Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Công Tác Bồi Thường, Gpmb Đối Với Vấn Đề Môi Trường Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Tại Hai Dự Án Nghiên Cứu

3.4.4. Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường, GPMB đối với vấn đề môi trường của người dân bị thu hồi đất tại hai dự án nghiên cứu

3.4.1.1. Ý kiến đánh giá từ các hộ dân

- Tìm hiểu ý kiến người dân về ảnh hưởng của 2 dự án nghiên cứu đến môi trường cũng cho những kết quả khác nhau, tuy nhiên sự sai số khác đó là không lớn. Đối với dự án kênh Cửa Đạt ký kiến người dân cho rằng ở mức tốt hơn và bình thường là 80 %, xấu đi 20 %. Còn đối với dự án đường tránh QL 45 ở mức tốt hơn và bình thường là 45%, xấu đi 55 % thể hiện qua bảng 3.20.

Bảng 3.20. Ý kiến người dân về ảnh hưởng của dự án đến môi trường

Đơn vị: %



Ý kiến

Dự án đường tránh QL 45

Dự án kênh Cửa Đạt

Tốt

hơn

Bình

thường

Xấu đi

Tốt

hơn

Bình

thường

Xấu đi

Đánh giá hộ dân

20

25

55

40

40

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 12

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, năm 2018)

Qua bảng cho thấy đối với dự án đường tránh Quốc lộ 45 thì các hộ đánh giá tỉ lệ môi trường xấu đi là khá cao. Qua điều tra các hộ còn lại đất nông nghiệp đang sản xuất ở giáp đường, và những hộ không bị mất hết đất ở, nhà cửa còn lại bên cạnh đường đều có nhận định chung là môi trường ảnh hưởng xấu đi.Cụ thể hộ ông Nguyễn Văn Cường ở thôn Bái Thủy, xã Định Liên cho biết, nhà ông bị thu hồi một phần đất ở và một phần đất nông nghiệp, ông Cường cho biết, tuyến đường tránh QL 45 là tuyến đường có nhiều xe trọng tải lớn đi qua, chở chủ yếu các vật liệu xây dựng, chở đất đá thải, chở cát...vì vậy môi trường khói bụi, âm thanh tiếng ồn không những vậy vì xe có trọng tải lớn chạy qua, do móng nhà làm từ ngày trước không được kiên cố nên bị ảnh hưởng bởi độ rung do xe chạy là rất lớn. Từ ngày tuyến đường tránh đi vào hoạt động không những bị ảnh hưởng trên đất ở, mà khu vự sản xuất đất nông nghiệp có năng suất bị giảm rõ rệt khi trồng ớt vào vụ đông, do lượng bụi khá nhiều nên cây ớt khi ra hoa bị bám bụi nhiều, đồng thời hệ thống mương tiêu khi làm đường bị ảnh hưởng nên thoát nước chậm gây ngập khu vực vào mùa mưa.

Đối với các hộ đánh giá môi trường tốt lên là do các hộ ở trục QL 45, khi dự án đường tránh QL 45 đi vào hoạt động thì các xe có trọng tải lớn không đi qua khu vực họ sinh sống, nên môi trường ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn giảm rõ rệt.

Đối với dự án kênh Cửa Đạt thì các hộ đánh giá về môi trường khá tốt, do dự án cung cấp nước tưới tự chảy từ hồ Cửa Đạt về môi trường không bị ảnh hưởng, đồng thời hệ thống tưới tiêu được nâng cấp nên không còn tình trạng bị ngập úng, thiếu nước tưới nông nghiệp. Các hộ đang còn đất ở khi dự án đi qua đánh giá rất khả quan, vì dự án làm đường hành lang kênh và lòng tưới của kênh rộng, vì vậy tiện lợi cho sinh hoạt của người dân, tạo môi trường không khí, cảnh quan đẹp.

Các hộ đánh giá môi trường xấu đi chủ yếu là các hộ cuối tuyến kênh, cụ thể như hộ ông Trịnh Bá Linh thôn 1, xă Yên Phong cho ư kiến: Nhà ở cuối tuyến kênh, khi hết thời gian tưới nước rác thải đọng lại cuối tuyến còn nhiều, chưa được xử lý kịp thời vì vậy môi trường xung quanh bị ảnh nặng nề bởi mùi hôi thối của rác thải.

3.4.1.2. Ý kiến đánh giá từ các chuyên gia

Qua điều tra, phỏng vấn một số chuyên gia có nghiên cứu và phụ trách trự tiếp môi trường và kinh tế xã hội trên địa bạn huyện như: đơn vị tư vấn đánh giá tác động môi trường, cán bộ phòng và sở tài nguyên-môi trường....

Điều tra ý kiến của cán bộ, chuyên gia về ảnh hưởng của 2 dự án nghiên cứu đến môi trường cho những kết quả như nhau, đối với dự án kênh Cửa Đạt ký kiến người dân cho rằng ở mức tốt hơn và bình thường là 35 %, xấu đi 65 %. Còn đối với dự án đường tránh QL 45 ở mức tốt hơn và bình thường là 90%, xấu đi 10 % thể hiện qua bảng 3.21.

Bảng 3.20. Ý kiến của cán bộ, chuyên gia về ảnh hưởng của dự án đến môi trường

Đ.V.T: %



Ý kiến

Dự án đường tránh QL 45

Dự án kênh Cửa Đạt

Tốt

hơn

Bình

thường

Xấu đi

Tốt

hơn

Bình

thường

Xấu đi

Đánh giá chuyên

gia

15

20

65

50

40

10

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các chuyên gia, cán bộ năm 2018)

Theo bà Nguyễn Thị Thủy phó trưởng trung tâm quan trắc môi trường, sở tài nguyên Môi trường tỉnh Thanh Hóa phụ trách quản lý môi trường khu vực huyện Yên Định cho đánh giá: Dự án đường tránh QL 45 có mức độ ảnh hưởng môi trường xấu đi, do đây là tuyến đường tránh có nhiều xe trọng tải lớn, chở vật liệu xây dựng chạy qua, vì vậy khói bụi, tiếng xe chạy, tiếng coi xe nhiều, các vật liệu chất thải rơi xuống đường trong quá trình vận chuyển... gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

3.4.5. Đánh giá chung

3.4.5.1. Đặc điểm giống nhau của hai dự án

- Đa số lao động ở 2 dự án nghiên cứu là lao đọng phổ thông, cụ thể: Đối với dự án kênh Cửa Đạt tỷ lệ này là 98,21% và 98,4 % đối với dự án đường tránh QL 45.

- Saukhi thu hồi đất, do đất thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp nên dẫn đến tỷ trọng lao động làm nông nghiệp ở 2 dự án nghiên cứu đều giảm mạnh, kéo theo số lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp và tỷ lệ lao động thất nghiệp ở cả 2 dự án cũng tăng lên.

- Do lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng lên làm thu nhập bình quân theo đầu người/tháng phân theo nguồn thu cũng xu hướng tăng lên sau khi bị thu hồi đất.

3.4.5.2. Đặc điểm khác nhau của hai dự án

- Kinh tế

+ Thu nhập bình quân theo đầu người/tháng phân theo nguồn thu trước khi thu hồi đất đối với dự án kênh Cửa Đạt là 7.451.200đồng, cao hơn tại dự án đường tránh QL 45 là 6.689.400 đồng, do trước khi thu hồi đất tỷ lệ lao động phi nông nghiệptại dự án kênh Cửa Đạt cao hơn tại dự án đường tránh QL 45 (43,51% so với 10,84%).

+ Nhìn chung sau khi thu hồi đất, thu nhập bình quân theo đầu người/tháng phân theo nguồn thu đối với 2 dự án nghiên cứu đều tăng so với trước khi thu hồi đất, tuy nhiên mức tăng cũng khác nhau.Đối với lao động tại dự án kênh Cửa Đạt mức tăng khoảng 1.100.000 đồng, đối với dự án đường tránh QL 45 mức tăng này là khoảng 450.000 đồng, do các lao động tại dự án này bị thu hồi đất nông nghiệp ít

hơn,nhưng công tác bồi thường kéo dài nên những hộ bị thu hồi đất chưa có thời gian để chuyển đổi nghề chủ yếu là lao động tự do(Chiếm 15,97 %), số lao động xin vào doanh nghiệp hoặc chuyển sang buôn bán, dịch vụ mỗi lĩnh vực này chỉ tăng trên dưới 3%.

Thu nhập bình quân của hộ gia đình tại dự ánkênh Cửa Đạt chủ yếu ở mức từ 2-3 triệu/tháng(chiếm tỷ lệ 41,67%),trong khi tại dự án đường tránh QL 45 có 46 hộ đạt mức thu nhập trung bình dưới 1 triệu /tháng chiếm 46 % tổng số hộ do tại dự án kênh Cửa Đạt số lao động làm trong doanh nghiệp các doanh nghiệp với mức lương trung bình hàng tháng 2 -3 triệu/tháng là chủ yếu(Chiếm 19,9% tổng số lao động) nhưng tại dự án đường tránh QL 45 số lao động tự do chiếm tỷ lệ cao nhất sau khi bị thu hồi đất (15,97%). Nguyên nhân là do lao động tại dự án đường tránh Ql 45 đa số lao động lớn tuổi(Lao động trên 35 tuổi chiếm 61,66%) chưa được đào tạo nghề nên việc chuyển đổi nghề với họ là rất khó, trong thời gian ngắn những lao động này chỉ có thể làm các công việc mang tính tạm thời như xe ôm, bốc vác…

+ Xã hội

+ Trước khi thu hồi đất tỷ lệ lao động nông nghiệp tại dự án kênh Cửa Đạt là 50,81 % nông nghiệp thấp hơn so với dự án đường tránh Ql 45 là 88,14 % đẫn đến tỷ lệ lao động nông nghiệp sau khi thu hồi đất tại dự án kênh Cửa Đạt cũng ít tỷ lệ lao động nông nghiệp tại dự án đường tránh QL45. Lý giải cho sự chênh lệch này là do các hộ dân bị thu hồi tại dự án kênh Cửa Đạt đã bị thu hồi đất nông nghiệp vào các dự án ở thời kỳ trước còn đối với các hộ dân bị thu hồi tại dự án đường tránh QL 45 thì đây là lần đầu tiên bị thu hồi đất.

+ Do diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều hơn của dự án kênh Cửa Đạt so với dự án đường tránh QL 45 cho nên tỷ lệ lao động thất nghiệp sau khi thu hồi đất tại dự án kênh Cửa Đạt là 69 người chiếm tỷ lệ 17,6 %, đối với dự án đường tránh QL 45 tỷ lệ này thấp hơn nhiều, chỉ chiếm 2,56 % tương đương với 8 lao động thất nghiệp.

+ Saukhi thu hồi đất, số lao động tham gia vào các công việc phi nông nghiệp tại dự án kênh Cửa Đạt chiếm tỷ lệ lớn, với 70,66% tổng số lao động, trong khi đó tại

dự án đường tránh Ql 45 tỷ lệ này là 30,35%. Qua đây ta nhận thấy rằng sau khi Nhà nước thu hồi đất đối với do đặc điểm dân cư bị thu hồi đất của hai dự án trên có sự khác nhau, nên sau khi bị thu hồi đất, cơ cấu nghề nghiệp tại mỗi dự án có sự thay đổi khác nhau.

Môi trường: Đối với dự án kênh Cửa Đạt ý kiến người dân cho rằng môi trường ở mức tốt hơn và bình thường là 80 %, xấu đi 20 %. Còn đối với dự án đường tránh Ql 45 ở mức tốt hơn và bình thường là 45 %, xấu đi 65 %. Nguyên nhân có thể do làm đường tránh, xe có tải trọng lơn đi qua nhiều, đặc biệt là xe chở đất, đá thải nên gây ô nhiễm môi trường rất lớn.Dự án kênh Cửa Đạt vì có chính sách cho các hộ đối tượng chính sách nên ổn định được đời sống và sản xuất, các hộ có điều kiện đi học nghề và chuyển đổi việc làm. Môi trường là hệ thống thủy lợi chạy qua nên trở nên trong lanh, tốt hơn, chỉ một số hộ ở cuối các tuyến kênh do bị rác dồn lại, ứ đọng không kịp nạo vét nhanh nên có mùi hôi thối, ô nhiễm từ rác thải gây nên.

3.5. Một giải pháp thực hiện công tác bồi thường, GPMB hiệu quả góp phần cái thiện sinh kế của người dân sau khi thu hồi đất trên địa bàn huyện Yên Định

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài này tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB và hướng tới mục tiêu thực sự mang lại cuộc sống tốt hơn cho người nông dân- đối tượng được coi là chịu tác động lớn trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

3.5.1. Nhóm giải pháp về chính sách

- Bãi bỏ việc bồi thường giá đất nông nghiệp theo hạng đất trên địa bàn huyện vì từ năm 2007 đất nông nghiệp đã được Nhà nước miễn thuế 100% nên việc bồi thường giá đất nông nghiệp theo hạng là không còn phù hợp và nó cũng là một trong các nguyên nhân làm công tác bồi thường GPMB kéo dai.

- Cần bổ sung chính sách về hỗ trợ và chuyển đổi nghề như đối với các hộ gia đình nghèo, cận nghèo trong các văn bản quy định cảu tỉnh, ngoài những chính sách đang áp dụng, cần có thêm các ưu đãi như: tăng mức hỗ trợ ổn định đời sống. hỗ trợ sản xuất kinh doanh, có chính sách hỗ trợ giáo dục cho con em họ như miễn học phí

trong khoảng một năm học sau khi thu hồi đất.

- UBND huyện Yên Định nên chỉ đạo phòng lao động thương binh-xã hội phối hợp với UBND các xã, thị trấn trên địa huyện nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi ở các cấp. Quỹ được hình thành từ một phần của các khoản tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách nhà nước cảu các doanh nghiệp khi sử dụng đất khu công nghiệp. Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm được phân bổ về các xã với số tiền dựa vào tỷ lệ phần tram số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất.Quỹ này dung để hỗ trợ lâu dài cho người dân trong khoảng từ 3-5 năm cụ thể như: Trợ cấp thất nghiệp, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm,….cho người bị thu hồi đất.

3.5.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

- Chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn cho người dân về ảnh hưởng của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất như: tầm quan trọng cảu việc thu hồi đất, tư vấn định hướng nghề nghiệp và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề.

- UBND cấp huyện cần chỉ đạo UBND các xã, thị trấn có đất bị thu hồi phối hợp với phòng Lao động -Thương binh xã hội huyện phối hợp thành lập một số tổ chuyện trách Để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, chịu trách nhiệm về chuyển Đổi nghề nghiệp hoặc sắp xếp việc làm cho ngýời dân có Đất bị thu hồi. Tổ chuyên trách này có chức nãng:

+ Tư vấn định hướng nghè nghiệp, giới thiệu, cung cấp thông tin về việc làm và các mô hình sản xuất kinh doanh để áp dụng tại địa phương cho người dân.

+ Liên hệ với các trường dạy nghề để giới thiệu người dân đến học hoặc các daonh nghiệp,nhà máy, xí nghiệp…..nơi có đào tạo nghề gắn với làm việc để người dân có thể vừa học và làm việc.

- Thành lập một số tổ chức có chức năng tư vấn,hướng dẫn người dân về cách quản lý tài chính, lập kế hoạch chỉ tiêu để sử dụng tiền bồi thường một cách thiết thực và hiệu quả nhất(Đầu tư vào giáo dục, sản xuất,kinh doanh…) tùy theo điều kiện mỗi gia đình và số tiền bồi thường mà họ nhận được.

3.5.3. Nhóm giải pháp khác

3.5.3.1. Giải pháp liên quan đến chủ đầu tư, các đơn vị tổ chức nhận đất

Đối với chủ đầu tư khi thực hiện các dự án cần có quy định, bắt buộc:

- Những cam kết đã hứa với dân thì phải thực hiện nghiêm túc;

- Cần quy định thời gian sử dụng lao động có đất bị thu hồi của địa phương làm việc trong các doanh nghiệp để khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức sau một thời gian ngắn lại sa thải.

- Các chủ đầu tư nói chung và các doanh nghiệp, các khu công nghiệp…cần nâng cao trách nhiệm trước dân, thực hiện những gì đã cam kết và hứa trước người dân.

- Chủ động với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo nghề để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân có đất bị thu hồi.

- Các chủ đầu tư nhận đất cần có biện pháp thiết thực để hỗ trợ những người nông dân đã mất đất cho mình bằng cách tạo việc làm một cách tối đa cho những người dân hoặc con em của họ hoặc đống góp cho địa phương để thành lập quỹ đào tạo nghề.

3.5.3.2. Giải pháp liên quan đến nông dân, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Người nông dân bị thu hồi đất cần loại bỏ tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, chính quyền địa phương hay các chủ đầu tư giúp đỡ mà thiếu đi tính tự lực tìm việc làm ổn định cuộc sống

Qua quá trình phỏng vấn,tác giả nhận thấy rằng có những hộ gia đình sau khi bị thu hồi dất có thể chuyển đổi việc làm nhanh chóng, và đồng thời cũng tân dụng cơ hội để nâng cao thu nhập cho gia đình và gia đình có vị trí gần đường giao thông nên có điều kiện rất tốt để buôn bán kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có những hộ gia đình trong cùng địa bàn, cùng hoàn cảnh làm nông là chủ yếu trước thu hồi đất, nhưng họ không những không chuyển đổi đổi việc làm đúng cách, mà còn có nguồn thu nhập giảm đi, thậm chí lao động trong gia đình bị thất nghiệp và không có việc làm. Một nguyên nhân của vấn đề chính là do các hộ này không thích nghi kịp với quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Chính vì thế, bản than chính người nông dân cũng cần có những thay đổi trong nhận thức để có thể hiểu rằng họ là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ đôthị hóa, công nghiệp hóa. Và không có tổ chức hay cơ quan nào có thể giúp đỡ họ trong chuyển đổi việc làm và duy trì hoặc nâng cao thu nhập sau khi bị thu hồi đất một cách hiệu quả, nếu như họ không có sự chuẩn bị trước về tâm lý, về kiến thức và nhận thức để sẵn sang thích nghi với quá trình biến động.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí