Doanh Thu Từ Hoạt Động Du Lịch Vịnh Hạ Long (2001-2007)


sao (hiện thành phố vẫn chưa có khách sạn 5 sao) với 4500 phòng nghỉ và nhều khách sạn mini cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch30. Sự tăng trưởng về số lượng khách sạn, nhà nghỉ ở Hạ Long được đánh giá là nhanh nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, chất lượng của các khách sạn và nhà nghỉ cũng đang được củng cố, đáp ứng được yêu cầu về cơ sở, trang thiết bị hiện đại, quy trình phục vụ. Một số khách sạn có uy tín trên địa bàn có thể kể đến như: Khách sạn Hạ Long Dream, khách sạn Heritage, khách sạn Công Đoàn…

Ngoài ra, dịch vụ lưu trú tàu nghỉ đêm trên vịnh cũng phát triển khá nhanh, năm 2002 có 16 tàu với 134 phòng, đến đầu năm 2007 đã có 90 tàu với 680 phòng tương đương 3 đến 4 sao. Đa số cơ sơ lưu trú được đầu tư mới trong những năm gần đây đều có qui mô lớn hơn, chất lượng dịch vụ và cống suất sử dụng buồng phòng cao hơn. Xu thế này góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng tăng trưởng.

* Các dịch vụ vận chuyển khách du lịch


Năm 2001, toàn tỉnh có 251 tàu vận chuyển khách tham quan vịnh Hạ Long với 8,084 chỗ, đến 2007 có 370 tàu với 14,352 chỗ. Hiện có 334 tàu được xếp hạng gồm: 61 tàu 3 sao, 62 tàu 2 sao, 102 tàu 1 sao và 109 tàu đạt tiêu chuẩn. Tốc độ đầu tư tàu thuyền vận chuyển khách tham quan vịnh Hạ Long tăng bình quân 9%/năm, vốn đầu tư trong 7 năm qua đạt khoảng 900 tỷ đồng. Chất lượng tàu thuyền được cải thiện đáng kể, loại hình dịch vụ này đạt hiệu quả kinh doanh cao và có xu hướng phát triển tốt trở thành một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của vịnh.


30 http:// Vietnamt tourimsm.gov.vn


Các phương tiện vận chuyển đường bộ cũng phát triển khá nhanh, chất lượng tốt. Hiện nay, tại Quảng Ninh có trên 200 đầu xe ô tô vận chuyển khách du lịch sang trọng hoạt động theo tuyến Hà Nội- Hạ Long, Hạ Long- Móng Cái. Một số loại hình khác như xích lô du lịch, xe ngựa…cũng bắt đầu xuất hiện tại khu du lịch Bãi Cháy tạo ra sự phong phú cho khách du lịch lựa chọn.

* Các dịch vụ khác


Cùng với sự phát triển của ngành du lịch và đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch, hệ thống các dịch vụ xã hội khác như: thông tin bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải lưu thông hàng hóa, dịch vụ thương mại, cung ứng tầu biển và các dịch vụ khác cũng phát triển với tốc độ nhanh tạo ra sự đồng bộ về cơ sở vật chất phục vụ du lịch phát triển.

3.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch


Doanh thu từ du lịch vịnh Hạ Long chiếm gần 65 % doanh thu về du lịch của toàn tỉnh Quảng Ninh. Tổng doanh thu du lịch của tỉnh năm 2001 đạt 468 tỷ đồng, thì doanh thu từ du lịch vịnh Hạ Long là 304.5 tỷ đồng. Năm 2006, doanh thu du lịch vịnh Hạ Long đạt 822,250 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 6 năm (2001-2006) là 27%. Riêng năm 2007, doanh thu đạt 1,485,695 tỷ, tăng gần 55% so với năm 200631.


Bảng 2.3. Doanh thu từ hoạt động du lịch vịnh Hạ Long (2001-2007)

Đơn vị: nghìn đồng


Năm


Doanh thu


2001


2002


2003


2004


2005


2006


2007

Tổng

doanh thu

304,500

485,020

568,278

689,000

672,000

822,250

1,485,695

Doanh thu du

lịch

259,717

425,063

504,563

654,120

540,560

608840

1,167,475

thăm vịnh

22,697

29,670

28,106

34,800

41,700

42,070

62,100

Vận chuyển

khách thăm vịnh

21,586

30,287

35,609

79,978

90,040

171,340

256,120

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Các biện pháp marketing góp phần quảng bá hình ảnh của Vịnh Hạ Long - 8

Nguồn: Ban quản lý vịnh Hạ Long32


Các chỉ số trên cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh của doanh thu từ du lịch vịnh chứng tỏ sự tăng trưởng và chyển biến về chất lượng. Đặc biệt, các sản phẩm về du lịch như: Dịch vụ vui chơi giải trí tại các khu du lịch Tuần Châu, Hoàng Gia, Lợi Lai; các cơ sở lưu trú có chất lượng cao, tàu thuyền phục vụ khách nghỉ đêm trên vịnh…ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, tạo ra nguồn thu lớn. Cùng với sự tăng lên về doanh thu, các khoản thu nộp ngân sách từ các hoạt động du lịch như thuế, phí xuất lệ phí tham quan vịnh Hạ Long …hàng năm đều tăng trưởng khá, bước đầu có đóng góp quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách của tỉnh. Hoạt động du lịch đã tác động


mạnh đến các ngành kinh tế khác, trở thành động lực phát triển ngành kinh tế vệ tinh.

3.3. Số vốn và các dự án đầu tư

Từ sau khi Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thế giới đến nay, mặc dù nằm trong khu vực kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ, việc quản lý khu Di sản Vịnh Hạ Long còn gặp nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường. Nhưng với quan điểm, mục tiêu: vừa quản lý, bảo tồn nguyên vẹn giá trị Di sản Vịnh Hạ Long cho muôn đời sau, vừa khai thác phát huy tốt giá trị tiềm năng Di sản, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã nỗ lực cố gắng tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý - phát huy Di sản, đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng. Đó là việc quản lý - khai thác Vịnh đã dần đi vào nề nếp ổn định; sự phối kết hợp quản lý giữa Ban quản lý Vịnh Hạ Long với các ngành, địa phương có liên quan trong tỉnh Quảng Ninh đã có bước chuyển biến tích cực; cơ sở vật chất phục vụ khách tham quan du lịch trên Vịnh được quan tâm đầu tư. Theo thống kê, hoạt động du lịch vịnh Hạ Long đã thu hút nguồn đầu tư lớn, đạt và vượt chỉ tiêu. Từ năm 2001, vịnh đã thu hút trên 30 dự án phát triển du lịch và dịch vụ, tổng vốn đăng ký đạt 5,500 tỷ đồng. Trong đó có 14 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch với tổng mức đầu tư được duyệt bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 443 tỷ đồng, đến năm 2007 đã thực hiện 230 tỷ đồng; 16 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 1904 tỷ đồng; các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và các dự án vui

chơi khoảng 2,568 tỷ đồng33. Danh mục các dự án đã thực hiện:


33 Ban thư ờng vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh (2001), Chiến l ược phát triển du lịch vịnh Hạ Long 2001 - 2010


Bảng 2.4: Danh mục các dự án đã thực hiện giai đoạn 2001-2007



1

Dự án tôn tạo khu vui chơi giải trí trên đảo Soi Sim giai đoạn I

Xây kè bến cập tàu lên đảo.

Xây kè đổ cát bãi tắm.

Một số công trình dịch vụ, vệ sinh.


Năm 2001


4.038.000.000

2

Tàu công tác cao tốc

Đưa đón nhân viên đi làm việc trên Vịnh.

Năm 2003

3.500.000.000


3


Tàu cứu nạn

Phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn trên Vịnh.

Năm 2005-

2007


1.147.000.0

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh34


Ngoài ra còn có các dự án đang và tiếp tục thực hiện gồm: Dự án ngoài động Thiên Cung (giai đoạn II), dự án hạ tầng đảo Soi Sim (giai đoạn II) , dự án ngoài hang Sửng Sốt (giai đoạn II), dự án trang bị 2 tàu thu gom rác thải, dự án nâng cấp cầu tàu Đầu Gỗ, dự án xây dựng các điểm neo đậu tàu nghỉ đêm trên Vịnh, dự án xây dựng bến tàu công tác tại Bến Đoan.

Các dự án kêu gọi đầu tư: dự án khu du lịch sinh thái, văn hóa động Mê Cung trên đảo Lờm Bò, dự án Bảo tàng Sinh thái Hạ Long, dự án bảo tồn và nâng cấp chất lượng môi trường Vịnh Hạ Long, dự án nghiên cứu, điều tra giá trị đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long.

Kết quả trên cho thấy công tác đầu tư mới và tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, cũng như đầu tư cho cơ sở vật chất ở vịnh Hạ Long



34 Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2005), Danh mục các dự án đầu tư trên vịnh Hạ Long 2001-2005


đã được quan tâm đúng mức, góp phần cải thiện môi trường cảnh quan trên vịnh, đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm du lịch vịnh Hạ Long. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho phát triển du lịch vịnh trong những năm tiếp theo.‌

II. Thực trạng hoạt động Marketing dịch vụ du lịch vịnh Hạ Long trong giai đoạn 2000-2007

1. Phân tích môi trường Marketing dịch vụ du lịch

* Môi trường vĩ mô

Trong giai đoạn 2001-2007, các tác động của môi trường vĩ mô đến vịnh Hạ Long bao gồm cả chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Môi trường tự nhiên: Thời gian gần đây, để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch, tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các ngành, các địa phương tăng cường công tác bảo vệ môi trường, quan tâm đến giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch vịnh. Các chương trình như xử lý rác thải trên vịnh, tạo môi trường trong sạch trong khu dân cư trên vịnh… đã đi vào thực hiện và có kết quả bước đầu. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường vịnh vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Thực tế cho thấy, năm 2007 vịnh Hạ Long dễ dàng đạt được lượng khách chỉ tiêu, nhưng chất lượng môi trường suy giảm lại ở mức báo động, các hoạt động khai thác than, lấn biển, nuôi trồng thủy hải sản đang đe dọa đến môi trường của vịnh. Ý thức bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp kinh doanh, và các hộ dân sông gần vịnh chưa cao, hiện tượng xả rác, xác chết của các loài hải sản vẫn tiếp diễn. Nhận thức trách nhiệm của cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng chưa cao.

Môi trường kinh tế:Trong giai đoạn 2001-2007, kinh tế Việt Nam có những bước phát triển mạnh, đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu du lịch ngày càng cao. Bản thân trên địa bàn tỉnh, kinh tế phát triển mạnh kéo theo việc


các cá nhân có vốn tự mở các dịch vụ kinh doanh dịch vụ du lịch, góp phần đáp ứng nhu cầu của khách tham quan. Ngoài ra, tình trạng lạm phát trong 5 năm gần đây, dẫn đến việc đẩy giá tiêu dùng cũng như giá các mặt hàng dịch vụ du lịch tại vịnh tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trên vịnh. Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch lợi dụng sự tăng giá này để nâng mức giá dịch vụ lên quá cao, tạo tâm lý không tin tưởng vào giá cả dịch vụ du lịch trên địa bàn cho đại bộ phận khách hàng.

Môi trường công nghệ: Nắm bắt được xu thế phát triển của du lịch thế giới, cũng như nhu cầu của khách hàng về các loại hình giải trí có tính công nghệ cao, hầu hết các nhà nghỉ, khách sạn tại Hạ Long được trang bị trang thiết bị hiện đại, có truyền hình Cap, nối mạng…Các dịch vụ internet, cafe wifi cũng được mở nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Môi trường xã hội, văn hóa: Ban quản lý vịnh đã phối hợp cùng sở du lịch và các ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm như: tình trạng ăn xin, cò mồi, chèo kéo, đeo bám, bán hàng rong, kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các trung tâm giao dịch. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để, gây phiền hà cho khách du lịch. Đẩy mạnh phong trào giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng về văn minh du lịch. Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thường xuyên được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của du lịch. Trong các năm qua, vịnh Hạ Long luôn được coi là điểm đến an toàn cho khách du lịch.

Môi trường chính trị: Trong giai đoạn 2001-2007, môi trường chính trị có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch của vịnh. Chẳng hạn, việc phía Trung Quốc thay đổi chính sách cấp giấy thông hành cho công dân đi Việt Nam …làm giảm đáng kể lượng khách du lịch đến vịnh. Cùng với


đó, đây cũng là giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO, các thỏa thuận nội dung liên quan đến dịch vụ du lịch, cũng như thông tin về việc mở cửa 12 ngành du lịch và các lộ trình cam kết cũng có tác động đến hoạt động kinh doanh tại vịnh Hạ Long.

Ngoài ra, nhờ các nguồn đầu tư của nhà nước, cùng với việc áp dụng các cơ chế chính sách đầu tư của tỉnh, từ năm 2001 đến nay, cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch được cải thiện đáng kể: Hoàn thành nâng cấp tuyến đường từ sân bay Nội Bài về Hạ Long, đường 18A từ Hạ Long đi Cửa Ông, cải tạo nâng cấp cảng tàu du lịch… tạo thuận lợi và mở ra triển vọng phát triển du lịch.

Môi trường pháp luật: Nhà nước và bản thân địa phương đã có nhiều chính sách và cơ chế thông thoáng hơn trong việc cấp thị thực cho khách du lịch, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp quy đối với các hoạt động du lịch nói chung và du lịch trên vịnh nói riêng còn thiếu và có nhiều bất cập so với thực tiễn.

Nhìn chung, hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long, cũng như ban quản lý vịnh đã từng bước tiến hành nghiên cứu môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa, môi trường chính trị…để từ đó đưa ra các sản phẩm du lịch phù hợp. Tuy nhiên, tình hình nghiên cứu môi trường Marketing dịch vụ du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự phối hợp đồng bộ của ngành cùng các doanh nghiệp từ nhận thức đến việc đưa ra những chiến lược nghiên cứu cụ thể.

2. Thực trạng nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu, định vị dịch vụ du lịch

2.1.Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí