CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểu rừng kín lá rộng, thường xanh
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Khu vực cao nguyên Kon Hà Nừng, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai.
- Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: động thái thay đổi cấu trúc tổ thành loài, động thái sinh trưởng đường kính theo cấp kính chung cho tất cả các loài trong lâm phần, động thái chuyển cấp kính và động thái chế tự nhiên trong các cấp kính chung cho tất cả các loài.
2.2. Mục tiêu
- Về mặt lý luận: Bổ sung các kiến thức về cơ sở khoa học của các quá trình động trong rừng tự nhiên hỗn loài lá rộng thường xanh.
- Về mặt thực tiễn Xây dựng mô hình mô phỏng động thái phát triển của rừng phục vụ quản lý và kinh doanh bền vững rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Tây Nguyên.
2.3. Nội dung
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu 4 nội dung chính sau đây:
(1) Xác định cấu trúc tổ thành loài và sự thay đổi của nó ở ba cấp đo đếm: Cấp A=tầng cây cao các cây có D1,3>10cm; Cấp B các cây có 1cm <D1,3<10 cm; Cấp C: các cây tái sinh từ nhỏ đến có D1,3 <1 cm.
(2) Động thái sinh trưởng đường kính theo cỡ kính của toàn lâm phần.
(3) Động thái quá trình tái sinh và chuyển lên cấp kính đầu tiên của tầng cây cao
(4) Động thái quá trình chết tự nhiên trong rừng.
2.4. Phương pháp
2.4.1. Cách tiếp cận và các phương pháp tổng quát
Trong đề tài này sẽ tiếp cận phương pháp nghiên cứu định vị trên cơ sở kế thừa hệ thống 10 ô tiêu chuẩn định vị được thiết lập trong khuôn khổ của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giải pháp nhằm xây dựng mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên ở Tây Nguyên” và được kế tục duy tu và đo đếm bởi đề tài “nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc và động thái của một số kiểu rừng chủ yếu ở Việt Nam” do nhóm nghiên cứu của TS. Trần Văn Con, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam thực hiện. Đề tài sẽ kế thừa số liệu đo đếm năm 2004 và tham gia thu thập số liệu trên các ô tiêu chuẩn năm 2008 để làm cơ sở cho các nghiên cứu của đề tài.
Trong tiếp cận xây dựng mô hình, do thời gian có hạn, đề tài lựa chọn phương pháp tiếp cận mô hình toàn lâm phần và theo cơ kính, chưa thực hiện phương pháp tiếp cận chi tiết theo từng cây, mặc dù dứ liệu có thể cho phép mô hình hoá theo từng cây, nhưng việc phân tích là rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, trong khi đó phần mềm phân tích do nhóm đề tài xây dựng chưa hoàn chỉnh.
2.4.2. Các phương pháp thu thập ngoại nghiệp
Các phương pháp thiết lập và thu thập số liệu đã được đề tài của TS. Trần Văn Con quy trình hoá một cách chi tiết, sau đây chỉ tóm tắt các nội dung chính của phương pháp thiết lập và thu thập số liệu cho hệ thống ô tiêu chuẩn định vị.
1. THIẾT LẬP Ô TIÊU CHUẨN.
ÔTCĐV được thiết kế là một hình vuông có cạnh là 100 m và được chia thành ba cấp (compartments) như ở hình 2.1.
* Ô cấp A có diện tích 1 ha để đo các cây tầng cao có D 1,3 ≥ 10 cm, được chia thành 25 ô vuông nhỏ có cạnh 20m x 20m, như hình 2.2 sau đây; ở mỗi góc của ô vuông này đánh dấu bằng một cọc gỗ (hoặc tre) sao cho có thể nhận biết được ở lần đo sau.
* Ô cấp B dùng để đo các cây có các cây có D1,3, từ 1 cm đến 9,9 cm, được xác định bằng một hình tròn có tâm chính là tâm của ô cấp A với bán kính vòn tròn là 15 m. Ranh giới của ô cấp B được xác định bằng cách đánh dấu một vạch dọc sơn đỏ vào tất cả các cây có đường D1,3 >10cm nằm bên ngoài ô B (vạch sơn hướng vào tâm ô).
* Ô cấp C dùng để đo đếm cây tái sinh có D1,3 từ dưới 1 cm trở xuống, đó là một hệ thống 12 ô dạng bản (2x2m) được thiết lập trên hai đường kính vuông gốc nhau (theo hướng N-B, Đ-T) của ô cấp B và cách đều nhau.
* Giữa tâm ô đào một phẩu diện để điều tra đất: phẩu diện rộngn 1m, dài 2m và sâu 1m.
* Các số liệu cơ bản của ÔTCĐV được ghi chép lại theo mẫu biểu dưới đây:
KHN-01 | |||||
2. Địa chỉ | Tỉnh | Huyện | Xã | Chủ rừng | |
3. Toạ độ địa lý | UTM | Ngang | Dọc | ||
VN2000 | Ngang | Dọc | |||
4. Địa hình | Dạng địa hình | Vị trí địa hình | Độ cao | Độ dốc | |
5. Mô tả rừng | Kiểu rừng | Trạng thái | Loài ưu thế | ||
6. Ngày thiết lập ôtc | Ngày | Tháng | Năm | ||
7. Các ghi chú khác |
Có thể bạn quan tâm!
- Bước đầu nghiên cứu một số quá trình động trong rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng trên cơ sở phân tích các tài liệu thu thập được từ 10 ô tiêu chuẩn định vị từ năm 2004-2008 - 1
- Bước đầu nghiên cứu một số quá trình động trong rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng trên cơ sở phân tích các tài liệu thu thập được từ 10 ô tiêu chuẩn định vị từ năm 2004-2008 - 2
- Vai Trò Của Mô Hình Sinh Trưởng Và Dữ Liệu Bổ Sung Trong Cung Cấp Thông Tin Cho Quản Lý Rừng (Vanclay, J.k., 1994)
- Khung Lô Gíc Về Nhập, Kiểm Tra Và Quản Lý Dữ Liệu Ôtcđv
- Khái Quát Về Cấu Trúc Rừng Của Các Ôtcđv Nghiên Cứu
- Mô Tả Quy Luật Phân Bố N/h Trạng Thái Rừng Iiia3 Ôđv Số 3.
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
2. ĐO ĐẾM CÂY:
* Đánh số cây và lập bản đồ vị trị cây: tất cả các cây đo đếm trong ô cấp A đều được ghi số cho từng cây và lạp bản đồ vị trí của chúng trong ÔTCĐV.
*Xác định tên cây: tất cả các cây điều tra ở cả 3 cấp: tái sinh, lớp cây nhỏ và lớp cây lớn đều được xác định tên loài. Việc xác định tên loài được chia thành 2 bước như sau: (i) Xác định sơ bộ tên địa phương, tên thường gọi được thực hiện ngay ở lần điều tra đầu tiên. Đối với những loài chưa chắc chắn thì ghi chú ở cột chú thích ở mẫu điều tra để kiểm định lại ở bước sau. Các loài không biết tên cây cần phải lấy mẫu (lá, hoa quả,…) và ghi vào biểu điều tra bằng ký hiệu sp1, sp2,… để nhờ giám định. (ii) tất cả các cây điều tra trong ô tiêu chuẩn được thẩm định lại tên cây nhờ một nhóm chuyên gia thụ mộc học; các cây được ghi chú là chưa chắc chắn, các cây
chưa biết tên và có mẫu được mang đi giám định. Danh sách tên cây của ÔTCĐV sẽ được hoàn thiện tại lần điều tra thứ hai. Khi danh sách tên cây trong ÔTCĐV đã được khẳng định, thiết lập một danh sách tên cây bao gồm tên Việt nam, tên khoa học và ghi chú các tên gọi khác và số hiệu của loài. Danh sách tên cây này được lưu trong túi hồ sơ của ÔTCĐV.
100m
100m
Phẫu diện đất
Ô cấp A là một hình vuông có cạnh 100m x 100m (10.000
m2=1 ha) để điều tra
tất cả các cây gỗ có
D1,3≥ 10cm
Ô cấp B một hình tròn có R=15 m (=707 m2) để
điều tra tất cả các cây gỗ
có
1 cm ≤D1,3<10cm
Ô cấp C gồm 12 ô dạng bản hình vuông 2m x 2m (=48m2) để điều tra các cây tái sinh cho đến cây có
D1,3 <1cm
Hình 2.1. Thiết kế ÔTCĐV
2 | 3 | 4 | 5 | |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
20m
100m
Hình 2.2. Sơ đồ chia ô tiêu chuẩn thành các ô vuông để điều tra cây tầng cao.
* Đo đường kính ngang ngực (D1,3): Đường kính ngang ngực được đo cho hai cấp: lớn cây nhỏ (ô cấp B) và lớp cây lớn (ô cấp A), lớp cây tái sinh (ô cấp C) không đo đường kính. Dụng cụ đo đường kính được thống nhất là thước đo vanh có độ chia đến mm. Vì vậy sau đây nói đo đường kính tức là đo chu vi cây. Đối với những cây một thân và không có bạnh vè điểm đo đường kính được qui ước ở vị trí 1,3m từ mặt đất lên. Nếu cây nằm trên sườn dốc thì điểm để xác định vị trí 1,3 nằm ở phía trên dốc (hình 2.1a); trong trường hợp cây nghiên thì xác định phía bên trong (xem hình 2.3b); Đối với cây hai thân có điểm chia thân nằm dưới độ cao 1,3m thì được coi là hai cây để đo đường kính (xem hình 2.3c); Đối với cây có banh vè điểm đo đường kính được quy ước là ở phía trên điểm kết thúc bạnh vè 1m (xem hình 2.3d)
1,3m
1,3m
a
1,3m
b
1m
c d
Hình 2.3.. Xác định điểm đo đường kính
Đơn vị đo đường kính (chu vi) thân cây là cm, lấy chính xác đến mm tức là sau dấu phẩy một số thập phân; ví dụ: 245,4 cm, 86,2 cm…
* Đo chiều cao: chiều cao được đo cho cả 3 lớp cây: tái sinh, cây nhỏ và cây cao. Đối với tầng cây cao chiều cao thường được chia thành hai loại: Chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc); đối với cây rừng nhiệt đới, một loại chiều cao nữa cần được quan tâm là chiều cao bạnh vè (xem hình 2.4). Dụng cụ đo chiều cao: đối với cây tái sinh và lớp cây nhỏ có chiều cao dưới 15m, có thể dùng thước hoặc sào có khắc đến cm để đo; đối với cây cao trên 15m thì phải dùng dụng cụ quang học để đo chiều cao (Blume-Leiss hoặc thước đo cao laser Sunto). Việc đo chiều cao trong rừng rậm nhiệt đới bằng dụng cụ quang học là rất khó khăn vì các lý do: thiếu ánh sáng, rất khó xác định được đỉnh cây để chọn điểm đo…; cho nên sai số trong đo chiều cao là rất lớn. Chính vì thế không nhất thiết phải đo chiều cao vút ngọn của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn, mà chỉ cần đo đại diện một số cây trong
các cấp kính đủ để xây dựng đường tương quan H-D. Riêng đối với chiều cao dưới
cành thì phải đo cho tất cả các cây.
Chiều cao vút ngọn Hvn
Chiều cao sản phẩm
Chiều cao dưới cành Hdc
Chiều cao bạnh vè
Hình 2.4. Các loại chiều cao của cây
Đơn vị đo chiều cao của cây là m lấy chính xác đến dm (đối với lớp cây tầng cao) và đến cm (đối với lớp cây tái sinh).
* Đo đường kính tán: trong rừng rậm nhiệt đới hỗn loài thường rất khó khăn. Đường kính tán được đo bằng 4 bán kính từ tâm cây đo ra 4 hướng B-N-D-T. Để đo được các bán kính tán này cần một nhóm ít nhất 3 người. Một người đứng ở một khoảng cách nhất định từ cây đo để có một tầm nhìn rõ nhất cạnh tiếp tuyến với tán cây nhằm xác định được điểm tiếp tuyến của hình chiếu tán cây trên mặt đất; người thứ hai cầm đầu dây đứng ở điểm tâm cây đo và người thứ ba cầm cuộn dây di
chuyểnỷtên trục bắc- nam cho đến khi người thứ nhất xác định được đó là điểm tiếp tuyến với hình chiếu tán cây về phía bắc (đọc được bán kính tán theo hướng B) các bán kính hướng khác cũng đo tương tự.
* Đánh giá chất lượng cây: Chất lượng cây được đánh giá theo 3 cấp và ký hiệu là A, B, C. Tiêu chí để đánh giá chất lượng than ở ba cấp đo đếm khác nhau.
* Đo đếm và đánh giá tái sinh tự nhiên: Cây tái sinh được đo đếm trong hệ thống ô dạng bản được thiết kế ở hình 2.1 trên đây. Hệ thống ô dạng bản này được đánh dấu (định vị) cho các lần đo sau để bảo đảm sự thống nhất vị trí đo đếm cây tái sinh. Đo chiều cao cây tái sinh có thể thực hiện tương đối chính xác bằng thước khắc đến cm. Chiều cao của cây tái sinh được đo đến điểm cao nhất của cây mà không dựng thẳng cây lên (xem hình 2.5); Vì đỉnh của cây tái sinh thường có khuynh hướng nghiên về một bên chứ không đứng thẳng.
Chiều cao
cây tái sinh
Hình 2.5. Đo chiều cao cây tái sinh
Nguồn gốc cây được xác định băng việc xem xét xem cây con tái sinh được hình thành từ hạt hay chồi. Cây có nguồn gốc từ hạt là cây mới hình thành từ cây mầm được nẩy ra từ hạt giống; khác với cây chồi được nẩy ra từ gốc (hoặc rễ) cây mẹ còn sống hoặc đã bị chặt.
2.4.3. Các phương pháp xử lý thông tin và công cụ sử dụng
Tất cả số liệu thu thập được từ các ô tiêu chuẩn và cây giải tích được tổng hợp lại, tiến hành chỉnh lý, phân tích, xử lý và tích toán bằng phầm mềm Excel, SPSS các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Khung lô gíc về nhập và xử lý số liệu được mô tả ở hình 2.6