Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Của Vịnh Hạ Long Trong Giai Đoạn 2001-20007


2.3. Giá trị địa chất

Giá trị lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long được đánh giá bởi 2 yếu tố, đó là: Lịch sử kiến tạo và địa chất địa mạo (Karst)

Giá trị lịch sử kiến tạo: Lịch sử địa chất địa mạo của Vịnh Hạ Long được các nhà khoa học nhận định trải qua ít nhất trên 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau, nhiều lần tạo sơn, biển thoái; sụt chìm, biển tiến. Vịnh Hạ Long còn giữ lại được những dấu ấn của quá trình tạo sơn, địa máng vĩ đại của trái đất, có cấu tạo địa lũy, địa hào cổ.

Giá trị địa mạo Karst: Vịnh Hạ Long có một quá trình tiến hóa Karst đầy đủ trải qua 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi rất dày, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều dạng địa hình Karst kiểu Phong Tùng, Phong Linh.

2.4 Giá trị đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long có thể chia làm hai hệ sinh thái lớn, đó là: Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và Hệ sinh thái biển và ven bờ. Hệ sinh thái rừng có tổng số loài thực vật sống khoảng trên một nghìn loài. Theo thống kê, hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở Hạ Long, Bái Tử Long có: 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn; đối với động vật người ta cũng thống kê được 4 loài lưỡng cư, 10 loài bò sát, 40 loài chim và 14 loài thú. Ngoài ra, hệ sinh thái biển còn có hơn 185 loài thực vật phù du, 140 loài động vật phù du, 500 loài động vật đáy, và gần 330 loài động vật tư da.

2.5 Giá trị du lịch

Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo, lại là trung tâm của khu vực có nhiều yếu tố đồng dạng bao gồm vịnh Bái Tử Long phía


Đông Bắc, quần đảo Cát Bà với vịnh Cát Bà và vịnh Lan Hạ phía Tây Nam, vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, du khách có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí. Các loại hình du lịch du thuyền tại vịnh Hạ Long hiện nay bao gồm tham quan Vịnh ban ngày, đi tour buổi chiều ngắm hoàng hôn trên Vịnh, du thuyền đêm để ngắm cảnh Vịnh về đêm kết hợp với câu cá mực, thậm chí có thể tự chèo thuyền để khám phá Vịnh. Trong những năm tới, ngành du lịch sẽ mở thêm nhiều tuyến điểm tham quan và tăng thêm nhiều loại hình du lịch khác. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là một trong 2 vịnh biển đẹp nhất Việt Nam bên cạnh vịnh Nha Trang, là nơi thường xuyên đón tiếp các tàu du lịch quốc tế chọn làm điểm dừng tham quan. Dự kiến đến năm 2010, Quảng Ninh và vịnh Hạ Long sẽ là một trong những điểm du lịch lớn nhất cả nước.

3. Thực trạng hoạt động du lịch của vịnh Hạ Long trong giai đoạn 2001-20007

Ngày 30/11/2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 08/NQ-TƯ về đổi mới và phát triển du lịch vịnh Hạ Long giai đoạn 2001-2010 nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng to lớn về du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.

Nghị quyết 08/NQ-TƯ đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành động lực và tạo ra bước ngoặt quan trọng cho ngành du lịch Quảng Ninh nói chung và du lịch vịnh Hạ Long nói riêng, đổi mới và phát triển. Nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch được nâng lên một bước, các hoạt động du lịch đã được các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân tham gia tích cực hơn, môi trường


du lịch được quan tâm, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tăng cường, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao và ổn định. Các Quy chế về quản lý vịnh Hạ Long, quản lý bãi tắm, quản lý hoạt động của các tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, quản lý hoạt động nhà bè…đã được đi vào thực hiện. Chính điều này đã giúp cho du lịch vịnh Hạ Long tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian qua.

3.1. Số lượng khách du lịch, cơ cấu khách và cơ cấu chi tiêu của khách


3.1.1. Số lượng khách du lịch


Giai đoạn 2001-2007, đặc biệt là vào các năm 2003-2005, du lịch vịnh Hạ Long gặp rất nhiều khó khăn khách quan như: dịch bệnh SARS, dịch cúm gia cầm, phía Trung Quốc thay đổi chính sách cấp giấy thông hành cho công dân đi du lịch Việt Nam…làm giảm đáng kể lượng khách du lịch đến vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, đến năm 2006, 2007 tình hình đã được cải thiện đáng kể. Năm 2007, tổng số khách du lịch đến vịnh Hạ Long là 2,013,266 lượt khách, tăng 29% so với năm 2006, trong đó khách quốc tế chiếm gần 1,6 triệu lượt khách, tăng 47% so với năm 2006. So với chỉ tiêu của năm 2000 là 832,432 lượt khách, thì lượng khách đến vịnh Hạ Long năm 2007 đạt hơn 230%23. Số lượng khách tăng lên qua các năm được thể hiện qua bảng 1.1


23 Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Báo cáo sơ kết quá trình thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TU về phát triển vịnh Hạ Long giai đoạn 2001 - 2007


Bảng 1.1. Số lượng khách du lịch đến vịnh Hạ Long từ 2001-2007

Đơn vị: triệu lượt khách


Danh mục

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Khách đến

Quảng Ninh

1,97

2,34

2,50

2,67

2,45

3,11

4,11

Khách đến vịnh

Hạ Long

1,06

1,27

1,31

1,57

1,47

1,48

2,01

Trong đó khách

quốc tế

0,53

0,70

0,71

0,82

0,90

0,82

1,57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Các biện pháp marketing góp phần quảng bá hình ảnh của Vịnh Hạ Long - 7

Nguồn: Ban quản lý vịnh Hạ Long24


Lượng khách du lịch đến vịnh Hạ Long chiếm khoảng 50% tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh, chứng tỏ đây thực sự là một mũi nhọn trong chiến lược phát triển du lịch Quảng Ninh nói chung. Năm 2007 cũng là năm cho thấy những tín hiệu đáng mừng từ du lịch vịnh Hạ Long, đặc biệt với sự tăng nhanh của du khách quốc tế. Sở dĩ như vậy là do ngành du lịch Quảng Ninh đã có những chính sách tổng hợp nhằm thu hút khách. Chẳng hạn, khách du lịch đường biển đến Hạ Long tăng mạnh do việc khai thông các tuyến đường biển như tuyến Bắc Hải – Hạ Long 1 ngày/1 chuyến, tuyến Hải Nam – Hạ Long 2 ngày/1 chuyến, tuyến HongKong – Hạ Long 5 ngày/1 chuyến…góp phần thu hút khách du lịch quốc tế ngày càng tăng (mỗi tháng trung bình từ 10,000 đến 14,000 lượt khách) đóng góp đáng kể cho mức tăng trưởng của du lịch vịnh.

3.1.2. Cơ cấu khách du lịch


24 Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Báo cáo sơ kết quá trình thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TU về ph át triên vịnh Hạ Long giai đoạn 2001 - 2007


Theo kết quả thống kê từ cục thống kê Quảng Ninh, thị phần khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh được chia ra gồm: Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Asean, Châu Âu, Bắc Mỹ, và các nước khác theo bảng 1.2 sau:

Bảng 1.2. T ỷ trọng khách du lịch quốc tế đến vịnh Hạ Long từ 2001-2006


Danh mục

2001

2002

2003

2004

2005

2006


Tổng số du khách

0,53

triệu (100%)

0,70

triệu (100%)

0,71

triệu (100%)

0,82

triệu (100%)

0,90

triệu (100%)

0,82

triệu (100%)

Trung Quốc

50%

54%

52,3%

51,7%

33,5%

24,6%

Nhật

1,7%

2,5%

2,3%

1,3%

1,5%

1,6%

Asean

1,3%

2,2%

3,4%

1,6%

4,7%

7,1%

Hàn Quốc

1,1%

1,8%

4,5%

9,6%

19%

21%

Châu Âu

11,5%

9,7%

12,8%

9,9%

17%

16,7%

Bắc Mỹ

2,4%

1,8%

2,4%

1,7%

3,7%

4,7%

Các nước khác

28,1%

27,9%

22%

25,1%

22%

25,8%

Nguồn: Ban quản lý vịnh Hạ Long 25


Qua sự biến động tăng giảm về tỷ trọng khách quốc tế đến vịnh Hạ Long đã nói lên rằng, lượng du khách quốc tế đến vịnh Hạ Long chủ yếu từ thị trường châu Á và châu Âu, đặc biệt thị trường Trung Quốc chiếm hơn 50% trong các năm 2001-2004. Tuy nhiên, những năm gần đây cơ cấu du khách có phần đa dạng hơn, năm 2006 lượng khách đến từ Trung Quốc chỉ chiếm hơn 24%, thay vào đó lượng khách đến từ các thị trường Hàn Quốc, Asean, Châu Âu có xu hướng tăng cao.



25 Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Báo cáo sơ kết quá trình thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TU về phát triểnvịnh Hạ Long giai đoạn 2001 - 2007


Ngoài ra xét theo cơ cấu nghề nghiệp của du khách, kết quả điều tra cho thấy, khách thuộc tầng lớp thương gia chiếm đông nhất với khoảng 22% tổng số khách (2005), tiếp theo là nhóm các kiến trúc sư, bác sỹ, giảng viên... Nhóm khách là những người nghỉ hưu chiếm tỉ lệ khá cao gần 8%, tương đương với cơ cấu của nhóm học sinh, sinh viên.Nhân viên của các tổ chức quốc tế, cơ quan chính phủ chiếm khoảng 7%, và các thành phần khác chiếm 25%26.

Về độ tuổi, cơ cấu độ tuổi của khách đang có xu hướng trẻ hóa, với gần 32% số khách du lịch trong độ tuổi từ 25-34 tuổi (2005), chiếm tỷ trọng lớn nhất. Du khách có độ tuổi từ 35-44 tuổi và 45-54 tuổi tương ứng chiếm từ 22,6% và 19%. Trên 54 tuổi, lượng du khách đạt khoảng 13%27.

3.1.3. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch

Theo thống kê, vịnh Hạ Long thuộc khu vực có mức chi tiêu của du khách nội địa cao nhất, từ 500,000 đến 638,000 VNĐ (2005), và từ 580,000 đến 740,000 VNĐ (2007), so với mức chi tiêu bình quân của cả nước là 400,000- 500,000VNĐ (2005) và 470,000-580,000VNĐ (2007).

Kết quả điều tra cũng cho thấy mức chi tiêu bình quân chung của một lượt - khách du lịch trong nước (đối với khách tự sắp xếp đi) năm 2005 là hơn 1,771 triệu đồng, điều tra năm 2003 là 1,522 triệu đồng. Theo kết quả trên, mức chi tiêu bình quân chung một lượt khách năm 2005 đã cao hơn 16,4% so với năm 2003. Nhưng đáng chú ý là nguyên nhân làm mức chi tiêu của khách năm 2005 tăng cao hơn năm 2003 không phải từ nhu cầu mà chủ yếu là do yếu tố trượt giá tác động. Tốc độ trượt giá tiêu dùng hai năm 2004 và 2005 cũng tương đương


26 Http:// 210.245.5.189/gov/ index

27 Việt Nam sẽ trong nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển (7/25/2006), http:// my.pera.com


với con số tăng 16,4%. Đến năm 2007, mức chi tiêu vẫn tăng ở mức xấp xỉ 17%, tức là 1 lượt khách trung bình chi tiêu khoảng 2,072,000 VNĐ28.

Bảng 1.3. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch nội địa



Khoản chi tiêu

Mức chi tiêu

BQ/lượt khách (1000đ)

Tỷ trọng khoản chi tiêu

(%)

2003

2005

2007

2003

2005

2007

Tổng số


Trong đó:

1522,3

1771,8

2,072

100

100

100

Chi cho thuê phòng

361,2

386,1

476,56

23

21,8

23

Chi cho ăn uống

237,3

310

372,96

15,6

17,5

18

Chi cho đi lại

433,1

567,1

683,76

28,5

32

33

Thăm quan

71,7

69,0

111,88

4,7

3,9

5,4

Chi cho mua hàng

hóa , quà lưu niệm

230,6

265,1

207,20

15,1

15

10

Nhu cầu giải trí

52,9

52,5

89,09

3,5

3,0

4,3

Dịch vụ sức khỏe

8,2

16

47,65

0.5

0.9

2,3

Các khoản khác

127,7

105,9

103,6

8,4

6,0

5

Nguồn: Ban quản lý vịnh Hạ Long29


Trong cơ cấu chi tiêu của du khách, khoản chi cho phương tiện đi lại chiếm lớn nhất, gần một phần ba (năm 2007 là 33%, năm 2005 là 23%); tiếp đến là chi cho cơ sở lưu trú để nghỉ ngơi, gần một phần tư (năm 2007 là 23%, 2005 là

28 Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Báo cáo sơ kết quá trình thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TU về phát triên vịnh Hạ Long giai đoạn 2001 - 2007

29 Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Báo cáo sơ kết quá trình thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TU về phát triên vịnh Hạ Long giai đoạn 2001 - 2007


21,8%); thứ ba là chi cho ăn uống và mua sắm hàng hoá, quà tặng, quà lưu niệm, cả hai lần điều tra 2003 và 2005 đều gần bằng nhau và mỗi khoản chiếm khoảng 15%, riêng năm 2007 mức này giảm xuống 10%.

Các khoản chi tham quan, chi cho nhu cầu văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí; chi cho y tế, săm sóc sức khoẻ đều chiếm rất nhỏ trong tổng các khoản chi.

Các khoản chi đi lại, ăn uống và dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ tăng mạnh nhất; điều này cũng phù hợp với chỉ số tăng giá của các nhóm hàng hoá và dịch vụ này trong thời gian này. “Điều đó cũng có nghĩa là nguyên nhân làm tăng các khoản chi tiêu này chủ yếu vẫn là do yếu tố giá cả tác động”.

Đối với du khách quốc tế, du khách đến từ thị trường châu Âu và Mỹ đỏi hỏi dịch vụ cao hơn và thường hơn 40% so với mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế khác đến vịnh Hạ Long. Theo ước tính, bình quân mỗi khách du lịch quốc tế chi tiêu bình quân ở vịnh Hạ Long khoảng 850$, cao hơn so với mức trung bình của cả nước là 800$. Tuy nhiên, nếu mang ra so sánh với mức chi tiêu bình quân của khách du lịch khi đến Thái Lan là 1,200$...thì đây vẫn là mức thấp. Chính vì vậy, muốn nâng cao doanh thu từ hoạt động du lịch vịnh Hạ Long, ngoài việc cơ cấu lại thị trường, ngành du lịch cũng cần phải có các sản phẩm du lịch chất lượng cao hơn, đa dạng hơn để khuyến khích khách chi trả nhiều hơn.

3.1.4. Số lượng và đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ du lịch

* Các cơ sở lưu trú


Năm 2001, toàn thành phố Hạ Long có 166 cơ sở lưu trú, với tổng số 2358 phòng nghỉ, trong đó có 19 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 4 sao với 877 phòng. Đến cuối năm 2006, thành phố đã có hơn 600 cơ sỏ lưu trú, với tổng số 7665 phòng, trong đó có 47 khách sạn được xếp từ 1 đến 4 sao, 4360 phòng. Tính đến năm 2007, thành phố Hạ Long có khoảng 300 khách sạn từ 1 sao đến 4

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí