Sơ Lược Về Sự Hình Thành Và Phát Triển Pháp Luật Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Làm Ô Nhiễm Môi Trường Tại Việt Nam

nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho người khác. Việc pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường kể cả trường hợp người gây ô nhiễm không có lỗi là nhằm mục đích bảo vệ môi trường cho cộng đồng, khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bộ phận dân cư đã và đang bị xâm hại do hoạt động của các nguồn nguy hiểm cao độ gây nên (ví dụ: tình trạng người dân ở gần các nhà máy bị ung thư với tỉ lệ cao do hoạt động của nhà máy gây ô nhiễm môi trường) đồng thời buộc các chủ sở hữu, quản lý, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ thực hiện tốt các nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay ở nhiều khu vực, người dân đang phải sống trong môi trường ô nhiễm, phải gánh chịu nhiều thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản song lại không thể xác định được lỗi của người gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.


1.4. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

1.4.1. Giai đoạn trước năm 1995

Trước khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 được ban hành, pháp luật nước ta hầu như chưa có quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Hiến pháp năm 1980 chỉ quy định chung về bảo hộ tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân; đồng thời xác định mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường (Điều 70 và Điều 73 Hiến pháp 1980).

Hiến pháp năm 1992 khẳng định nguyên tắc "Mọi hoạt động xâm phạm lợi ích Nhà nước và lợi ích hợp pháp của công dân đều bị xử lý theo pháp luật" (Điều 12). Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định "Mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự".

Trên cơ sở nguyên tắc chung của Hiến pháp năm 1992 về bảo hộ quyền lợi của tổ chức, cá nhân và về trách nhiệm dân sự của người có hành vi gây thiệt hại, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 là văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận rõ ràng về vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Thuật ngữ "bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường" cũng chỉ được biết đến từ khi Nhà nước ta ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Tại Điều 7 của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 quy định: "Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật" [13].

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân do làm ô nhiễm môi trường được quy định cụ thể hơn tại Điều 30 của Luật này:

Tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong các hoạt động khác mà làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của Ủy ban nhân dân địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, có trách nhiêm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật [13].

Điều 49 quy định những người bị thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe được bồi thường theo quy định của pháp luật và Điều 52 của Luật Bảo vệ môi trường 1993 đã khẳng định: "Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này, còn phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật" [13].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Qua các quy định trên, có thể thấy rằng, các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 về bồi thường thiệt hại chỉ mới nêu chung chung "bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật" mà trên thực tế, pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Do đó, tính khả thi của các điều luật này trên thực tế là không cao.

Ở cấp độ văn bản dưới luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ngay từ năm 1995 đã có hai thông tư liên quan đến trách nhiệm khắc phục các sự cố gây ô nhiễm suy thoái môi trường, có các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường. Đó là:

Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam - 5

- Thông tư số 2370-TT/Mtg ngày 22/12/1995 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố chảy xăng dầu có xác định những khoản chi phí được tính để đòi bồi thường thiệt hại về môi trường.

- Thông tư số 2262/TT-MTg ngày 29-12-1995 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn về khắc phục sự cố tràn dầu. Trong thông tư quy định rõ những công việc cần làm khi sự cố tràn dầu xảy ra như công tác báo cáo, nội dung công việc cần làm ngay để giảm tối đa ảnh hưởng của sự cố, công tác tổ chức thực hiện và công tác phòng ngừa. Và đặc biệt, trong thông tư còn đề cập tới nguyên tắc bồi thường thiệt hại về môi trường và hướng dẫn nội dung cơ bản của thủ tục và hồ sơ pháp lý đòi bồi thường.

Có thể cho rằng, pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bắt đầu được hình thành và phát triển khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 được ban hành. Những quy định của Luật Bảo vệ môi trường đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tuy nhiên, những quy định này vẫn mới chỉ dừng lại ở mức quy định chung, về nguyên tắc, về trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường mà chưa có những quy định cụ thể về các yếu tố pháp lý có liên quan để làm căn cứ giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường.

1.4.2. Giai đoạn từ 1995 đến nay

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, kế thừa và phát triển quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã có một điều quy định riêng về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường gây ra (Điều 628) với tính cách là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo quy định tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 1995 thì "Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi." Bên cạnh quy định tại Điều 628 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, Bộ luật Dân sự năm 1995 còn có một số điều quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại (Điều 610), năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 611), về xác định thiệt hại (các điều từ Điều 612 đến Điều 616)... là cơ sở cho việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nói riêng.

Bộ luật Dân sự năm 2005 tiếp tục kế thừa, phát triển quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 1995 theo hướng mở rộng quy định về trách nhiệm bồi thường của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại kể cả trong những trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.

Tuy Bộ Luật dân sự năm 2005 cũng chỉ có một Điều 624 quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nhưng cũng như Bộ luật Dân sự năm 1995, trong Bộ luật này lại có những quy định tương đối cụ thể về xác định thiệt hại và về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Các nội dung này được quy định từ Điều 608 đến Điều 616 của Bộ luật. Những quy định về xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng vừa nêu là cơ sở quan trọng để xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra.

Với tư cách là luật chuyên ngành, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 cũng có những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường tại các điều 4, 42, 49, 93... Thiệt hại, tính toán chi phí thiệt hại do ô nhiễm môi trường được quy định tại các điều 130, 131 của Luật này.

Ngoài Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường, một số Luật chuyên ngành khác như Luật Tài nguyên nước năm 1998 (Điều 23), Luật Khoáng sản (các điều 16,23, 27, 33, 46...) cũng quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do các chủ thể gây ra trong quá trình sử dụng các thành phần môi trường cụ thể.

Những quy định vừa nêu trên của pháp luật đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý để người bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường bảo vệ quyền lợi của mình và là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại cho người khác. Nguyên tắc người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại phải bồi thường quy định trong pháp luật hiện hành của Việt Nam là sự cụ thể hóa nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả giá" (PPP) đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này không chỉ có tác dụng trừng phạt người đã gây ô nhiễm môi trường mà còn có tác dụng răn đe các chủ thể khác trong quá trình khai thác, sử dụng các thành tố của môi trường không được gây tổn hại cho môi trường, góp phần bảo vệ môi trường.‌


1.5. QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VỀ THIỆT HẠI VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1.5.1. Quan niệm về thiệt hại do ô nhiễm môi trường

1.5.1.1. Quan niệm của một số nước trên thế giới

Theo TS. Vũ Thu Hạnh thì trên thế giới hiện có hai quan niệm khác nhau về thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra [6]. Quan niệm thứ nhất cho rằng, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra chỉ là các thiệt hại đối với môi trường tự nhiên như thiệt hại đối với hệ động vật, thực vật, đất, nước, không khí… mà không bao gồm thiệt hại về người và tài sản. Quan niệm thứ hai cho rằng, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra không chỉ bao gồm các thiệt hại liên quan đến chất lượng môi trường nói chung mà còn bao gồm cả thiệt hại về

sức khỏe của con người, tài sản của cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên. Cụ thể:

a) Theo quan niệm thứ nhất, thì thiệt hại về môi trường chỉ là những thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Cụ thể hơn là thiệt hại do những thay đổi bất lợi về tài nguyên thiên nhiên (suy giảm, tuyệt chủng...) hoặc cản trở đáng kể đến dịch vụ về tài nguyên thiên nhiên mà có thể xảy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm, thiệt hại đối với những loài và môi trường sống tự nhiên cần được bảo vệ; thiệt hại về tài nguyên nước, tức là bất kì thiệt hại nào ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến hiện trạng sinh thái, hóa học và/hoặc định lượng, và/hoặc tiềm năng sinh thái của nước; thiệt hại về đất, tức là bất kì sự ô nhiễm đất nào gây ra nguy cơ đáng kể cho sức khỏe con người hoặc con người bị ảnh hưởng bất lợi do kết quả của việc đưa trực tiếp hoặc gián tiếp các chất, sản phẩm hóa chất, các sinh vật hoặc vi sinh vật vào trong đất; thiệt hại đối với hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái ven bờ; không khí, đất, nước do thải các chất độc hại do thải hóa chất và vật chất khác và tràn dầu; nước biển, hệ động vật và thực vật biển (Canada); thiệt hại về môi trường cũng có thể là tình trạng gây ra đối với những chức năng vốn có của môi trường tự nhiên do săn bắt quá mức động vật hoang dã hoặc thu hoạch quá mức cây cỏ hoang dại, phá hủy nơi sinh sống của chúng, làm xáo động trật tự của hệ sinh thái và làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên (Hàn Quốc). Điển hình cho nhóm quan niệm này là Cộng đồng chung Châu ÂU - EC, Canada, Hàn Quốc [6].

b) Các nước theo quan niệm thứ hai cho rằng, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra bao gồm các thiệt hại liên quan đến chất lượng môi trường nói chung và cả thiệt hại về sức khỏe của con người, thiệt hại về tài sản của cá nhân, pháp nhân do ô nhiễm môi trường gây nên. Những nước theo quan niệm này điển hình là Cộng hòa Liên bang Nga, Nhật Bản, Australia [5].

- Cộng hòa liên bang Nga quan niệm thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra bao gồm: thiệt hại về sức khỏe của con người là hậu quả trực tiếp hoặc

gián tiếp do ô nhiễm môi trường; thiệt hại về môi trường là sự giảm sút năng suất của nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn tự nhiên; thiệt hại về chất lượng môi trường là làm giảm hoặc làm ngừng khả năng sinh sản, năng suất của quá trình tự nhiên và tái tạo mới chất lượng môi trường.

- Nhật bản cũng cho rằng thiệt hại do ô nhiễm môi trường gồm nhiều loại như: i) Thiệt hại đối với sức khỏe và tính mạng của con người; ii) Thiệt hại về tài sản; iii) Thiệt hại đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái; iv) Thiệt hại do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan.

- Tại Australia, ngoài những thiệt hại trên, các loại lợi ích về văn hóa, lợi ích về tình cảm, trí tuệ, lợi ích thẩm mỹ, giải trí (gọi chung là lợi ích phi vật chất) cũng được coi là một loại thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.

Theo quan niệm thứ hai nêu trên, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra không chỉ là những thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả thiệt hại đối với sức khỏe con người và tài sản của cá nhân, tổ chức.

Như vậy, trên thế giới thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra hiện đang được hiểu theo hai hướng: thứ nhất, chỉ là những thiệt hại đối với môi trường tự nhiên; và thứ hai, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra bao gồm thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân do ô nhiễm môi trường gây ra.

1.5.1.2. Quan niệm của Việt Nam về thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Trước khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành, pháp luật về dân sự nói chung (Bộ luật Dân sự 1995) và pháp luật về bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này) nói riêng, mặc dù chưa rõ ràng nhưng đã phần nào thể hiện quan niệm của nước ta về thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Theo đó, tổ chức, cá nhân có hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái môi trường phải thực hiện các biện

pháp khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhìn chung việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường mới chỉ dừng lại ở bồi thường thiệt hại về tài sản và sức khỏe của người dân mà chưa giải quyết việc bồi thường đối với thiệt hại môi trường tự nhiên.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành đã thể hiện rõ ràng về quan niệm của Việt Nam về thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Theo đó, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra được phân chia thành hai loại thiệt hại:

- Thiệt hại đối với môi trường là thiệt hại đối với các thành phần của môi trường, thể hiện qua sự suy giảm số lượng, chất lượng, tính chất của các thành phần môi trường và từ đó làm suy giảm chức năng của chúng.

- Thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thể hiện qua sự suy giảm lợi ích kinh tế mà các chủ thể này phải gánh chịu do ô nhiễm môi trường gây ra.

1.5.2. Quan niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

1.5.2.1. Quan niệm của một số nước trên thế giới

Nhiều quốc gia trên thế giới (điển hình như Mỹ, Úc, Đức, Nga…) xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là một dạng "trách nhiệm pháp lý dân sự", nghĩa là trách nhiệm đối với môi trường theo các quy định của luật tư [34].

Cộng đồng Châu Âu quan niệm "người gây ô nhiễm phải trả giá" (tiếng Anh là polluter pays principle, viết tắt là PPP). Đây là là một nguyên tắc được quy định trong Hiệp ước của EC (Điều 130r(2)). Nguyên tắc này bắt nguồn từ các sáng kiến do Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đề xuất vào các năm 1972 và 1974. PPP tiêu chuẩn năm 1972 cho rằng, những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí