Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính tỉnh Thái Nguyên - 2


4.3- Xây dựng các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên ở Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên.

5- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

- Một trong những nguyên nhân dẫn tới tư tưởng chính trị, đạo đức hiện nay của sinh viên Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên chưa cao là do công tác quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức chưa tốt. Nếu xây dựng được hệ thống các biện pháp tăng cường quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV có tính khoa học, đồng bộ, phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong nhà Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên.

6-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1-Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích tổng hợp khái quát hóa hệ thống hóa lý luận đề tài.

6.2-Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng an két về thực trạng quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp quan sát các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

- Phương pháp phỏng vấn giảng viên cán bộ quản lý, sinh viên.

- Phương pháp chuyên gia xin ý kiến về các biện pháp quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính tỉnh Thái Nguyên - 2

6.3-Nhóm phương pháp toán học

7-PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên ở Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên theo cách tiếp cận chức năng quản lý.


8- DỰ KIẾN CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Phần I: Phần mở đầu:những vấn đề chung luận văn

Phần II: Phần nội dung gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên ở trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên.

Chương 3: Các biện pháp tăng cường quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên.

Phần III: Kết luận kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN


1.1- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho thế hệ trẻ là một nội dung giáo dục quan trọng, nhằm giúp các nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách người học. Khi còn sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”.

Từ quan điểm đó Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức trong các nhà trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”. Kế thừa tư tưởng của Người.

Phạm Minh Hạc- nhà Tâm lý học hàng đầu nước ta đã nêu lên các định hướng giá trị đạo đức của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bàn về thực trạng cũng như giải pháp ở tầm vĩ mô về giáo dục-đào tạo con người Việt Nam theo định hướng trên. Về mục tiêu giáo dục, GS.Tiến Sĩ Phạm Minh Hạc nêu rõ “ trang bị cho mọi người những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị,đạo đức nhân văn kiến thức pháp luật văn hóa xã hội. Hình thành cho mọi công dân có thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin, đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh tổ chức tốt giáo dục thế hệ trẻ, giúp họ để mọi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định, nỗ lực học tập rèn luyện,tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước “ (17 tr 168,169,170)

Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh nói chung và cho sinh viên nói riêng là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.

Dưới góc độ nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức, các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý giáo dục đã công bố.


Khai thác dưới góc độ tổ chức các hoạt động đoàn đội để giáo dục đạo đức cho học sinh do tác giả Nguyễn Thị Kim An (đề tài luận văn thạc sĩ năm 1996) đã đề xuất các biện pháp tăng cường tổ chức hoạt động để giáo dục đạo đức cho học sinh.

Khai thác dưới góc độ phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đó là công trình nghiên cứu của tác giả Hà Thị Bé (Luận văn thạc sĩ).

Trong những năm gần đây trước vấn đề hội nhập, công tác giáo dục, chính trị, đạo đức, pháp luật cho sinh viên trong các nhà trường được Đảng, Nhà nước quan tâm thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết, các quyết định về công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức pháp luật trong các nhà trường chuyên nghiệp cụ thể là:

+ Nghị quyết TW 5 khóa IX từng bước đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng.

+ Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tăng cường công tác tư tưởng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách Mạng

+ Nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay ( Ban tư tưởng văn hóa TW- nhà xuất bản chính trị quốc gia).

+ QĐ số 50/2007/BGD&ĐT ngày 29/8/2007 giáo dục phẩm chất chính trị đạo đức lối sống cho HSSV trong các trường Đại học, CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp.

+ Công văn số 6051/ BGD & ĐT-CTHSSV ngày 21/7/2009 của BGD & ĐT tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân" HSSV trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm 2009.


+ Nghị quyết phương hướng nhiệm vụ của đại hội Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ XVII 2005- 2010 (Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ Đảng viên và nhân dân toàn Tỉnh Thái Nguyên trong tình hình mới.

+ Nghị quyết phương hướng nhiệm vụ của đại hội Đảng bộ Trường CĐ KT -TC tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ XI 2005 -2010 tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ Đảng viên và HSSV nhà trường.

Nhưng nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong phạm vi một đơn vị trường chuyên nghiệp để đề xuất các biện pháp quản lý nhằm tăng hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức pháp luật cho sinh viên thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài: Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên Trường cao đẳng Kinh tế Tài chính Tỉnh Thái Nguyên".

1.2- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

*Tư tưởng: Theo từ điển tiếng việt “tư tưởng” là quan điểm chung của con người đối với thế giới tự nhiên và xã hội.

*Chính trị: Là những hiểu biết về mục đích, đường lối và nhiệm vụ đấu tranh của chính Đảng cũng như đông đảo quần chúng. Theo đó có thể hiểu tư tưởng chính trị là sự hiểu biết, là những quan điểm chung của con người về mục đích, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và nhiệm vụ đấu tranh của chính Đảng cũng như đông đảo quần chúng.

*Tư tưởng chính trị: Là một hình thái ý thức xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Nó xuất hiện trong lịch sử cùng với sự xuất hiện của Nhà nước cổ đại. Tư tưởng chính trị của một thể chế xã hội là hệ thống quan điểm tư tưởng thể hiện lợi ích căn bản của một giai cấp nhất định nó xác định nội dung và hình thức hoạt động của Nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại.


* Hệ tư tưởng chính trị: Là hệ thống những quan điểm tư tưởng thể hiện lợi ích căn bản của một giai cấp nhất định, được cụ thể hóa trong cương lĩnh chính trcó căn cứ lịch sử và xã hội, trong đường lối chiến lược và sách lược của chính Đảng và pháp luật.

* Ý thức chính trị: Là sự phản ánh các quan hệ trong xã hội, phản ánh những lợi ích căn bản và địa vị của các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp đó trong quản lý đất Nước.

- Ý thức chính trị gồm:

+ Ý thức về quyền dân tộc sự tồn tại toàn vẹn lãnh thổ, sự giàu mạnh của đất nước.

+ Ý thức về thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về Chiến lược phát triển đất nước.

+ Ý thức về quyền lợi là nghĩa vụ công dân được thể hiện trong cuộc sống học tập, lao động và hoạt động chính trị xã hội về sự giàu mạnh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân.

+ Ý thức về nghĩa vụ quân sự xây dựng và bảo vệ tổ quốc chống mọi âm mưu thủ đoạn xâm phạm đến trật tự, an ninh, chủ quyền của quốc gia.

* Đạo đức: là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người. Thực chất đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện. Đạo đức là quy tắc sống, tuy không ghi thành văn nhưng có giá trị to lớn trong đời sống nhân loại. Đối với bất cứ người nào tồn tại trên trái đất cũng cần phải có đạo đức bởi lẽ đạo đức là cái gốc để xác định phần người trong con người.


Giá trị đạo đức được thể hiện trong các khái niệm:

+ Thiện, ác, lẽ phải, công bằng, lương tâm, trách nhiệm, vị tha v.v… thang giá trị đạo đức thay đổi theo lịch sử, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có định hướng giá trị đạo đức khác

* Ý thức đạo đức là ý thức của cá nhân về mục đích cuộc sống và mối quan hệ của cá nhân trong xã hội.

- Ý thức đạo đức được thể hiện chính trong cuộc sống của con người ở ba mặt: Nhận thức, tình cảm và hành vi đạo đức.

- Ý thức đạo đức được hình thành nhờ có giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội v.v…

Giữa đạo đức và chính trị có quan hệ mật thiết với nhau được thể hiện ở chỗ những quy định cụ thể bằng văn bản và nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa luân lý. Đó là những cái thiện khách quan tạo thành cơ sở cho những quy tắc, chuẩn mực hành vi của cái thiện chủ quan (tự giác) trong đạo đức có thể làm cho bộ phận nào đó của tư tưởng chính trị điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu đạo đức tiến bộ, phù hợp với truyền thống cộng đồng của dân tộc.Tư tưởng chính trị của một Nhà nước có thể thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử tuy nhiên yếu tố đạo đức lại được tồn tại lâu dài bền bỉ kể cả phương thức sản xuất của xã hội có thay đổi. Tuy nhiên trải qua từng chế độ xã hội, những yếu tố đạo đức tiến bộ được phát huy, những yếu tố lạc hậu tất yếu sẽ bị triệt tiêu bởi tư tưởng đúng đắn của Nhà nước.

* Giáo dục đạo đức cho sinh viên là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, kế hoạch của nhà giáo dục nhằm chuyển hóa một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức xã hội thành nhu cầu thể hiện hành vi, thói quen có đạo đức ở sinh viên.


- Nội dung giáo dục đạo đức gồm:

+ Giáo dục ý thức về mục đích sống của bản thân

+Giáo dục ý thức về lối sống của cá nhân

+ Giáo dục ý thức về mối quan hệ trong gia đình, trong tập thể, xã hội, đó là gia đình văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử lịch sự văn minh, lễ phép, có văn hóa, đảm bảo tính chân, thiện, mỹ.

+ Giáo dục ý thức về cuộc sống lao động, sáng tạo.

+ Giáo dục ý thức về nghĩa vụ quân sự của mỗi người công dân

* Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên là quá trình giáo dục tiến hành có mục đích có kế hoạch, phương pháp của nhà giáo dục nhằm chuyển hóa tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê Nin, ư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thành phẩm chất giá trị của mỗi cá nhân.

- Bản chất của quá trình này là biến các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trở thành hành vi thực hiện tự giác của cá nhân.

* Tóm lại: Quá trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, khoa học của Nhà Giáo dục nhằm chuyển hóa một cách tự giác những giá trị tư tưởng chính trị, đạo đức của xã hội thành phẩm chất giá trị của cá nhân.

* Quản lý: Là một hệ thống động xã hội ở tầm vĩ mô, cũng như vi mô vì vậy có nhiều cách tiếp cận, có những khái niệm khác nhau về quản lý.

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý)về mặt chính trị, văn hóa xã hội, kinh tế... Bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Đối tượng quản lý có thể trên quy mô toàn cầu, khu vực quốc gia, ngành, đơn vị, có thể là con người cụ thể, sự vật cụ thể.


Quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành tập hợp người, công cụ, phương tiện, tài chính..., để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt mục tiêu định trước.

Quản lý là sự chỉ huy, sự điều hành có mục đích của chủ thể quản lý nhằm điều khiển hoạt động của khách thể quản lý để đạt mục tiêu quản lý đề ra.

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến ” [35, tr. 24]

- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng) quản lý về mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế..vv bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng “ [14, tr.7].

- Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (Người quản lý) đến khách thể quản lý (Người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [6, tr1].

- Theo Harold Koonyz “Quản lý là hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất.Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học". [20, tr. 33].

Các nhà lý luận quản lý quốc tế như: Frederich wiliam Tay Lor (1856-1915), Mỹ; HenriFayol(1841-1925), Pháp; MaxWeber(1864-1920),

Đức đều khẳng định: Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội.


- Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin: “Quản Lý xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể QL đối với toàn bộ hay những hệ thống con người khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra” [5]

Về nội dung, thuật ngữ "Quản lý" có nhiều cách hiểu không hẳn như nhau. Trong giáo trình: Khoa học quản lý (tập 1 NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội năm 1999) đã ghi rõ:

Quản lý là các hoạt động thực tiễn nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác.

- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự khác cùng chung một tổ chức.

- Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt mục đích của nhóm.

- Quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó.

- Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ - Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”. Hoặc có thể khái quát “Quản lý là sự tác động điều hành, hướng dẫn và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới các mục tiêu đã đề ra” [21, tr2].

- Theo tác giả Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điểu khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lý, phù hợp với qui luật khách quan” [25, tr1].

Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: Quản lý là phương thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống bao gồm hệ các quy tắc ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lý của cơ cấu và đưa hệ sớm đạt mục tiêu.


Những định nghĩa trên khác nhau về cách diễn đạt nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản, quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điều kiện) sau:

+ Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất là một đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý tạo ra và các khách thể khác chịu tác động gián tiếp của chủ thể quản lý. Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.

+ Phải có muc tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động.

+ Chủ thể có thể là một người, nhiều người, còn đối tượng có thể là một hoặc nhiều người (trong tổ chức xã hội).

Bất luận một tổ chức có mục đích gì,cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt mục đích của mình.

Hiện nay quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.

Như vậy có thể khái quát: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đề ra. Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho xã hội”.

Quản lý là môn khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn khác như: toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý và xã hội học vvv …nó còn là một “nghệ thuật” đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao. Khái niệm quản lý được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau, theo chúng tôi: “Quản lý là những tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý tới đối tượng bị quản lý và khách thể quản lý nhằm chỉ huy điều hành các đối

tượng quản lý để thực hiện các mục tiêu quản lý đề ra”.


- Quản lý gắn liền với hoạt động có mục đích có kế hoạch và có quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý, khách thể quản lý cả hai yếu tố này đều hướng tới mục tiêu chung đó là mục tiêu của tổ chức.

* Quản lý giáo dục:

Cũng như khái niệm quản lý, quản lý giáo dục có nhiều cách định nghĩa khác nhau.

Theo các nhà lý luận Xô Viết “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp (tổ chức, phương pháp, cán bộ giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính, “nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng (theo M. M. Mêch Ti - Zade)”.

Theo PV.Khu Đô Min XKy "Quản lý khoa học hệ thống giáo dục có thể xác định như là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và định hướng của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (Từ bộ đến các trường, các cơ sở giáo dục khác) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục XHCN cho thế hệ trẻ, trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của CNXH, cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, sự phát triển thể lực, tâm lý trẻ thiếu niên và thanh niên" [19, tr.10]

Theo PGS Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhằm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng. Thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái, mới về chất “ [35, tr. 35]

- Xét ở cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến đến tất cả mắt xích của hệ thống giáo dục (từ Bộ tới Trường, từ Trung ương đến địa phương) nhằm đạt tới mục tiêu, để nâng cao chất lượng hiệu quả của giáo dục.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí