Bước đầu nghiên cứu một số quá trình động trong rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng trên cơ sở phân tích các tài liệu thu thập được từ 10 ô tiêu chuẩn định vị từ năm 2004-2008 - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

-------------------------------------


VŨ TIẾN LÂM


BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ QUÁ TRÌNH ĐỘNG TRONG RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở KON HÀ NỪNG TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH CÁC TÀI LIỆU THU THẬP ĐƯỢC TỪ 10 Ô TIÊU CHUẨN ĐỊNH VỊ TỪ NĂM 2004-2008


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


HÀ NỘI - 2009

Bước đầu nghiên cứu một số quá trình động trong rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng trên cơ sở phân tích các tài liệu thu thập được từ 10 ô tiêu chuẩn định vị từ năm 2004-2008 - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

-------------------------------------


VŨ TIẾN LÂM


BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ QUÁ TRÌNH ĐỘNG TRONG RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở KON HÀ NỪNG TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH CÁC TÀI LIỆU THU THẬP ĐƯỢC TỪ 10 Ô TIÊU CHUẨN ĐỊNH VỊ TỪ NĂM 2004-2008


Chuyên ngành: LÂM HỌC

Mã số: 60.62.60


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN CON


HÀ NỘI - 2009


ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là tài nguyên có khả năng tái tạo quý giá, rừng không những là cơ sở của sự phát triển kinh tế mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Song nó là một hệ sinh thái phức tạp bao gồm nhiều thành phần với các quy luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Trong quản lý rừng, tác động lâm sinh là biện pháp kỹ thuật then chốt để cải thiện và làm cho rừng có cấu trúc phù hợp nhất với mục đích quản lý, nhằm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra cho từng loại hình kinh doanh rừng. Thực tiễn đã chứng minh rằng các giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản lý rừng bền vững chỉ có thể giải quyết thoả đáng một khi có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất quy luật sống của hệ sinh thái rừng. Khoa học ngày nay đã chứng tỏ các biện pháp bảo vệ, tái tạo và sử dụng rừng chỉ có thể giải quyết thoả đáng khi có sự hiểu biết đầy đủ và khoa học nhất về bản chất quy luật sống của rừng, trong đó có quy luật sinh trưởng và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của rừng, để từ đó có các biện pháp khai thác hợp lí đảm bảo quá trình sử dụng rừng bền vững. Nghiên cứu động thái của rừng tự nhiên là một công việc rất khó khăn nhưng cần thiết để nắm bắt được các qui luật phát triển của rừng từ đó có các quyết định điều chỉnh hợp lý và kịp thời trong từng giai đoạn phát triển của rừng. Các quá trình động thái diễn ra trong rừng có thể chia thành 3 nhóm quá trình: (i) tăng trưởng của cây dẫn đến sự chuyển cấp trong tầng cây cao; (ii) quá trình tái sinh bổ sung; và (iii) quá trình chết tự nhiên trong các cấp kính. Hai quá trình sau làm thay đổi tổ thành loài và cấu trúc của lâm phần.Các nghiên cứu về cấu trúc và động thái của rừng tự nhiên đã được các khoa học lâm nghiệp quan tâm từ lâu, và có rất nhiều công trình đã được công bố, nhiều kiến thức và kinh nghiệm đã được tích luỹ làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật trong quản lý và sử dụng rừng. Tuy nhiên để có cơ sở xây dựng được mô hình rừng "mục đích" và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm dẫn dắt rừng đạt được sự bền vững cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung để có những hiểu biết sâu hơn về các quy luật cấu trúc và động thái của rừng. Nghiên cứu động thái rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới hỗn loài là một công việc rất khó khăn và đòi


hỏi phải có các dữ liệu thu thập lâu năm từ một hệ thống ô tiêu chuẩn định vị được thiết lập một cách hệ thống và thu thập quản lý theo một quy trình thống nhất nghiêm ngặt. Ở Việt Nam, các nghiên cứu định vị còn rất hạn chế. Trong chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, bắt đầu từ chu kỳ 2 (1985-1990), Viện Điều tra quy hoạch rừng đã thiết lập khoảng 100 ô định vị nghiên cứu sinh thái và đã thu thập được một nguồn dữ liệu rất phong phú; tuy nhiên việc phân tích đánh giá nguồn số liệu này để nghiên cứu các vấn đề sinh thái rừng và lâm học còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân rất khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (TBKHKT) và các giải pháp nhằm xây dựng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững ở Tây Nguyên” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện từ năm 2004-2006, đã thiết lập được 20 ô tiêu chuẩn định vị trên các trạng thái của kiểu rừng lá rộng thường xanh ở khu vực Tây Nguyên. Tiếp theo đó đề tài nghiên cứu cơ bản với tiêu đề “nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc và động thái của một số kiểu rừng chủ yếu ở Việt Nam” của Viện Khoa học Lâm nghiệp giai đoạn 1 từ năm 2006-2010 đã thiết lập thêm 54 ô tiêu chuẩn định vị cho 4 kiểu rừng khác nhau trên các vùng sinh thái của toàn quốc. Hệ thống ô tiêu chuẩn định vị này là cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về các quá trình động trong các hệ sinh thái rừng khác nhau ở Việt Nam.

Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, tôi thực hiện đề tài: "Bước đầu nghiên cứu một số quá trình động trong rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng trên cơ sở phân tích các tài liệu thu thập được từ 10 ô tiêu chuẩn định vị từ năm 2004-2008". Đây là một trong những nội dung nghiên cứu thuộc đề tài “nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc và động thái của một số kiểu rừng chủ yếu ở Việt Nam” do nhóm nghiên cứu của TS. Trần Văn Con, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam thực hiện.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Khái quát về động thái rừng

Hệ sinh thái rừng luôn ở trạng thái vận động và biến đổi không ngừng, nó được biểu hiện dưới mọi hình thức muôn màu muôn vẻ: từ sự thay đổi trạng mùa, mở rộng phạm vi phân bố của quần thể, quá trình sinh trưởng và phát triển, cho đến hiện tượng tái sinh và diễn thế, sự thay đổi các nhân tố hoàn cảnh v ..v… Tất cả những thay đổi đó của quần thể thực vật rừng được gọi chung là động thái rừng. Những nghiên cứu về động thái rừng được xoay quanh những vấn đề chính là: quá trình diễn thế rừng, quá trình sinh trưởng và phát triển rừng tái sinh rừng.

Trước khi tìm hiểu về các quá trình của động thái rừng ta cần hiểu rõ một số

khái niệm cơ bản sau đây:

Diễn thế là một trong những biểu hiện quan trọng của động thái rừng. Việc xuất hiện lớp cây con tái sinh đánh dấu cho sự ra đời của một thế hệ rừng mới, nhưng dưới điều kiện tác động hoàn cảnh bên trong quần thể cùng với sự phù hợp của đặc tính sinh lý sinh thái loài cây tái sinh cho nên không phải trong mọi trường hợp tổ thành thế hệ cây tái sinh đều đồng nhất với tổ thành tầng cây cao của quần thể. Nếu thế hệ rừng mới thay thế thế hệ rừng cũ mà tổ thành rừng không có sự thay đổi cơ bản thì sự thay thế đó chỉ là sự thay thế đời cây này bằng đời cây khác (hay còn gọi là tái sinh rừng). Nếu thế hệ rừng mới thay thế có tổ thành loài cây khác với tổ thành thế hệ rừng cũ thì gọi là diễn thế rừng. Như vậy, diễn thế rừng là sự thay thế thế hệ rừng này bằng thế hệ rừng khác mà trong đó tổ thành loài cây cao – nhất là loài cây ưu thế sinh thái có sự thay đổi cơ bản (hay nói rộng ra, diễn thế rừng là quá trình thay thế hệ sinh thái rừng này bằng một hệ sinh thái khác).

Tái sinh rừng là việc xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng hoặc mất nhưng chưa lâu. Như vậy, tái sinh rừng là điểm mốc khởi đầu cho một thế hệ rừng mới.

Sinh trưởng và phát triển được coi là một trong những biểu hiện quan trọng

của động thái rừng, kết quả của quá trình này quyết định tới sản lượng rừng, do vậy,


nó có ảnh hưởng quyết định đến mục tiêu kinh doanh của ngành lâm nghiệp. Sinh trưởng được coi là sự tăng lên về kích thước và trọng lượng của cây (quá trình biến đổi về lượng). Phát triển là tiến trình có tính quy luật của những biến đổi về chất lượng đã đạt đến điểm ngoặt để chuyển sang biến đổi về chất, nó thể hiện các giai đoạn phát triển của rừng (ví dụ: rừng non, chuyển sang rừng sào, rừng trung niên và cuối cùng là rừng thành thục).

Xét về mặt thảm thực vật rừng (hay quần thụ cây gỗ) thì động thái là kết quả của

các quá trình cụ thể sau:

Tái sinh bổ sung(Recruitment): nẩy chồi, sản xuất hạt giống, phát tán hạt, nẩy mầm, hình thành cây mạ và phát triển cây con cho đến khi đạt kích thước bổ sung vào tầng cây cao (theo quan niệm điều tra).

Sinh trưởng(Growth): sự tăng lên về kích thước (đường kính và chiều cao) của cây.

Cạnh tranh không gian(Geometric competition): sự tương tác về không gian sinh trưởng giữa các cây cá thể liên quan đến cấu trúc hình học của cây, nhìn chung thì các cây có kích thước hình học lớn có lợi thế hơn trong cạnh tranh không gian (quá trình phân hoá cây theo kích thước).

Cạnh tranh tài nguyên (Resource competition): các nhân tố lập địa có thể

hạn chế sinh trưởng và phát triển của một số loài nhất định.

Chết (Mortality): sự chết của các cây cá thể.

Ngoài các khái niệm và quá trình động thái liên quan đến thảm thực vật, trong tổng thể hệ sinh thái rừng còn có nhiều quá trình động liên quan đến động thái rừng, đó là các quá trình xác định mô thức của chu trình sinh hoátrong sự phát triển của một hệ sinh thái rừng; chúng có thể chia thành các nhóm sau đây:

(1) Các quá trình ảnh hưởng đến đầu vào(Processes affecting inputs):

- Phong hoá đất và đá

- Cố định đạm

- Kết tủa phân tử và hấp thụ khí


(2) Các quá trình thuỷ học ảnh hưởng đầu ra(Hydrologic processes affecting outputs).

- Mất mát các chất hoà tan

- Xói mòn

- Điều chỉnh tiềm năng ôxy hoá khử

(3) Các quá trình sinh học ảnh hưởng cân bằng giữa đầu vào và đầu ra

(Biological processes affecting the balance of inputs and outputs):

- Sản xuất thực của hệ sinh thái.

- Sự phân huỷ và huy động vật chất.

- Điều chỉnh các hợp chất hoá học đất.

- Sản xuất các chất cảm nhiểm tương hỗ.

- Biến động trong sử dụng các nguyên tố.

Tóm lại: Động thái rừng là một khái niệm rất rộng và bao gồm nhiều quá trình rất phức tạp. Nghiên cứu động thái rừng là một công việc hết sức khó khăn và càng đặc biệt khó khăn hơn đối với rừng tự nhiên nhiệt đới bởi tính phức hợp của nó. Các công trình nghiên cứu về động thái rừng tự nhiên nhiệt đới ở trên thế giới và ở Việt Nam đã dược công bố cho đến nay là không kể hết được. Sau đây chỉ cập nhật một số công trình nghiên cứu quan trọng nhất liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là các công trình nghiên cứu các quá trình động thái của quần thụ cây gỗ trên 3 vấn đề chính: tái sinh, diễn thế và tăng trưởng.

1.2. Các nghiên cứu về động thái rừng trên thế giới


1.2.1. Các nghiên cứu về tái sinh và diễn thế rừng

Có rất nhiều phương pháp đã được sử dụng để nghiên cứu quá trình diễn thế rừng, phương pháp được sử dụng nhiều nhất là mô hình hóa các quy luật biến đổi tầng cây cao và tầng cây bụi thảm tươi dưới các tác động thay đổi điều kiện môi trường.

Hiện tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau trong nghiên cứu về lý thuyết diễn thế của các hệ sinh thái, trong đó có thể chia thành hai trường phái cơ bản: (i) Các lý thuyết về diễn thế dựa trên phản ứng của các cá thể sinh vật và quan niệm


diễn thế là kết quả của các chiến lược thích nghi của các cá thể đối với môi trường.

(ii) Các lý thuyết diễn thế dựa trên phản ứng của toàn bộ hệ sinh thái (Shugart, H.H., 1984). Diễn thế dưới quan điểm của nhiều nhà sinh thái học, bao gồm sự biến đổi của các hệ tự nhiên và hiểu biết về nguyên nhân cũng như xu hướng của các biến đổi đó. Trong kho tài liệu về sinh thái học, đã có quá nhiều các công trình viết về diễn thế đến nỗi rất khó cho ai đó muốn tổng quan để đưa đến một sự phân loại hay tổng hợp về các lý thuyết, trường phái về diễn thế cũng như các mô hình toán đã được ứng dụng để nghiên cứu về diễn thế. Shugart H.H. (1984) đã sử dụng một loạt các mô hình máy tính vể diễn thế rừng (gọi là mô hình lỗ trống) để nghiên cứu phản ứng động thái lâu dài của hệ sinh thái rừng. Các nghiên cứu này tập trung vào việc ứng dụng các mô hình để phát triển lý thuyết và giải quyết các vấn đề trong hiểu biết của chúng ta về diễn thế. Một loạt các mô hình động thái rừng dựa trên cây cá thể đã được thảo luận trong công trình này như: mô hình cho rừng đồng loài, đều tuổi, mô hình cho rừng hỗn loài, đều tuổi, mô hình cho rừng đồng loài, khác tuổi và mô hình cho rừng khác loài, khác tuổi; các mô hình này lại được chia theo cách tiếp cận có chú ý đến không gian và không chú ý đến yếu tố không gian.

Ngoài các phương pháp tiếp cận nghiên cứu diễn thế bằng mô hình hoá toán, các phương pháp nghiên cứu mô tả trên cơ sở nghiên cứu định vị lâu dài (thông qua hệ thống ô tiêu chuẩn sinh thái định vị) hoặc thông qua một hệ thống các ô nghiên cứu với các giai đoạn diễn thế khác nhau tồn tại ở cùng một thời điểm trên các địa điểm không gian khác nhau (phương pháp lấy không gian thay thế thời gian).

Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy tái sinh từng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác định

bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Sự

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí