Kịch Bản Nước Biển Dâng Được Lựa Chọn Tính Toán

- Sản phẩm của mô hình khí hậu toàn cầu với độ phân giải 20 km của Viện Nghiên cứu Khí tượng Nhật Bản (MRI-AGCM).

2. Các kịch bản biến đổi khí hậu trong nước


- Kịch bản biến đổi khí hậu xây dựng năm 1994 trong báo cáo về biến đổi khí hậu ở châu Á của Ngân hàng phát triển châu Á;

- Kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng cho Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2003;

- Báo cáo về kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam của Trường đại học Oxford, Anh.

- Kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng năm 2002, 2003 bằng phương pháp nhân tố địa phương;

- Kịch bản biến đổi khí hậu do Viện KHKTTV&MT xây dựng năm 2005, 2006 bằng cách ứng dụng phần mềm MAGICC/SCENGEN 4.1 và phương pháp Downscaling thống kê;

- Kịch bản biến đổi khí hậu do Viện KHKTTV&MT xây dựng năm 2007 đóng góp cho dự thảo Thông báo lần hai của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu;

- Các kịch bản biến đổi khí hậu cho các địa phương: Lào Cai, Thừa Thiên – Huế, Đồng bằng sông Hồng do Viện KHKTTV&MT xây dựng năm 2007, 2008;

- Kịch bản biến đổi khí hậu do Viện KHKTTV&MT xây dựng năm 2009 bằng cách ứng dụng phần mềm MAGICC/SCENGEN 5.3 và phương pháp Downscaling thống kê;

- Kết quả tính toán từ mô hình MRI-AGCM của Viện Nghiên cứu Khí tượng Nhật Bản và Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA).

- Áp dụng mô hình PRECIS để tính toán xây dựng kịch bản biến dổi khí hậu cho khu vực và Việt Nam do Viện KHKTTV&MT phối hợp với SEASTART và Trung tâm Hadley của Cơ quan khí tượng Vương Quốc Anh thực hiện năm 2008.

* Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu


Trên cơ sở các tiêu chí như mức độ tin cậy của kịch bản BĐKH gốc, mức độ chi tiết của kịch bản BĐKH, tính kế thừa và phù hợp của kịch bản BĐKH với các kịch bản BĐKH đã và sẽ công bố trong các Thông báo quốc gia của Việt Nam về BĐKH, tính cập nhật thông tin của các kịch bản, tính phù hợp địa phương như phù hợp với xu thế diễn biến nhiệt độ, lượng mưa ở Việt Nam, tính đầy đủ của các kịch bản như đầy đủ các kịch bản cao, trung bình, thấp ứng với các kịch bản phát thải khí nhà kính và khả năng chủ động cập nhật kịch bản BĐKH đã đi đến lựa chọn kịch bản BĐKH cho các vùng khí hậu của Việt Nam được xây dựng theo phương pháp ứng dụng phần mềm MAGICC/SCENGEN 5.3 và phương pháp Downscaling thống kê.

* Kịch bản nước biển dâng được kiến nghị là: Kịch bản cao được tính toán theo kịch bản phát thải cao A1F1 và Kịch bản trung bình được tính toán theo kịch bản phát thải trung bình B2. Đây cũng là kịch bản nước biển dâng được được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn lựa chọn tính toán dự báo ảnh hưởng mực nước biển dâng đối với sản xuất lúa vùng đồng bằng sồng Cửu Long. Mặt khác huyện Gò Công Đông là một huyện ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang - vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên đề tài lựa chọn kịch bản này tính toán cho huyện Gò Công Đông. Mốc thời gian lựa chọn tính toán cho mực nước biển dâng là: Năm 2020 mực nước biển dâng 12 cm; năm 2030 mực nước biển dâng 17 cm; năm 2090 mực nước biển dâng là 75 cm.

Bảng 3.7. Kịch bản nước biển dâng được lựa chọn tính toán


Kịch bản nước biển dâng

(cm)

Các mốc thời gian của thế kỷ 21


2020


2030


2040


2050


2060


2070


2080


2090


2100

Cao (A1F1)

12

17

24

33

44

57

71

86

100

Trung bình (B2)


12


17


23


30


37


46


54


64


74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông – tỉnh Tiền Giang - 8

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ tài nguyên & Môi trường, 2009.


Hình 3.5. Sơ đồ ngập lụt Đồng bằng Sông Cửu Long Kịch bản nước biển dâng 12 cm


Hình 3.6. Sơ đồ ngập lụt Đồng bằng Sông Cửu Long Kịch bản nước biển dâng 17 cm


Hình 3.7. Sơ đồ ngập lụt Đồng bằng Sông Cửu Long Kịch bản nước biển dâng 75 cm


Hình 3.8. Sơ đồ xâm mặn Đồng bằng Sông Cửu Long Kịch bản nước biển dâng 12 cm


Nguồn: Bộ TN&MT, 2009


Hình 3.9. Sơ đồ xâm mặn Đồng bằng Sông Cửu Long Kịch bản nước biển dâng 17 cm


Nguồn: Bộ TN&MT, 2009

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022