Đặc sắc trong tư tưởng của Giang Trạch Dân về phát triển con người toàn diện thể hiện ở các nội dung chủ yếu như sau:
Về quy luật khách quan của phát triển con người toàn diện, Giang Trạch Dân cho rằng, phát triển con người toàn diện là tiến trình lịch sử không bao giờ kết thúc. Theo tư tưởng chủ nghĩa Mác, xã hội luôn là xã hội trong một giai đoạn nhất định, và là tập hợp những quan hệ sản xuất xã hội do con người tạo ra trong một điều kiện nhất định, tổng hòa các quan hệ sản xuất xã hội tạo thành quan hệ xã hội, mà quan hệ sản xuất xã hội là cụ thể và có tính lịch sử, là sản phẩm của sự phát triển và biến đổi không ngừng cùng với sự phát huy vai trò chủ đạo của con người. Kế thừa tư tưởng chủ nghĩa Mác, Giang Trạch Dân chỉ rò:
Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người cùng với thúc đẩy kinh tế, văn hóa phát triển và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân là tiền đề và cơ sở của nhau. Con người càng phát triển toàn diện thì của cải vật chất và văn hóa trong xã hội được tạo ra càng nhiều, đời sống của con người ngày càng được cải thiện, mà điều kiện vật chất và văn hóa càng đầy đủ thì càng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và của kinh tế, văn hoá là một quá trình lịch sử không bao giờ kết thúc, mức độ phát triển toàn diện của con người cũng là một quá trình lịch sử không bao giờ kết thúc. Hai quá trình lịch sử này nên được kết hợp với nhau, thúc đẩy lẫn nhau [82, tr.295].
Giang Trạch Dân gắn sự phát triển của xã hội với sự phát triển của con người, đồng thời xem xét mối quan hệ giữa hai mặt này một cách biện chứng và chỉ ra rằng sự phát triển toàn diện của con người có liên quan chặt chẽ đến tiến bộ và trình độ phát triển của xã hội, và hai mặt có tính nhất quán. Một mặt, sự phát triển toàn diện của xã hội và tính hoàn thiện của xã hội là điều kiện cho sự phát triển toàn diện của mỗi con người; tính cụ thể và tính lịch sử của sự phát triển xã hội cũng quyết định tính cụ thể và tính lịch sử của sự phát triển con người toàn diện. Vì lực lượng sản xuất xã hội dần phát triển nên trình độ phát triển kinh tế, văn hoá cũng từng bước phát triển, và sự phát triển toàn diện của con người cũng
là một quá trình phát triển từng bước. Mặt khác, sự tiến bộ và phát triển toàn diện của xã hội không thể tách rời sự tiến bộ và phát triển toàn diện của con người, sự phát triển của con người có tính lịch sử, con người không chỉ là tồn tại với tư cách là cá thể mang tính lịch sử, mà con người tồn tại với tư cách loài cũng mang tính lịch sử, bản chất của con người là cụ thể và mang tính lịch sử, sự phát triển toàn diện của con người chính là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.
Về quy luật phụ thuộc của phát triển con người toàn diện, Giang Trạch Dân cho rằng, phát triển con người toàn diện không thể tách rời sự phát triển hài hòa giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội. Chủ nghĩa Mác cho rằng bản chất của con người là “tổng hòa những quan hệ xã hội”. Bản chất cơ bản và trừu tượng nhất của con người chỉ ra rằng con người là hiện thân của mọi mối quan hệ xã hội, cụ thể là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người, con người với xã hội. Một mặt, sự tồn tại và phát triển của con người không thể tách rời tự nhiên, sự tồn tại và phát triển của tự nhiên có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của con người; mặt khác, sự tồn tại và phát triển của con người không thể tách rời xã hội.
Kế thừa tư tưởng trên của Mác, Giang Trạch Dân chỉ rò: “Cần phải thúc đẩy sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, để con người có thể làm việc và sống trong một môi trường sinh thái tươi đẹp” [82, tr.295]. Để thúc đẩy con người phát triển toàn diện, cần phải thực hiện chiến lược phát triển bền vững, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với dân số, tài nguyên và môi trường, cải thiện môi trường sinh thái và làm đẹp môi trường sống, phấn đấu tạo ra con đường phát triển dẫn đến sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, môi trường sinh thái trong lành, từ đó tạo ra một không gian rộng lớn hơn và các điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển con người toàn diện.
Giang Trạch Dân đã xem xét sự phát triển tổng thể của con người từ góc độ mối liên hệ phổ biến và sự tương tác lẫn nhau giữa con người, thiên nhiên và xã hội. Ông cho rằng phát triển con người toàn diện phải được nhìn nhận từ tư tưởng của sự phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên, con người và xã hội. Ông
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Tư Tưởng Phát Triển Con Người Toàn Diện Trong Triết Học Mác
- Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 7
- Tư Tưởng Của Đảng Cộng Sản Trung Quốc Về Phát Triển Con Người Toàn Diện
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Rút Ra Từ Tư Tưởng Của Các Hạt Nhân Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc Qua Các Thời Kỳ
- Thành Tựu Phát Triển Con Người Toàn Diện Trong Quá Trình Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Đặc Sắc Trung Quốc Kể Từ Khi Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Ra
- Thành Tựu Phát Triển Con Người Toàn Diện Trên Phương Diện Xã Hội
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
nhấn mạnh mối quan hệ tương tác giữa sự phát triển toàn diện của con người với thiên nhiên và xã hội. Trước hết, ông coi quá trình phát triển toàn diện của con người là quá trình phát triển hài hòa với tự nhiên và xã hội, đồng thời nhấn mạnh tính tương tác của quá trình phát triển này, và làm rò sự phát triển toàn diện của con người được thực hiện trong sự tương tác toàn diện, hài hòa và bền vững giữa con người với tự nhiên, con người với con người, con người với xã hội.
Về quy luật thực hiện của phát triển con người toàn diện, Giang Trạch Dân cho rằng, học tập là biện pháp cơ bản, nâng cao toàn diện tố chất con người là nội dung cơ bản trong phát triển con người toàn diện. Trong “Báo cáo tại Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc”, Giang Trạch Dân chỉ ra rằng: “Cần phải hình thành nên xã hội học tập mà ở đó toàn dân học tập, học tập suốt đời, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người” [69], nhấn mạnh học tập là biện pháp quan trọng để thực hiện phát triển con người toàn diện, đồng thời ông cũng chỉ rò: “phải chú trọng nâng cao tố chất của người dân, nghĩa là phải nỗ lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người… Phải không ngừng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người trên cơ sở phát triển văn minh vật chất và tinh thần trong xã hội xã hội chủ nghĩa [82, tr.295].
Như vậy, theo tư tưởng của Giang Trạch Dân, các mục tiêu khác nhau của chủ nghĩa xã hội phải gắn bó hữu cơ với việc nâng cao toàn diện nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân; phát triển con người toàn diện không thể tách rời việc nâng cao toàn diện tố chất của con người, đặc biệt là nâng cao tố chất chính trị, tư tưởng của con người, nhấn mạnh vai trò của tố chất tư tưởng, đạo đức và tố chất khoa học, văn hóa trong sự phát triển toàn diện của con người. Việc nhấn mạnh thực hiện phát triển con người toàn diện bằng chất lượng giáo dục đã nêu bật tầm quan trọng của việc giáo dục con người. Trên cơ sở đó, Giang Trạch Dân nhấn mạnh tầm quan trọng của nền văn hóa tiên tiến đối với sự phát triển toàn diện của con người và nhấn mạnh sự phát triển của nền văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người.
Từ quan điểm nêu trên, Giang Trạch Dân đã đưa ra yêu cầu nhằm phát triển
con người toàn diện, đó là “vừa phải tính đến nhu cầu vật chất, văn hóa thực tế của nhân dân, vừa phải tính đến việc nâng cao tố chất của nhân dân, nghĩa là phải nỗ lực thúc đẩy con người phát triển toàn diện” [111, Tr.113-114]. Đây cũng chính là yêu cầu của chủ nghĩa Mác về xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhằm thực hiện yêu cầu này, Giang Trạch Dân đã nêu những yêu cầu cụ thể hơn, đó là: “Phải nhanh chóng làm cho mọi người dân Trung Quốc đều có cuộc sống khá giả, và không ngừng hướng đến mức độ cao hơn…., không ngừng cải thiện điều kiện ăn, mặc, ở, đi lại, sử dụng của người dân, hoàn thiện hệ thống phúc lợi xã hội, cải tiến điều kiện y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống…., tiếp tục thúc đẩy cải cách thể chế chính trị, phát triển nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền bầu cử dân chủ, quyền quyết sách dân chủ, quyền quản lý dân chủ, quyền giám sát dân chủ của nhân dân…, phát triển toàn diện đời sống tư tưởng và tinh thần của người dân…, thúc đẩy sự phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên, làm cho con người được làm việc và sinh sống trong môi trường sinh thái tươi đẹp” [111, Tr.113- 114].
Thông qua những tư tưởng của Giang Trạch Dân về phát triển con người toàn diện có thể nhận thấy, việc kiên trì thực hiện chiến lược phát triển bền vững, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển con người, với tiết kiệm tài nguyên, với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, với cải thiện chất lượng công trình và dịch vụ phúc lợi xã hội vừa thể hiện tư tưởng vật chất quyết định ý thức, kinh tế quyết định chính trị, con người sáng tạo lịch sử của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác, đồng thời bổ sung thêm yếu tố dân chủ pháp trị, xã hội hài hòa, văn minh sinh thái, phát triển một cách khoa học. Đó chính là kết quả quá trình Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
2.2.1.4. Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh “lấy con người làm gốc”, coi đó là bản chất và hạt nhân của “tư tưởng phát triển khoa học”, đã sáng tạo nên “tính chủ thể” của phát triển con người toàn diện
Từ kinh nghiệm và bài học lịch sử, căn cứ đặc điểm và yêu cầu phát triển của thời đại, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quan điểm phát triển khoa học mang
đặc sắc Trung Quốc. Quan điểm phát triển khoa học không chỉ là sự kế thừa và phát triển các tư tưởng phát triển truyền thống mà còn là sự kết hợp giữa tư tưởng triết học Mác về phát triển con người với thực tiễn của Trung Quốc.
Về nội dung cơ bản của phát triển con người toàn diện, theo Hồ Cẩm Đào, lấy “mọi người” làm xuất phát điểm để thực hiện phát triển con người toàn diện. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác, Ăng-ghen đã từng mô tả xã hội lý tưởng của tương lai là: “Thay cho xã hội tư bản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của mọi người” [18, tr.628]. Mác và Ăng-ghen đã thấy rò tính quy định lịch sử của “mỗi người” và “mọi người” và điều kiện để thực hiện phát triển con người toàn diện. Tiếp nối tư tưởng chủ nghĩa Mác, Hồ Cẩm Đào cho rằng: “Mọi người đều có cơ hội và quyền lợi bình đẳng trong việc theo đuổi sự phát triển toàn diện” để “thế kỷ 21 thực sự trở thành thế kỷ mà mọi người đều được phát triển toàn diện” [89]. Tiếp đó, ông đã nêu ra một loạt tư tưởng như “một xã hội hài hòa cho tất cả mọi người” và “mọi người đều có cơ hội phát triển bình đẳng”, “cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo nghề cho toàn bộ người lao động”, nêu bật nội hàm của “mọi người” hay “mọi thành viên trong xã hội” trong khái niệm chủ thể “mỗi người” [90].
Ý nghĩa của từ “mọi người” mà Hồ Cẩm Đào nhắc đến không phải là con người trừu tượng, mà từ góc độ “mọi người” để xem xét và hiểu rò “mỗi người”. Nhìn từ góc độ không gian, nội hàm của “mỗi người” chỉ mỗi công dân trong xã hội. Xuất phát từ góc độ này để xem xét “con người” có thể thấy được tính toàn diện của “con người”, bao gồm những người khác nhau từ các khu vực khác nhau, các ngành nghề khác nhau, các tầng lớp khác nhau và các khía cạnh khác nhau. “Mỗi người” đều được hưởng quyền công dân và không thể vì lợi ích của một số người này mà làm tổn hại lợi ích của người khác. Quyền và lợi ích hợp pháp của mọi thành viên trong xã hội cần được tôn trọng đầy đủ như nhau, cá tính của mỗi người cũng cần được tôn trọng đầy đủ, các nhu cầu cơ bản, các quyền hợp pháp và cá tính độc lập của mỗi người cần được tôn trọng. Nhìn từ góc độ thời gian, nội
hàm của “mọi người” chỉ công dân của mỗi thời đại. Con người được xem xét từ góc độ này đã vượt qua tính hạn chế của “hiện tại” và phát triển lâu dài. Con người được đề cập đến không chỉ là con người hiện tại mà còn bao gồm con người trong tương lai, đồng thời nhấn mạnh vừa theo đuổi lợi ích phát triển của con người ở hiện tại vừa không ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của các thế hệ tương lai.
Về giá trị chủ thể của phát triển con người toàn diện, Hồ Cẩm Đào cho rằng, lấy hạnh phúc của con người làm phương châm để thực hiện phát triển con người toàn diện. Chủ nghĩa Mác quan tâm đến “con người hiện thực”, tôn trọng nhu cầu và cá tính của con người, theo đuổi sự phát triển tự do, toàn diện của con người, lý luận chủ nghĩa Mác có nội hàm nhân văn phong phú. Hồ Cẩm Đào đã thể hiện tư tưởng đó qua một loạt các phát biểu như: “Trong quá trình thúc đẩy sự phát triển, chúng ta không chỉ chú ý đến các chỉ tiêu kinh tế, mà còn phải chú ý đến các chỉ tiêu nhân văn” [70, tr.397]; “Kiên trì lấy con người làm gốc chính là phải lấy phát triển con người toàn diện làm mục tiêu, xuất phát từ lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân để mưu cầu sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển, không ngừng thỏa mãn nhu cầu vật chất, văn hóa ngày càng tăng của con người” [70, tr.850]; “Kiên trì lấy con người làm gốc, chính là phải kiên trì phát triển vì con người, phát triển dựa vào con người, con người hưởng thành quả của sự phát triển… Mục tiêu cuối cùng là thực hiện sự phát triển toàn diện của con người, giúp 1,3 tỉ dân Trung Quốc có cuộc sống hạnh phúc” [71, tr. 581]; “Xây dựng xã hội có quan hệ mật thiết với hạnh phúc của nhân dân” [71, tr. 582]. Mục tiêu kinh tế phồn vinh, xã hội hài hòa, môi trường tươi đẹp, nhân dân hạnh phúc vừa thể hiện sự thống nhất giữa biện pháp phát triển và mục tiêu phát triển, vừa thể hiện sự thống nhất giữa phát triển kinh tế với phát triển con người, nhấn mạnh nhu cầu chính và cảm nhận chủ quan của con người đối với sự phát triển, thể hiện sự thống nhất giữa phát triển kinh tế, xã hội và sự phát triển toàn diện của con người.
Những tư tưởng nêu trên cũng chính là nội dung “quan điểm phát triển khoa học” của Hồ Cẩm Đào, trên cơ sở kế thế thừa và hoàn thiện tư tưởng của Giang Trạch Dân, đồng thời dựa trên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của chủ nghĩa
duy vật biện chứng. Quan điểm phát triển khoa học coi phát triển con người toàn diện là một hệ thống công trình phức tạp, nhấn mạnh trong quá trình phát triển phải tính toán toàn diện đến sự phát triển cân bằng của mỗi yếu tố trong hệ thống đó; hay nói cách khác, phát triển con người toàn diện là kết quả của sự phát triển các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là kết quả của quá trình thúc đẩy toàn diện văn minh vật chất, văn minh tinh thần, văn minh chính trị, văn minh sinh thái. Về biện pháp thực hiện phát triển con người toàn diện, Hồ Cẩm Đào chủ trương bảo đảm và cải thiện dân sinh để thực hiện phát triển con người toàn diện. Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, công trình dân sinh phải được coi là mục tiêu cầm quyền của Đảng và nhấn mạnh tư tưởng “cầm quyền vì dân”: “….phải thực hiện mọi công việc vì lợi ích thiết thực nhất, được người dân quan tâm nhất, trực tiếp nhất của nhân dân, nỗ lực thống nhất các mục tiêu chiến lược lâu dài về kinh tế và phát triển xã hội với các nhiệm vụ trong từng giai đoạn là nâng cao mức sống của người dân” [70, tr.372]. Báo cáo tại Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề cập một cách toàn diện vấn đề “xây dựng xã hội với trọng tâm là cải thiện dân sinh”, yêu cầu cán bộ lãnh đạo các cấp coi giải quyết vấn đề dân sinh là nhiệm vụ hàng đầu trong kế hoạch công tác của mình, coi lợi ích thiết thân của đông đảo quần chúng nhân dân là điểm xuất phát của mọi công tác. Đồng thời Báo cáo nêu ra sáu nhiệm vụ cụ thể nhằm thúc đẩy việc xây dựng xã hội với trọng tâm là cải thiện dân sinh.
Nội dung và mục tiêu của sáu nhiệm vụ này cũng đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển con người toàn diện.
2.2.1.5. Tư tưởng của Tập Cận Bình về “giấc mơ Trung Hoa”, tiền đề thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện với nội dung cốt lòi là “lấy nhân dân làm trung tâm”
Việc hiện thực hóa chủ đề và mục tiêu của “giấc mơ Trung Hoa” là biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong một loạt phát biểu về “giấc mơ Trung Hoa”, Tập Cận Bình đã chỉ rò, phục hưng dân tộc Trung Hoa là giấc mơ vĩ đại nhất của dân tộc Trung Hoa từ thời kỳ cận đại đến nay, “giấc mơ Trung Hoa” là giấc mơ của dân tộc Trung Hoa, cũng là giấc mơ của mỗi người dân Trung Quốc.
Điều này thể hiện sâu sắc quan điểm cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đó là phát triển vì nhân dân, phát triển dựa vào nhân dân. Quan điểm này là sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật lịch sử với thực tiễn của Trung Quốc, thể hiện địa vị chủ thể trong xã hội và trong lịch sử của quần chúng nhân dân. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử và là lực lượng quyết định những thay đổi trong xã hội. “Giấc mơ Trung Hoa” xét đến cùng là giấc mơ của nhân dân Trung Quốc, nhân dân đã trở thành nhân tố quan trọng trong nội hàm của “giấc mơ Trung Hoa”. Đồng thời, giấc mơ lớn của cả dân tộc Trung Hoa cũng đã trở thành giấc mơ của mỗi người dân Trung Quốc. Quá trình thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” chính là quá trình lịch sử của công cuộc phục hưng dân tộc Trung Hoa, và là một quá trình thực tiễn quan trọng, trong quá trình này, nhân dân đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện giấc mơ của chính mình, đồng thời tạo ra một thực tiễn quan trọng mang tính lịch sử đối với đất nước Trung Quốc.
Theo quan điểm của Tập Cận Bình, tương lai và vận mệnh của mỗi người gắn liền với tương lai và vận mệnh của đất nước và dân tộc; muốn thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” phải dựa vào nhân dân. Theo tư tưởng triết học Mác, sự phát triển của mỗi người phụ thuộc vào sự phát triển của tất cả những người có tương tác trực tiếp và gián tiếp với anh ta, vì vậy, sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi người, việc thực hiện ước mơ của cá nhân là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người, là tiền đề quan trọng và điều kiện cần thiết để hiện thực hóa giấc mơ của đất nước.
Mục tiêu của “giấc mơ Trung Hoa” thể hiện sâu sắc tư tưởng của Mác về giải phóng con người và phát triển con người toàn diện. Mác phân tích rằng bản chất con người trong điều kiện sở hữu tư nhân bị biến dạng sâu sắc bởi sự tha hóa lao động và đánh mất bản chất con người, tức là sự tha hóa của con người trong chính hoạt động sản xuất của họ. Trong điều kiện sở hữu tư nhân, mục đích của hoạt động sản xuất của con người đi ngược lại mong muốn chủ quan của con người. “Giấc mơ Trung Hoa” xét đến cùng là giấc mơ của mỗi người dân Trung Quốc. “Giấc mơ Trung Hoa” là tổng hòa nhu cầu của con người với sự tiến bộ của xã hội và sự phục