Hiện Trạng Sử Dụng Đất Huyện Gò Công Đông Năm 2010

Đối với đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông có 10.858,01 ha, chiếm 41,47% tổng diện tích đất tự nhiên, chiếm 62,05% diện tích đất nông nghiệp. Như vậy, diện tích đất canh tác lúa đã chiếm quá nửa tổng diện tích đất nông nghiệp. Điều này, đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của cây lúa đối với ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp ở huyện Công Đông nói chung.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Gò Công Đông năm 2010


TT

CHỈ TIÊU

Diện tích (ha)


Cơ cấu (%)


TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

26.183,32

100,00

1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

17.499,01

66,83

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

14.176,32

54,14

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

12.582,21

48,05

1.1.1.1

Đất trồng lúa

10.858,01

41,47

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm còn lại

1.724,20

6,59

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

1.594,11

6,09

1.2

Đất lâm nghiệp

590,82

2,26

1.2.1

Đất rừng phòng hộ

590,82

2,26

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

2.726,23

10,41

1.4

Đất nông nghiệp khác

5,64

0,02

2

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

6.115,13

23,36

3

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

2.569,18

9,81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Nguồn: Phòng tài nguyên & Môi trường huyện Gò Công Đông, 2010.

3.1.1.4. Khí hậu, thời tiết


Khí hậu Gò Công Đông nằm trong chế độ khí hậu chung cả miền Tây Nam Bộ, chia thành hai mùa rò rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm 27,90C, lượng mưa trung bình hàng năm 1.191 mm.

3.1.1.5. Tài nguyên nước, chế độ thủy văn


Huyện Gò Công Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 32km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp (sông Vàm Cỏ) và cửa Tiểu, cửa Đại (sông Tiền). Chế độ thủy triều khu vực biển Gò Công Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông.

3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.


Rừng ngập mặn ven biển là yếu tố quan trọng của huyện, với 590,82 ha rừng phòng hộ là tuyến bảo vệ sản xuất và dân cư, là nguồn dự trữ sinh quyển, hệ thực vật gồm nhiều loại như: đước, bần, mắm … là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã như: chim, rùa, rắn, ếch, nhái cóc…là nơi sinh sôi của hơn 300 giống loài thủy sản. Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng đến phát triển bền vững của tỉnh chủ yếu là chống xói mòn, mặn hoá, cát hoá đất ven biển, bảo vệ cân bằng sinh thái các vùng cửa sông đồng thời phục vụ cho phát triển du lịch (Hình 3.2).

Hình 3 2 Rừng ngập mặn Hình 3 3 Bãi biển Tân Thành Với ưu thế bãi biển 1

Hình 3.2. Rừng ngập mặn

Hình 3.3. Bãi biển Tân Thành

Với ưu thế bãi biển, huyện đã hình thành khu du lịch sinh thái biển Tân Thành, hàng năm đón tiếp đông đảo du khách khắp nơi. Với sự đầu tư và nâng cấp của Nhà nước, Gò Công Đông hứa hẹn sẽ mở ra điểm du lịch lý tưởng cho nhân dân toàn khu vực (Hình 3.3 & 3.4).


Hình 3 4 Khu du lịch biển Tân Thành 3 1 1 7 Các biểu hiện của biến đổi khí 2

Hình 3.4. Khu du lịch biển Tân Thành

3.1.1.7. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu tại huyện Gò Công Đông

* Qua điều tra phỏng vấn, điều tra các hộ (40 phiếu) và cán bộ (10 phiếu) về biểu hiện của biến đổi khí hậu. Kết quả điều tra, phỏng vấn cho thấy những biểu hiện của biến đổi khí hậu tại huyện Gò Công Đông trong những năm vừa qua như sau:

- Lốc xoáy: sảy ra vào các năm 1990, 2001, 2002. Đặc biệt năm 2006 bão số 9 đi qua làm thiệt hại nặng nề nhất cả về sản xuất nông nghiệp cũng như tài sản của nhân dân.

- Khô hạn: sảy ra khô hạn nặng vào các năm 2002, 2010 làm cho các diện tích lúa 3 vụ tại các xã ven biển bị ảnh hưởng nặng, nhất là xã Tân Thành.

- Hiện tượng mưa trái mùa: bình thường mưa thường xuất hiện từ tháng 3 âm lịch. Nhưng năm 2011, mưa đã xuất hiện sớm hơn vào giữa tháng 1 âm lịch. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, mưa trái mùa thường do hiện tượng La Nina gây ra. Lượng mưa đo được tại những khu vực này phổ biến từ 30 - 50 mm.

- Hiện tượng triều cường, nước biển dâng cao thường xuất hiện từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau, do thời gian này gió thổi từ biển vào rất mạnh. Khi cấy lúa vào vụ này năng suất thường thấp hơn so với 2 vụ trước do hơi mặn thổi từ biển vào gây ra cháy bông lúa. Năng suất lúa vụ này khoảng 4 tấn/ha.

Bảng 3.2. Kết quả điều tra biểu hiện của biến đổi khí hậu huyện Gò Công Đông


STT

Hiện tượng thời tiết bất thường

Thời gian sảy ra (năm)

1

Lũ lụt, ngập úng

Xuất hiện vào tháng 10 hàng năm

2

Triều cường, nước biển dâng cao

Xuất hiện vào tháng 10 hàng năm

3

Các cơn bão, lốc xoáy

1990,2001,2002,2009

4

Hiện tượng nắng nóng, khô hạn kéo dài

2002,2010

5

Hiện tượng mưa trái mùa

2011

Nguồn: Phỏng vấn, điều tra mẫu phiếu, 2012.

- Hiện tượng ngập úng thường sảy ra vào khoảng tháng 10 do có mưa lớn, gây ra ngập úng tại vùng có địa hình thấp như các vùng giáp biển, các vùng giáp các cửa sông.

* Kết quả điểu tra về tiếp cận với những thông tin về biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại huyện Gò Công Đông.

- Về nhận thức về biển đổi khí hậu, nước biển dâng thì 95% số người được hỏi cho rằng đã từng được nghe nhắc đến biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Về nguồn tiếp cận thông tin: các phương tiện thông tin đại chúng Tivi (Truyền hình) vẫn là nguồn cung cấp chính thông tin về biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho người dân. Kết quả cho thấy 92,0% số người được hỏi tiếp cận thông tin từ TiVi (Truyền hình). Còn lại tiếp cận thông tin về BĐKH, NBD từ các nguồn khác còn hạn chế; tiếp cận thông tin từ chính quyền địa phương chiếm tỷ lệ thấp nhất (12,0%), điều đó chứng tỏ công tác thông tin, tuyên truyền của cán bộ địa phương về BĐKH, NBD đối với người dân còn nhiều hạn chế.

Bảng 3.3. Kết quả điều tra, phỏng vấn nguồn tiếp cận thông tin về biến đổi khí hậu, nước biển dâng



STT


Nguồn cung cấp thông tin


Số lượng người được hỏi


Người được tiếp cận


Tỷ lệ (%)

Người chưa được tiếp

cận


Tỷ lệ (%)

1

Ti Vi (Truyền Hình)

50

46

92,0

4

8,0

2

Radio

50

20

40,0

30

60,0

3

Người thân, bạn bè

50

12

24,0

38

76,0

4

Báo chí

50

18

36,0

32

64,0

5

Chính quyền địa phương

50

12

24,0

38

76,0

6

Internet

50

18

36,0

32

64,0

Nguồn: Phỏng vấn, điều tra mẫu phiếu, 2012.


3.1.1.8. Xâm mặn


Bên cạnh việc khan hiếm nguồn nước ngọt, thì vấn đề xâm mặn cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề sản xuất lúa tại huyện Gò Công Đông. Trong đó, 64,0% số

mẫu khảo sát cho rằng xâm mặn ở địa phương trong những năm gần đây có xu thế kéo dài hơn so với trước đây, các đối tượng phỏng vấn này thường là các hộ sản xuất tại các vùng khô hạn không chủ động được về nước ngọt và các vùng tiếp giáp với biển, xâm mặn cũng tăng thêm và kéo dài do ảnh hưởng của triều cường. 16% số mẫu khảo sát cho rằng thời gian xâm mặn có xu thế rút ngắn lại, đây là các hộ chủ động được nguồn nước ngọt cho sản xuất lúa từ dự án ngọt hóa Gò Công. 10% số mẫu khảo sát cho rằng tình hình xâm mặn không thay đổi, đây chính là các hộ sản xuất khu vực nội đồng cách xa biển và chủ động được nguồn nước cho sản xuất, nên ít bị ảnh hưởng của quá trình xâm mặn.

Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn về tình hình xâm mặn tại khu vực sản xuất lúa


STT

Tình hình xâm mặn

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1

Rút ngắn lại

8

16,0

2

Kéo dài hơn

32

64,0

3

Không thay đổi

10

20,0

Tổng

50

100,0

Nguồn: Phỏng vấn, điều tra mẫu phiếu, 2012.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm khí tượng thủy văn Tiền Giang (2009) , tình hình xâm mặn đo được tại trạm Vàm Kênh (xã Tân Thành – huyện Gò Công Đông) cho thấy: thời gian xâm mặn tại huyện Gò Công Đông thường bắt đầu từ tháng II và kéo dài đến tháng VII hàng năm.

Tháng có độ mặn cao nhất thường diễn ra trong tháng III, tháng IV hàng năm. Trong 10 năm qua, tháng có độ mặn cực đại là tháng III năm 2005 có số liệu đo được là 29,8 g/lit, trong khi vào năm 2000 độ mặn tháng cao nhất là tháng IV là 22,7 g/lit. Nguyên nhân là do những tháng này khô hạn thường kéo dài.

Bảng 3.5. Tình hình xâm mặn huyện Gò Công Đông



Năm

Tháng

II

III

IV

V

VI

VII


Độ mặn (g/lít)



Năm

Tháng

II

III

IV

V

VI

VII

2000

18,9

19,6

22,7

16,5

13,0

3,8

2001

18,7

26,2

23,0

19,6

15,1

8,9

2002

22,2

23,6

26,1

25,8

15,6

8,6

2003

25,4

27,1

21,3

22,9

13,9

12,4

2004

24,3

26,4

24,4

25,1

18,5

13,9

2005

25,9

29,8

29,7

21,0

19,8

10,3

2006

22,6

26,1

21,5

18,9

13,2

9,5

2007

22,6

27,8

27,9

22,3

15,2

9,6

2008

22,8

21,0

24,2

18,3

14,8

7,7

2009

19,7

22,1

27,0

16,8

8,6

5,5

Nguồn: Trạm Vàm Kênh – xã Tân Thành, 2009.


3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội huyện Gò Công Đông, 2011).

Từ số nguồn số liệu thu thập được từ Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội huyện Gò Công Đông năm 2011, kết hợp với điều tra khảo sát thực tế điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Gò Công Đông thì kết quả nghiên cứu và đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội huyện Gò Công Đông như sau:

3.1.2.1. Nguồn tài nguyên nhân văn (dân số, dân tộc, lao động, trình độ dân trí...)

- Năm 2010 dân số huyện Gò Công Đông là 155.910 người. Dân tộc chủ yếu là người kinh và người hoa.

- Lao động và trình độ lao động: Lao động nông nghiệp chiếm 80% tổng số lao động. Trình độ lao động huyện nói chung là thấp, phần lớn là lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp – thương mại thì vừa làm, vừa học nghề, một số được đào tạo chương trình ngắn hạn.

3.1.2.2. Thực trạng phát kinh tế

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Phát huy lợi thế của vùng kinh tế biển, cùng với chương trình ngọt hóa Gò Công đã khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế. Cụ thể:

* Về tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 11%. Trong đó, các ngành:

- Giá trị tăng thêm nông - lâm - ngư nghiệp tăng 5,8%

- Giá trị tăng thêm công nghiệp - xây dựng tăng 14,8%

- Giá trị tăng thêm thương mại - dịch vụ tăng 18,6%


* Cơ cấu kinh tế huyện năm 2011:

- Khu vực I (Nông - lâm - ngư): 54,9%

- Khu vực II (CN - XD): 12,7%

- Khu vực III (Thương mại -DV): 32,4%

Như vậy, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất cao nhất, là chủ đạo trong phát triển kinh tế huyện Gò Công Đông.

b. Thu nhập, đời sống dân cư


Huyện Gò Công Đông trước đây là một vùng đất nhiễm mặn phèn lâu đời, thường xuyên nên hàng năm chỉ sản xuất được 01 vụ lúa mùa năng suất thấp, bấp bênh do đó đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Sau vụ mùa nhân dân phải đi làm thuê mướn nới khác để tìm nguồn thu nhập thêm. Trước tình hình đó, được Trung ương và Tỉnh quan tâm đầu tư thực hiện dự án ngọt hóa Gò Công đã tạo sự chuyển biến tột bậc cho vùng Gò Công, trong đó có huyện Gò Công Đông. Kinh tế huyện Gò Công Đông, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển mới, trước kia đất canh tác lúa chỉ cấy được 1 vụ, đến nay tất cả đất lúa đều cấy được 2 vụ trở lên. Chính vì thế mà thu nhập và đời sống nhân dân không ngừng tăng lên. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người huyện đạt 13,5 triệu đồng/người/năm.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí