Cơ Sở Hạ Tầng Bao Gồm Hạ Tầng Kỹ Thuật, Hạ Tầng Xã Hội

c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế


Sản xuất nông nghiệp

Ngành trồng trọt:

* Sản xuất lúa: đã phát triển ổn định, từ sản xuất chỉ 01 vụ/năm thì đến năm 2002 có 13.000 ha sản xuất 03 vụ lúa/năm, 3.256 ha sản xuất 02 vụ/năm, năng suất lúa bình quân 45,0 tạ/ha, sản lượng lương thực 180.000 tấn. Năm 2011 diện tích gieo trồng lúa đạt 33.090 ha, năng suất trung bình đạt 53,4 tạ/ha, sản lượng đạt 176.742 tấn.

* Cây màu, thực phẩm: Với lợi thế một số loại đất giồng chuyên trồng màu của huyện gồm các xã có diện tích nhiều như Tân Tây, Tân Đông, Bình Nghị, Tân Thành, Kiễng Phước, Tân Điền, Tăng Hoà…, đã hình thành vùng chuyên canh các loại rau màu đặc chủng của từng vùng đất như vùng trồng rau cần, hành, ngò rí; vùng trồng cải tiều sậy, cải củ ; vùng trồng cà, ớt; vùng trồng dưa hấu, bầu bí mướp…Đặc biệt, cây màu thực phẩm trong năm qua đã phát triển trồng dưới chân ruộng tổng cộng 493 ha trong đó, nhiều nhất là dưa hấu, dưa lê với diện tích 287 ha. Hiện nay, đã hình thành vùng rau an toàn của huyện ở các xã Tân Tây, Tân Đông, Bình Nghị và đã thành lập được 2 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn ở Ấp Vạn Thành Bình Nghị và ấp 6 Tân Tây nhằm tạo điều kiện thuận lợi ở đầu ra.

* Cây ăn quả: Với diện tích 1.730 ha và thu hoạch với sản lượng 30.000 tấn. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm của người dân cũng còn gặp khó khăn trên hầu hết các loại trái cây của huyện do chưa có thương hiệu sản phẩm (trừ cây sơ ri đã có), sản xuất còn lẻ tẻ, manh múm, nông dân còn sử dụng các loại thuốc phòng trừ không an toàn, công lao động, giá vật tư phân bón tăng cao…Vì vậy, thu nhập của người làm vườn không được cao. Riêng đối với cây sơ ri, trong năm qua do có cạnh tranh của các doanh nghiệp thu mua và nông dân trồng thêm chủng loại mới (sơ ri chua Braxin giàu vitamin C) nên giá cả có ổn định hơn và người trồng bước đầu đã thấy an tâm.

* Cây dừa: Chăm sóc và thu hoạch trên diện tích còn lại 20 ha, sản lượng thu được 160 tấn sản phẩm. Đất trồng dừa đa số được tận dụng từ đường đi, bờ ruộng, bờ sông... Đặc biệt, trong năm 2011 giá trái từ dừa uống nước đến dừa khô đều cao. Hiện nay nông dân có hướng chăm sóc, khôi phục và trồng mới thêm cây dừa.

Ngành chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi heo trong năm 2011 có đầu ra tương đối ổn định, trừ giai đoạn ở tháng 9,10 giá bị tuột giảm mạnh (do ảnh hưởng lũ lụt và nhập thịt gia súc, gia cầm). Nhìn chung, ngành chăn nuôi heo trong năm có thu nhập khá; giá heo con giống cũng tùy thuộc vào giá heo thịt. Đối với các động vật ăn cỏ như: Bò, dê, thì giá đầu ra tương đối ổn định và có đầu ra cao làm người nuôi phấn khởi. Về gia cầm, tuy tái đàn trong điều kiện có nguy cơ bùng phát dịch cúm nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các ngành chức năng và đa số các hộ nuôi đều có kinh nghiệm, bên cạnh đầu ra khá và có lãi nên người dân vẫn an tâm sản xuất.

Ngành thủy sản


Sản xuất ngư nghiệp đang được quan tâm đầu tư có bước phát triển khởi sắc nhất là lĩnh vực nuôi thủy sản. Đến năm 2011, huyện giữ vững diện tích nuôi thủy sản hàng năm là 3.566ha. Trong đó nuôi tôm sú vẫn giữ vai trò chủ đạo với số lượng con giống thả nuôi gần 300 triệu con đã tạo nguồn thu nhập đáng kể. Hoạt động đánh bắt hải sản giảm số phương tiện do nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệt, ngư dân thiếu vốn tích lũy để đầu tư cải tạo, đóng mới phương tiện đánh bắt xa bờ. Tổng sản lượng thủy hải sản thu hoạch hàng năm của huyện 55.140 tấn. Để khai thác tiềm năng ngư nghiệp huyện đang tranh thủ cấp trên đầu tư để đưa vào khai thác các vùng dự án nuôi tôm Bắc Gò Công, diện tích đất lúa ven đê năng suất thấp sang nuôi thủy sản.


Lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp


Các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp tục tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường, duy trì được mối quan hệ truyền thống với các khách hàng, bên cạnh đó

doanh nghiệp chủ động tìm nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định ở mức cao; mặc dù chịu tác động của điều chỉnh giá xăng dầu, điện nhưng tình hình sản xuất của các doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì và tăng trưởng khá, cơ sở được đầu tư nâng cấp, mở rộng và thành lập mới nhất là các cơ sở chế biến thủy sản. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: việc thu hút đầu tư vào khu công nghiệp còn chậm, cơ sở hạ tầng nối kết còn hạn chế, đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh có qui mô nhỏ, trình độ công nghệ chưa cao, sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp còn thấp, ngoài ra giá nguyên liệu đầu vào của một số mặt hàng thiết yếu biến động mạnh, cũng như lãi suất tín dụng tăng cao đã gây không ít khó khăn cho một số cơ sở sản xuất.


Lĩnh vực thương mại – dịch vụ


Công tác quản lý hoạt động ở các chợ trung tâm được quan tâm, đảm bảo trật tự kinh doanh, vệ sinh môi trường phòng chống cháy nổ. Bố trí, sắp xếp vị trí kinh doanh của các tiểu thương và đưa vào hoạt động chợ Biển - Tân Thành, chợ trái cây Gò Công Đông; xác định danh mục các công trình chợ, siêu thị đầu tư giai đoạn 2011- 2015, đồng thời xác định vị trí đất để kêu gọi đầu tư chợ thủy sản Đèn Đỏ-Tân Thành. Xây dựng định hướng phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn huyện nhằm phục vụ cho quy hoạch phát triển xăng dầu giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn đến 2020; thống nhất mở mới 2 điểm bán lẽ xăng dầu tại xã Kiểng Phước, Bình Ân và phục hồi một điểm tại Thị trấn Vàm Láng.

- Về hoạt động du lịch: khu du lịch biển Tân Thành hoạt động ổn định, tổ chức niêm yết giá hàng hóa, kiểm tra tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm; việc mua bán, kinh doanh được sắp xếp ổn định tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí. Đặc biệt trong những ngày lễ, tết đã thu hút khoảng 28.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, vui chơi (chủ yếu đến từ các huyện, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận).

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng bao gồm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội


a. Giao thông, thủy lợi


Lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm thực hiện. Qua việc tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, đến nay trên địa bàn huyện cơ bản hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng. Sau khi huyện được thành lập, năm 1986 được Trung ương phê duyệt dự án ngọt hóa Gò Công, đưa vùng đất bị nhiễm mặn lâu đời này thành vùng sản xuất lúa ổn định, thì hệ thống đê bao được nâng cấp, hoàn chỉnh trên 32km, các tuyến kênh lớn như Sallisette, Champeaux, Trần Văn Dòng được nạo vét mở rộng, hệ thống kinh mương nội đồng hình thành hoàn chỉnh, cung cấp đủ nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.

Về giao thông thì mạng lưới đường huyện, đường xã được nhựa hóa, bêtông hóa ngày một phát triển. Toàn huyện có 7 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 40km, đã nhựa hóa được 3 tuyến (ĐH01, ĐH02, ĐH03) với tổng chiều dài 18,479km đạt 46,19% tổng số chiều dài đường huyện hiện có.

b. Hệ thống điện: Toàn huyện đã xây lắp được 284 km điện trung thế, 332km điện hạ thế đáp ứng được 31.964 hộ có điện sử dụng, đạt 98,98% trong đó có 19.283 sử dụng điện kế chính chiếm tỷ lệ 57,6% góp phần đáng kể phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của hộ nông thôn.

c. Hệ thống thông tin – truyền thông: toàn huyện có 10.432 thuê bao, quản lý tốt 25 đại lý điện thoại công cộng, 03 đại lý bưu điện, 30 đại lý Internet. Mật độ điện thoại cố định bình quân đạt 7 máy/100 dân.

3.2. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN ĐẤT CANH TÁC LÖA

3.2.1. Đánh giá thực trạng đất canh tác lúa và sử dụng đất lúa tại huyện Gò Công Đông

3.2.1.1. Đánh giá diễn biến diện tích đất canh tác lúa

Theo báo cáo đánh giá đất đai của Phòng tài nguyên & Môi trường huyện Gò Công Đông (2010) thì do phải chuyển đổi đất lúa cho phát đô thị hóa, công nghiệp hóa, phát triển hạ tầng kỹ thuật - xã hội...nên những năm qua diện tích đất canh tác lúa đã liên tục bị suy giảm: Năm 2009, diện tích đất canh tác lúa huyện là 11.442,83 ha. Năm 2010, diện tích đất canh tác lúa của huyện là 10.858,0 ha, giảm 584,83 ha so với năm 2009.

Diện tích đất canh tác phân theo loại hình sử dụng: diện tích đất canh tác 3 vụ là 10.528,01 ha chiếm 96,96% diện tích đất canh tác; diện tích đất canh tác lúa 2 vụ là 330 ha chiếm 3,04% diện tích đất canh tác lúa. Như vậy, có thể nói diện tích đất lúa canh tác 3 vụ chiếm phần lớn diện tích đất lúa.

3.2.1.2. Diện tích đất canh tác thường xuyên bị ảnh hưởng bởi triều cường


Do diện tích đất canh tác lúa của huyện Gò Công Đông nằm trong đê biển, do đó được đê biển và hệ thống rừng ngập mặn ven biển bảo vệ nên đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông không bị ảnh hưởng bởi triều cường.

3.2.1.3. Diện tích đất canh tác tác lúa bị ảnh hưởng bởi xâm mặn


Huyện Gò Công Đông có diện tích giáp biển với chiều dài bờ biển hơn 32 km. Vì vậy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, ở thể tự nhiên, trong đó đất canh tác lúa bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sự xâm nhập mặn cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên cũng có những mặt lợi là tạo ra nền sinh thái đa dạng, nguồn lợi lớn về thuỷ sản, về rừng ngập mặn.

Tình hình xâm nhập mặn ở Gò Công Đông rất phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố, cả về tự nhiên (như thuỷ văn dòng chảy, khí hậu) cũng như các tác động của con người (như phát triển sản xuất, phát triển thuỷ lợi). Vùng ven biển Gò Công Đông là vùng đất có nhiều tiềm năng, hệ sinh thái phong phú và đa dạng, tuy nhiên rất nhạy cảm và dễ biến đổi với mọi khai thác phát triển. Vấn đề xâm nhập mặn gây ảnh hưởng lớn đối với vùng ven biển, mặt khác các tác động ở vùng ven biển cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình xâm nhập mặn.

Diện tích đất canh tác lúa bị ảnh hưởng nặng nhất vào năm 2002. Tại các xã Phước Trung, Tân Phước, khu vực Bến Chùa, Vàm Kinh, Tân Thành, Tân Hòa... thuộc vùng ngọt hóa huyện Gò Công Đông. Mặc dù đã gieo sạ 3-4 đợt, nhưng gần 700 ha lúa bị chết trắng hoặc giảm năng suất 40-80%. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm mặn: Thứ nhất, là hai chiếc cống ngăn mặn số 1 và số 2 trên tuyến đê biển sông Cửa Tiểu, thuộc địa bàn Tân Xuân, Nghĩa Chí do xây dựng lâu ngày nên xuống cấp nghiêm trọng, không giữ được nguồn nước ngọt và cũng không ngăn được nước mặn khi có triều cường. Nguyên nhân thứ hai là các đơn vị thi công thủy lợi của tỉnh đã ngăn dòng dẫn nước chính từ Gò Công về Phước Trung, Tăng Hòa, Tân Thành để thi công cống Cộng Đồng trên tỉnh lộ 862 Tân Hòa - Tân Thành. Tiến độ thi công quá chậm khiến cả một vùng rộng lớn mất hẳn nguồn nước ngọt. Nguyên nhân thứ ba thuộc về nông dân, những vùng bị thiệt hại do xâm nhập mặn lâu nay đều được khuyến cáo canh tác 2 vụ lúa/năm nhưng nông dân vẫn cứ canh tác 3 vụ/năm.

Ngoài ra, các vùng sản xuất lúa ở các khu vực gần biển thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hơi mặn gió thổi từ biển vào làm cho bông lúa bị cháy một phần làm ảnh hưởng đến đến năng suất lúa. Năng suất lúa tại khu vực này từ 35 – 40 tạ/ha (năng suất trung bình lúa toàn huyện năm 2011 là 53,41 tạ/ha).

Như vậy, có thể nói năng suất lúa tại các vùng bị ảnh hưởng của xâm mặn thấp hơn nhiều so với khu vực sản xuất thông thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm cả nguyên nhân khách quan (tự nhiên) là chịu ảnh hưởng bởi gió biển mang hơi mặn; nguyên nhân còn lại do hệ thống thủy lợi như cống ngăn mặn bị xuống cấp gây rò rỉ xâm mặn và do các hộ cố tình canh tác 3 vụ lúa tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi xâm mặn.

3.2.1.4. Đánh giá sơ lược về tình hình sản xuất lúa

Là một huyện đa số nhân dân làm sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt thì cây lúa có vai trò chủ đạo, là nguồn thu chính của các hộ sản xuất nông nghiệp, đồng thời góp phần ổn định an ninh lương thực cho huyện Gò Công Đông nói riêng

và tỉnh Tiền Giang nói chung. Trong giai đoạn vừa qua, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên một phẩn diện tích đất lúa bị chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp, diện tích gieo trồng đất lúa giảm từ 41.119 ha năm 2005 xuống còn 33.090 ha năm 2011.

Năng suất lúa không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2005 năng suất trung bình/ha đạt 43,15 ha, đến năm 2011 đạt 53,41 ha (tăng 10,26 tạ so với năm 2005). Sở dĩ năng suất lúa tăng là do: Trình độ canh tác của nông dân không ngừng được tăng lên, mức độ đầu tư thâm canh ngày càng hợp lý và hiệu quả, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã tác động tích cực đến sản xuất lúa, giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt được sử dụng ngày càng nhiều nên năng suất lúa trung bình của huyện liên tục tăng; Việc tích cực hạ tầng phục vụ sản xuất lúa được quan tâm đầu tư như: hệ thống thủy lợi nội đồng, xử lý mặn cục bộ.

Năng suất lúa vụ Đông Xuân luôn lớn hơn so với vụ Hè Thu và vụ Thu Đông vì vụ Đông Xuân thuận lợi hơn về thủy lợi cũng như về thời tiết.

Bảng 3.6. Diễn biến sản xuất lúa huyện Gò Công Đông giai đoạn 2005-2011

STT

Hạng mục

ĐVT

Năm

2005

2007

2009

2010

2011


Cả năm








Diện tích

Ha

41.119

42.058

33.368

33.090

33.090


Năng suất

Tạ/ha

43,15

45,75

49,23

50,51

53,41


Sản lượng

Tấn

177.437

192.410

164.276

167.153

176.742

1

Vụ Đông Xuân








Diện tích

Ha

13.608

14.007

11.272

11.262

11.159


Năng suất

Tạ/ha

51,68

55,10

54,82

58,6

62,0


Sản lượng

Tấn

69.512

77.176

61.794

65.994

69.186

2

Vụ Hè Thu








Diện tích

Ha

13.511

14.148

11.371

10.492

11.200


Năng suất

Tạ/ha

40,38

42,14

46,74

47,8

51,0


Sản lượng

Tấn

51.925

59.618

53.148

50.147

57.121

3

Vụ Thu Đông








Diện tích

Ha

14.000

13.904

10.725

11.336

10.731


Năng suất

Tạ/ha

40,0

40,00

46,00

45,0

47,0


Sản lượng

Tấn

56.000

55.616

49.334

51.012

50.435

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông – tỉnh Tiền Giang - 7

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển huyện Gò Công Đông, 2011.

* Bố trí thời vụ: Nhằm chủ động trong việc đảm bảo đủ nguồn nước tưới và hạn chế dịch bệnh nhất là dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa. Trước mổi vụ lúa, phòng nông nghiệp đã tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn và có thông báo khuyến cáo cho nhân dân xuống giống theo lịch thời vụ áp dụng biện pháp tập trung né rầy trên cơ sở các dự báo của các cơ quan chức năng về bảo vệ thực vật. Kết quả đã có trên trên 95 % các diện tích của huyện xuống giống tuân thủ đúng theo lịch thời vụ, vì vậy trong năm qua không có diện tích nào bị tác hại do rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây ra.

* Cơ cấu giống lúa: Được lợi thế đất đai thích hợp cho sản xuất lúa gạo có phẩm chất ngon và giá cả giống thơm cao hơn các giống thường nên cơ cấu giống lúa huyện Gò Công Đông qua các vụ có tỷ lệ giống thơm và giống chất lượng cao chiếm 93,7 % diện tích cụ thể vụ Đông Xuân lúa thơm chiếm 61,5%, giống chất lượng cao chiếm 32% và giống thường chiếm 6,5% diện tích; vụ Hè Thu giống thơm chiếm 70,10%, giống chất lương cao chiếm 23,9% và giống thường chiếm 6% diện tích; vụ Thu Đông giống thơm chiếm 73,8%, giống chất lượng cao chiếm 20% và giống thường chiếm 6,2% diện tích. Các giống lúa được canh tác qua các vụ trong năm phổ biến như: OM 4900, OM 6162, OM 3536, VD 20, D 85, Nàng Hoa 9, OM 2717, OM 2517…Trong mỗi vụ, tỷ lệ giửa các giống có thay đổi tùy theo tính thích nghi, giá cả, thời gian sinh trưởng để đảm bảo có hiệu quả cao nhất.

3.2.2. Kịch bản nước biển dâng và dự báo tác động tới huyện Gò Công Đông


3.2.2.1. Lựa chọn kịch bản nước biển dâng


* Đến nay, các kịch bản biến đổi khí hậu có thể tham khảo cho Việt Nam bao gồm:

1. Ngoài nước

- Báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC năm 2011.

- Báo cáo đánh giá lần thư 4 của IPCC năm 2007.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022