Chủ Thể Tham Gia Quan Hệ Bồi Thường Thiệt Hại Do Làm Ô Nhiễm Môi Trường

thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" [18].

Tuy pháp luật đã quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây thiệt hại, nhưng không phải bất cứ lúc nào muốn là người bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tương tự như các trường hợp bị thiệt hại ngoài hợp đồng khác, người bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong một thời hạn nhất định do pháp luật quy định Theo quy định tại Điều 607 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì thời hiệu để chủ thể có thể thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm.

Ngoài các căn cứ pháp lý nêu trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của người có hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Khoáng sản năm 1996 (Điều 64, 65), Luật Tài nguyên nước năm 1998...

Những quy định nêu trên của pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của cá nhân, tổ chức và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các tổ chức, cá nhân, chủ thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác. Các chủ thể gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra cho môi trường tự nhiên (suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường) và các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).

2.2. CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Cũng tương tự như các quan hệ pháp luật dân sự khác, trong quan hệ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, bao gồm hai bên: chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường (bên bị thiệt hại) và chủ thể có nghĩa vụ bồi thường (bên có trách nhiệm bồi thường do có hành vi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại). Bên bị thiệt hại là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào chịu các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản là hậu quả của việc ô nhiễm môi trường gây ra. Bên có trách nhiệm bồi thường là tổ chức, cá nhân, các chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật môi trường làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại.

2.2.1. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bao gồm hai loại: (1) suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; (2) thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra [8]. Các chủ thể bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phạm luật gây ô nhiễm môi trường bồi thường những thiệt hại gây ra cho mình.

a) Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường

Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường (còn gọi là thiệt hại đối với các thành phần môi trường hay thiệt hại đối với môi trường tự nhiên) thường có khả năng làm ảnh hưởng đến cả cộng đồng dân cư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Cả Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đều không quy định cụ thể về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi môi trường tự nhiên bị suy giảm chức năng, tính hữu ích. Thiệt hại là sự

suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thường xảy ra đối với một hoặc một số thành phần môi trường nhất định (ví dụ: môi trường nước bị ô nhiễm làm suy giảm chức năng của nguồn nước, không thể cung cấp nước sử dụng cho sinh hoạt của con người hoặc nước không thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản; rừng bị tàn phá, tỷ lệ che phủ rừng giảm sẽ dẫn đến khả năng cung cấp ô xi điều hòa khí hậu của rừng sẽ bị giảm, ô nhiễm không khí…) cung cấp nhu cầu thiết yếu cho đời sống con người. Do đó, khi một thành phần của môi trường như nước, không khí bị suy giảm chức năng, tính hữu ích thì có thể gây ảnh hưởng cho cả một cộng đồng, xã hội. Các thành phần môi trường này lại không thuộc sở hữu riêng của một cá nhân chủ thể nào. Theo quy định tại Điều 17 Hiến pháp 1992, hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường như đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời... đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý hoặc Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam - 7

Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng khẳng định:

Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địca và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế,văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định [18].

Quy định tại Điều 201 Bộ luật Dân sự thì "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước" [18].

Khoản 3 Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: "Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án

dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách" [19]. Do đó, về mặt nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu nói chung (Điều 255 Bộ luật Dân sự năm 2005), Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật gây ô nhiễm môi trường làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, trên thực tế, Nhà nước tổ chức việc quản lý sử dụng môi trường, các thành phần của môi trường thông qua việc giao cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp quản lý hoặc thực hiện giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng. Do đó, việc xác định cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền đại diện cho chủ sở hữu nhà nước để thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong các trường hợp chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm cũng không phải là đơn giản do vấn đề này chưa được quy định rõ trong văn bản quy phạm pháp luật.

Liên hệ với vụ Công ty cổ phần hữu hạn Vedan có hành vi trái pháp luật gây ô nhiễm môi trường nước sông Đồng Nai, Thị vải dẫn đến sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của nguồn nước trên các con sông này, gây thiệt hại cho tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân cho thấy: mặc dù việc Công ty cổ phần hữu hạn Vedan có hành vi trái pháp luật gây ô nhiễm môi trường đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận (Quyết định số 131/QĐ-BTNMT ngày 6/10/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), hậu quả là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của nguồn nước đã được khẳng định nhưng cho đến nay chưa có cơ quan nhà nước nào đứng ra nhận vai trò chủ thể của quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại để yêu cầu Ve dan bồi thường thiệt hại do có hành vi gây ô nhiễm môi trường làm suy giảm chức năng, tính hưữ ích của môi trường.

Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự: "Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của

nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách" [19], thì có thể xác định người có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường. Vậy, với tư cách là cơ quan được nhà nước giao quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên phạm vi cả nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường có nghĩa vụ hay có quyền thực hiện khởiquyền chủ sở hữu đối với tài nguyên môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng để khởi kiện Vedan yêu cầu bồi thường thiệt hại hay không? Hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - cơ quan được giao trực tiếp quản lý các nguồn tài nguyên trên địa bàn sẽ có trách nhiệm thực hiện quyền này? Đây là vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ trong quy định của pháp luật về môi trường hiện hành.

Có thể nhận thấy rằng, do pháp luật chưa quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan đang quản lý, sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong việc thực hiền quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; cũng như để yêu cầu bồi thường thiệt hại thì chủ thể phải chứng minh thiệt hại, nhưng do việc xác định thiệt hại đối với môi trường tự nhiên là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường không đơn giản, pháp luật lại hầu như chưa quy định cụ thể về cách xác thiệt hại này nên trên thực tế, trong hầu hết các vụ yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thì thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường chưa được đề cập đến.

b) Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp

Chủ sở hữu, người có quyền chiếm hữu hợp pháp có quyền bảo vệ quyền sở hữu của mình theo các nguyên tắc, biện pháp bảo vệ quyền sở hữu được pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 259 Bộ luật Dân sự thì:

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành

vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyên thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm [18].

Nếu hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu gây thiệt hại thì "chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại" [18, Điều 260]. Điều 128 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy định về quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc khởi kiện tại Tòa án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Mặc dù có những quy định chung như vậy, nhưng cả Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đều không có quy định cụ thể về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường đối với từng loại thiệt hại đã được pháp luật xác định do ô nhiễm môi trường gây ra. Tuy nhiên, áp dụng các nguyên tắc, quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu (chương XIV Bộ luật Dân sự năm 2005) và các quy định về những người được nhận bồi thường tại Chương XXI Bộ luật Dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; quy định tại Điều 128 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 về quyền khởi kiện tại Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì có thể xác định chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp như sau:

- Đối với thiệt hại về tính mạng: Khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy đinh tại Khoản 1 Điều này và một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người

này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này… [18].

Từ quy định này cho thấy, người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng do ô nhiễm môi trường gây ra là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Đối với thiệt hại về sức khỏe: Khoản 2 Điều 609 Bộ luật Dân sự quy định: "Người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu…" [18]. Có thể hiểu rằng, người có quyền yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại về sức khỏe do hành vi trái pháp luật gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ, trong vụ Công ty xi măng gây ô nhiễm môi trường hậu quả là cây chè và các loại cây trồng khác của người dân đều không phát triển được, năng suất sụt giảm, thậm chí mất trắng trong khi thu nhập của người dân nơi đây chủ yếu trông vào vườn tược. Ngoài ra, người dân còn cảm thấy ngột ngạt, khó chịu khi các nhà máy trên hoạt động. Những người dân bị thiệt hại về tài sản và sức khỏe có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường do Công ty xi măng gây ra có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại;

- Đối với thiệt hại về tài sản: có thể xác định rằng chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc quy định tại Điều 260 Bộ luật Dân sự: "Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại" [18]. Trong vụ Công ty cổ phần hữu hạn Vedan bị phát hiện có hành vi làm ô nhiễm môi trường sông Thị Vải, Đồng Nai gây thiệt hại là thủy sản trên sông chết hàng loạt, thì chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản là nông dân đánh bắt,

nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh bị thiệt hại do cá, tôm nuôi trên sông chết hàng loạt (nông dân huyện Cần giờ Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu bồi thường thiệt hại khoảng 45,7 tỷ đồng);

- Đối với thiệt hại là lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là các chủ chức, cá nhân bị thiệt hại trực tiếp việc môi trường bị ô nhiễm. Áp dụng nguyên tắc quy định tại Điều 261: "Các quyền được quy định tại các điều từ Điều 255 đến Điều 260 của Bộ luật này cũng thuộc về người tuy không phải là chủ sở hữu nhưng chiếm hữu tài sản trên cơ sở quyền sử dụng đất,quyền sử dụng hạn chế bất động sản liên kề hoặc theo căn cứ khác do pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận" [18]. Có thể xác định người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường này là những chủ thể được một cách hạn chế, dẫn đến lợi ích vật chất của họ bị tổn hại. Vì vậy, phép khai thác, sử dụng một cách hợp pháp các thành phần môi trường để phục vụ cho các hoạt động của mình (ví dụ, được Nhà nước giao đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản, được giao rừng, cho thuê rừng...) nhưng do các thành phần môi trường này đã bị ô nhiễm hoặc suy thoái nên họ không thể tiếp tục khai thác, sử dụng hoặc phải khai thác, sử dụng khi lợi ích vật chất bị ảnh hưởng các tổ chức, cá nhân có quyền lợi hợp pháp có quyền yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường.

Qua các quy định của pháp luật nêu trên, có thể thấy rằng, tuy đã quy định một trong những loại thiệt hại do ô nhiễm môi trường là "suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường" nhưng pháp luật hiện hành lại chưa có quy định cụ thể về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường hay có trách nhiệm đại diện cho quyền lợi chung của cộng đồng, của Nhà nước để thực hiện quyền yêu cầu bồi thường đối với các trường hợp làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho môi trường tự nhiên, mà cụ thể là các thành phần của môi trường tự nhiên như đất, nước, rừng… là những tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Hiện tại, pháp luật chỉ có những quy định chung nhất về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản tại

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí