Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính tỉnh Thái Nguyên - 1


2


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

–––––––––––––––––––––––


CHU MẠNH CƯỜNG


CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TÀI CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.


Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục Mã số : 60 14 05

Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính tỉnh Thái Nguyên - 1



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TÍNH


THÁI NGUYÊN, NĂM 2009

3


LỜI CẢM ƠN


Với tình cảm chân thành tác giả xin bảy tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới ban Giám hiệu, ban chủ nhiệm Khoa sau Đại học, ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các Thầy Cô giáo tham gia giảng dạy cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc và tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập nghiên cứu rèn luyện tại nhà trường.

Đặc biệt với tấm lòng thành kính tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sỹ Nguyễn Thị Tính. Người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo uỷ ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên, Ban giám hiệu, trường Cao Đẳng Kinh tế - Tài chính tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá học.

Bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp đỡ động viên tôi hoàn thành khoá học và luận văn này.

Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn này còn nhiều khiếm khuyết tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành của Thầy Cô và đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!


Thái Nguyên, tháng 10 năm 2009

TÁC GIẢ


Chu Mạnh Cường


4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1- Lý do chọn đề tài 1

2- Mục đích nghiên cứu của đề tài 3

3- Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3

3.1- Đối tượng nghiên cứu 3

3.2- Khách thể nghiên cứu 3

3.3- Khách thể điều tra 3

4- Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5- Giả thuyết khoa học 4

6- Phương pháp nghiên cứu 4

6.1- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 4

6.2- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4

6.3- Nhóm phương pháp toán học 4

7- Phạm vi giới hạn đề tài 4

8- Dự kiến cấu trúc luận văn 5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN 6

1.1- Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6

1.2- Một số khái niệm công cụ 8

1.3- Quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV 17

1.3.1- Mục tiêu của quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức

cho sinh viên 20

1.3.2- Nội dung, nguyên tắc quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo

đức cho sinh viên 22

1.3.3- Các phương pháp quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo

đức cho sinh viên 24


5

1.3.4- Quy trình quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên 26

1.3.5- Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả giáo dục tư tưởng chính trị,

đạo đức cho sinh viên 28

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CĐ KINH TẾ

- TÀI CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN 31

2.1- Vài nét về trường CĐ Kinh tế - Tài chính tỉnh Thái Nguyên 31

2.1.1- Truyền thống và phát triển của trường CĐ Kinh tế - Tài chính

Tỉnh Thái Nguyên 31

2.1.2- Chức năng nhiệm vụ - cơ cấu tổ chức 34

2.1.3- Đội ngũ giảng viên 38

2.1.4- Tình hình sinh viên nhà trường 39

2.2- Thực trạng công tác quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức

cho sinh viên ở trường CĐ Kinh tế - Tài chính tỉnh Thái Nguyên 40

2.2.1- Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về vai trò của giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên ở

Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên 40

2.2.2- Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng

chính trị, đạo đức cho sinh viên của Trường CĐKTTC TN 43

2.2.3- Kết quả đạt được của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo

đức qua đánh giá về ý thức, đạo đức, rèn luyện của sinh viên 55

Chương 3- CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - TÀI CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN 66

3.1- Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 66

3.1.1- Những căn cứ pháp lý xây dựng biện pháp giáo dục tư tưởng

chính trị, đạo đức cho sinh viên 66


6

3.1.2- Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 67

3.1.2.1- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý hoạt

động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên 67

3.1.2.2- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 67

3.1.2.3- Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trên quan điểm tiếp

cận hoạt động và nhân cách 68

3.1.2.4- Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chỉ đạo của nhà quản lý vai trò chủ đạo của giảng viên với vai trò tích

cực chủ động của sinh viên 69

3.1.2.5- Đảm bảo tính thực tiễn 72

3.1.2.6- Đảm bảo tính toàn diện 72

3.2- Các biện pháp 73

3.2.1- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên 73

3.2.2- Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên 74

3.2.3- Củng cố các thiết chế và cơ chế phối hợp các lực lượng để

giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên 76

3.2.4- Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo

dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên 77

3.2.5- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động

giảng dạy, giáo dục của nhà trường 79

3.3- Mối quan hệ giữa các biện pháp và điều kiện thực hiện các biện pháp 80

3.3.1- Mối quan hệ giữa các biện pháp 80

3.3.2- Điều kiện để thực hiện các biện pháp 80


7


3.4- Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 81

3.4.1- Mục đích khảo nghiệm 81

3.4.2- Nội dung khảo nghiệm 81

3.4.3- Phương pháp hình thức khảo nghiệm 81

3.4.4- Kết quả khảo nghiệm 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

1- Kết luận 86

II- Kiến nghị 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 91

8


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT


CĐ KT - TC Cao đẳng Kinh tế -Tài chính

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

QĐ số 50 Quyết định số 50

TW Trung ương

CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNXH Chủ nghĩa xã hội

XHCN Xã hội chủ nghĩa

NXB Nhà xuất bản

HSSV Học sinh sinh viên

SV Sinh viên

KTX Ký túc xá

HV Học viên

UBND Uỷ ban nhân dân

BGH Ban giám hiệu


9


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức - đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường ... 36 Bảng 2.2. Kết quả hội thi GV dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh, cấp toàn

quốc từ năm 2005 đến 2008 39

Bảng 2.3. Thống kê số lượng HSSV hệ chính quy từ năm 2005 đến 2008 (số liệu của phòng công tác HSSV) 39

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên nhà trường 41

Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ giảng viên về công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên Trường CĐKTTC Thái Nguyên 42

Bảng 2.6. Công tác tổ chức quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị,

đạo đức cho SV của trường Cao Đẳng KT-TC Thái Nguyên 44

Bảng 2.7. Thực trạng công tác chỉ đạo của nhà trường về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên 46

Bảng 2.8. Thực trạng các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho viên của trường Cao

Đẳng KT-TCTN 47

Bảng 2.9. Đánh giá của SV về hoạt động GD tư tưởng chính trị, đạo

đức cho SV của trường CĐ Kinh tế tài chính 49

Bảng 2.10. Mức độ tiến hành giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho

SV của trường CĐ Kinh tế tài chính 50

Bảng 2.11. Thực trạng tham gia hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị,

đạo đức của sinh viên do nhà trường tổ chức 51

Bảng 2.12. Kết quả thu hoạch của SV sau khi tham gia hoạt động do

trường tổ chức 52

Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả rèn luyện HSSV trong 3 năm từ 2005-2008 58

10


Bảng 2.14. Số SV ưu tú đi học lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng và số được đứng trong hàng ngũ Đảng 59

Bảng 2.15. Thống kê số liệu HSSV bị kỷ luật 61

Bảng 2.16. Số SV vi phạm quy chế trong các kỳ thi hết học phần, thi tốt nghiệp 3 năm (2005-2008) 62

Bảng 3.1. Đánh giá của chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên về tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục

tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên 82


MỞ ĐẦU


1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ý thức, chính trị là sự phản ánh các quan hệ kinh tế - xã hội, phản ánh những lợi ích căn bản và địa vị của các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp đó. Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức là giáo dục cho người học có ý thức về chính trị, ý thức về pháp luật, ý thức đạo đức. Đây là hoạt động có tổ chức có mục đích có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm chuyển hóa những chuẩn mực giá trị tư tưởng chính trị, đạo đức và phẩm chất xã hội thành những phẩm chất và giá trị của mỗi cá nhân. Giúp người học có ý thức đúng, về tinh thần dân tộc về đường lối của Đảng và Nhà nước, về quyền và nghĩa vụ của công dân, về việc chấp hành pháp luật và thực hiện các chuẩn mực đạo đức đối với xã hội, đối với cộng đồng, gia đình và cá nhân. Hiện nay công tác Giáo dục - Đào tạo cùng với việc dạy chữ thì việc dạy người, việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho sinh viên trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, là những người kế thừa chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tương lai đất nước Việt Nam phát triển ra sao, có vị thế như thế nào trên trường quốc tế, nền văn hoá truyền thống của chúng ta sẽ được kế thừa, phát huy, nâng lên tầm cao mới cho phù hợp với xã hội hiện đại như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ sinh viên ngày hôm nay. Đó là vinh dự, trách nhiệm rất nặng nề của các trường đại học và cao đẳng trong công tác đào tạo sinh viên.

Trong cấu trúc nhân cách của con người giữa hai phần tài đức có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đức phải là gốc. Vì vậy việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên càng vô cùng quan trọng, trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa vấn đề hội nhập, vấn đề bản sắc dân tộc là nội dung giáo dục mà các nhà trường cần quan tâm để giáo dục cho sinh viên.


Để thực hiện nội dung đó đòi hỏi các nhà trường cần nâng cao nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo, quan tâm bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho sinh viên trong việc dạy người, dạy chữ, dạy nghề thì dạy người là mục tiêu cao nhất. Cần giáo dục cho học sinh, sinh viên lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh vững vàng, có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi, có kỹ năng hòa nhập, có ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện để lập thân, lập nghiệp, vững vàng tiếp bước các thế hệ đi trước, góp phần xây dựng đất nước giầu đẹp.

Phòng công tác HSSV là những người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong những năm qua chúng tôi nhận thấy: Trong các trường đại học cao đẳng nói chung, trường cao đẳng kinh tế tài chính Tỉnh Thái Nguyên nói riêng cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã từng bước được nâng cao về mặt tư tưởng chính trị, đạo đức, nếp sống lối sống cho sinh viên. Tuy nhiên kết quả vẫn còn nhiều điểm cần phải quan tâm, bên cạnh những mặt tốt của đại đa số sinh viên thì một bộ phận trong sinh viên vẫn còn:

+ Mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ngại tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, thờ ơ với chính trị, với hoạt động chung của tập thể, của đất nước, ý thức phấn đấu chưa cao.

+ Một bộ phận còn lười học, có một số vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử, một bộ phận nhỏ sinh viên chỉ đòi hưởng thụ, không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến, ý thức chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp chưa cao.

+ Một số ít sinh viên còn biểu hiện lối sống thực dụng, đua đòi, buông thả ăn chơi sa đọa, sống tha hóa quá với điều kiện cho phép, một số ít mắc vào các tệ nạn xã hội...


- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại yếu kém, trong đó có nguyên nhân do Công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế chưa thường xuyên, chưa đầy đủ do đó hiệu quả chưa cao.

Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên”.

2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý các hoạt động giáo tư tưởng chớnh tr, đạo đức cho sinh viên và thực trạng quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV ở trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Tỉnh Thái Nguyên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.

3- ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1- Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

3.2- Khách thể nghiên cứu

Là quá trình quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV trường CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

3.3- Khách thể điều tra

- Cán bộ quản lý trường cao đẳng Kinh tế - Tài chính Tỉnh thái Nguyên

- Giảng viên, sinh viên Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên

4- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

4.1- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính tri, đạo đức cho sinh viên ở Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên.

4.2- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên ở Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí