Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Namtrong Quá Trình Gìn Giữ Hoàn Bình An Ninh Quốc Gia

hành tinh này ngày càng hoạt động có hiệu quả, góp phần đắc lực vào việc củng cố, giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nhân loại.

3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Namtrong quá trình gìn giữ hoàn bình an ninh quốc gia

3.2.1. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trước các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực nói chung

Là một thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc thông qua và thực hiện các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực. Đặc biệt, khi Việt Nam là thành viên của Hội đồng bảo an thì vai trò này lại càng to lớn. Trong các họat động của mình tại Liên hợp quốc nói chung hay tại Hội đồng bảo an nói riêng, nguyên tắc chỉ đạo của Việt nam luôn là cùng các nước thành viên khác đảm bảo cho mọi quyết định, Nghị quyết được thông qua phải là những Nghị quyết, quyết định góp phần vào giải quyết các xung đột, tranh chấp thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình, tránh chiến tranh, đóng góp cho cuộc chiến chống khủng bố của cộng đồng quốc tế cũng như các vũ khí hủy diệt hàng lọat khác. Hơn nữa, trong quá trình xử lý các vấn đề được đưa ra thảo luận, chúng ta luôn cố gắng tuân thủ tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, không có đối tượng và đối tác tuyệt đối và bất biến, xử lý các vấn đề tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể, linh họat nhưng phải phục vụ tối đa lợi ích của dân tộc. Những tư tưởng này, Việt Nam cần tuân thủ trong quá trình đảm bảo thi hành các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Khi một Nghị quyết trừng phạt đang được đưa ra thảo luận tại Hội đồng bảo an, sau khi cân nhắc tất cả những vấn đề nêu trên, nếu xác định đây là một bản Nghị quyết trừng phạt hợp lý và thích đáng, Việt Nam cần dùng mọi nỗ lực và cố gắng ngoại giao của mình nhằm thúc đầy nhanh chóng tiến trình bỏ phiếu thông qua Nghị quyết này. Điều này cũng đã được thể hiện trong trường hợp của Ruwanda. Cụ thể, khi nhận thấy một số biện pháp trừng phạt đối với quốc gia này không còn phù hợp, với tư cách là ủy viên của Hội đồng bảo an nhiệm kì 2008 – 2009, vào 10/7/2008, dưới sự chủ tọa của chủ tịch là đại sứ Lê Lương Minh, Hội đồng bảo an liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết về việc chấm dứt lệnh buôn bán vũ khí đối với quốc gia này. Đồng thời, giải thể ủy ban trừng phạt vận được thành lập theo Nghị quyết năm 1994 của Hội đồng bảo an có nhiệm vụ giám sát lệnh trừng phạt này.

Ngược lại, trước một Nghị quyết trừng phạt bằng vũ lực đang được đưa ra thảo luận mà Việt Nam nhận thấy trong đó những điểm bất hợp lý như: rõ ràng phục vụ lợi ích riêng không chính đáng của một quốc gia hay có nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới các dân thường vô tội của quốc gia mục tiêu…chúng ta cũng cần dùng những nỗ lực ngoại giao cần thiết nhằm ngăn chặn việc thông qua các Nghị quyết này. Ví dụ như: phát biểu quan điểm phản đối hay kêu gọi các quốc gia không bỏ phiếu thông qua các Nghị quyết này,… Hơn nữa, với tư cách là một thành viên của Hội đồng bảo an, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong vai trò trung gian hòa giải, giúp giải quyết nhanh chóng các mâu thuẫn nảy sinh khi chúng phải được giải quyết bởi một Nghị quyết trừng phạt. Là một quốc gia chưa có nhiều kinh nghiệm, tiềm lực kinh tế không lớn nhưng với kinh nghiệm của một quốc gia đã phải chịu nhiều mất mát to lớn do các cuộc chiến tranh, Việt Nam nên sử dụng chúng vào tiến trình hòa giải nhằm đạt được sự đồng thuận của các bên tranh chấp nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra cho các tầng lớp dân cư vô tội.

Bên cạnh đó, một khi các Nghị quyết của Hội đồng bảo an đã được thông qua thì Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc phải nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo quá trình tổ chức thực thi. Ngoài ra, khi phát hiện thấy những điểm bất hợp lý trong quá trình thực thi các biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an, thông qua người đại diện tại cơ quan này chúng ta nên mạnh dạn đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm giúp quá trình thực thi các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn.

3.2.2. Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông

Biển Đông (theo tên gọi Việt Nam) là biển rìa lớn nhất của Thái Bình Dương và là biển nửa kín được bao bọc bởi chín quốc gia (gồm Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam) và một vùng lãnh thổ (Đài Loan). Các nhà khoa học từ xưa đến nay đã chứng minh biển Đông có vai trò to lớn đối với cả thế giới, trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội như: kinh tế, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái... Do nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương, châu Âu- châu Á, Trung Đông- châu Á,Biển Đông được coi là tuyến đường vận tải quốc tế quan trọng đứng vào hàng thứ nhì thế giới. Thực tế đã chứng minh, có hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế

giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ phía Đông của đất nước ta; các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nó không những chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại biển Đông, mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Với đường bờ biển dài khoảng 3260km, trải qua 16 vĩ độ (giữa vĩ tuyến 7 độ Bắc và vĩ tuyến 23 độ Bắc), hơn 3.000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng,…đối với Việt Nam. Đặc biệt hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm ở vị trí trung tâm biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền, phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên biển Đông. Hai quần đảo này là bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và được công nhận bởi hàng loạt các bằng chứng pháp lý và lịch sử.

Tuy nhiên hiện nay, tranh chấp Biển Đông đã trở thành một trong những tranh chấp phức tạp nhất trên thế giới với những yêu sách chồng chéo của các bên, cụ thể: Quần đảo Hoàng Sa hiện đang là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữ hai nước ba bên (Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan); Quần đảo Trường Sa hiện đang là đối tượng tranh chấp giữa năm nước, sáu bên (Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei). Tất cả các quốc gia này đều tuyên bố có chủ quyền đối với những đảo thuộc hai quần đảo kể trên bằng những luận cứ để chứng minh chủ quyền của mình.

Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc - 12

Trong số các quốc gia có yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia có yêu sách tham lam, bành trướng và táo tợn hơn cả. Với tham vọng “độc chiếm Biển Đông”, “soán ngôi cường quốc số một” của Mỹ, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam thông qua các sự kiện năm 1946, 1974, 1988, 1992... Đặc biêt, vào ngày 07/05/2009, để phản đối Báo

cáo chung giữa Việt Nam và Malaysia về ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng và Báo cáo riêng của Việt Nam về thềm lục địa khu vực Bắc Biển Đông, Trung Quốc đã gửi hai Công hàm là CML 17/2009 và CML 18/2009 lên Tổng thư ký Liên hợp quốc, trong đó khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa (Hoàng Sa), Đông Sa, Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa) cũng như các vùng biển phụ cận và vùng nước có liên quan. Đi kèm theo hai Công hàm này là bản đồ “đường lưỡi bò” với 09 đoạn, nuốt trọn khoảng 80% diện tích của Biển Đông.

Kể từ khi Chính thức hóa với cộng đồng quốc tế bản đồ yêu sách “đường lưỡi bò”, Trung Quốc ngày càng ngông cuồng thực hiện các hoạt động nhằm củng có cho yêu sách chủ quyền của mình một cách ngang nhiên và trắng trợn, chẳng hạn: Ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và tiến hành bắt bớ ngư dân và tàu thuyền đánh cá, cản trở Việt Nam và các quốc gia khác thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình; xây dựng thành phố hành chính Tam Sa (2012), thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ (2013); Củng cố tiềm lực quốc phòng, hiện đại hóa quân đội theo hướng chính quy tinh nhuệ và tăng cường sự có mặt của quân đội ở Biển Đông; Tiến hành mời thầu trên 09 lô dầu khí thuộc chủ quyền của Việt Nam; Xây dựng những khu căn cứ quân sự, đường bay, tiến hành đảo hóa các bãi ngầm mà Trung Quốc đang chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa nhằm mục đích củng cố lực luợng của mình; đặc biệt nhất là cách đây chưa lâu, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp sự lên án gay gắt và chống đối quyết liệt của cộng động quốc tế và của Việt Nam… Bên cạnh các hoạt động này, Trung Quốc còn thực hiện hàng loạt các chiến lược trên tất cả các mặt trận từ kinh tế, chính trị, văn hóa… cho đến an ninh quốc phòng, tiêu biểu như: chiến lược “chuỗi đảo”, chiến lược “tằm ăn rồi”, chiến lược “cải bắp”, chiến lược “chính trị cường quyền, ngoại giao cưỡng ép”, chiến lược “trừng phạt kinh tế”… Trước tình hình đó, Việt Nam cần có những hành động cụ thể để chống lại hành động bành chướng của Trung Quốc, bảo vệ toàn vẹn các vùng biển đảo thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông hiện nay.

Trên cơ sở nghiên cứu về các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc, vận dụng cụ thể vào tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay, các biện pháp sau cần được Nhà nước triển khai thực hiện:

Thứ nhất, trực tiếp lưu ý với Hội đồng bảo an về hành vi đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế của Trung Quốc

Theo quy định tại Điều 35, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, mọi thành viên Liên hợp quốc đều có thể lưu ý Hội đồng bảo an hoặc Đại hội đồng về một vụ tranh chấp hay một tình thế có thể xảy ra dẫn đến sự bất hoà quốc tế hoặc gây ra tranh chấp, xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế hay không. Trong trường hợp, quốc gia đó không phải là thành viên Liên hợp quốc thì có thể lưu ý Hội đồng bảo an hoặc Đại hội đồng đến mọi tranh chấp mà trong đó họ là đương sự, miễn là quốc gia này thừa nhận trước những nghĩa vụ giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp như Hiến chương Liên hợp quốc quy định, để kết thúc vụ tranh chấp đó.

Với mong muốn trở thành thành viên chính thức của tổ chức Liên Hợp quốc, ngay từ những ngày đầu lập nước, ngoại giao đa phương đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi trọng như một mũi tiến công sắc bén trên mặt trận tổng hợp đấu tranh vì độc lập dân tộc. Trong quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với các vùng biển đảo trên Biển Đông, Việt Nam đã từng cố gắng đưa vụ việc về Hoàng Sa và Trường Sa ra trước Hội đồng bảo an vào năm 1988 khi Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm một số thực thể trên quần đảo Trường Sa của nước ta. Song vào thời điểm đó, Trung Quốc đã sử dụng vị trí thành viên thường trực của mình để tác động đến ý kiến của các thành viên khác, làm cản trở Hội đồng bảo an trong việc thực hiện chức năng duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam không nên quan ngại về vấn đề này, bởi lẽ:

i) Khoản 3, Điều 27 của Hiến chương Liên Hợp quốc quy định như sau: “những Nghị quyết của Hội đồng bảo an về những vấn đề khác( những vấn đề khác ở đây là những vấn đề không liên quan đến thủ tục ) đựơc thông qua 9 uỷ viên, trong đó có tất cả các uỷ viên thưòng trực bỏ phiếu thuận, dĩ nhiên là các bên đương sự trong tranh chấp sẽ không bỏ phiếu về các nghị quyết chiếu theo Chương VI và Điều 52 khoản 3”. Điều này được hiểu là tất cả những nghị quyết của Hội đồng bảo an mà không liên quan tới vấn đề thủ tục thì được thông qua 9 uỷ viên trong đó có sụ đồng thuận của 5 uỷ viên thường trực, và bên đương sự không đựoc bỏ phiếu. Ở đây có đề cập đến cơ chế đồng thuận của các uỷ viên thường trực của Liên Hợp quốc, như vậy

nếu như tranh chấp này đưa lên Hội đồng bảo an mà số những uỷ viên thường trực đó bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam thì khi đó chúng ta sẽ rất có lợi. Hơn nữa trong trường hợp này chúng ta không lo sợ tới vấn đề phủ quyết của trung Quốc nữa vì họ là một bên trong tranh chấp nên họ đương nhiên không được bỏ phiếu trong trường hợp tranh chấp này.

ii) Thái độ của Mỹ- thành viên thường trực của Hội đồng bảo an và cũng là một trong những cường quốc có quyền và lợi ích ở Biển Đông đã có sự thay đổi lớn theo hướng có lợi cho Việt Nam: Lợi ích của Mỹ tại biển Đông nằm trong lợi ích đa dạng và trải rộng của Mỹ tại Đông Á/Tây Thái Bình Dương với tư cách là một cường quốc khu vực và toàn cầu. Trong một báo cáo gần đây, lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ bao gồm: (1) Bảo vệ lãnh thổ Mỹ, người dân Mỹ, đồng minh và lợi ích của Mỹ; (2) Ổn định khu vực và loại bỏ bất kỳ cường quốc vượt trội hay nhóm cường quốc nào sẽ đe dọa hay cản trở cơ hội hay lợi ích của Mỹ; (3) Phát triển khu vực và thúc đẩy tự do thương mại và mở cửa thị trường; (4) Đảm bảo một thế giới ổn định, an toàn và phi hạt nhân; (5) Thúc đẩy các giá trị toàn cầu, như quản lý tốt, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo; (6) Đảm bảo tự do hàng hải, điều kiện tiên quyết để ổn định khu vực và bảo vệ lợi ích của Mỹ.Nếu như trước kia, Mỹ duy trì chính sách “không can dự” vào các tranh chấp ở Biển Đông trong một thời gian dài thì từ sau chiến tranh Lạnh, Hoa kỳ bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới xung đột tại biển Đông khi các tranh chấp tuyên bố chủ quyền tại khu vực và các hoạt động đơn phương của các nước ven biển để hỗ trợ lập trường đang tăng lên. Sau vụ tranh chấp tại bãi đá Vành Khăn giữa Trung Quốc và Philippines tháng 2/1995, chính quyền Clinton đã phản ứng thận trọng và lặp lại quan điểm chính sách lâu nay trong vấn đề Biển Đông. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ phản đối mạnh mẽ việc đe dọa hay sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền của bất kỳ nước nào. Mỹ không đứng về phía bất kỳ nước nào đang có tuyên bố tranh chấp và mong muốn ủng hộ giải pháp hòa bình trong tranh chấp tại biển Đông. Mỹ cũng quan ngại sâu sắc tới các tuyên bố hàng hải hay hạn chế hoạt động hàng hải tại biển Đông không tuân theo luật quốc tế. Tiếp theo, một loạt những hành động khiêu khích bành trướng của của Trung Quốc ở Biển Đông, lần đầu tiên trong lịch sử, Thượng viện Mỹ đã thông qua một Nghị quyết về Biển Đông trong sự đồng thuận của 100% thành viên của Thượng viện vào ngày 10/07/2014 với tên gọi Nghị quyết S.RES.412 “xác định lại sự

ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ Mỹ với tự do hàng hải và việc sử dụng vùng biển và vùng trời quốc tế một cách hợp pháp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và tìm kiếm giải pháp ngoại giao hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải”.Trong đó, Thượng viện Mỹ đã lên án các hành động sử dụng vũ lực cản trở tự do hàng không ở không phận quốc tế và làm thay đổi nguyên trạng hoặc gây bất ổn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương và yêu cầu Trung Quốc thiết lập lại nguyên trạng biển Đông như trước ngày 1-5-2014 (trước khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam). Sau đó, vào ngày 04/12/2014, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết H.Res-714 với sự đồng thuận của 100% thành viên Hạ viện, trong đó một lần nữa khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ với tự do hàng hải và sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế; nêu bật tầm quan trọng của các vùng biển khu vực với sự ổn định, thịnh vượng và an ninh khu vực cũng như thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, Nghị quyết khẳng định, dù Mỹ không phải là một bên tuyên bố chủ quyền trong các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông hay Hoa Đông, Mỹ vẫn có một lợi ích trong việc các nước tranh chấp tìm kiếm giải pháp ngoại giao hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế; trong tự do hàng hải và hàng không ở các vùng biển này; trong dòng chảy thương mại tự do; không áp chế, đe dọa hay sử dụng vũ lực. Ngoài ra, Nghị quyết còn lên án các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Hoa Đông và Biển Đông như: lập vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông; chặn tàu, đe dọa, làm hư hại tàu; cắt cáp tàu thăm dò ở Hoa Đông và Biển Đông; mời thầu thăm dò dầu khí trong khu vực 200 hải lý thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; hạ đặt giàn khoan trái phép. Đây có thể coi là những động thái và nỗ lực ngoại giao một mặt nhằm tăng cường uy tín của Mỹ, mặt khác để củng cố lòng tin của các nước Đông Nam Á đối với những cam kết của Mỹ trong khu vực trước những hành động khiêu khích và chèn ép ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Động thái này của cũng cho thấy Mỹ rất khó có khả năng ở cùng chiến tuyến với Trung Quốc khi đưa vụ việc về Hoàng Sa, Trường Sa vào trong chương trình Nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Trước hàng loạt các hành động sử dụng vũ lực nhằm củng cố cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các vùng biển đảo trên Biển Đông, tiêu biểu là sự kiện đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự, cả máy bay đến hoạt động tại vị trí hạ

đặt giàn khoan và các tàu Trung Quốc đã chủ đích đâm va, uy hiếp, dùng vòi rồng công suất lớn nhằm vào các tàu công vụ chỉ là tàu dân sự của Việt Nam gây hư hại nhiều tàu, làm nhiều người bị thương vào tháng 05/2014… có thể khẳng định những hành vi này này đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm (UNCLOS) 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Thoả thuận của lãnh đạo cấp cao Việt Nam – Trung Quốc, đe doạ hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Do vậy, với vị thế là thành viên chính thức của Liên hợp, Việt Nam cần tiếp tục mạnh dạn lưu ý Hội đồng bảo an về những hành động như trên.

Thứ hai, Đưa tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra trước Tòa án Công lý quốc tế, từ đó thông qua Hội đồng bảo an để góp phần đảm bảo thi hành phán quyết của Tòa

Tòa án Công lý quốc tế là một trong sáu cơ quan chủ chốt nhất của tổ chức Liên Hợp Quốc năm 1945, Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế năm 1946 và Bộ quy tắc tố tụng của Tòa năm 1978. Với vai trò là một cơ quan tài phán quốc tế, Tòa án Công lý có thẩm quyền ra các phán quyết quyết định các tranh chấp được đem ra xét xử tại tòa, và làm công tác cố vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan theo yêu cầu của các tổ chức như Liên hợp quốc.

Trong thời gian qua, mặc dù đã diễn ra nhiều cuộc đàm phán, thương lượng, song vấn đề tranh chấp biển đảo nói giữa Việt Nam các nước vẫn chưa đem lại hiệu quả. Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần xem xét đưa tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra trước các cơ quan tài phán quốc tế, trong đó ưu tiên lựa chọn tòa án Công lý quốc tế. Điều này xuất phát từ một số lý do sau:

i) Toà án quốc tế đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển: Trong quá hoạt động của mình, Tòa đã tham gia giải quyết và cho ý kiến tư vấn về nhiều vụ tranh chấp biển đảo. Thông qua nhưng phán quyết của mình, Tòa án Công lý quốc tế đã góp phần làm rõ và hoàn thiện những quy định của Luật

biển quốc tế hiện đại, chẳng hạn: Trong phán quyết thềm luc

đia

biển Bắc năm 1969,

Tòa án công lý quốc tế đã làm rõ khái niệm cũng như bản chất pháp lý của thềm lục

đia

đã đư ợc quy định trong Công ước Geneva năm 1958 về thềm lục địa; Trong phán

quyết ngư trường nauy , tòa án công lý quốc tế đã cố gắng định nghĩa thế nào là vịnh ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2023