Biểu Phí Trọng Tài Với Các Vụ Việc Có Yếu Tố Nước Ngoài Tại Trung Quốc

nhiều doanh nghiệp hai nước lựa chọn tham gia thanh toán qua ngân hàng trong quá trình đàm phán hợp đồng thương mại.

Xuất phát từ phân tích trên có thể thấy thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong ngoại thương của Trung Quốc cho cả nhập khẩu và xuất khẩu. Hầu hết thư tín dụng yêu cầu trong các hợp đồng là thư tín dụng được xác nhận, không thể huỷ ngang và được thanh toán ngay. Để đơn giản thủ tục và giải quyết việc thanh toán, bên mua hàng có thể thường xuyên được yêu cầu mở thư tín dụng, được thanh toán ngay và có thể chuyển đổi để vận chuyển hàng theo phương thức trả góp. Tuy nhiên để thúc đẩy xuất khẩu, Trung Quốc chấp nhận thư tín dụng 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày và đến 360 ngày.

Các chứng từ cần thiết để nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc được nêu trong bảng sau:

Bảng 2.1: Các loại chứng từ nhập khẩu và cơ quan cấp


Chứng từ

Số bản

Cơ quan cấp

Giấy phép nhập khẩu

1

Cục Ngoại thương, Bộ thương mại

Tờ khai hải quan

3

Hải quan

Hoá đơn thương mại

6

Công ty xuất khẩu

Thư tín dụng

1

Ngân hàng Trung Quốc

hoặc ngân hàng được uỷ quyền

Giấy chứng nhận xuất xứ

6

Cơ quan nước ngoài có trách nhiệm

Giấy chứng nhận vệ sinh/sức khoẻ

6

Cơ quan giám định hàng hoá của nước ngoài

Giấy chứng nhận chất lượng

6

Cơ quan giám định hàng hoá của

nước ngoài

Vận đơn đường biển/ đường hàng không

6

Công ty vận tải đường biển/ đường hàng không

Danh sách hàng vận chuyển

6

Công ty xuất khẩu

Giấy chứng nhận bảo hiểm

6

Công ty bảo hiểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn

Thông thường, nhà nhập khẩu Trung Quốc (đại lý, hãng phân phối, đối tác liên doanh) tiến hành thu thập những chứng từ cần thiết liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá và xuất trình cho cơ quan Hải quan Trung Quốc. Chứng từ cần thiết cho mỗi loại hàng sẽ khác nhau, nhưng đều phải có những chứng từ bắt buộc sau: Vận đơn; Hoá đơn; Bảng kê giao hàng; Tờ khai hải quan; Chứng nhận bảo hiểm và Hợp đồng.

Những mặt hàng đặc biệt sẽ yêu cầu thêm các chứng từ sau: Hạn ngạch nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu; Chứng nhận giám định do Cơ quan Kiểm tra chất lượng, giám định và kiểm dịch Trung Quốc hoặc Chi nhánh tại địa phương cấp và Giấy chứng nhận chất lượng hoặc Giấy chứng nhận an toàn sản phẩm khác...

Các hình thức thanh toán khác: Trả góp và trả chậm được áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Trung Quốc, đặc biệt là đối với chuyến tàu lớn, thiết bị và máy móc chịu thuế hải quan nặng và các hàng hoá khác cần nhiều ngoại hối. Những hình thức thanh toán này cũng được áp dụng ở Trung Quốc để bán máy móc, thiết bị và các hàng hoá có giá trị khác.

5. Điều khoản giải quyết tranh chấp

Xem xét ví dụ dưới đây để thấy rằng doanh nghiệp Việt Nam có thể đòi được những khoản bồi thường nào trong trường hợp phía đối phương vi phạm:

Người bán Trung Quốc ký hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với người mua Mỹ, theo đó người bán sẽ giao một lô hàng nguyên liệu may mặc từ Trùng Khánh đến Đại Liên trong tháng 7/2000. Sau đó hàng từ đại liên sẽ được vận chuyển bằng đường biển đến New York, tiền hàng thanh toán sau khi nhận hàng tại cảng đến. Tuy nhiên, do vấn đề nội bộ công ty, đến cuối tháng 7/2000, bên bán Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu giao hàng. Đầu tháng 8/2000, người mua Mỹ điện báo yêu cầu công ty Trung Quốc chậm nhất ngày 20/08/2008 phải giao hàng. Ngày 10/08/2008, công ty Trung Quốc giao hàng cho công ty tàu điện ở Trùng Khánh để vận chuyển đến Đại Liên, rồi đưa hàng lên tàu ở cảng Đại Liên để chuyển sang Mỹ. Không may trong hành trình đến New York, tàu gặp bão và lô hàng trên bị tổn thất thực tế lên

đến 80% giá trị. Bên Mỹ cho rằng bên Trung Quốc cần gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm thời gian giao hàng đã định. Đồng thời do bên Trung Quốc không thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng hạn nên hợp đồng bị đình chỉ, do vậy tổn thất về hàng hóa do bên Trung Quốc gánh chịu.

Vấn đề đặt ra trong tranh chấp trên là bên Mỹ có quyền yêu cầu bên Trung Quốc gánh chịu trách nhiệm bồi thường không và bên Trung Quốc phải bồi thường những gì. Tiếp theo đó cần xác định xem hợp đồng đã bị đình chỉ chưa và tổn thất về hàng hóa do bên nào gánh chịu.

Thứ nhất, quy định về tổn thất thực tế theo Luật Hợp đồng 1999 Trung Quốc là những tổn thất do hành vi thực hiện không đúng hợp đồng gây nên chứ không phải là tổn thất do rủi ro đến với hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Do vậy, bên Mỹ không có quyền yêu cầu bên Trung Quốc bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, việc bên Trung Quốc không thực hiện giao hàng trong tháng 7/2000 đã mang đến cho bên Mỹ quyền được đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng và thông báo cho bên Trung Quốc biết nếu muốn áp dụng quyền đó. Tuy nhiên bên Mỹ đã lựa chọn sửa đổi điều khoản giao hàng, kéo dài thời hạn giao hàng đến 20/08/2000 tức là họ đã từ bỏ quyền yêu cầu đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng. Việc bên Trung Quốc tiếp tục thực hiện giao hàng và bên Mỹ không phản đối gì chứng tỏ cả hai bên đã hoàn toàn nhất trí với hợp đồng, do đó hợp đồng vẫn có hiệu lực. Theo điều khoản di chuyển rủi ro trong hợp đồng, nếu hai bên không có quy định về thời điểm di chuyển rủi ro thì kể từ khi được giao cho người vận chuyển đầu tiên, hàng hóa được coi như đã thuộc về người mua. Theo đó, mọi rủi ro hỏng hóc, mất mát với hàng hóa là do người mua chịu. Vì vậy trong trường hợp này, người bán Trung Quốc hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm.

Qua ví dụ trên có thể thấy rằng doanh nghiệp Việt Nam trong trường hợp muốn yêu cầu phía đối phương bồi thường tổn thất cần chắc chắn khả năng chứng minh tổn thất thực tế của mình. Bên cạnh đó cần đặc biệt lưu ý

đến quy định gia hạn hiệu lực hợp đồng và thời điểm chuyển giao rủi ro để tránh những đòn đau đáng tiếc từ luật pháp Trung Quốc.

Có hai cách thức giải quyết tranh chấp mà doanh nghiệp Trung Quốc thường sử dụng là tòa án và trọng tài. Luật Tố tụng dân sự nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1999 quy định những tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ được xét xử tại tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố.

Theo Điều 60 Luật Trọng tài nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hiệp nghị trọng tài cần có những nội dung sau: (i) biểu thị ý muốn được yêu cầu sự can thiệp của trọng tài; (ii) nêu rõ tranh chấp sẽ được giải quyết bằng phương thức trọng tài; (iii) chỉ rõ hội đồng trọng tài thụ lý tranh chấp nếu có. Do đó, một điều khoản như sau: "Tất cả các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết theo luật của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại tòa án nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hoặc cơ quan trọng tài Trung Quốc" không được coi là một hiệp nghị trọng tài.

Bảng 2.2: Biểu phí trọng tài với các vụ việc có yếu tố nước ngoài tại Trung Quốc

Giá trị tranh chấp (NDT)

Chi phí trọng tài (NDT)

X < 1.000.000 NDT (X < 140.000

USD)

3,5% giá trị tranh chấp, không ít hơn

10.000 NDT ( khoảng 1.400 USD)

1.000.000 NDT < X < 5.000.000 NDT ( 140.000 USD < X < 700.000

USD)

35.000 NDT (khoảng 4.400 USD) + 2,5% giá trị tranh chấp

5.000.000 NDT < X < 10.000.000 NDT ( 700.000 USD < X < 1.400.000

USD)

135.000 NDT (khoảng 18.000 USD) + 1,5% giá trị tranh chấp

10.000.000 NDT < X < 50.000.000 NDT ( 1.400.000 USD < X <

7.000.000 USD)

210.000 NDT (khoảng 22.000 USD) + 1% giá trị tranh chấp

X > 50.000.000 NDT ( X> 7.000.000

USD)

610.000 NDT (khoảng 82.000 USD) +

0,5% giá trị tranh chấp

Nguồn: www.ciac.org.cn

Ngoài ra khi yêu cầu trọng tài, đương sự còn phải nộp 10.000 NDT (khoảng 1.400 USD) làm phí lập án.

Bảng 2.3: Biểu phí trọng tài tại Việt Nam

Đơn vị: USD


Tổng giá trị tranh chấp

(USD)

Chi phí hành

chính (USD)

Lệ phí trọng tài viên (USD)

Tối thiểu

Tối đa

X < 50.000

2.500

2.500

17% trị giá

tranh chấp


50.000

2.500 + 3,5%

trị giá vượt trên 50.000

2.500 + 2% trị giá vượt trên

50.000

8.500 + 11% trị giá vượt trên

50.000


100.000

4.250 + 1,7%

trị giá vượt trên 100.000

3.500 + 1% trị giá vượt trên

100.000

14.000 + 5,5%

trị giá vượt trên 100.000


500.000

11.050 + 1,15% trị giá

vượt trên

500.000

7.500 + 0,75%

trị giá vượt trên 500.000

36.000 + 3,5%

trị giá vượt trên 500.000


1.000.000

16.800 + 0,6%

trị giá vượt trên 1.000.000

11.250 + 0,5%

trị giá vượt trên 1.000.000

53.500 + 2,5%

trị giá vượt trên 1.000.000


2.000.000

22.800 + 0,2%

trị giá vượt trên 2.000.000

16.250 + 0,25%

trị giá vượt trên 2.000.000

78.500+ 1% trị

giá vượt trên 2.000.000


5.000.000

28.800 + 0,1%

trị giá vượt trên 5.000.000

23.750 + 0,1%

trị giá vượt trên 5.000.000

108.500 + 0,55% trị giá

vượt trên

5.000.000


10.000.000

33.800 +

0,06% trị giá vượt trên 10.000.000

28.750 + 0,05%

trị giá vượt trên 10.000.000

136.000 + 0,17% trị giá

vượt trên

10.000.000

50.000.000

57.800 +

0,06% trị giá

48.750 + 0,03%

trị giá vượt trên

204.000 +

0,12% trị giá



vượt trên‌

50.000.000

50.000.000

vượt trên

50.000.000


80.000.000


75.800

57.750 + 0,02%

trị giá vượt trên 80.000.000

240.000 + 0,1% trị giá vượt trên

80.000.000


X > 100.000.000


75.800

61.750 + 0,01%

trị giá vượt trên 100.000.000

260.000 + 0,05% giá trị

vượt trên

100.000.000

Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại Việt Nam, Tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế(388-390), Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 2003.

Căn cứ vào 2 biểu phí trên mà doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn cho mình phương án thích hợp về điều khoản trọng tài (tranh chấp được giải quyết tại đâu) khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế với doanh nghiệp Trung Quốc.

IV. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ DOANH NGHIỆP TRUNG QUỐC

Từ việc nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Trung Quốc tới những giai đoạn đàm phán, hình thức đàm phán và các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế trên đây có thể tổng hợp lại một số thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam như sau:

1. Thuận lợi

- Việt Nam - Trung Quốc do đặc điểm địa hình "núi liền núi, sông liền sông" nên thương nhân hai bên có rất nhiều cơ hội để gặp gỡ và đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế. Chẳng hạn như gặp gỡ qua biên giới, gặp gỡ tại các hội chợ do hai bên tổ chức hoặc hội chợ quốc tế, gặp gỡ thông qua các cuộc gặp gỡ của các đoàn quan chức cấp cao, thông qua Internet...

- Do đặc tính kinh doanh của người Trung Quốc là không thích làm ăn với người lạ nên hiện tượng giao dịch qua trung gian giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc diễn ra rất thường xuyên. Thêm vào đó, do chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Trung Quốc cũng như Việt Nam là quản lý

bằng hạn ngạch đối với một số mặt hàng cần thiết nên khi các doanh nghiệp đã xuất nhập khẩu vượt quá hạn ngạch hoặc không được cấp hạn ngạch thì sẽ không được phép xuất khẩu. Giao dịch quan trung gian có thể là cứu cánh với họ lúc bấy giờ. Giao dịch qua trung gian có thể là giao dịch qua hệ thống đại lý ngoại thương của Trung Quốc. Đây là hệ thống các công ty hoạt động độc lập, thường chỉ nhận sự ủy thác xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp ngoại thương không được phép xuất khẩu của Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiến hành thâm nhập thị trường Trung Quốc không chỉ thông qua những đại lý ở đại lục mà còn có thể thông qua con đường đại lý ở Ma Cao, Hồng Công. Những đại lý này giải quyết vấn đề xuất nhập khẩu và mỗi đại lý chịu trách nhiệm về một nhóm mặt hàng nhất định. Con đường này gợi mở nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam và tạo tiền đề thuận lợi cho việc đàm phán hợp đồng thương mại về sau.

Bảng 4: Danh mục hàng hóa chịu quản lý bằng hạn ngạch


Hàng hoá thông thường (14)

Dầu đã qua chế biến, sợi polyester, sợi acrylic, polyester chips, cao su tự nhiên, lốp xe ô tô, sodium cyanide, đường tinh chế, thuốc lá, thuốc trừ sâu, cellulose diacetate fiber tows cotton và Trichloroethane

(methylchloro form).


Chịu sự điều chỉnh của Cục Ngoại thương và hợp tác kinh tế, cơ quan có quyền cấp giấy phép và quota nhập khẩu đối với hàng hoá thông thường

Máy móc và hàng điện tử

Ô tô và những phụ tùng chính, xe máy và động cơ, khung xe, TV màu, radio và máy ghi âm, tủ lạnh và máy nén khí, thiết bị quay video và phụ tùng chính, cameras và những bộ phận liên quan, đồng hồ, trục ô tô, khung gầm ôtô, máy điều hoà, and

air-flow looms.

Xin giấy phép nhập khẩu của Phòng Ngoại thương và Hợp tác kinh tế, trên cơ sở của Giấy chứng nhận quota do Phòng quản lý quốc gia phụ trách về xuất nhập khẩu máy móc và sản

phẩm điện tử.


Nguồn: http://sme.tcvn.gov.vn

- Tập quán của Trung Quốc là nhập khẩu theo giá FOB, xuất khẩu theo giá CIF trong khi của Việt Nam là nhập khẩu theo giá CIF, xuất khẩu theo giá FOB. Điều này tạo thuận lợi trong đàm phán hợp đồng giữa hai doanh nghiệp. Quy trình nhập khẩu nói chung theo điều kiện FOB bao gồm: ký hợp đồng, mở L/C, đặt chỗ và thu xếp chuyên chở, bảo hiểm, kiểm tra chứng từ, thanh toán, thanh tra kiểm dịch, khai báo hải quan, nhận hàng, kiểm hoá, vận chuyển hàng hoá và đòi bồi thường nhập khẩu.

Sơ đồ 1: Quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc


Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí