Bồi Thường Thiệt Hại Do Làm Ô Nhiễm Môi Trường

về vật chất bao gồm "thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, tài sản bị mất, hủy hoại, bị hư hỏng; chi phí phải bỏ ra để khắc phục, ngăn chặn thiệt hại và những hoa lợi, lợi tức đáng ra thu được nhưng lại không thu được". Tóm lại, thiệt hại có thể hiểu là sự không nguyên vẹn như trạng thái ban đầu của sự vật sau khi chịu sự tác động từ bên ngoài. Thiệt hại phải là những tổn thất thực tế tính được thành tiền.

"Thiệt hại do ô nhiễm môi trường" có thể hiểu là sự mất mát về vật chất phát sinh từ sự ô nhiễm môi trường. Pháp luật môi trường của hầu hết các nước trên thế giới được nghiên cứu đều không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về "thiệt hại do ô nhiễm môi trường". Hầu hết các nước thường chỉ đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn môi trường và lấy đó làm căn cứ xác định độ suy giảm của các thành phần môi trường khi có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, một số Công ước quốc tế về môi trường lại đưa ra định nghĩa về "thiệt hại". Công ước về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại có liên quan đến việc vận chuyển các chất nguy hiểm và độc hại bằng đường biển năm 1996 định nghĩa "thiệt hại" là tổn thất hoặc thiệt hại do ảnh hưởng của các chất nguy hiểm, độc hại gây ra đối với môi trường, với điều kiện việc đền bù thiệt hại môi trường đó không phải là đền bù tổn thất về lợi nhuận do các hành vi gây hại đó gây ra mà phải được tính là các chi phí để tiến hành các biện pháp phục hồi hợp lý đã được thực hiện hoặc sẽ được thực hiện [34].

"Thiệt hại do ô nhiễm" được định nghĩa trong Công ước Bruxelles năm 1969 về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu như là "tổn thất hoặc thiệt hại bên ngoài tàu chở dầu xảy ra bởi ô nhiễm phát sinh từ việc thải hoặc xả dầu, bất kể việc thải hoặc xả dầu như vậy có thể xảy ra ở đâu và bao gồm các chi phí dùng cho các biện pháp ngăn chặn hoặc tổn thất hoặc thiệt hại tiếp theo do các biện pháp ngăn chặn gây ra" [34].

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt Nam thì thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm: "1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích

của môi trường; 2. Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra" [20, Điều 131].

Thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường có thể được hiểu là sự không nguyên vẹn như trạng thái ban đầu của môi trường sau khi chịu sự tác động từ bên ngoài, thiệt hại này phải tính được thành tiền.Ví dụ, sự thay đổi môi trường của một khu vực cụ thể hoặc toàn bộ môi trường mà sự thay đổi này có tác động xấu đến đặc tính của môi trường hoặc đến khả năng hỗ trợ và duy trì ở mức có thể chấp nhận được đối với tính bền vững của sự cân bằng sinh thái và/hoặc chất lượng sống của con người. Từ thiệt hại là "suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường" có thể dẫn tới những thiệt hại thực tế về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản hay lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đây là những thiệt hại bắt nguồn từ sự biến đổi theo chiều hướng xấu đi của môi trường - sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Chức năng, tính hữu ích của môi trường là tổng hợp những tính năng vốn có của môi trường mà những tính năng này có thể tạo những điều kiện thuận lợi, có ích cho sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là sự biến đổi theo chiều hướng xấu của môi trường mà những biến đổi này làm giảm đi những tính năng vốn có của môi trường - những tính năng có thể tạo những điều kiện thuận lợi, có ích cho sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật. Đây là những tính năng không thể thiếu cho sự tồn tại phát triển chung của cả cộng đồng. Vì thế, khi nó bị giảm sút, nó sẽ tạo ra những ảnh hưởng bất lợi cho sự tồn tại và phát triển chung của cả cộng đồng. Điều đó có nghĩa là đã có thiệt hại xảy ra và đó là những thiệt hại mà cả cộng đồng phải gánh chịu. Khi thiệt hại này xảy ra, người bị thiệt hại phải chịu tổn thất về vật chất, chi phí cho các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn ngừa và hạn chế các thiệt hại; chi phí cho việc làm sạch và khôi phục môi trường; bồi thường cho việc giảm giá trị của môi trường tức là làm mất đi giá trị sử dụng vốn có của môi trường đối với cộng đồng.

Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra là những tổn thất về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác mà người bị thiệt hại phải gánh chịu từ tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường. Đó là việc họ phải trả tiền khám chữa bệnh để phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, họ còn có thể bị mất hoặc bị giảm những khoản thu nhập mà lẽ ra họ phải có được nếu như không có tình trạng sức khỏe bị giảm sút. Là những thiệt hại về vật chất của người bị thiệt hại như mất tài sản, bị giảm sút tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa, thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản mà nguyên nhân của những thiệt hại này là do chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại bao gồm chí phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại; và những thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do việc không thể khai thác, sử dụng các thành phần môi trường đã bị suy giảm chức năng, tính hữu ích khi họ là những chủ thể được phép khai thác, sử dụng một cách hợp pháp các thành phần môi trường đó để phục vụ cho các hoạt động của mình.

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm "thiệt hại do ô nhiễm môi trường" như sau: Thiệt hại do ô nhiễm môi trường là những tổn thất, hư hao về người và của do ô nhiễm môi trường dẫn đến suy giảm về chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

1.1.4. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Ô nhiễm môi trường nếu dẫn đến hậu quả là gây thiệt hại thì người có hành vi gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo nghĩa thông thường, bồi thường thiệt hại được hiểu là việc "đền bù những tổn thất đã gây ra" [39, tr. 191].

Về mặt pháp lý, bồi thường thiệt hại là một dạng nghĩa vụ dân sự phát sinh do gây thiệt hại. Trong pháp luật dân sự, bồi thường thiệt hại là việc đền bù những tổn thất và khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; vì vậy bồi thường thiệt hại là "hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại" [27, tr. 31]. Với quan niệm thiệt hại là sự không nguyên vẹn như trạng thái ban đầu của sự vật sau khi chịu sự tác động bên ngoài, vì vậy bồi thường thiệt hại có thể hiểu là trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu của sự vật, hiện tượng. Về mặt pháp lý, thiệt hại là những tổn thất về tài sản, tổn thất về tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm; vì vậy, bồi thường thiệt hại là sự khôi phục lại những tổn thất trên bằng những cách thức và tiêu chí, biện pháp do pháp luật đặt ra.

Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam - 3

Từ cách hiểu về "bồi thường thiệt hại" như trên, có thể rút ra khái niệm về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường như sau: Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, theo đó, chủ thể (tổ chức, cá nhân, chủ thể khác) thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thì phải trả giá về hành vi của mình qua việc khôi phục, đền bù, bù đắp những tổn thất và khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

Cụ thể, những thiệt hại phải bồi thường có thể bao gồm các khoản sau đây:

- Chi phí cho các biện pháp phòng ngừa: Là các chi phí cho việc sử dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra;

- Chi phí cho việc làm sạch và khôi phục môi trường;

- Chi phí để thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc làm giảm các tác động bất lợi do ô nhiễm môi trường gây ra;

- Những thiệt hại thuần túy về môi trường (suy giảm, mất mát của các thành phần môi trường...);

- Những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của con người, lợi ích hợp pháp bị mất đi là hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm.‌


1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1.2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng hay còn gọi là nghĩa vụ dân sự phát sinh do gây thiệt hại). Tương tự như trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường phát sinh khi có đủ 4 điều kiện là: (1) có hành vi trái pháp luật; (2) có thiệt hại xảy ra trong thực tế; (3) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; và (4) người có hành vi vi phạm có lỗi [26].

Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là sự kiện gây thiệt hại do có hành vi trái pháp luật chứ không phải là một trách nhiệm dân sự phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng. Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những quy định của pháp luật, không có sự thỏa thuận trước của các bên và chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể hoàn toàn do pháp luật quy định, trước thời điểm phát sinh trách nhiệm các bên trong quan hệ pháp luật này không có quan hệ gì với nhau, không có thỏahuận về

nghĩa vụ trách nhiệm bồi thường do gây thiệt hại [37, tr. 232]. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa trên cơ sở thiệt hại đã xảy ra, lỗi chỉ là cơ sở của trách nhiệm chứ không phải là thước đo để xác định mức độ trách nhiệm. Việc xem xét đến mức độ lỗi được đặt ra khi thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mặt và lâu dài của người gây thiệt hại. Người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có nghĩa vụ bù đắp cho người bị thiệt hại những tổn thất vật chất, tinh thần mà họ đã gây ra. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường việc thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ còn trong nghĩa vụ hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại không làm cho người có nghĩa vụ được giải phóng khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế như giao vật, thực hiện công việc…

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thường phát sinh trên cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường dẫn đến thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và từ đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại phải có nghĩa vụ khắc phục hậu quả; bù đắp tổn thất về tài sản, tính mạng, sức khỏe cho người bị thiệt hại. Giữa các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thường không có quan hệ hợp đồng trước đó, do đó, trách nhiệm này được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng (giữa hai bên có quan hệ hợp đồng và thiệt hại là do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng gây ra), cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là những quy định của pháp luật, không có sự thỏa thuận trước của các bên và chỉ phát sinh khi một bên có hành vi vi phạm pháp luật môi trường làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho bên kia. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý

của các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường hoàn toàn do pháp luật quy định, trước thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường, các bên trong quan hệ pháp luật này không có quan hệ với nhau.

Như vậy, có thể nói rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là "hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra".

Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường phát sinh giữa các chủ thể khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra thiệt hại cho chủ thể khác. Trong quan hệ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cũng gồm các yếu tố cơ bản sau: chủ thể; khách thể; các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Về chủ thể, các bên trong quan hệ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường luôn luôn bao gồm bên gây thiệt hại - bên có hành vi vi phạm pháp luật môi trường, và bên bị thiệt hại là bất kỳ cá nhân, tổ chức, chủ thể nào khác chịu các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản là hậu quả của việc ô nhiễm môi trường gây ra. Chủ thể của một quan hệ pháp luật nói chung là những người tham gia quan hệ pháp luật đó. Chủ thể hay còn gọi là các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bao gồm: cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình, Nhà nước. Các chủ thể này có những quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quan hệ mà họ tham gia. Các chủ thể khi tham gia quan hệ sẽ thiết lập mối liên hệ pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Trong đó, một bên được gọi là người có nghĩa vụ và bên kia là người có quyền. Để tham gia vào quan hệ pháp luật về bồi thường

thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, các chủ thể phải có tư cách chủ thể, trong một số trường hợp Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với tư cách là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật này.

Về khách thể, trong các quan hệ pháp luật, khách thể là "lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật" [36, tr. 411]. Trong quan hệ pháp luật dân sự, khách thể là "đối tượng mà các chủ thể quan tâm, hướng tới, nhằm đạt tới hoặc tác động vào khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự" [36, tr. 411]. Trong quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, khách thể mà các bên hướng tới là nhu cầu được sống trong môi trường tự nhiên trong lành; là quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích vật chất khác của chủ thể đã bị mất đi do ô nhiễm môi trường gây ra.

Về các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trước hết, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là tổng hợp các yếu tố cấu thành nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quan điểm chính thống hiện nay cho rằng các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm: có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây thiệt hại phải có lỗi [26]. Trong quan hệ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thì các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm: (1) có xảy ra thiệt hại là sự suy giảm chức năng tính hữu ích của môi trường, sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích vật chất khác; (2) có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ô nhiễm môi trường; (3) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; (4) người gây thiệt hại có lỗi hoặc ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi.

1.2.2. Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Trong quá trình thực hiện những hoạt động sản xuất, kinh doanh tổ chức, cá nhân, chủ thể khác có hành vi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023