Đánh Giá Về Các Biện Pháp Trừng Phạt Bằng Vũ Lực Của Liên Hợp Quốc

xuất các giải pháp thích hợp để đối phó với các hành vi vi phạm lệnh trừng phạt nói chung và cấm vận vũ khí cũng như các thiết bị quân sự khác cho Somalia nói riêng. Trong quá trình thực hiện các hoạt động này, Ủy ban trừng phạt cần báo cáo thông tin một cách thường xuyên cho Tổng thư ký để Tổng thư ký có thể thông báo vấn đề này cho các quốc gia thành viên khác. Nghị quyết 751 (1992) kết thúc bằng việc kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ về tài chính và các nguồn lực khác để việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho Somalia trong thời gian 90 ngày, đồng thời kêu gọi các bên liên quan ở Somalia tạo điều kiện thuận lợi cho Liên hợp quốc, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức nhân đạo hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng ở Somalia; tôn trọng đầy đủ an ninh và an toàn của nhân viên các tổ chức nhân đạo và bảo đảm tự do của họ trong việc thực hiện cứu trợ cho Somalia trên phạm vi cả nước; kêu gọi hợp tác ở tất cả các cấp độ để tìm một giải pháp hòa bình trong nước.

Trong khi đó, tình hình của Somalia liên tục xấu đi. Tổng thư ký đã nhận định rằng: "tình hình tuyệt vọng và phức tạp trong Somalia đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải có những nỗ lực mạnh mẽ và bền vững để phá vỡ vòng tròn bạo lực và nạn đói" . Liên Hợp Quốc có thể hỗ trợ quá trình này, nhưng cuộc xung đột chỉ có thể được giải quyết bởi những người ở Somalia mình. Thực hiện chủ trương này, ngày 27/07/1992, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong phiên họp 3101 đã thông qua Nghị quyết số 767, đề xuất thành lập bốn khu vực hoạt động là Berbera, Bossasso, Mogadishu và Kismayo, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ việc gửi một đội ngũ kỹ thuật tới Somali. Ngày 24/08/1992, Tổng thư ký yêu cầu tăng cường thẩm quyền của UNOSOM để tạo ra bốn khu vực hoạt động. Với mỗi vùng, UNOSOM sẽ cung cấp với một đơn vị quân đội biên chế 750 người ở tất cả các cấp bậc. Như vậy, với Nghị quyết này, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã lên tới 3.500 người.

Ngày 28/08/1992, hội đồng bảo an đã thông qua Nghị quyết 775 (1992), trong đó cho phép vào tháng 08/09/1992 bổ sung thêm ba đơn vị hậu cần, nâng tổng số nhân lực của UNOSOM lên tới tới 4219 sĩ quan và 50 quan sát viên quân sự. Cùng với quy định này, Tổng thư ký đã tìm cách cải thiện quy hoạch và điều phối các hoạt động nhân đạo thông qua Chương trình hành động 100 ngày - Hỗ trợ nhân đạo với 8 mục tiêu chính là: (1) tăng cường viện trợ lương thực; (2) phát triển mạnh mẽ các thức ăn bổ sung; (3) cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản và khối lượng tiêm chủng sởi; (4) cung

cấp nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh dịch tễ; (5) cung cấp vật liệu nhà ở, chăn màn và quần áo; (6) cung cấp các hạt giống, công cụ và vắc xin thú ý và lương thực cho thú ý với khẩu phần lương thực; (7) phòng chống tệ tị nạn và đẩy mạnh các chương trình hồi hương; (8) xây dựng thể chế và tái tạo xã hội dân sự.

Tuy nhiên việc triển khai chương trình này trên thực tế đã gặp nhiều khó khăn do bất đồng giữa các phe phái Somali và vai trò của Liên Hợp Quốc đã quốc thông qua UNOSOM không mang lại hiệu quả. Thủ lĩnh lực lượng Mohamad Fahrah Aidid ở Somalia đã tấn công vào lực lượng UNOSOM, kiểm soát sân bay. Trước tình hình đó, ngày 03/12/1992, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức phiên họp khẩn cấp và thông qua Nghị quyết số 792 (1992), trong đó hoan nghênh việc Hoa Kỳ tạo ra một môi trường an toàn cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo tại Somalia và cho phép, theo Chương VII của Hiến chương, sử dụng "tất cả các phương tiện cần thiết" để thực hiện hoạt động đó. Nghị quyết 794 (1992) yêu cầu các quốc gia phải cung cấp lực lượng quân sự và đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật đối với các hoạt động của Liên hợp quốc tại Somalia. Cơ chế phù hợp để phối hợp giữa Liên Hợp Quốc và các lực lượng quân sự cũng đã được thành lập bởi Tổng thư ký và các quốc gia tham gia vào hoạt động này.

Thực hiện Nghị quyết này, cuối tháng 12/1992, Hoa Kỳ đã triển khai một chương trình bốn giai đoạn để thực hiện mục tiêu của việc đảm bảo các sân bay lớn và cảng biển quan trọng và các điểm cung cấp, phân phối thực phẩm, cứu trợ để đảm bảo hiệu quả của hoạt động cứu trợ và an toàn cho các đoàn, các tổ chức cứu trợ cũng như những người cung cấp cứu trợ nhân đạo. Số lượng các lực lượng Hoa Kỳ được dự kiến huy động là 28.000 nhân viên, được bổ sung bởi 17.000 quân của lực lượng chức năng thống nhất (UNITAF) từ hơn 20 quốc gia. Ngoài lực lượng Hoa Kỳ, UNITAF bao gồm đơn vị quân đội từ Australia, Bỉ, Botswana, Canada, Ai Cập, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ấn Độ, Ý, Kuwait, Morocco, New Zealand, Nigeria, Na Uy, Pakistan, Saudi Arabia, Thụy Điển, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, Vương quốc Anh và Zimbabwe.

c. Kết quả

Từ khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 794 (1992), trong tháng 12 năm 1992, UNITAF đã triển khai khoảng 37.000 binh sĩ ở miền Nam và miền Trung Somalia, với 40% lãnh thổ của Somalia. UNITAF đã có một tác động tích

cực đến tình hình an ninh ở Somalia và tính hiệu quả của hoạt động phân phối các viện trợ nhân đạo. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của Liên hợp quốc, hỗn loạn vẫn tiếp tục, nạn đói vẫn hoành hành, chưa có đội chính phủ hiệu quả hoạt động trong nước, cảnh sát dân sự không có tổ chức và không có quân đội quốc gia có kỷ luật, an toàn của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, UNITAF, ICRC … tại Mogadishu và các nơi khác ở Somalia bị đe dọa nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Chiến Dịch Liên hợp quốc ở Somalia II ( UNOSOM II) đã được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thành lập thông qua Nghị quyết số 814 (1993) ngày 26/03/1993 trên cơ sở phù hợp với các quy định tại Chương VII Hiến chương năm 1945.

Nhiệm vụ của UNOSOM II, theo quy định của Hội đồng Bảo an trong Nghị quyết 814 (1993) được diễn ra trên toàn bộ lãnh thổ Somalia, bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giám sát tất cả các phe phái tiếp tục tôn trọng sự chấm dứt chiến sự và các thoả thuận khác mà họ đã đồng ý;

Ngăn ngừa sự tái bạo lực và, nếu cần thiết, thực hiện hành động thích hợp;

Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc - 8

Duy trì kiểm soát các loại vũ khí hạng nặng của các phe phái có tổ chức mà có thể đã được kiểm soát quốc tế;

Thu giữ các vũ khí nhỏ của tất cả các phần tử vũ trang trái phép;

Đảm bảo tất cả các cảng, sân bay và đường dây thông tin liên lạc cần thiết cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo;

Bảo vệ các nhân viên và các thiết bị của Liên Hợp Quốc và các cơ quan, ICRC cũng như các NGO đã cài đặt ở Somali;

Tiếp tục gở mìn, và;

Hồi hương người tị nạn và người di cư ở Somalia.

Trong Nghị quyết 814 (1993), Hội đồng bảo an cũng yêu cầu Tổng thư ký, với sự hỗ trợ từ tất cả các cơ quan Liên hợp Quốc, các cơ quan và các cơ quan chuyên ngành, cung cấp nhân đạo và các hỗ trợ khác cho người dân Somalia trong phục hồi thể chế chính trị và kinh tế và thúc đẩy chính trị giải quyết và hòa giải dân tộc. Sự hỗ trợ bao gồm hồi hương người tị nạn và người di cư ở Somalia, tái lập các tổ chức quốc gia và khu vực và chính quyền dân sự trong cả nước, tái lập cảnh sát Somali, và tiến hành gỡ mìn giải phóng mặt bằng.

Tổng thư ký đề nghị hoạt động quân sự của UNOSOM II cần được tiến hành theo bốn giai đoạn sau:

(1) chuyển đổi của hoạt động kiểm soát từ UNITAF;

(2) Triển khai có hiệu quả và hợp nhất hoạt động kiểm soát của Liên hợp quốc trên khắp lãnh thổ Somalia và các khu vực biên giới;

(3) Giảm thiểu các hoạt động quân sự của UNOSOM II và hỗ trợ cho chính quyền dân sự trong việc thực hiện trách nhiệm lớn hơn;

(4) Bố trí lại hoặc giảm số lượng thành viên UNOSOM II.

Sau quá trình chuyển đổi từ UNITAF để UNOSOM II tháng 5 năm 1993, mặc dù đã ký kết Hiệp định tháng ba song thủ lãnh Mohamed Farrah Aidid ở thủ đô Mogadishu coi UNOSOM II là mối đe dọa quyền lực của mình nên ra lịnh tấn công quân đội giữ hoà bình của liên hợp quốc. Ngày 05/06/1993, quân của Aidid tấn công lực lượng UNOSOM II, khiến 25 binh sĩ Pakistan thiệt mạng, 10 người mất tích và 54 người bị thương. Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký đã khẳng định các binh sĩ đã "bị sát hại khi họ tìm cách phục vụ người dân nghèo túng nhất trong thành phố".Do vậy, ngay ngày hôm sau, Hội đồng bảo an đã thông qua nghị quyết 837 (1993), lên án mạnh mẽ các vụ tấn công vũ trang chống lại UNOSOM, yêu cầu bắt và xử những phần tử người Somalia chịu trách nhiệm về sự hi sinh của lực lượng Liên hợp quốc nói trên.

Để thực hiện Nghị quyết 837 (1993), UNOSOM II khởi xướng hành động quân sự vào ngày 12/06/1993, tiến hành một loạt các hoạt động tấn công trên không và trên bộ ở phía nam Mogadishu. UNOSOM II loại bỏ Đài Mogadishu khỏi sự sự kiểm soát của quốc hội Somali/ Liên minh Quốc gia Somali (USC/SNA) (phe của Aidid), và vô hiệu hóa hoặc phá hủy vũ khí và thiết bị quân sự trong một số trang web lưu trữ và các cơ sở quân sự bí mật. Tổng thư ký đã khẳng định mục tiêu của hành động này là để khôi phục lại hòa bình cho Mogadishu "để các hòa giải chính trị, phục hồi chức năng và quá trình giải trừ vũ khí có thể tiếp tục di chuyển về phía trước trong suốt Somalia". Song song với các hoạt động giải trừ vũ khí, UNOSOM II thiết lập một cuộc điều tra về sự cố ngày 05/06/1993.

Sau khi các sự kiện tháng 6 năm 1993, UNOSOM II thực hiện một chương trình giải trừ quân bị cưỡng chế ở phía nam Mogadishu, tiền hành tăng cường hoạt động tuần tra, tịch thu vũ khí đối với các thành viên của phe Aidid (USC/SNA). Bên cạnh đó, Liên hợp quốc còn thực hiện một chiến dịch thông tin công cộng nhằm trấn an người dân Somalia,

Để hỗ trợ các nhiệm vụ UNOSOM II, Hoa Kỳ thành lập một chiến đoàn Đặc Biệt gồm lực lượng Delta, Biệt kích hải quân SEAL (Team 6) và một đơn vị không quân. Cuộc hành quân mang tên Con rắn Gothic (Operation Gothic Serpent). Lực lượng hành quân dưới quyền chỉ huy của Trung tướngWilliam F. Garrison, khởi hành từ một căn cứ Hoa Kỳ ở ngoại ô, tiến vào trung tâm thủ đô Mogadishu để bắt hai lãnh tụ của nhóm dân quân bộ lạc Habar Gedri, có trách nhiệm về vụ giết 24 binh sĩ Pakistan, Bộ lạc này dưới quyền của Mohamed Farrah Aidid, tự xưng là tổng thống nước Somalia (Somaliland). Trong quá trình hoạt động, hai máy bay trực thăng Hoa Kỳ bị bắn hạ, 18 binh sĩ Hoa Kỳ thiệt mạng và 75 người bị thương, 01 phi công trực thăng Hoa Kỳ đã bị bắt và sau đó được thả vào ngày 14/10/1993. Sau những sự kiện bị chà đạp nghiêm trọng về nhân quyền, Hoa Kỳ tăng cường các lực lượng phản ứng nhanh bao gồm lực lượng không, hải và lục quân được trang bị xe tăng M1A1 và xe chiến đấu Bradley để tấn công phe Aidid. Đồng thời, Tổng thống Hoa Kỳ William Clinton công bố ý định của Hoa Kỳ rút quân khỏi Somalia vào ngày 31/03/1994.

Ngày 09 tháng 10 1993, USC / SNA tuyên bố chấm dứt chiến sự đơn phương chống lại lực lượng UNOSOM II. Sau tuyên bố này tình hình Somalia về cơ bản đã ổn định, ngoại trừ Mogadishu vẫn căng thẳng và, ở thủ đô và các nơi khác, các phe phái lớn đã tái vũ trang, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.

Sau đó, ngày 29/10/1993, Hội đồng Bảo an đã thông qua Nghị quyết số 878 (1993), gia hạn nhiệm vụ UNOSOM II cho đến ngày 18/11/1993. Ngày 16/11/1993, Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết 885 (1993) ủy quyền cho Ủy ban Điều tra được thành lập theo Nghị quyết 814 (1993) và 837 (1993), để điều tra vụ tấn công vũ trang vào UNOSOM II.Tiếp đó, ngày 18/11/1993, Hội đồng bảo an đã gia hạn nhiệm vụ của UNOSOM II cho đến ngày 31/05/1994. Tuy nhiên do sự chia rẽ sâu sắc giữa các phe phái tại Somalia và sự từ chối thực hiện các giải pháp chính trị của thủ lĩnh Mohamed Farah Aidid, Hội đồng bảo an đã thông qua Nghị quyết 886 (1993), 857 (1994) … Theo Nghị quyết 857 (1994) ngày 04/02/1994, Hội đồng Bảo an đã chấp thuận đề nghị của Tổng thư ký Liên hợp quốc về việc cho phép UNOSOM II tiếp tục hỗ trợ các bên Somali trong việc thực hiện các Hiệp định Addis Ababa, đặc biệt là giải trừ vũ khí và nỗ lực ngừng bắn nỗ lực; bảo vệ các cảng lớn, sân bay và cơ sở hạ tầng thiết yếu; cung cấp viện trợ nhân đạo cho tất cả những người có nhu cầu trong cả nước; hỗ

trợ tổ chức lại các cảnh sát Somali và hệ thống tư pháp; giúp hồi hương và tái định cư cho người tị nạn và người di dời; hỗ trợ quá trình chính trị ở Somalia, và; bảo vệ các nhân viên, cài đặt các thiết bị của Liên Hợp Quốc và các cơ quan trực thuộc…; giảm số lượng thành viên UNOSOM II xuống còn 22.000 người.

Trong thời gian sau đó, mặc dù Hiệp định Addis Ababa và Tuyên bố Nairobi đã được ký kết, tình hình an ninh ở Somalia ngày càng xấu đi, đặc biệt là ở Mogadishu, và các nhà lãnh đạo đã không thực hiện các cam kết đã ký. Ngày 30/09/1994, Hội đồng bảo an đã thông qua Nghị quyết 946 (1994) , trong đó quyết định gia hạn hoạt động của UNOSOM II đến ngày 31/03/1995.

Đến ngày 02/02/1995, lực lượng UNOSOM II chỉ còn lại 7,956, bao gồm đội ngũ binh sĩ từ Pakistan, Ai Cập và Bangladesh và các nhân viên còn lại.Việc thu hồi UNOSOM II đánh dấu một bước chuyển tiếp trong các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc để hỗ trợ người dân Somalia khỏi nạn đói và nội chiến. Thành tựu chính của Liên hợp quốc trong việc thực hiện biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của đối với Somalia là: i) Giúp quốc gia này đạt được thỏa thuận ngừng bắn, đầu tiên là ở Mogadishu và sau đó là trên cả nước; Cứu giúp hàng triệu người Somalia khỏi nạn đói hoành hành; Tái thiết lập lại hệ thống cảnh sát ở Somalia: Đến tháng ba năm 1995, có 46 tòa án cấp huyện, 11 tòa án khu vực và 11 tòa án phúc thẩm đã được Liên hợp quốc trợ giúp để hoạt động.

Mặc dù, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã có những nỗ lực không ngừng nhằm đảm bảo hòa bình an ninh ở Somalia, song xuất phát từ sự phức tạp về mặt an ninh chính trị của quốc gia này mà từ năm 1995 đến nay, hàng loạt các Nghị quyết về trừng phạt vẫn được ban hành nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của Ủy ban trừng phạt, chẳng hạn: ngày 19/06/2001, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1356 (2001) tại phiên họp thứ 4332, trong đó cho phép các nhà báo, nhân viên thực hiện hoạt động cứu trợ nhân đạo được phép nhập khẩu áo chống đạn và mũ bảo hiểm phục vụ cho hoạt động tác nghiệp của họ. Ngày 22 Tháng 7 năm 2002, Hội đồng bảo an Liên hơp quốc đã thông qua Nghị quyết 1425 (2002), trong đó tái khẳng định các nghị quyết trước đó, bao gồm cả việc áp đặt một lệnh cấm vận vũ khí vào Somalia, và mở rộng các Nghị quyết này bằng cách cấm việc cung cấp trực tiếp và gián tiếp tới Somalia tư vấn kỹ thuật, tài chính và các hỗ trợ khác cũng như dịch vụ đào tạo liên quan đến các hoạt động quân sự. Đồng thời, trong Nghị quyết này, Hội đồng bảo an đã

thành lập Ban chuyên gia để điều tra việc thiếu thành công trong việc áp dụng lệnh cấm vận vũ khí trước đó. Tiếp đó, ngày 20/02/2007, thông qua Nghị quyết 1744 (2007), Hội đồng bảo an đã cho phép Liên minh châu Phiđược hiện diện vũ trang ở Somalia trong thời gian sáu tháng nhằm tạo ra sự ổn định ở quốc gia này, hỗ trợ lâu dài cho các hoạt động của Liên hợp quốc ở Somalia. Ngày 20/11/2008, Hội đồng bảo an lại thông qua Nghị quyết 1844 (2008) , ngoài việc ban hành lệnh cấm vận vũ khí còn ban hành lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với những người tham gia hoặc hỗ trợ hành vi đe dọa đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Somalia, bao gồm cả hành vi đe dọa các Hiệp định Djibouti ngày 18/08/2008, đe dọa chính trị hoặc đe dọa hoạt động của Liên minh Châu Phi tại Somalia. Quy định này sau đó cũng được nhắc lại trong Nghị quyết 1907 (2009) của Hội đồng bảo an. Trong năm 2008, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc còn ban hành Nghị quyết 1816 (2008), trong đó ban hành lệnh cấm vận về hàng hải thông qua việc yêu cầu các quốc gia và Tổ chức Hàng hải quốc tế không được cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật cho Somalia nâng cao năng lực đảm bảo an ninh biển và ven biển nhằm chống lại nạn cướp biển ngoài khơi bờ biển Somali. Năm 2012, bằng việc thông qua Nghị quyết 2036 (2012), Hội đồng bảo an đã áp đặt một lệnh cấm nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp than củi từ Somalia và yêu cầu chính quyền Somali tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc xuất khẩu than để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của quốc gia này. Năm 2013, do tình hình Somalia dần ổn định nên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết2093 (2013)nhằm dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với quốc gia này.

2.2. Đánh giá về các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc

2.2.1. Tính hợp pháp của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực

Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, các quốc gia bị áp đặt biện pháp trừng phạt bằng vũ lực và một số tổ chức quốc tế cho rằng việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực là “bất hợp pháp”, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau hay nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, vi phạm nhân quyền…

Liên hiệp quốc là tổ chức của cộng đồng quốc tế, thực hiện nhiệm vụ giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới, vì vậy việc đưa ra các biện pháp trừng phạt, đặc biệt là trừng phạt bằng vũ lực đều dựa vào Luật pháp quốc tế, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc

của Luật quốc tế. Hoặc nói cách khác, Liên hợp quốc áp dụng biện pháp trừng phạt bằng vũ lực đối với các quốc gia mục tiêu là hoàn toàn hợp pháp. Cụ thể:

Đối với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau được quy định tại khoản 7 điều 2 của Hiến chương Liên hiệp quốc và đây là nguyên tắc được đặt ra cho tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế phải tuân theo.

Dưới tác động mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Nghị quyết về nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ" được thông qua năm 1965 với việc "tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia". Đến nay, nguyên tắc này còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác như: Tuyên bố của liên hợp quốc về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960, Tuyến bố cuối cùng của hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băng-đung, Định ước Henxinki năm 1975, Hiệp ước Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, Hiệp định Pari năm 1973 về lập lại hòa bình tại Việt nam...

Công việc nội bộ của mỗi quốc gia là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình, đó là quyền tối thượng của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình (như: quyền tự do lựa chọn, tự do xây dựng và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội phù hợp với nguyện vọng của nhân dân; quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp...) và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế (như: quyền độc lập thiết lập mối quan hệ với bất kỳ quốc gia nào, quyên tự do tham gia vào các tổ chức quốc tế khu vực và phổ cập...).

Nguyên tắc này không cho phép bất kỳ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù văn minh hay lạc hậu được quyền can thiệp vào các lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, xuất phát từ chủ quyền của mình. Cụ thể:

- Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, văn hóa-xã hội của quốc gia;

- Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình;

- Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác;

- Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác;

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí