Sơ Đồ Xâm Mặn Đồng Bằng Sông Cửu Long Kịch Bản Nước Biển Dâng 75 Cm


Hình 3.10. Sơ đồ xâm mặn Đồng bằng Sông Cửu Long Kịch bản nước biển dâng 75 cm


Nguồn: Bộ TN&MT, 2009

3.2.2.2. Dự báo tác động của nước biển dâng theo các kịch bản


Mực nước biển càng cao thì lũ lụt do thủy triều, nước dâng bão và lũ thượng nguồn gây ra càng lớn. Đây là mối đe doạ lớn nhất đối với các vùng nông nghiệp ven biển, đất thấp, đất trũng. Thủy triều kết hợp với NBD sẽ làm gia tăng nhu cầu đắp đê bao tại các khu vực ven sông và ven biển. Hiện tượng “nước vật” do mực nước dâng cao ở hạ nguồn cũng làm gia tăng ngập lụt do lũ thượng nguồn. Điều đó có nghĩa là lũ sẽ đến sớm hơn, thoát chậm hơn; thời

gian ngập lụt dài hơn và mực nước lũ cao hơn. Điều này có nghĩa môt

số vùng

đất sẽ trở thành chìm liên tục dưới mặt nước hoặc có thời gian chìm ngập quá dài nên không phù hợp cho canh tác . Kết quả là nông dân mất nơi ở , nhà cửa,

vườn tươc

, đất canh tác v .v. Khu vưc

nông thôn mất những cơ sở ha ̣tần g hiên

đã đươc

đầu tư xây dưn

g . Lũ lụt cũng làm gia tăng xâm nhập mặn và gây ô

nhiễm, suy thoái môi trường. Lũ lụt do nước dâng bão trong bối cảnh NBD sẽ có khả năng trở thành thảm họa.

Nước biển dâng sẽ tác động mạnh mẽ hơn đến nguồn nước trên các hệ thống sông, đồng thời gây ra nhiều rủi ro cho các đối tượng dùng nước trong khu vực. Các vùng ven sông có địa hình thấp được dự báo sẽ là các vùng bị ảnh hưởng nặng nhất.

Gò Công Đông là huyện duy nhất của tỉnh Tiền Giang tiếp giáp với biển đông. Vì vậy, khi nước biển dâng (NBD) cao Gò Công Đông là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đặc biệt là các khu vực có địa hình thấp. Nước biển dâng thì sản xuất nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa.

Nước biển dâng cao sẽ gây xáo trộn toàn bộ đời sống, thậm trí có thể sẽ làm biến mất hoàn toàn một số loài sinh vật. Các giống cây trồng khô hạn sẽ không cho hiệu quả và buộc phải thay thế bằng các giống cây ngập nước. Với kịch bản mực nước biển dâng12 cm thì diện tích huyện Gò Công Đông bị ngập là 1.959,0 ha (chiếm 7,48% diện tích đất tự nhiên); ứng với nước biển dâng 17 cm diện tích bị

ngập 2.421 ha (chiếm 9,25% diện tích đất tự nhiên); khi nước biển dâng 75 cm diện tích ngập là 3.113 ha (chiếm 11,89% diện tích tự nhiên) .

Các mức ngập được chia làm 4 cấp: từ 0m-0,5m; 0,5m-1m; 1,0m-1,5m;

>1,5m. Trong đó, hai kịch bản nước biển dâng 12 cm, 17 cm thì có 3 mức ngập 0m- 0,5m; 0,5m-1m; 1,0m-1,5m. Kịch bản nước biển dâng 75 cm thì có 4 mức ngập. Diện tích ngập phụ thuộc rất nhiều vào địa hình, những nơi nào có địa hình thấp và gần cửa sông thì diện tích ngập sẽ lớn và mức ngập sẽ sâu hơn. Trong các mức ngập thì mức ngập từ 0,5m-1,0m có diện tích lớn nhất: 865,0 ha (chiếm 44,16% diện tích ngập)- kịch bản NBD 12 cm, 1.282,0 ha (chiếm 53,95% diện tích ngập)-kịch bản NBD 17 cm, 1.449 ha (chiếm 46,55% diện tích ngập).

Bảng 3.8. Diện tích ngập huyện Gò Công Đông ứng với các kịch bản NBD



STT


Hạng mục


Diện tích ngập (ha)


Cơ cấu (%)

So với diện tích tự nhiên (%)

KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG 12 CM

1

Vùng bị ngập từ 0 m - 0,5 m

692

35,32

2,64

2

Vùng bị ngập từ 0,5 m - 1,0 m

865

44,16

3,30

3

Vùng bị ngập từ 1,0 m - 1,5 m

402

20,52

1,54


Tổng diện tích bị ngập

1.959

100

7,48

KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG 17 CM

1

Vùng bị ngập từ 0 m - 0,5 m

434

17,93

1,66

2

Vùng bị ngập từ 0,5 m - 1,0 m

1.282

52,95

4,90

3

Vùng bị ngập từ 1,0 m - 1,5 m

705

29,12

2,69


Tổng diện tích bị ngập

2.421

100

9,25

KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG 75 CM

1

Vùng bị ngập từ 0,0 m - 0,5 m

516

16,58

1,97

2

Vùng bị ngập từ 0,5 m - 1,0 m

702

22,55

2,68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông – tỉnh Tiền Giang - 9



STT


Hạng mục


Diện tích ngập (ha)


Cơ cấu (%)

So với diện tích tự nhiên (%)

3

Vùng bị ngập từ 1,0 m – 1,5 m

1.449

46,55

5,53

4

Vùng bị ngập > 1,5m

446

14,33

1,70


Tổng diện tích bị ngập

3.113

100

11,89

Nguồn: Tính toán của tác giả, 2012.


Đối với các vùng bị ngập, thì đất lúa có diện tích bị ngập lớn nhất, sau đó là diện tích đất cây lâu năm. Với kịch bản nước biển dâng 12 cm thì diện tích đất canh tác lúa bị ngập là 1.423,6 ha (chiếm 72,67% diện tích ngập), tương ứng kịch bản NBD 17 cm diện tích đất lúa ngập là 1.817,7 ha (chiếm 75,08% diện tích ngập), ứng với kịch bản NBD 75 cm diện tích đất lúa ngập là 2.066,42 (chiếm 66,38% diện tích ngập).

Bảng 3.9. Diện tích các loại đất bị ngập ứng với các kịch bản nước biển dâng



STT


Hạng mục


Diện tích ngập (ha)


Cơ cấu (%)

So với diện tích tự nhiên (%)

KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG 12 CM

1

Diện tích đất lúa

1.423,6

72,67

5,44

2

Diện tích đất cây lâu năm

414,0

21,13

1,58

3

Diện tích đất ở

21,4

1,09

0,08

4

Đất khác

100,0

5,10

0,38


Tổng diện tích

1.959

100

7,48

KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG 17 CM

1

Diện tích đất lúa

1.817,7

75,08

6,94

2

Diện tích đất cây lâu năm

442,0

18,26

1,69

3

Diện tích đất ở

33,6

1,39

0,13

4

Đất khác

127,7

5,27

0,49



STT


Hạng mục


Diện tích ngập (ha)


Cơ cấu (%)

So với diện tích tự nhiên (%)


Tổng diện tích

2.421,0

100,0

9,25

KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG 75 CM

1

Diện tích đất lúa

2.066,42

66,38

7,89

2

Diện tích đất cây lâu năm

471,0

15,13

1,80

3

Diện tích đất ở

42,1

1,35

0,16

4

Đất khác

533,50

17,14

2,04


Tổng diện tích

3.113,00

100,00

11,89

Nguồn: Tính toán của tác giả, 2012.


3.2.2.3. Dự báo tác động của quá trình xâm mặn theo các kịch bản nước biển dâng.

Nước biển dâng và dòng chảy trong sông có quan hệ tới xâm nhập mặn khác nhau ở mỗi vùng cửa sông. Kết quả tính toán, dự báo phạm vi xâm nhập mặn lớn nhất ở các cửa sông chính. Xâm mặn vào đất liền sẽ diễn ra nhanh thông qua hệ thống các cửa sông này. Mực nước biển dâng cao làm quá trình xâm nhập mặn tại vùng cửa sông thuộc dải ven biển huyện Gò Công Đông diễn biến phức tạp và càng lấn sâu vào trong đất liền, ảnh hưởng đến quá trình lấy nước phục vụ các ngành kinh tế.

Một trong những hậu quả của nước mặn xâm nhập trong mùa khô sẽ gây nên tình trạng thiếu nước ngọt cho nông nghiệp có thể sẽ rò rệt hơn và sản lượng nông nghiệp giảm nghiêm trọng. Gia tăng xâm nhập mặn hàng năm kéo theo hệ sinh thái nông nghiệp cũng biến đổi theo hướng bất lợi đối với các loại cây trồng, vật nuôi nói riêng và tính đa dạng loài nói chung.

Nước biển càng dâng cao thì vấn đề xâm mặn sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Khi mực nước biển dâng 12 cm trở lên thì toàn bộ diện tích huyện Gò Công

Đông đều bị xâm mặn. Độ mặn được chia làm 3 cấp chính: 2%o - 4%o; 4%o - 7,5%o; 7,5%o - 24%o.

Khi mực nước biển dâng càng dâng cao thì diện tích xâm mặn ứng với độ mặn 2%o - 4%o càng giảm đi và diện tích đất bị xâm mặn với độ mặn 4%o - 7,5%o; 7,5%o - 24%o càng tăng lên. Trong đó, vùng đất bị xâm mặn ứng với độ mặn 4%o - 7,5%o có diện tích lớn nhất ứng với cả ba kịch bản nước biển dâng.

Bảng 3.10. Diện tích xâm mặn toàn huyện tứng với các kịch bản NBD


STT

Hạng mục

DT bị xâm mặn (ha)

Cơ cấu (%)

KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG 12 CM

1

Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 2%o - 4%o

537,00

2,1

2

Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 4%o - 7,5%o

21.425,02

81,8

3

Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 7,5%o - 24%o

4.221,30

16,1


Tổng diện tích

26.183,32

100,00

KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG 17 CM

1

Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 2%o - 4%o

338,00

1,29

2

Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 4%o - 7,5%o

21.524,86

82,21

3

Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 7,5%o - 24%o

4.320,46

16,50


Tổng diện tích

26.183,32

100,00


KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG 75 CM

1

Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 2%o - 4%o

140,00

0,53

2

Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 4%o - 7,5%o

21.393,09

81,71

3

Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 7,5%o - 24%o

4.650,23

17,76


Tổng diện tích

26.183,32

100,00

Nguồn: Tính toán của tác giả, 2012.

3.2.3. Nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông

Mỗi vùng được thể hiện các loại hình sử dụng đất lúa: Đất chuyên trồng lúa nước (Đất 3 vụ lúa; 2 vụ); Trong đó diện tích đất canh tác lúa 2 vụ là 330,0 ha chiếm 3,04% diện tích đất lúa; diện tích đất canh tác lúa 3 vụ là 10.528,0 ha chiếm 96,96% diện tích đất lúa. Như vậy, có thể nói phần lớn diện tích đất lúa đều được cấy 3 vụ.

3.2.3.1. Các vùng đất lúa bị ngập


Khi nước biển dâng 12 cm thì diện tích đất canh tác lúa bị ngập là 1.424 ha (chiếm 13,11% tổng diện tích đất canh tác lúa); nước biển dâng 17 cm diện tích đất lúa bị ngập 1.818 ha (chiếm 16,74% tổng diện tích đất canh tác lúa); nước biển dâng 75 cm diện tích đất lúa bị ngập là 2.066 ha (chiếm 13,09% diện tích đất canh tác lúa). Ứng với 2 kịch bản NBD 12 cm và 17 cm thì diện tích lúa chỉ bị ngập với cấp độ: 0m-0,5m; 0,5m-1,0m; 1,0m-1,5m. Với kịch bản NBD 75 cm thì diện tích bị ngập với 4 cấp độ 0m-0,5m; 0,5m-1,0m; 1,0m-1,5m; >1,5m.

Bảng 3.11. Dự kiến diện tích đất lúa bị ngập ứng với các mức ngập theo các kịch bản nước biển dâng



STT


Hạng mục


Diện tích ngập (ha)


Cơ cấu (%)

So với tổng diện tích đất lúa (%)

KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG 12 CM

1

Vùng lúa bị ngập từ 0 m - 0,5 m

517

36,3

4,76

2

Vùng lúa bị ngập từ 0,5 m - 1,0 m

551

38,7

5,07

3

Vùng lúa bị ngập từ 1,0 m - 1,5 m

355

25,0

3,27


Tổng diện tích bị ngập

1.424

100

13,11

KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG 17 CM

1

Vùng lúa bị ngập từ 0 m - 0,5 m

313

17,2

2,88

2

Vùng lúa bị ngập từ 0,5 m - 1,0 m

885

48,7

8,15

3

Vùng lúa bị ngập từ 1,0 m - 1,5 m

620

34,1

5,71



STT


Hạng mục


Diện tích ngập (ha)


Cơ cấu (%)

So với tổng diện tích đất lúa (%)


Tổng diện tích bị ngập

1.818

100

16,74

KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG 75 CM

1

Vùng lúa bị ngập từ 0,0 m - 0,5 m

10

0,5

0,09

2

Vùng lúa bị ngập từ 0,5 m - 1,0 m

446

21,6

4,11

3

Vùng lúa bị ngập từ 1,0 m – 1,5 m

1.412

68,3

13,01

4

Vùng lúa bị ngập > 1,5m

198

9,6

1,83


Tổng diện tích bị ngập

2.066

100

19,03

Nguồn: Tính toán tác giả năm 2012

3.2.3.2. Diện tích đất lúa bị mất do ngập và mở rộng; cân đối tăng(+)/giảm (-) ứng với các kịch bản nước biển dâng

Diện tích đất canh tác lúa bị mất: các vùng đất lúa bị ngập với cấp độ ngập từ 0,5 m trở lên thì không có khả năng canh tác được. Như vậy, đối với các vùng đất lúa bị ngập với cấp độ ngập 0,5m-1,0m; 1,0m-1,5m; >1,5m thì không canh tác được. Từ đó tính được ứng với kịch bản NBD 12cm – 17cm- 75cm thì diện tích đất canh tác lúa bị mất tương ứng là- 906,48 ha - 1.504,72 cm -2.056,62 cm.

Bên cạnh những tác động tiêu cực thì nước biển dâng cũng có mặt tích cực của nó, có khả năng mở rộng diện tích đất canh tác lúa. Đối với vùng đất cao, thiếu nước thì thường trồng cây lâu năm, khi nước biển dâng lên thì những vùng đất này bị ngập cây lâu năm không thể sống được, nhưng lại thuận lợi cho việc trồng cấy lúa. Đây chính là những nơi có thể mở rộng được diện tích đất canh tác lúa. Ứng với các kịch bản nước biển dâng 12 cm;17cm;75cm thì diện tích đất canh tác lúa được mở rộng tương ứng là +205,81 ha;+103,26 ha;+18,43 ha.

Sau khi cân đối giữa diện tích canh tác lúa bị mất với diện tích đất canh tác lúa được mở rộng thì diện tích lúa thực chất bị mất là tương ứng với các kịch bản NBD 12 cm;17cm;75cm là -700,67 ha;-1.401,46 ha;-2.038,19 ha. Như vậy, có thể

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí