với mục đích buộc Saddam Hussein rút quân khỏi Kuwait chuyển sang việc gây nên tình trạng bất bình trong nước để buộc Saddam Hussein phải rời bỏ quyền lực. Cả hai mục đích này của Mỹ đều không thành công, thực tế Saddam Hussein vẫn tiếp tục nắm quyền và I raq vẫn có một tiềm lực quân sự to lớn. Bên cạnh đó, bản thân liên minh tham gia trừng phạt cũng có nhiều mâu thuẫn. Mặc dù Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi mục

đích, nhưng nhiều nước bị ảnh hưởng xấu của cuộc trừng phạt như Thổ Nhĩ Kì và Jordani hay một số nước khác như Nga, Pháp, Trung Quốc đều đang muốn nối lại quan hệ buôn bán với I raq.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng lệnh trừng phạt đối với Haiti xuất phạt từ lợi ích riêng của Mỹ nhằm ngăn chặn dòng người tỵ nạn từ nước này sang Mỹ hơn là vì mục đích hòa bình và an ninh quốc tế. Hoặc Nghị quyết áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên cũng đã bị nhiều người cho rằng Mỹ lạm dụng để ngừng vận chuyển nhiên liệu nặng cho nước này theo thỏa thuận đã kí kết giữa hai bên nhằm bóp chết nền kinh tế vốn đã bị “bế quan tỏa cảng” của quốc gia này.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA LIÊN HỢP QUỐC


3.1. Những kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hợp Quốc

Nhằm phát huy hiệu quả tối đa trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, cũng như hạn chế tốt nhất những tác động tiêu cực của mình, trong thời gian tới khi quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực , Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cần chú ý tới một số vấn đề sau:

3.1.1. Liên quan đến Nghị quyết về trừng phạt vũ lực

Thứ nhất, Hội đồng bảo an cần đánh giá một cách khách quan tình hình thực tế, xác định , mức độ đe dọa của tình hình đối với hòa bình và an ninh quốc tế, mức độ cần thiết phải áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực. Điều này rất quan trọng bởi nếu không xác định được chính xác thời điểm áp dụng, mức độ áp dụng các biện pháp trừng phạt không những không phát huy được hiệu quả của mình mà còn gây ra những tác động tiêu cực khó lường.

Thứ hai, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Hội đồng bảo an phải có mục tiêu rõ ràng và thông minh. Sự thông minh được thể hiện qua việc các biện pháp trừng phạt sẽ tác động trực tiếp tới những người đứng đầu về chính trị và những cánhân, tổ chức gánh chịu trách nhiệm cho việc đe dọa hay phá vỡ hòa bình và an ninh thế giới nhưng vẫn đảm bảo được cuộc sống bình thường của những người dân vô tội.

Hơn thế nữa, vấn đề quan trọng là phải duy trì những tiêu chuẩn và định mức chung cho nội dung của các báo cáo về các diễn biến có nguy cơ đe dọa tới hòa bình và an ninh thế giới, điều này đảm bảo cho các biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với những cá nhân và thực thể theo các cách thức không chuyên quyền và không thiên lệch. Cụ thể, trong những báo cáo có liên quan nên bao gồm sự tường thuật một cách chính xác sự tham gia của các cá nhân, thực thể trong các hành vi có nguy cơ đe dọa tới hòa bình và an ninh thế giới theo sự nhận định của Hội đồng bảo an. Để làm tốt việc này, Hội đồng bảo an nên có những biện pháp hỗ trợ các quốc gia thành viên

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí