Nghiên Cứu Tác Động Của Nước Biển Dâng , Xâm Mặn Đến Sản Xuất Lúa

vùng ĐBSCL. Các dự báo này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, cung cấp các dữ liệu quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch, mùa vụ trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt thuỷ sản.‌

1.2.6. Tác động hạn hán, lũ lụt


Biến đổi khí hậu làm tần suất và cường độ bão, mưa lớn, nhiệt độ cao, hạn hán tăng nhiều hơn trong thập niên vừa qua, sản xuất nông nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong các thập kỷ tới. Nguyễn Vò Linh (2002): Việt Nam nằm trong số những nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, trung bình mỗi năm 4 - 6 cơn bão qua Việt Nam. Vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất các thiên tai liên quan tới tài nguyên đất và nước là châu thổ ĐBSH và ĐBSCL - hai vùng nông nghiệp chủ yếu.

Khi đánh giá tác động của biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL, báo cáo tổng kết Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia I (2003) đã nhận định: Dòng chảy sông Mê Kông biến động từ +4% đến -19%, dòng chảy kiệt biến đổi lớn hơn từ - 2% đến 24%, lưu lượng đỉnh lũ, độ bốc thoát hơi đều tăng trong thập kỷ tới. Với đỉnh lũ trước đây tương ứng chu kỳ tái diễn 100 năm thì nay còn 20 năm, chu kỳ tái diễn 20 năm thì nay còn 5 năm… tức tần suất xuất hiện lũ sẽ sớm hơn.

Trần Thục (2008) đánh giá: vùng ĐBSCL chỉ cao 1 m so với mực nước biển, dao động thất thường về cường độ mưa, ngập úng và hạn hán đối với cây trồng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Vùng này chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các thiên tai.

Viện Khí Tượng Thủy Văn và Môi Trường hợp tác với SEA START (2007) đã đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến các yếu tố như nhiệt độ, mưa, ngập úng, hạn hán... ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa và giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Tác giả đặc biệt chú trọng đến vùng ĐBSCL, đây là vựa lúa của đất nước, đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực quốc gia.

1.2.7. Nghiên cứu tác động của nước biển dâng, xâm mặn đến sản xuất lúa


Nguyễn Duy Khang (2009) khi nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn nước và ảnh hưởng của nó tới sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng sử dụng kịch bản “tương lai” (2090s), xây dựng từ các kết quả tính toán theo kịch bản biến đổi khí hậu SRES A1B (được xem là kịch bản trung bình) của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của liên hợp quốc, để nghiên cứu những tác động tiềm năng của hiện tượng nước biển dâng và sự thay đổi trong dòng chảy đến ở thượng lưu sông Mekong tới xâm nhập mặn và lũ ở ĐBSCL. Từ đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi đó tới thời đoạn trồng lúa tiềm năng. Kết quả cho thấy diện tích tiềm năng cho sản xuất 3 vụ lúa giảm từ 31% xuống còn 5%, trong khi diện tích lúa 1 vụ sẽ tăng từ 21% lên 62% tổng diện tích toàn đồng bằng. Sự biến động này chủ yếu gây ra bởi thời gian ngập lũ lâu hơn, độ sâu cũng như vùng ngập lũ cũng lớn hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


Để phân tích tổng thể tác động tổng hợp của nước biển dâng và sự thay đổi dòng chảy đến gây ra bởi biến đổi khí hậu lên sản xuất lúa ở ĐBSCL, đã sử dụng chỉ số rủi ro (RCVI) (Nguyễn Duy Khang, 2009) như sau:

Bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông – tỉnh Tiền Giang - 4


Trong đó Δi là thời gian bị giảm của thời đoạn trồng lúa tiềm năng trong 1


Trong đó, Δi là thời gian bị giảm của thời đoạn trồng lúa tiềm năng trong kịch bản “tương lai” so với thời đoạn trong kịch bản “hiện tại”, SRC là thời đoạn của một vụ lúa (110 ngày). RCVI ≥ 1 có nghĩa là ít nhất sẽ giảm mất một vụ lúa trong năm. Trong sản xuất lúa dựa trên chỉ số rủi ro nói trên. Một cách sơ bộ, phân thành 3 cấp rủi ro như sau: vùng có mức độ rủi ro cao (RCVI ≥ 0.66), vùng rủi ro trung bình (0.66 > RCVI > 0.33), và vùng rủi ro thấp (RCVI ≤ 0.33). Kết quả cho thấy, vùng có mức rủi ro cao và trung bình tập trung chủ yếu ở khu giữa của đồng bằng cũng như các vùng ven biển các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, và Sóc Trăng. Diện

tích các vùng có mức rủi ro cao và trung bình lần lượt chiếm khoảng 31% và 36% tổng diện tích toàn đồng bằng.

1.2.8. Nghiên cứu về giải pháp giảm thiểu tác động của BĐKH, cũng như thích ứng với nước biển dâng

Ở những vùng trồng lúa 1 vụ năng suất thấp bị nhiễm mặn ven biển: các mô hình nghiên cứu hệ thống canh tác tổng hợp nhằm tận dụng lợi thế tự nhiên để tăng thu nhập như mô hình lúa – cua, lúa – tôm... của Vò Tòng Xuân và cộng tác viên (2005). Trên các khu vực phèn nặng, trồng lúa kém hiệu quả, nhiều mô hình sản xuất khác đã được khảo nghiệm và phổ biến như trồng khoai mỡ vùng Đồng Tháp Mười; mía ở vùng phèn trũng Tây sông Hậu (Nguyễn Vò Linh, 1999). Với những nghiên cứu về khí hậu, thuỷ văn, địa mạo, thổ nhưỡng, tài nguyên sinh vật... Trần An Phong, Nguyễn Vò Linh (1990) đã chia vùng ĐBSCL thành 9 vùng sinh thái nông nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra quy luật sinh thái đặc thù của mỗi tiểu vùng để phục vụ cho công tác quy hoạch nông nghiệp.

Cũng trong thời gian qua có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập sâu vào từng giải pháp cụ thể phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL đã được đầu tư thực hiện. Trước hết là công trình quy hoạch kiểm soát lũ ĐBSCL (Tô Văn Trường, 2005); giải pháp kiểm soát lũ và cải tạo môi trường vùng Đồng Tháp Mười (Đào Xuân Học, 2005); Nghiên cứu cải tạo đất phèn vùng ĐBSCL (Lương Văn Thanh, 2006); các giải pháp cho vùng ngập úng ĐBSCL (Lê Mạnh Hùng, 2006); nghiên cứu xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ (Trần Như Hối, 2006), giải pháp trồng rừng ngập mặn (Hoàng Văn Thắng, 2005), quản lý bền vững hệ sinh thái nông nghiệp (Phạm Bình Quyền, 2007).... và gần đây nhất là dự án: Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi ĐBSCL phục vụ nông nghiệp, nông thôn và các ngành kinh tế trong điều kiện nước biển dâng (Viện Quy hoạch Thuỷ Lợi Miền Nam, 2008) đã góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL.

Năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu. Cũng năm 2011, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng xây

dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH, NBD cho ngành nông nghiệp, trong đó cũng đề cập riêng một số giải pháp nhằm ứng phó với BĐKH, NBD cho vùng đồng bằng sông Cửu Long như: xây dựng một số dự án chống ngập úng, lập dự án chống xâm mặn, nghiên cứu các giống lúa thích nghi với ngập úng, xâm mặn, lồng ghép quy hoạch thủy lợi vào quy hoạch sản xuất nông nghiệp…

1.3. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI CỦA CÁC TÁC GIẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CẦN ĐẶT RA TRONG ĐỀ TÀI

- Hiện nay có nhiều kịch bản về biến đổi khí hậu ở trong nước cũng như trên thế giới. Nhưng vấn đề đặt ra là để có kịch bản phù hợp theo không gian và thời gian cần kế thừa, lựa chọn những kịch bản đã có thể đưa ra một kịch bản cho riêng cho huyện Gò Công Đông: nước biển dâng, mặn hoá đã làm thay đổi điều kiện sinh thái đất canh tác lúa.

- Biến đổi khí hậu, ngoài ảnh hưởng tiêu cực, còn có mặt tích cực (chủ yếu cho các vùng ôn đới và hàn đới). Khía cạnh tích cực còn ít công trình nghiên cứu. Ở huyện Gò Công Đông nước biển dâng, cùng với nguồn nước ngọt đã tạo nên những vùng mới có khả năng trồng lúa. Đó là các vùng cao hơn, thiếu nước tưới …


CHƯƠNG II‌‌‌‌‌

ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU


2.1.1. Địa điểm nghiên cứu


Địa điểm được chọn nghiên cứu là huyện Gò Công Đông – tỉnh Tiền Giang. Đây là huyện duy nhất của tỉnh Tiền Giang giáp với biển đông, được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu


Từ tháng 5/2012 đến tháng 11/2012.


2.2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.2.1. Phương pháp luận


1). Tiếp cận hệ thống (System Approach): cách xem xét đối tượng trong hệ thống như một hệ toàn vẹn phát triển động, trong quá trình sinh thành thông qua giải quyết những mâu thuẫn bên trong, do những tương tác hợp quy luật giữa các thành tố của hệ. Vạch ra được bản chất toàn vẹn của hệ thống qua việc phát hiện ra được: a) cấu trúc của hệ, b) quy luật tương tác giữa các thành tố của hệ, c) tính toàn vẹn (tính tích hợp).

Nhìn chung cách tiếp cận hệ thống xuyên suốt quá trình nghiên cứu (không nghiên cứu từng biến cụ thể với những phân tích đơn lẻ, mà nghiên cứu theo tập hợp biến và kết quả mô phỏng để có nhiều hướng tác động mới). Cách xem xét đối tượng trong hệ thống như một hệ toàn vẹn phát triển động, từ đó sẽ đưa ra được các giải pháp toàn diện trong việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các giải pháp ứng phó được với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong sản xuất lúa.


2). Tiếp cận hệ sinh thái (Ecosystem Approach):


Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược quản lý tổng hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường việc bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững theo hướng cân bằng. Đây là cách tiếp cận này là khuôn khổ cơ bản cho các hành động nhằm thực hiện và đề xuất các giải pháp phi công trình trong việc thích ứng và giảm thiểu tác động động của nước biển dâng đến hệ thống sản xuất nông nghiệp, đất canh tác lúa và sản xuất lúa. Tiếp cận hệ sinh thái dựa trên việc ứng dụng các phương pháp khoa học thích hợp tập trung vào các cấp độ tổ chức sinh học, bao gồm các chức năng, quá trình, cấu trúc thiết yếu và những mối tương tác giữa sinh vật và môi trường của chúng.

Tiếp cận hệ sinh thái bao gồm 12 nguyên tắc cơ bản (Gill Sepherd, 2004):


(1)- Mục tiêu quản lý đất, nước và tài nguyên sinh học phải là sự lựa chọn mang tính xã hội.

(2) Công tác quản lý cần được phân cấp một cách hợp lý đến các cấp quản lý thấp nhất.

(3) Các nhà quản lý cần quan tâm đến những ảnh hưởng (cả hiện thực và tiềm năng) từ các hoạt động của họ đến vùng phụ cận và các hệ sinh thái khác.

(4) Thừa nhận những thành quả có thể đạt được từ công tác quản lý, tiếp cận hệ sinh thái yêu cầu phải hiểu và quản lý hệ sinh thái trong bối cảnh kinh tế. Bất cứ chương trình quản lý hệ sinh thái nào cũng như vậy cũng phải đáp ứng các yêu cầu sau: (i) – làm giảm các tác động tiêu cực của thị trường đối với đa dạng sinh học;

(ii) – mang lại lợi ích nhằm khuyến khích sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học; (iii) – tính các lợi ích và chi phí vào hệ sinh thái ở mức độ có thể được.

(5) Bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái nhằm duy trì các dịch vụ của hệ sinh thái phải là mục tiêu ưu tiên trong tiếp cận hệ sinh thái.

(6) Các hệ sinh thái phải được quản lý trong giới hạn hoạt động của chúng (các ngưỡng sinh thái).

(7) Tiếp cận hệ sinh thái cần được thể hiện cần được thực hiện ở quy mô không gian và thời gian phù hợp.

(8) Các mục tiêu của quản lý hệ sinh thái cần được thiết lập cho dài hạn để thích ứng với sự thay đổi về quy mô thời gian và hiệu ứng trễ vốn tạo nên đặc trưng các quá trình trong hệ sinh thái.

(9) Quá trình quản lý hệ sinh thái phải thừa nhận sự thay đổi là không thể tránh khỏi.

(10) Tiếp cận hệ sinh thái cần tìm kiếm sự kết hợp và sự cân bằng giữa hợp lý giữa sử dụng và bảo tồn đa dạng sinh học.

(11) Tiếp cận hệ sinh thái cần quan tâm đến tất cả các nguồn thông tin liên quan, bao gồm: các kiến thức khoa học, kiến thức bản địa, các sáng kiến và các cách làm cụ thể.

(12) Tiếp cận hệ sinh thái đòi hỏi sự liên kết của nhiều ngành khoa học và sự tham gia của tất cả các thành phần trong xã hội.

Gill Shepherd (2004) đã đưa ra 5 bước thực hiện nhằm áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào thực tế một cách có hiệu quả nhất, bao gồm:

Bước A: Xác định các bên tham chính, định ranh giới hệ sinh thái và xây dựng mối liên hệ giữa chúng.

Bước B: Mô tả đặc trưng cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và xây dựng cơ chế quản lý và quan trắc hệ sinh thái.

Bước C: Xác định những vấn đề kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các cư dân của nó.

Bước D: Chỉ ra những ảnh hưởng có thể có của hệ sinh thái mục tiêu đối với các hệ sinh thái lân cận.

Bước E: Đưa ra các mục tiêu dài hạn và những cách thực hiện mềm dẻo nhằm đạt được những mục tiêu đó.

Tiếp cận thích ứng khí hậu và nước biển dâng dựa vào hệ sinh thái

Hướng tiếp cận này sẽ chú trọng đến mục tiêu xây dựng khả năng chống chịu của các hệ sinh thái tự nhiên và cộng đồng để giảm nhẹ tính tổn thương trong đó, phân tích các rủi ro do khí hậu tác động đến hệ sinh thái và cộng đồng ở các mức độ khác nhau.


Trên cơ sở đó, dự án đề ra các giải pháp thích ứng dựa trên việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhằm đảm bảo các cộng đồng dễ bị tổn thương được bảo vệ. Đồng thời, dự án cũng sẽ đưa ra các can thiệp phù hợp hướng tới quản lý, duy trì hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái cho phát triển các loại hình sinh kế và sự phát triển của công đồng dân cư.


Việc áp dụng cách tiếp cận thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái trong đó chú trọng quản lý bền vững, bảo tồn và khôi phục các hệ sinh thái nhằm để cung cấp các dịch vụ sinh thái giúp người dân thích ứng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, giảm khả năng dễ bị tổn thương và nâng cao khả năng phục hồi trước những rủi ro, tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và môi trường.

Tiếp cận xác định các ảnh hưởng của nước biển dâng tới hệ sinh thái nông nghiệp nói chung và lên đất canh tác lúa, sản xuất lúa nói riêng. Trong đó, hai yếu tố quan trọng cần phải tiếp cận nghiên cứu là quá trình tương tác giữa mực nước biển dâng và dòng chảy của hệ thống các sông gây ra ngập lụt; tiếp cận nghiên cứu quá trình xâm mặn tương ứng với với các mực nước biển dâng. Đây là hai yếu tố ảnh hưởng nặng nề nhất, gây ra nhiều biến đổi đối với hệ sinh thái nông nghiệp, hệ thống đất canh tác lúa và sản xuất lúa.

Tiếp cận khả năng thích ứng với nước biển dâng về không gian (các vùng sẽ bị ảnh hưởng). Phương pháp tiếp cận này dựa trên mối quan hệ giữa yếu tố địa hình

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí