Diễn Biến Nhiệt Độ Của Lớp Đất Canh Tác Thí Nghiệm


Bảng 3.34. Diễn biến nhiệt độ của lớp đất canh tác thí nghiệm

Đồ thị Nhiệt độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Cam Thủy Đồ 1

Đồ thị Nhiệt độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Cam Thủy Đồ 2



Đồ thị Nhiệt độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Cam Thủy Đồ 3



Đồ thị: Nhiệt độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Cam Thủy


Đồ thị Nhiệt độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Quảng Xuân 8




Đồ thị: Nhiệt độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Quảng Xuân

Đơn vị tính: oC

Ngày đo


Công thức


15/01


25/01


04/02


14/02


24/02


05/3


15/3


25/3


04/4


14/4

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c)

16,8

17,7

22,0

18,3

18,8

29,7

21,3

17,7

19,7

29,7

2. Phủ ni lông

18,0

18,7

22,7

19,0

19,2

28,3

22,0

18,7

20,7

28,5

3. Phủ rơm

18,2

19,0

23,3

19,7

19,5

28,7

22,0

18,8

21,2

29,0

Không khí

18,7

19,3

26,3

20,7

20,7

32,3

23,3

20,0

22,7

31,7

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c)

17,0

17,2

23,5

20,0

18,2

31,2

25,7

18,0

20,3

32,0

2. Phủ ni lông

18,0

18,3

24,3

20,7

19,0

28,3

25,0

18,7

21,2

29,0

3. Phủ rơm

18,3

18,7

24,7

21,2

19,3

30,0

25,2

18,8

21,3

29,7

Không khí

18,3

19,7

28,3

22,3

19,7

33,3

28,0

21,3

23,0

36,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.






33





31





29





27





25





23





21





19





17





15







Ngày đo




Nhiệt độ không khí CT1 (Đ/c): Không tủ

CT2: Tủ ni lông CT3: Tủ rơm




37





35





33





31





29





27





25





23





21





19





17





15








Ngày đo




Nhiệt độ không khí

CT2: Tủ ni lông

CT1 (Đ/c): Không tủ

CT3: Tủ rơm



Nhiệt độ oC Nhiệt độ oC 15 01 12 25 01 12 04 02 12 14 02 12 24 02 12 05 03 12 18

Nhiệt độ (oC)

Nhiệt độ (oC)

15.01.12

25.01.12

04.02.12

14.02.12

24.02.12

05.03.12

15.03.12

25.03.12

04.04.12

14.04.12

15.01.12

25.01.12

04.02.12

14.02.12

24.02.12

05.03.12

15.03.12

25.03.12

04.04.12

14.04.1

2

Hình 3.11. Diễn biến nhiệt độ lớp đất canh tác của đất thí nghiệm


Nhiệt độ đất luôn thấp hơn nhiệt độ không khí cùng thời điểm.

Nhiệt độ đất ở các công thức 2 và 3 được phủ đất luôn cao hơn công thức 1 không được phủ đất 0,7 – 1,5oC khi nhiệt độ không khí dưới 27oC. Trái


lại, nhiệt độ đất ở các công thức 2 và 3 luôn thấp hơn công thức 1 không được phủ đất 0,7 – 3oC khi nhiệt độ không khí trên 27oC.

Nhiệt độ đất ở công thức 3 được phủ rơm luôn cao hơn công thức 2 được phủ ni lông 0,1 – 1,7oC trong suốt thời gian thí nghiệm.

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy việc ứng dụng vật liệu phủ đất trong sản xuất lạc vụ đông xuân có tác dụng điều hoà nhiệt độ đất hơn so với đất không được phủ đất (giữ cho đất ấm hơn khi trời rét và mát hơn khi trời nóng). Nhiệt độ đất điều hoà hơn sẽ tạo điều kiện cho lạc nẩy mầm sớm hơn, bộ rễ phát triển tốt hơn và sinh vật đất hoạt động tốt hơn. Đây là một trong những cơ sở bảo đảm lạc sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao hơn. So sánh hai loại vật liệu phủ đất trong thí nghiệm thì phủ bằng rơm giữ ấm cho đất tốt hơn khi trời rét so với phủ bằng ni lông nhưng lại không giữ mát tốt hơn cho đất khi trời nóng.

3.4.5.2. Ảnh hưởng của phủ đất đến ẩm độ của lớp đất canh tác Bảng 3.35. Diễn biến ẩm độ của lớp đất canh tác thí nghiệm

Đơn vị tính: (%)

Ngày đo


Công thức


15/01


25/01


04/02


14/02


24/02


05/3


15/3


25/3


04/4


14/4

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c)

74,7

72,3

71,7

67,3

65,3

65,3

63,0

52,3

47,7

43,0

2. Phủ ni lông

74,7

75,0

74,3

69,7

67,7

67,7

65,7

55,0

50,3

45,7

3. Phủ rơm

74,7

72,7

72,7

68,3

67,0

66,7

63,7

53,3

48,7

45,0

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c)

70,7

67,3

67,7

65,3

61,3

62,3

58,3

48,3

43,7

42,3

2. Phủ ni lông

70,7

70,3

70,3

67,3

63,3

64,0

61,0

50,7

45,0

44,7

3. Phủ rơm

70,7

69,0

69,0

66,7

62,3

63,0

59,3

48,7

44,0

43,3


Qua số liệu ở bảng 3.35 và hình 3.12 chúng tôi có nhận xét sau:

Trong thời gian thí nghiệm từ gieo đến thu hoạch ẩm độ đất có xu hướng


giảm dần ở tất cả các công thức thí nghiệm. Công thức 2 và 3 được phủ đất đều có ẩm độ đất luôn cao hơn so với công thức 1 không được phủ đất từ 0,3 - 3%. Công thức 2 phủ ni lông luôn có ẩm độ đất đạt cao nhất, cao hơn 1,3 – 3% so với công thức 1 đối chứng và cao hơn 0,7 – 2,3 % so với công thức 3 phủ rơm.

Đồ thị Ẩm độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Cam Thủy Đồ 23

Đồ thị Ẩm độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Cam Thủy Đồ 24


Đồ thị Ẩm độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Cam Thủy Đồ 25




Đồ thị: Ẩm độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Cam Thủy


Đồ thị Ẩm độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Quảng Xuân Độ 29


Đồ thị: Ẩm độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Quảng Xuân

Độ ẩ m (% )

Độ ẩm (% )

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy việc ứng dụng vật liệu phủ đất trong sản xuất lạc vụ đông xuân có tác dụng giữ ẩm cho đất hơn so với đất không được phủ đất. So sánh hai loại vật liệu trong thí nghiệm thì phủ ni lông giữ ẩm cho đất tốt hơn so với phủ rơm.


80



75



70



65



60



55



50



45



40





Ngày đo


CT1 (Đ/c): Không tủ

CT2: Tủ ni lông

CT3: Tủ rơm

75



70



65



60



55



50



45



40





Ngày đo


CT1 (Đ/c): Không tủ

CT2: Tủ ni lông

CT3: Tủ rơm


15.01.12

25.01.12

04.02.12

14.02.12

24.02.12

05.03.12

15.03.12

25.03.12

04.04.12

14.04.12

15.01.13

25.01.13

04.02.13

14.02.12

24.02.12

05.03.12

15.03.12

25.03.12

04.04.12

14.04.12

Hình 3.12. Diễn biến ẩm độ lớp đất canh tác của đất thí nghiệm


3.4.5.3. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số tính chất hoá học đất

Kỹ thuật trồng trọt không chỉ yêu cầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất, chất lượng nông sản cao mà còn cần chú ý đến việc bồi bổ độ phì của đất ngày càng được tăng lên. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của đất trước và sau thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.36.


Qua kết quả ở bảng 3.36 cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích đất sau thí nghiệm gồm: độ chua (pHKCl), hàm lượng hữu cơ (OM%), đạm tổng số (N%), lân tổng số (P2O5 %), kali tổng số (K2O %), lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất), dung tích hấp thụ (CEC lđl/100g đất) sau thí nghiệm đều tăng lên đáng kể so với trước thí nghiệm. Đặc biệt, đối với các công thức thí nghiệm đất được phủ đất hoá tính đất sau thí nghiệm được cải thiện rất rõ so với đất trước thí nghiệm. Cụ thể:

- Về độ chua (pHKCl): Từ đất trước thí nghiệm xếp loại rất chua đến chua vừa (4,22 - 4,73). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm đều được cải thiện, đạt mức chua nhẹ và sự sai khác giữa chúng là không rõ.

Bảng 3.36. Ảnh hưởng của phủ đất đến tính chất hoá học đất


Chỉ tiêu

Công thức

pHKCl

OM

(%)

Đạm

(%)

P2O5

(%)

K2O

(%)

P2O5

(mg/100g)

CEC

(lđl/100g)

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

Trước thí nghiệm

4,73

1,36

0,072

0,054

0,408

6,47

6,53

1. Không phủ (đ/c)

5,18

1,72

0,165

0,060

0,725

9,34

8,58

2. Phủ ni lông

5,19

1,79

0,169

0,065

0,755

9,47

8,59

3. Phủ rơm

5,21

1,87

0,175

0,062

0,952

9,42

8,61

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

Trước thí nghiệm

4,22

1,03

0,129

0,042

0,427

7,75

7,02

1. Không phủ (đ/c)

5,08

1,69

0,157

0,057

0,735

9,98

9,28

2. Phủ ni lông

5,04

1,75

0,179

0,058

0,754

9,82

9,34

3. Phủ rơm

5,12

1,86

0,176

0,056

0,925

10,12

9,32

- Về hàm lượng hữu cơ (OM%): Đất trước thí nghiệm xếp loại trung bình (1,03 đến 1,36). Đến sau thí nghiệm hàm lượng hữu cơ trong đất ở các công thức thí nghiệm đều có tăng lên 0,36 – 0,83% so với trước thí nghiệm và đều đạt mức độ khá. Các công thức 2, 3 được phủ đất đều có hàm lượng hữu cơ cao hơn công thức 1 đối chứng không được phủ đất. Công thức 3 phủ rơm có


hàm lượng hữu cơ cao nhất. Như vậy, phủ đất khi trồng lạc đã có tác dụng làm tăng hàm lượng hữu cơ trong đất lên khá rõ ở cả 2 điểm thí nghiệm, trong đó phủ bằng vật liệu rơm làm tăng hàm lượng hữu cơ trong đất nhất.

- Về hàm lượng đạm tổng số (N%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ nghèo đến trung bình (0,072 đến 0,129). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm đều có tăng lên và đạt loại khá biểu hiện rất rõ ở cả 2 điểm thí nghiệm. Trong đó, các công thức 2 và 3 có phủ đất đều cao hơn hẳn so với công thức 1 không phủ đất; nhưng sai khác giữa chúng không rõ.

- Về hàm lượng lân tổng số (P2O5%): Đất trước thí nghiệm xếp loại nghèo (0,042 đến 0,054). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm đều có hàm lượng lân tổng số tăng lên nhưng không đáng kể và chưa đạt mức trung bình qua 2 thí nghiệm ở hai nơi.

- Về hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất): Đất trước thí nghiệm xếp loại nghèo (6,47 đến 7,75). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm đều có tăng lên đáng kể 2,07 – 2,37 mg/100g đất nhưng vẫn xếp loại nghèo; chỉ có công thức 3 phủ rơm thí nghiệm tại xã Quảng Xuân tăng lên đạt loại trung bình. Tuy nhiên, qua đánh giá chung kết quả thí nghiệm ở hai điểm thì sai khác giữa các công thức không rõ.

- Về hàm lượng kali tổng số (K2O%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ rất nghèo (0,408 đến 0,427). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm đều có tăng lên đáng kể 0,308 – 0,544% và đạt loại trung bình. Trong đó biểu hiện tăng rất rõ ở công thức 3 phủ rơm, đã tăng hơn gấp đôi so với trước thí nghiệm và cao hơn rõ so với công thức 1 v à 2. Khả năng do trong rơm có nhiều K nên sau khi bị phân hủy đã để lại trong đất lượng K đáng kể trên.

- Về dung tích hấp thu (CEC lđl/100g đất): Đất trước thí nghiệm có dung tích hấp thu thấp, xếp loại nghèo (6,53 đến 7,02). Đến sau thí nghiệm đất dung tích hấp thu của các công thức thí nghiệm đều có tăng lên nhưng vẫn thuộc loại thấp.


3.4.6. Ảnh hưởng của phủ đất đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Hiệu quả kinh tế là mục tiêu cuối cùng của sản xuất, là chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa quyết định việc đầu tư sản xuất. Kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá được trình bày ở bảng 3.37 cho thấy:

Bảng 3.37. Ảnh hưởng của phủ đất đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha


Chỉ tiêu


Công thức

Thí nghiệm tại Cam Thuỷ

Thí nghiệm tại Quảng Xuân

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng


RR

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng


RR

1. Không phủ (đ/c)

58860

50906

7954

0,16

59346

50906

8440

0,17

2. Phủ ni lông

69525

53606

15919

0,30

71631

53606

18025

0,34

3. Phủ rơm

72360

53906

18454

0,34

71685

53906

17779

0,33


- Về tổng thu: Tổng thu được tính bằng năng suất thực thu nhân với giá bán lạc vỏ khô tại thời điểm thu hoạch quy ra trên đơn vị diện tích là 1 ha. Qua hai thí nghiệm cho thấy, tổng thu của các công thức thí nghiệm biến động từ 58,86 đến 72,36 triệu đồng, chênh lệch tổng thu giữa các công thức là khá rõ và tương đồng qua 2 thí nghiệm. Công thức 3 phủ rơm đạt cao nhất, đến công thức 2 phủ ni lông và đạt thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) không phủ đất.

- Về tổng chi: Tổng chi được tính bằng tổng tiền mua vật tư nông nghiệp và tiền công lao động đầu tư cho sản xuất, trong đó chi phí công lao động chiếm khoảng 60%. Tổng chi phí của các công thức biến động từ 50,906 đến 53,906 triệu đồng. Trong đó, cao nhất là công thức 3 phủ rơm do chi phí mua rơm cao, tiếp đến là công thức 2 phủ ni lông và thấp nhất là công thức 1 không phủ đất do không chi kinh phí mua vật liệu phủ đất.

- Về lãi ròng: Được tính bằng tổng thu trừ tổng chi. Qua tính toán ở bảng 3.37 cho thấy kết quả lãi ròng ở các công thức ở cả 2 thí nghiệm tại 2 điểm tương đồng nhau. Đạt lãi ròng cao nhất là công thức 3 phủ rơm, kế đến là công thức 2 phủ ni lông và có lãi thấp nhất là công thức 1 không phủ đất. Đáng chú ý


nhất là các công thức áp dụng phủ đất có lãi cao hơn nhiều so với công thức không phủ đất (từ 15,919 đến 18,454 triệu đồng trên 1 ha).

- Về chỉ số RR: Chỉ số RR của các công thức áp dụng phủ đất ở thí nghiệm tương đối cao (lớn hơn 0,3) so với công thức đối chứng không phủ đất. Như vậy chứng tỏ rằng, việc đầu tư áp dụng vật liệu phủ đất trong sản xuất lạc cho hiệu quả kinh tế cao. Kết quả cũng cho thấy 2 loại vật liệu che phủ đất áp dụng trong thí nghiệm đều cho hiệu quả kinh tế cao và ảnh hưởng của hai loại vật liệu ni lông và rơm đến hiệu quả kinh tế khác nhau không rõ.

* Tóm lại:

Từ kết quả thu được qua nghiên cứu thí nghiệm đồng thời tại hai vùng, chúng tôi có kết luận như sau:

- Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển chiều cao cây, bộ lá, cành lạc, nốt sần và năng suất khá tương đồng. Lạc được phủ đất sinh trưởng, phát triển tốt, rút ngắn thời gian sinh trưởng 5 - 6 ngày và cho năng suất tăng 0,395 - 0,462 tấn/ha so với không được phủ đất. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy ảnh hưởng của hai loại vật liệu ni lông và rơm đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và năng suất lạc là khác nhau không rõ.

- Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến một số tính chất lý, hoá học đất khá tương đồng và đều có cải thiện rõ:

+ Nền nhiệt của đất được điều hoà hơn (ấm hơn khi trời rét và mát hơn khi trời nóng). So sánh giữ hai loại vật liệu thì rơm giữ ấm cho đất tốt hơn khi trời rét so với ni lông nhưng lại không giữ mát tốt hơn cho đất khi trời nóng.

+ Ẩm độ đất được che phủ luôn cao hơn so với đất không được phủ, nhờ hạn chế được sự bốc hơi mặt thoáng, đặc biệt khi phủ bằng ni lông hơi nước bốc lên từ đất được ngưng tụ lại mặt dưới ni lông và được trả lại đất nên ẩm độ đất luôn cao hơn đất được phủ bằng rơm hoặc đất không được phủ.

+ Kết quả phân tích các chỉ tiêu nông hoá của đất sau thí nghiệm gồm: Độ


chua (pHKCl), hàm lượng hữu cơ (OM%), đạm tổng số (N%), lân tổng số (P2O5 %), kali tổng số (K2O%), lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất), dung tích hấp thụ (CEC lđl/100g đất) đều tăng lên đáng kể, góp phần cải thiện độ phì của đất. Kết quả cũng cho thấy đất được che phủ khi trồng lạc có các chỉ tiêu cao hơn rõ so với đất không được che phủ. Trong đó đáng chú ý là đất được phủ bằng rơm có các chỉ tiêu hàm lượng hữu cơ, lân dễ tiêu, kali tổng số đều cao hơn rõ so với đất được phủ bằng ni lông, đặc biệt là hàm lượng kali tổng số đất được phủ bằng rơm tăng hơn nhiều so với đất trước thí nghiệm là rất có ý nghĩa cho trồng lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình, vì hiện nay kali được xác định đang là yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc nhất.

- Về hiệu quả kinh tế: Kết quả thí nghiệm đã chứng tỏ sản xuất lạc thu được hiệu quả kinh tế cao khi đầu tư thêm áp dụng vật liệu phủ đất, lãi ròng đạt cao (15,919 - 18,454 triệu đồng/ha) và RR đạt cao (lớn hơn 0,3).

Như vậy, qua kết quả trên chúng tôi thấy sản xuất lạc được đầu tư vật liệu phủ đất đã có tác dụng cải thiện được lý hoá tính, tăng độ phì của đất tạo điều kiện cho lạc sinh trưởng phát triển thuận lợi hơn trong suốt thời vụ gieo trồng góp phần tăng năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, việc ứng dụng vật liệu phủ đất trong sản xuất lạc đã cải thiện nhiều chỉ tiêu hoá tính đất sau khi kết thúc vụ sản xuất, có lợi cho các cây trồng vụ sau. So sánh giữa hai loại vật liệu rơm và ni lông thì phủ đất bằng rơm có ưu điểm hơn so với phủ đất bằng ni lông.

3.5. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN KỸ THUẬT TỔNG HỢP TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ các kết quả ưu việt nhất ở các nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trên chúng tôi xây dựng mô hình thực nghiệm thâm canh tăng năng suất lạc tại Quảng Bình gồm kết cấu các hợp phần như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022