Điều Kiện Tự Nhiên – Kinh Tế Xã Hội Khu Vực Nghiên Cứu

và yếu tố độ dốc, là cơ sở để đưa ra những dự đoán các vùng có khả năng bị ngập với các mức độ ngập sâu khác nhau và khả năng thích ứng của hệ thống cây trồng nói chung, khả năng thích của cây lúa nói riêng.

Tiếp cận khả năng thích ứng về thời gian. Phương pháp tiếp cận này là cơ sở để xác định được thời gian ngập úng và xâm mặn ứng với các kịch bản nước biển dâng. Là cơ sở để đề xuất các giải pháp luân canh mùa vụ, giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói chung, đất canh tác lúa nói riêng trong điều kiện nước biển dâng.

3). Tiếp cận tiệm cận dần với diễn biến của môi trường sinh thái, đối phó thích nghi theo sự biến đổi của thiên nhiên (Nguyễn Ty Niên, 2011).

Nước biển dâng không phải là hiện tượng đột biến mà gặm nhấm dần theo thời gian, không gian. Vì vậy cách tiếp cận là tiệm cận dần với diễn biến của môi trường sinh thái, đối phó thích nghi theo sự biến đổi của thiên nhiên.

Đó là một thực tế đang diễn ra dù các kịch bản có sự khác nhau nh ưng nước biển dâng là thực tế không tránh khỏi, đòi hỏi chúng ta phải đặt ra mục tiêu chiến lược lâu dài thích ứng với tình hình một cách kiên định, tiệm cận dần để tích tụ hiệu quả đầu tư và thích nghi với quá trình nước biển dâng.

Cách tiếp cận tiệm cận dần với những biến đổi nước biển dâng đòi hỏi phải có một quá trình quan trắc đo đạc diễn biến nước biển dâng, một mạng lưới quan trắc số liệu đáp ứng yêu cầu tính toán bao gồm các quan trắc về khí tượng, thủy văn, sinh thái, địa hình v.v... của vùng ven bờ và vùng nội đồng, cần có một tổ chức chuyên sâu về lĩnh vực này.

Đánh giá tác động

- Các loại hình đất lúa.

- Không gian tổn thương

Đánh giá tính dễ bị tổn thương, khả năng

thích ứng

Các biện pháp thích ứng

Công cụ/phương pháp đánh giá: Mô hình thuỷ lực,

GIS, vv

Rà soát các Chương trình KHCN liên quan

Biện pháp thích ứng tối ưu

Thử nghiệm/thí điểm

Đánh giá kinh tế các biện pháp thích

Kịch bản BĐKH vùng ĐBSCL

Khoa học cơ bản về khí hậu và

BĐKH

Lựa chọn kịch bản chính thức cho huyện Gò Công

Đông

4) Tiếp cận trong nghiên cứu về thích ứng với BĐKH, nước biển dâng theo sơ đồ sau:



Hệ thống quan

trắc, giám sát, thu thập

Cơ sở dữ liệu theo chuỗi thời gian về đối

tượng bị tác động


Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh


Rà soát, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ

môi trường

Ứng dụng, nhân rộng


Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu về thích ứng với BĐKH, NBD

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

1). Phần mềm MAGICC/SCENGEN 5.3 được áp dụng để tính toán xây dựng kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam. Đây là tổ hợp mô hình về chu trình trong khí quyển, khí hậu và băng tuyết cho phép ước tính nhiệt độ trung bình toàn cấu và các hệ quả về mực nước biển dâng theo phương án phát thải khác nhau của khí nhà kính và sol khí. MAGICC do cơ quan nghiên cứu Khí hậu – CRU (Anh) và Trung tâm quốc gia Nghiên cứu khí quyển – NCAR (Mỹ) phát triển. Trong mô hình MAGICC đã xét đến sự đóng góp từ các điều kiện khác ngoài sự dãn nở vì nhiệt và băng tan chảy. Đó là sự đóng góp của lớp đất mỏng đóng băng vĩnh viễn dưới mặt đất ở Bắc Cực và Nam Cực, sự lắng đọng của trầm tích đại dương và những đóng góp đang diễn ra từ lớp băng phủ. Đánh giá cho nhân tố này là tăng lên 4 cm từ sau năm 1990 đến 2095.

2). Sử dụng phương pháp GIS để xác định các vùng bị ngập bởi nước biển dâng theo các kịch bản của BĐKH.

- Thu thập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000.


- Phân tách các yếu tố: đường bình độ, hệ thuỷ văn, điểm độ cao từ bản đồ địa hình.

- Tính toán mức độ ngập theo các cấp độ cao: 12 cm; 17 cm; 75 cm.


- Xác định diện tích đất lúa bị ngập theo các kịch bản nước biển dâng.

3). Phương pháp VISUAL MODFLOW để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự truyền dẫn mặn, xác định diện tích bị mặn hoá

- Điều tra, thu thập các tiêu chí để đưa vào phần mềm nghiên cứu:


+ Độ cao tuyệt đối theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000.

+ Địa hình tương đối.

+ Loại đất, thành phần cơ giới.

+ Khoảng cách so với nguồn nước mặt bị mặn được đo trên bản đồ đất và kiểm tra thực địa.‌‌

+ Mức độ xâm nhập mặn hiện nay.


- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự truyền dẫn mặn trong đất.


- Nhập các tiêu chí xác định mức độ truyền dẫn mặn trong đất đã nêu trên vào phần mềm VISUAL - MODFLOW để xây dựng hệ thống bản đồ phân vùng mặn hoá theo các kịch bản nước biển dâng tỷ lệ 1/25.000 tương ứng với 3 kịch bản nước biển dâng.

- Xác định diện tích bị mặn hoá.

4). Phương pháp ALES-GIS dùng để đánh giá, phân hạng mức độ thích hợp đất lúa.

Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với các loại hình sử dụng đất lúa thực chất là xác định tính phù hợp của đặc điểm và chất lượng đất đai với yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây lúa. Đây là cơ sở xác định việc chuyển đổi nội bộ đất canh tác lúa và đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi sử dụng đất.

5). Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): điều tra tình hình sản xuất lúa tại các vùng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (diễn biến năng suất, sản lượng…), điều tra đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa cũng như các loại sử dụng đất dự kiến sẽ thay thế cây lúa khi chuyển đổi.

6). Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan như: Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2025, kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên & Môi trường, các nghiên cứu khác về xâm mặn, khô hạn; các nghiên cứu về xây dựng các công trình thủy lợi

7). Phương pháp tổng quan và phân tích tài liệu, số liệu.


8) Phương pháp sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn: Tổng số phiếu điều tra phỏng vân 50 phiếu (10 phiếu điều tra cán bộ, 40 phiếu điều tra nông hộ).

CHƯƠNG III


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU


3.1.1. Đặc điểm tự nhiên


3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính


Huyện Gò Công Đông là một trong 9 huyện, thị, thành thuộc tỉnh Tiền Giang, nằm ở tọa độ 106035’-10607’30’’ kinh độ đông và 10007’-10030’ độ vĩ bắc. Vị trí địa lý được xác định: Phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Tân Phú Đông, phía Tây giáp thị xã Gò Công và huyện Gò Công Tây, phía Đông giáp biển Đông.


Huyện Gò Công Đông được tách ra từ huyện Gò Công cùng với huyện Gò Công Tây theo quyết định số 155/HĐBT, ngày 13 tháng 4 năm 1979 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Đến năm 1987, một phần diện tích của huyện được tách ra để thành lập thị xã Gò Công Gò. Công Đông là huyện ven biển, nằm về phía đông tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm tỉnh 42km, phía đông tiếp giáp biển Đông; phía tây giáp thị xã Gò Công; phía bắc giáp huyện Cần Đước - tỉnh Long An, phía nam giáp huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre.

Gò Công Đông có 1 thị trấn và 17 xã, là vùng đất nằm giữa 3 cửa sông lớn: cửa Tiểu, cửa Đại (thuộc sông Tiền) và cửa sông Vàm Cỏ; phía Đông có bờ biển bằng phẳng dài 32km tiếp giáp biển Đông nên các cửa sông có mực nước điều hòa, thuận lợi cho giao thông đường thủy. Hệ thống kênh rạch quan trọng trong vùng là rạch Già và rạch Long Uông chảy qua nhiều xã, đổ ra cửa Tiểu; rạch Cần Lộc chảy ra Vàm Láng, rạch Gò Công nối với rạch Tra đổ ra cửa Soài Rạp (Hình 3.1).






































Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông – tỉnh Tiền Giang - 5

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gò Công Đông

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

a. Địa hình


Địa hình huyện tương đối bằng phẳng, thấp dần theo hướng Bắc Nam và Tây Đông. Khu vực ven biển được phù sa bồi đắp quanh năm, hiện quá trình bồi đắp đã hình thành các cồn cát (Phòng Tài Nguyên & Môi trường huyện Gò Công Đông, 2009):

- Cồn Văn Liễu – cồn Ông Mão: nằm tiếp giáp với vùng đất liền thuộc xã Tân Thành, có chiều dài 7 km, rộng 5 km với diện tích 4.055 ha. Độ cao đường bình độ 0,6

- 6,0 m, vùng ven biển nổi lên khi triều kém.


- Cồn Ngang: nằm tiếp giáp phía Đông cù lao Tân Thới thuộc xã Phú Tân có chiều dài 5,5 km, chiều rộng 2,5 km với diện tích 1.617 ha. Độ cao đường bình độ từ - 1,1 m đến -0,6 m, nổi một phần diện tích khi triều kém.

- Cồn Vượt: nằm cách 1,5 km về phía Đông cồn Ngang có chiều dài 10 km, rộng 3,0 km với diện tích 3.188 ha. Đường cao bình độ từ -2,3 m đến -6,1 m bị ngập hoàn toàn.

Với cao trình phổ biến từ 0,8 m và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển chỉ còn 0,4 – 0,6 m. Có vùng trũng cục bộ là Tân Điền, Tân Thành. Do tác động của bồi lắng phù sa từ Xoài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía Bắc có cao trình hơn hẳn khu vực phía Nam. Trên địa bàn huyện có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 m đến 1,1 m nổi hẳn lên trên các đồng bằng xung quanh.

b. Thổ nhưỡng


Đất phù sa cổ và phù sa ven biển chiếm phần lớn diện tích. Từ khi thực hiện chương trình ngọt hóa Gò Công vào những 1980, tình hình đất được cải thiện, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

Ngoài ra, huyện Gò Công Đông còn 4 nhóm đất mặn (Phòng Tài Nguyên & Môi trường huyện Gò Công Đông, 2009):

(1) Đất mặn dưới rừng ngập mặn (Mm) bị ngập triều quanh năm, luôn bão hòa muối NaCl. Đất phân bố sát biển ven theo cửa Soài Rạp.

(2) Đất mặn nhiều (Mn) phân bố ở những nơi có địa hình thấp ven theo bờ biển và dọc theo các cửa sông (cửa Soài Rạp, cửa Tiểu). Dưới lớp đất thịt trên mặt là lớp cát xám xanh có xác sò, ốc biển, nước ngầm mặn ở lớp cát theo mao quản lên gây mặn cho lớp đất trên mặt.

(3) Đất mặn trung bình (M) được phân bố tại những nơi có địa hình cao hơn, nằm xa biển và sông rạch nước mặn.

(4) Đất mặn ít (Mi) với 12.902 ha, chiếm 5,52% diện tích tự nhiên, nằm xa biển và sông rạch nước mặn, có địa hình cao dễ thoát mặn vào mùa mưa, trải qua thời gian dài canh tác nên đã được cải tạo nhiều (ít mặn).

Nhìn chung, đất mặn thường có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng sét cao. Về cơ bản nhóm đất mặn thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên, do vậy việc trồng trọt chỉ giới hạn trong mùa mưa, loại trừ những loại cây chịu mặn. Hiện nay dự án “ngọt hóa Gò Công” đã được triển khai đang mở ra khả năng tăng vụ cho các khu vực trong dự án từ 1 vụ lên 2 thậm chí 3 vụ trong năm. Riêng đất mặn dưới rừng ngập mặn và đất mặn nhiều năm ở những nơi có địa hình thấp, ngập triều thường xuyên thì rất khó cải tạo, vì vậy có thể chuyển hướng sang nuôi trồng thủy sản để đạt hiệu quả sử dụng đất cao hơn.

3.1.1.3. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất


Diện tích tự nhiên huyện Gò Công Đông năm 2010 là 26.183,32 ha (chiếm 10,74% diện tích tỉnh Tiền Giang). Trong đó, các nhóm đất chính:Đất nông nghiệp diện tích 17.499,01 ha, chiếm 66,83% tổng diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp diện tích 6.115,13 ha chiếm 23,36% tổng diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng 2.569,18 ha chiếm 9,81% diện tích tự nhiên.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí