Phương Pháp Điều Tra, Mô Tả Hiện Trạng Sử Dụng Đất Và Xác Định Các Mô Hình Canh Tác Phổ Biến Khu Vực Nghiên Cứu


giảm thiểu hiện tượng “ mất mùa trong nhà”. Những thiết bị sau thu hoạch bao gồm: công nghệ sấy khô nông sản, công nghệ làm lạnh nông sản, cấu trúc kho tàng, công nghệ hoá học... Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo chất lượng sau thu hoạch (Food chemistry, chất lượng thực phẩm, vi sinh vật thực phẩm...), quản lý sau thu hoạch (quản lý trang trại, quản lý doanh nghiệp, kinh tế học), công nghệ bao gói sau thu hoạch (công nghệ polyme, công nghệ in ấn...) cũng được nghiên cứu và áp dụng thành công ở các nước Hà Lan, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan [28].

Nhìn chung, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất luôn được các quốc gia có nền nông nghiệp mạnh đầu tư phát triển. Chính vì vậy đã thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu; các nhà khoa học các nước đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu các cây con giống mới, nghiên cứu những công nghệ sản xuất và chế biến, nghiên cứu về chính sách, định hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

1.3. Ở Việt Nam

Trong những năm qua, nhờ sự đổi mới về chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chú trọng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, đội ngũ khoa học của ngành đã nghiên cứu thành công trên nhiều lĩnh vực như: giống cây trồng, vật nuôi, thú y, lâm nghiệp, thuỷ lợi, canh tác, bảo vệ thực vật, đất, phân bón...Việc nghiên cứu và ứng dụng tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều công trình nghiên cứu được hội đồng khoa học đánh giá cao, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã đưa vào áp dụng trong sản xuất, đưa năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm qua, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất đánh giá cao.


Trong thập kỉ 90 của thế kỉ thứ 20, đã có nhiều nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất. Chương trình quy hoạch tổng thể đang được tiến hành nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Trong đó, công trình nghiên cứu hợp tác Việt - Pháp về mô phỏng chiến lược phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng [3] đã đề cập việc phát triển hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam.

Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước khác phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1993) [23]. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Trần An Phong (1995). Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1991). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2006). Vũ Năng Dũng, Lê Hồng Sơn, Lê Hùng Tuấn (1995)với nghiên cứu “ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hóa cây trồng đồng bằng sông Hồng” đã xác định và đề xuất các hệ thống cây trồng trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền cho 100.000 ha đất bãi ven sông vùng đồng bằng sông Hồng [3;14, 12; 27;28].

Qua nhiều năm nghiên cứu, Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (1999) đã đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu về các quá trình thoái hoá đất và các biện pháp để phục hồi đất vùng đồi núi Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với vùng cao, dân cư thưa, trình độ dân trí thấp, sản xuất còn ở mức thô sơ, cơ sở hạ tầng thấp, an toàn lương thực là vấn đề cấp bách vì vậy các mô hình canh tác có triển vọng là trồng cây đặc sản, cây ăn quả, cây dược liệu phối hợp với bảo vệ rừng đầu nguồn, cây trồng dưới tán rừng lâu năm, hạn chế du canh, chuyển đổi du canh thành nương định canh với các loài cây họ đậu cải tạo đất [15].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nguyễn Văn Chinh (1998) đã tiến hành điều tra phân tích một số hệ thống trồng trọt cây công nghiệp lâu năm trên đất đồi vùng Tây Nguyên và đã đưa ra được các biện pháp để phát triển hệ thống cây công nghiệp lâu năm trên đất đồi, làm cơ sở để khai thác hiệu quả đất trống đồi núi trọc, đó là việc áp dụng tổng hợp các biện pháp: Biện pháp đầu tư, biện pháp sinh học, biện pháp kỹ thuật và các biện pháp về cơ chế chính sách.

Công trình nghiên cứu luận cứ phát triển kinh tế - xã hội vùng xung yếu hồ thủy điện Hòa Bình của Vương Văn Quỳnh (2002), đã chỉ ra được các chính sách kinh tế xã hội đã được triển khai tại khu vực và tác động của chính sách đó đến đời sống người dân và sự phát triển của khu vực. Nghiên cứu sự tác động của từng hệ canh tác đến các yếu tố chính của môi trường vật lý và kinh tế - xã hội cho thấy mô hình canh tác ruộng nước, nông lâm kết hợp, rừng trồng có hiệu quả tác động dương đến môi trường vật lý. Mô hình nương rẫy có biểu hiện tiêu cực đến môi trường nhưng ở mức độ thấp. Những phương thức canh tác vườn, canh tác màu, canh tác rừng trồng có hiệu quả tổng hợp chưa cao nên cần được cải tạo phát triển theo hướng chuyển dần thành canh tác nông lâm kết hợp [17].

Đánh Giá Hiệu Quả Một Số Mô Hình Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An - 4

Trong một nghiên cứu khác, Vò Đại Hải và cộng sự (2003) cho thấy việc cải tiến các hệ thống canh tác nương rẫy, theo hướng sử dụng đất bền vững chính là việc thiết lập các hệ thống nông lâm kết hợp và hiệu quả do nó mang lại là cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi, thời hạn sử dụng đất kéo dài, năng suất cây trồng ổn định [7].

Nguyễn Minh Thanh, Trần Thị Nhâm (2015) đã đánh giá và lựa chọn3loạihìnhsử dụngđấtchính với cáccâytrồng hàng năm, cây ăn quả và cây lâm nghiệp, phân tích đánh giá hiệu quả tổng hợp cho từng loại cây trồng, làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lí sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa: Mở rộng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế như Na dai,câyKeo tai tượng, xoan ta tại xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn [21].


Nguyễn Minh Thanh (2016), đã nghiên cứu đánh giá và lựa chọn các mô hình canh tác ở huyện Chư Pưh theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa: (i) Nhóm 1 gồm cây công nghiệp ngắn ngày và sắn, bắp, đậu đỗ, cỏ chăn nuôi, hoa màu và lúa nước; (ii) Nhóm 2 gồm cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày (cà phê, hồ tiêu) và cây lương thực (cỏ chăn nuôi, đậu đỗ, hòa màu và lúa nước); (iii) Nhóm 3 gồm cây công nghiệp dài ngày (cao su, hồ tiêu, cà phê). Nhóm mô hình 2 có hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp theo là nhóm mô hình 3 và thấp nhất là nhóm mô hình 1. Hiệu quả xã hội việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã thu hút được rất nhiều lao động tham gia là mô hình 2, tiếp đến là mô hình 1 và 3. Nhóm mô hình 2 cũng có khả năng bảo vệ môi trường cao nhất. Một trong những giải pháp được đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất là cần tăng cường sự liên kết trong sản xuất và thực hiện tốt chuỗi giá trị nông sản [22].

Đặng Thịnh Triều và cộng sự (2004) nghiên cứu một số hệ thống canh tác ở miền núi và vùng cao tại Việt Nam cho thấy, hiện nay ở nước ta đang tồn tại các hệ thống canh tác sau: Nương rẫy du canh du cư, lúa nước, hoa màu định canh định cư, cây lâu năm tập trung, chăn nuôi đại gia súc, nông lâm kết hợp [25].

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam quan tâm, thực hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Chú trọng đến việc nghiên cứu các cây con giống mới, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp cho từng vùng sinh thái, định hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Tuy nhiên, ở do điều kiện khí hậu, địa hình, dân tốc của nước ta có sự khác nhau giữa các vùng, nên tập quán canh tác, cơ cấu cây trồng khác nhau...Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá lựa chọn mô hình canh tác nông nghiệp hiệu quả là vấn đề hết sức quan trong và cần thiết.


Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Phân tích, đánh giáthực trạng sử dụng đất canh tác và đề xuất một số giải pháp hướng đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong sản xuất nông lâm nghiệp tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích, đánh giá hiệu quả của một số mô hình sử dụng đất phổ biến trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

- Đề xuất giải pháp phát triển các mô hình sử dụng đất có hiệu quả theo hướng bền vững trên địa bàn khu vực nghiên cứu.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp phổ biến trên địa bàn 3 xã:Xã Chi Khê, Bồng Khê và xã Yên Khê của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung vào việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho một số mô hình canh tác được lựa chọn tại địa bàn nghiên cứu.

- Phạm vi không gian: nghiên cứu điểm tại 3 thôn đại diện cho xã Chi Khê, Bồng Khê và Yên Khê của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

- Giới hạn về thời gian: Các số liệu thống kê được thu thập từ năm 2011 - 2016 về điều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội của các xã và của cả huyện. Số liệu về giá cả, vật tư và nông sản phẩm hàng hoá điều tra năm 2016.


2.4. Nội dung nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau đây:

(i) Phân tích hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu, xác định các mô hình sử dụng đất phổ biến trên địa bàn.

(ii) Phân tích cơ cấu cây trồng trong các mô hình sử dụng đất được lựa chọn nghiên cứu.

(iii) Đánh giá và so sánh hiệu quả sử dụng đất của các mô hình đã lựa chọn trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

(iv) Đề xuất định hướng phát triển các mô hình sử dụng đất hiệu quả và bền vững.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài có sự kết hợp giữa phương pháp điều tra, khảo sát đối tượng ngoài hiện trường, thu thập số liệu thứ cấp tại các cơ quan quản lí địa phương có liên quan, kết hợp phỏng vấn, điều tra đánh giá các mô hình sử dụng đất theo phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân. Sự đóng góp thông tin và đánh giá từ các chủ mô hình, đặc biệt là các thông tin về chi phí gây trồng, năng suất, thu nhập sẽ là cơ sở đề xuất các giải pháp cải tiến theo hướng có lợi cho người dân, chủ thể mô hình. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê toán học và tin học ứng dụng trong lâm nghiệp sẽ được áp dụng để xử lý số liệu, thông tin. Các kết quả được tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, kết luận, đề xuất định hướng sử dụng đất canh tác hợp lý và hiệu quả.

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.5.2.1. Phương pháp điều tra, mô tả hiện trạng sử dụng đất và xác định các mô hình canh tác phổ biến khu vực nghiên cứu

(i) Thu thập các số liệu thứ cấp


Thu thập tài liệu có sẵn, các tài liệu tại các phòng ban chuyên môn của huyện và các xã.... như: Văn phòng HĐND&UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp&PTNT, UBND các xã trên địa bàn huyện. Công tác điều tra ngoài thực địa sẽ bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chuẩn hoá số liệu.

(ii) Thu thập các số liệu điều tra hiện trường

Sử dụng các công cụ PRA sau đây để thu thập các thông tin và số liệu về hiện trạng sử dụng đất và xác định các mô hình canh tác chính trên địa bàn nghiên cứu:

- Phỏng vấn bán định hướng: nhằm thu thập thông tin điều tra từ các cá nhân, hộ gia đình trong sử dụng đất canh tác ở điểm nghiên cứu.

+ Phỏng vấn cán bộ địa phương: phỏng vấn cán bộ của các địa phương nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu như: dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ bên ngoài, các mô hình sử dụng đất canh tác... Tổng số cán bộ được phỏng vấn là 9 người, trong đó mỗi xã phỏng vấn 3 cán bộ.

+ Phỏng vấn các chủ hộ gia đình có mô hình được nghiên cứu sử dụng bảng phỏng vấn bán định hướng được chuẩn bị trước nhằm thu được các thông tin về tình hình của từng hộ gia đình. Nội dung phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, các nguồn thu nhập, sinh kế của cộng đồng địa phương, các hình thức và nguyên nhân tác động của cộng đồng vào mô hình canh tác, đồng thời cũng tìm hiểu các giải pháp giải quyết các hạn chế trong kinh tế do chính hộ gia đình đưa ra. Các hộ gia đình được lựa chọn phỏng vấn dựa trên kết quả khảo sát sơ bộ, được chia thành 3 nhóm là giàu, trung bình và nghèo. Mỗi xã sẽ phỏng vấn 10 hộ, tổng số gia đình tham gia phỏng vấn là 30 hộ.


2.5.2.2. Phương pháp phân tích cơ cấu cây trồng trong các mô hình sử dụng đất chính và mối quan hệ giữa các mô hình này với đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ gia đình.

- Tiếp tục sử dụng công cụ PRA để phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ có mô hình cần đánh giá để thu thập các thông tin như là diện tích mô hình, cơ cấu cây trồng, thời gian trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng, số vốn đầu tư, nguồn vốn, năng suất, giá cả, thu nhập của các năm, số lao động sử dụng, số sản phẩm, hiệu quả sử dụng lao động. Đây là những thông tin quan trọng để phân tích kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là việc phân tích tiềm năng của các nông hộ trong việc đầu tư vào sản xuất. Các mẫu biểu phỏng vấn được trình bày ch tiết tại phần phụ lục

- Đi lát cắt: nhằm đánh giá chi tiết về đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm năng để phát triển sản xuất tại điểm nghiên cứu. Căn cứ trên bản đồ hiện trạng từng xã để lựa chọn tuyến và số lượng lát cắt, tối thiểu mỗi xã sẽ đi 2 lát cắt. Quá trình thực hiện đi lát cắt có sự hộ trợ của các cán bộ huyện, xã, thôn có mô hình đại diện cùng tham gia. Nội dung mô tả:

+ Đặc điểm tự nhiên: đất đai, nguồn nước, lược sử sử dụng đất đai..

+ Các loài cây trồng, vật nuôi chính và kỹ thuật, năng suất…

+ Tình hình tổ chức quản lý.

+ Những khó khăn, mong muốn của hộ gia đình.

+ Những giải pháp.

- Lược sử thôn bản: nhằm tìm ra những mốc thời gian quan trọng gắn liền với sự thay đổi trong quá trình lao động sản xuất, sử dụng đất, hình thành và phát triển các mô hình canh tác.

- Thảo luận nhóm về các chủ đề: lược sử tình hình sử dụng đất, hình thành và phát triển các mô hình canh tác, các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến các mô hình sử dụng đất; giải pháp phát triển các mô hình theo hướng bền vững. Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn. Nhóm thảo luận gồm 5 - 7 người nhằm bổ sung và thống nhất về các vấn đề liên quan đến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2022