Ưu Điểm Của Các Biện Pháp Trừng Phạt Bằng Vũ Lực

- Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác.

Tuy nhiên hiện nay, do quá trình toàn cầu diễn ra ngày càng mạnh mẽ nên ranh giới giữa công việc nội bộ thuộc thẩm quyền mỗi quốc gia và công việc có sự tham gia của cộng đồng quốc tế trong nhiều trường hợp không độc lập hoàn toàn với nhau mà có sự đan xen nhất định (Ví dụ: vấn đề nhân quyền, nhân đạo, môi trường...).

Về nguyên tắc, Luật quốc tế không điều chỉnh những vấn đề thuộc thẩm quyền nội bộ của mỗi quốc gia. Do đó, mọi biện pháp được sử dụng nhằm cản trở việc thực hiện công việc nội bộ của quốc gia đều bị coi là vi phạm Luật quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, các chủ thể Luật quốc tế lại thừa nhận việc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác trong các trường hợp sau:

Khi có xung đột vũ trang xảy ra trong nội bộ của quốc gia: về nguyên tắc,cộng đồng quốc tế sẽ không có quyền can thiệp. Tuy nhiên, nếu cuộc xung đột này đạt đến mức độ nghiêm trọng, và có thể gây ra mất ổn định trong khu vực, đe dọa hoà bình và an ninh quốc tế, thì cộng đồng quốc tế - thông qua Hội đồng bảo an Liên hợp quốc - được quyền can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc xung đột hành động này không bị coi là vi phạm nội dung của nguyên tắc "không can này thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác".

Khi có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh quốc tế. Ví dụ: Nam Phi cũ: việc thiết lập chủ nghĩa phân biệt Đây là công việc nội bộ của Nam Phi. Tuy nhiên, việc thực"chủng tộc Apacthai hiện chính sách phân biệt chủng tộc, thực hiện tội ác diệt chủng là vô cùng dã Cộng đồng quốc"man, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế về quyền con người tế đã lên tiếng và áp dụng các biện pháp cần thiết để "can thiệp" phù hợp và ngăn cản chính sách này của Nam Phi.

Đối với nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế: Luật quốc tế trong thời kỳ cổ đại người ta coi chiến tranh là một phương tiện hữu hiệu để giải quyết mọi xung đột, mọi tranh chấp quốc tế. Nó được thừa nhận như "quyền" của mỗi quốc gia, dân tộc -"quyền được tiến hành chiến tranh". Công ước Lahaye năm 1899 về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và Công ước năm 1907 về hạn chế sử dụng vũ lực đối với quốc gia vi phạm cam kết quốc tế là những công ước

quốc tế toàn cầu đầu tiên đã không coi việc tiến hành chiến tranh là quyền của quốc gia, nhưng cũng chưa đưa ra quy định ngăn cấm chiến tranh, mà chỉ kêu gọi các quốc gia "với khả năng có thể" thì ngăn ngừa nguy cơ dùng vũ lực. Như vậy, trước chiến tranh thế giới thứ 2 những quy định về việc không sử dụng chiến tranh chỉ là những quan điểm, ý tưởng và chưa trở thành nguyên tắc mang tính bắt buộc chung.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra: Vậy, có khi nào việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế được cho là hợp pháp hay không? đó là các trường hợp nào? Câu trả lời là có, nếu việc sử dụng lực lượng vũ trang rơi vào 1 trong các ngoại lệ sau đây của nguyên tắc:

Các quốc gia có quyền sử dụng lực lượng vũ trang để thực hiện quyền tự vệ hợp pháp, kể cả việc sử dụng biện pháp quân sự nhưng phải tuân thủ nguyên tắc tương xứng.

Cơ sở pháp lý: Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc quy định "Không một điều khoản nào trong Hiến chương này làm thiệt hại đến quyền tự vệ cá thể hay tập thể một cách chính đáng, trong trường hợp hội viên Liên hợp quốc bị xâm lược vũ trang, cho đến khi Hội đồng bảo an ấn định những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp do các hội viên thi hành trong việc thực hiện quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng bảo an biết và không được ảnh hưởng đến quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng bảo an, mà theo Hiến chương này Hội đồng bảo an có thể bất cứ lúc nào áp dụng những hành động xét thấy cần thiết để duy trì và khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Như vậy, Hiến chương Liên hợp quốc thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của các quốc gia, nhưng lại không đưa ra khái niệm thế nào là một hành vi "xâm lược". Theo Nghị quyết 3314 của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1974 về định nghĩa xâm lược thì, xâm lược là việc một nước sử dụng lực lượng vũ trang tấn công, vi phạm đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền độc lập chính trị của một nước khác, hoặc "dưới bất kỳ hình thức nào khác". Nghị quyết đặt ra một danh sách không giới hạn những hành vi bị coi là xâm lược; đồng thời nghị quyết này cũng trao cho Hội đồng bảo an quyền được quyết định có hay không hành vi xâm lược trong các tình huống cụ thể.

- Tự vệ như thế nào được coi là hợp pháp? Theo điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc thì tiêu chí để xác định hành vi tự vệ hợp pháp là: có hành động tấn công vũ trang. Nếu hành vi tự vệ xảy ra sau khi tự vệ hợp pháp, nếu hành vi tự vệ xảy ra trước"có hành động tấn công vũ trang tự vệ bất hợp pháp."khi có hành động tấn công vũ trang.

Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc - 9

- Quyền tự vệ hợp pháp của quốc gia được thực hiện với điều kiện: quốc gia đó bị tấn công vũ trang trước; mức độ thực hiện tự vệ phải tương xứng với hành vi vi phạm, nếu vượt quá mức độ vi phạm thì hành vi tự vệ đó không được coi là tự vệ hợp pháp.

- Ngoài các vấn đề trên, Điều 51 Hiến chương cũng quy định, quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể chỉ được sử dụng "cho đến khi Hội đồng bảo an ấn định những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế...".

Như vậy, theo tinh thần của Hiến chương Liên hợp quốc, quyền tự do hành động của quốc gia trong phạm vi tự vệ chính đáng chỉ là tạm thời. Một khi Hội đồng bảo an đã quyết định hành động thì vụ việc đó sẽ được đặt dưới quyền quyết định của cơ quan này. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, quyền tự vệ chính đáng là cách duy nhất cho phép các quốc gia được sử dụng vũ lực một cách hợp pháp. Do đó, sự can thiệp của Hội đồng bảo an trong trường hợp này được coi như một cơ chế kiểm soát hữu hiệu nhằm tránh việc lạm dụng vũ lực từ phía các quốc gia. Tuy nhiên, sự can thiệp này chỉ thực sự có tác dụng khi các nước lớn thỏa thuận cùng nhau hành động nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ lực.

Các dân tộc thuộc địa được phép sử dụng tất cả các biện pháp để đấu tranh giành quyền tự quyết, kể cả các biện pháp quân sự nhưng phải tuân thủ các quy định của luật quốc tế.

Cộng đồng quốc tế có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt, kể cả các biện pháp quân sự đối với các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.

Về vấn đề nhân quyền, Liên hiệp quốc ngày càng chú trọng về nhân quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Khi áp dụng các biện pháp trừng phạt kể cả phi vũ trang và vũ trang đối với các quốc gia mục tiêu, Liên hiệp quốc xây dựng cơ chế đặc biệt để bảo vệ quyền cơ bản của con người. Theo đó, Liên hiệp quốc ban hành hệ thống các Công ước quốc tế về quyền con người: Hệ thống này trước hết phải kể đến Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn Nhân quyền (1948) và hai Công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 (Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị). Bên cạnh đó, hệ thống này còn có hàng trăm văn kiện quốc tế khác được ban hành dưới nhiều cấp độ pháp lý hình thức khác nhau như điều ước, công ước, nghị định thư, hướng dẫn, khuyến nghị... được các quốc gia thừa nhận và tôn trọng.

2.2.2. Ưu điểm của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực

Là một trong những biện pháp cưỡng chế được Hội đồng bảo an sử dụng để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các biện pháp khác như: áp dụng các biện pháp tạm thời hay áp dụng biện pháp trừng phạt phi vũ lực.

Với tính chất là giải pháp cuối cùng, chỉ được áp dụng khi biện pháp trừng phạt phi vũ lực không đem lại hiệu quả hoặc tỏ ra không phù hợp, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực góp phần ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hòa bình và an ninh thế giới, khôi phục lại nền hòa bình ổn định của quốc gia bị áp dụng lệnh trừng phạt, đồng thời góp phần cải thiện vấn đề nhân quyền tại các quốc gia đó chẳng hạn:

Đối với trường hợp của Iraq, sau khi quốc gia này xâm lược Kuwait năm 1990, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã ban hành hàng loạt các Nghị quyết nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt phi trang đối với quốc gia này, chẳng hạn: Nghị quyết 661 (1990) , trong đó đầu tiên Hội đồng bảo an đã chính thức áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với quốc gia này; Nghị quyết 665 (1990), Nghị quyết 670 (1990), trong đó áp dụng các biện pháp trừng phạt về giao thông vận tải, cả về hàng hải và hàng không. Tuy nhiên các biện pháp này vẫn không mang lại hiệu quả, Iraq vẫn ngoan cố tiến hành các hoạt động xâm lực Kuwwait, đặc biệt là việc 08/08/1990, Iraq tuyên bố sát nhập Kuwait thành một bộ phận lãnh thổ của Iraq. Sau đó, với sự ra đời của Nghị quyết 678 (1991) ngày 29/11/1991 thông qua việc cho phép các quốc gia sử dụng “mọi phương tiện cần thiết” để đảm bảo thực thi các Nghị quyết trước đó của Hội đồng bảo an thì Iraq mới chấp nhận rút quân không điều kiện khỏi Kuwait, trả lại độc lập tự do cho quốc gia này.

Đối với trường hợp của Campuchia, nhằm hỗ trợ cho việc bầu cử một chính quyền trung lập, Liên hợp quốc đã ban hành nhiều Nghị quyết tạo cơ sở cho hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình ở quốc gia này, chẳng hạn: Nghị quyết 717 (1991) về thành lập lực lượng Sứ mệnh cấp cao của Liên hợp quốc tại Campuchia (UNAMIC); Nghị quyết 745 (1992) về việc thành lập Cơ quan chuyển tiếp (hay còn gọi là Chính quyền quá độ) của Liên hợp quốc tại Campuchia (UNTAC)…Kết quả là, năm 1993, dưới sự cam thiệp của lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, cuộc bầu cử tự do đã được tổ chức ở Campuchia và hoàng thân Ranariddh và Hun Sen đã trở thành

thủ tướng trong Chính phủ Hoàng gia Campuchia (RCG). Từ đó về sau nhiều văn bản pháp luật quan trọng của Campuchia đã ra đời, chẳng hạn: Luật bầu cử (1992), Hiến pháp (1993)…

Với Somalia, nhằm ngăn chặn vấn đề nội chiến và trợ giúp người dân nước này thoát khỏi nạn đói, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã ban hành nhiều Nghị quyết, tiêu biểu như Nghị quyết 668 (1990), 717(1991), 718 (1991), 728 (1992) với việc áp dụng các biện pháp cấm vận vũ khí và thiết bị quân sự đối với Somalia song các vi phạm ở Somalia vẫn tiếp tục tái diễn. Phải đến khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ra Nghị quyết số 751 (1992) và nghị quyết 814 (1993) về thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình mang tên Chiến Dịch Liên hợp quốc tại Somalia, cuộc nội chiến ở Somalia mới chấm dứt và vấn đề nhân quyền ở quốc gia này mới thực sự được cải thiện.

Thực tế cũng đã chứng minh trong rất nhiều trường hợp, các lệnh trừng phạt bằng vũ lực của Hội đồng bảo an đã tạo điều kiện cho quá trình đi tới một giải pháp hòa bình nhiều quốc gia trên thế giới, tiêu biểu là trường hợp của Nam Tư cũ. Với nghị quyết 836 năm 1993 cho phép Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NaTo) can thiệp để bảo vệ các khu vực an ninh của Nam Tư cũ đã khiến các bên trong cuộc chiến không có vũ khí, phương tiện cũng như nguồn tài chính để tiếp tục tiến hành chiến tranh và cuối cùng các bên đã phải chấp nhận một giải pháp hòa bình thông qua việc ký kết hiệp ước lập lại hòa bình trong khu vực- Hiệp ước Dayton

2.2.3. Hạn chế của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực

Bên cạnh những thành tựu (ưu điểm) đã đạt được, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc đã gặp phải một số hạn chế sau:

Thứ nhất, Hạn chế trong việc xây dựng, thực thi và giám sát việc triển khai trên thực tế các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực đã được Liên hợp quốc sử dụng nhiều lần và có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, việc sử dụng gia tăng biện pháp này của Liên hợp quốc đã tạo ra rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với những đối tượng bị áp dụng cũng như việc giám sát quá trình áp dụng, ảnh hưởng và tác động không đúng mục đích của chúng.

Những hạn chế này trước hết xuất phát từ một thực tế là mục đích của việc áp đặt biện pháp trừng phạt thường không được xác định một cách rõ ràng. Trong mỗi vụ

việc cụ thể, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đều ban hành nhiều Nghị quyết với những nội dung thường xuyên thay đổi. Chính sự thường xuyên thay đổi đó và sự không rõ ràng đã tạo ra những khó khăn cho Hội đồng bảo an trong việc xác định liệu mục đích của các biện pháp trừng phạt đã đạt được hay chưa và thời điểm nào là hợp lý để bãi bỏ các biện pháp trừng phạt. Trong khi đó, Hội đồng bảo an thường được xem xét như một cơ quan mang tính chính trị hơn là một cơ quan tài phán, do đó khi quyết định áp đặt một Nghị quyết về trừng phạt đối với một quốc gia, điều quan trọng là Hội đồng bảo an thường được xác định những tiêu chí để có thể xác định được khi nào thì mục đích của những biện pháp trừng phạt được coi là đạt được. Bên cạnh đó, mặc dù là các biện pháp trừng phạt nhưng mục đích quan trọng nhất mà các biện pháp này hướng tới là làm thay đổi thái độ chính trị của các chính phủ mục tiêu, buộc họ phải tuân thủ các Nghị quyết đã được ban hành. Chính vì thế cần rất thận trọng khi quyết định mục tiêu của các biện pháp trừng phạt, vì nếu không nó sẽ tạo ra tâm lí chống đối của chính phủ mục tiêu và dân cư của quốc gia đó.

Trong quá trình thực thi, biện pháp trừng phạt bằng vũ lực cũng bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Biện pháp trừng phạt bằng vũ lực nếu áp dụng một cách đơn lẻ sẽ không có khả năng đạt được kết quả như mong muốn, đồng thời biện pháp này đòi mất nhiều thời gian để thực thi. Tiêu biểu như trường hợp của Iraq, để có thể buộc quốc gia này rút quân khỏi Kuwait, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bên cạnh việc cho phép các quốc gia sử dụng vũ lực đối với Iraq còn ban hành hàng loạt các biện pháp trừng phạt phi vũ lực khác như: Cấm vận kinh tế, cấm vận vũ khí, cấm giao thương hàng hải…. Hơn nữa, ngay cả khi được áp dụng một cách toàn diện và được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, trong thời gian sáu tháng đã được Hội đồng bảo an ấn định, Chính quyền Saddam Hussein vẫn không chịu rút khỏi Kuwait, cuối cùng dẫn tới chiến dịch “bão táp sa mạc”;

Việc giám sát và đánh giá hiệu quả của quá trình triển khai áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại. Nhiệm vụ này trở nên phức tạp do miễn cưỡng chấp nhận việc triển khai những chương trình giám sát hay điều tra quốc tế của các chính phủ vì những lý do chủ quyền hay lợi ích kinh tế. Hay trong nhiều trường hợp, chính quyền của quốc gia mục tiêu đã lợi dụng vai trò chính trị của mình nhằm đưa ra những thông

tin sai lệch về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an, điều này tạo ra những cách hiểu sai lầm về mục tiêu của việc trừng phạt, cũng như tâm lý chống đối, bất hợp tác của các cộng đồng dân cư. Ví dụ như, ở Yugoslavia trong những năm 1990, các công chức của bộ y tế nhận định rằng các biện pháp trừng phạt đã gây ra sự gia tăng gấp đôi tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Trong thực tế, thay vì đó tỷ lệ này đã giảm đi nhanh chóng hơn bất kì quốc gia láng giềng nào. Ở Serbia, giữa những năm 1992 và 1995, các biện pháp trừng phạt bị lên án là đã làm ngăn cản việc nhấp khẩu thuốc men bằng việc gây ra sự trì hoãn đối với các hợp đồng cung ứng thuốc. Tuy nhiên, trong cùng thời điểm đó, các cuộc giám sát của Liên hợp quốc về nhập khẩu đã đưa ra những đảm bảo cho việc thanh toán đối với các nhà cung cấp thuốc men đối với quốc gia này. Tuy nhiên, khi những biện pháp trừng phạt chấm dứt thì nhiều công ty lại chấm dứt việc buôn bán với bộ y tế và sự thiếu hụt những loại dựơc phẩm cần thiết bắt đầu trở nên tồi tệ hơn. Như vậy là trái với những nhận thức cho rằng các biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chính là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng về thuốc men ở Serbia, các biện pháp này đã giúp đảm bảo sự tiếp cận đối với các loại thuốc bằng việc cung cấp các nhà bảo lãnh thương mại cho quốc gia này.

Ở Liberia trong suốt năm 2001, những áp phích quảng cáo mô tả những biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc như một con voi nguy hiểm đè bẹp bệnh viện và trường học. Trong thực tế, những biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc được triển khai trong thời gian này không bao gồm những hạn chế đối với các hàng hóa nhân đạo được sử dụng trong các bệnh viện và trường học.Tương tự, ở Afghanistan, trong suốt những năm 2000 và 2001, chính quyền Taliban đã kiểm soát các phương tiện thông tin, qua đó định hướng một chiến lược liên tục chống lại các Nghị quyết trừng phạt, kết án chúng gây ra những điều kiện nghèo đói về kinh tế và xã hội tại quốc gia này. Điều này đã dẫn tới một hệ quả là trong nhận thức chung của cộng đồng dân cư, các biện pháp trừng phạt chính là nguyên nhân gây ra những tác động tiêu cực đối với tình hình kinh tế, xã hội và nhân đạo, mặc dù những biện pháp trừng phạt được thi hành trong thời gian này chỉ bao gồm các lệnh cấm đi lại, những hạn chế nhất định đối với tài chính, những hạn chế về ngoại giao và cấm vận vũ khí.

Còn ở Iraq, trong suốt 13 năm thi hành các biện pháp trừng phạt toàn diện, chính quyền Iraq đã lợi dụng các biện pháp trừng phạt nhằm đạt được sự đồng thuận

cho những tranh cãi lên án những biện pháp trừng phạt đã gây ra sự gia tăng nửa triệu cái chết ở trẻ em. Trong khi, hệ thống lâm thời về những miễn trừ nhân đạo thực hiện từ năm 1996 đến năm 2003 – chương trình đổi dầu lấy lương thực – đã cung cấp những khoản đô la lớn cho những hàng hóa xác định. Chính quyền Iraq nhận định rằng các biện pháp trừng phạt là nguyên nhân chính gây ra những khổ đau tại Iraq, trong khi đó những người khác lại cho rằng đó là do chính quyền Baghdad.

Những ví dụ trên cho thấy việc đưa ra thi hành trong môi trường của quốc gia mục tiêu, Liên hợp quốc ít có khả năng trong việc đáp trả lại những định hướng sai lệch về thông tin của các quốc gia này. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của Liên hợp quốc cũng như mục tiêu gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới của các biện pháp trừng phạt. Hơn nữa, việc xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá về nhân đạo đáng tin cậy đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho quá trình triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp trừng phạt trước và trong khi chúng được triển khai chính xác và khách quan hơn.

Bên cạnh đó, do được thực hiện tập thể và thường không có mối lên hệ trực tiếp giữa các biện pháp trừng phạt với hậu quả của chúng nên việc khắc phục hậu quả và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong nhiều trường hợp trở nên vô cùng khó khăn.

Ngoài ra, mặc dù được đánh giá là có tính ưu việt hơn hẳn các biện pháp trừng phạt phi vũ lực ở nhiều khía cạnh, nhưng trong thực tế không phải lúc nào các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực cũng phát huy hiệu quả như mong muốn. Theo như một tài liệu nghên cứu về các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực thì tác động của các biện pháp này trong việc làm thay đổi thái độ chính trị của chính phủ quốc gia mục tiêu thường rất hạn chế và phải mất mất nhiều năm người ta mới thấy những chuyển biến tích cực. Ví dụ, năm 1991, một nghiên cứu đối với 115 trường hợp áp dụng các biện pháp trừng phạt đã cho thấy chỉ có 34% trong số 115 trường hợp nghiên cứu đạt được hiệu quả.

Thứ hai, Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với những quốc gia bị áp dụng biện pháp này

Một trong những mục đích quan trọng của các biện pháp trừng phạt là – nhằm cô lập quốc gia vi phạm trong cộng đồng quốc tế, buộc quốc gia đó phải thay đổi thái độ, chấp nhận cách hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế, song trên thực tế, các biện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2023