Điều Kiện Phát Sinh Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Làm Ô Nhiễm Môi Trường

các cá nhân, tổ chức thì sẽ phải bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì các lý do sau đây: (1) Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là những quy định của pháp luật, không có sự thỏa thuận trước của các bên và chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường;

(2) Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể hoàn toàn do pháp luật quy định, trước thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại các bên trong quan hệ pháp luật này không có quan hệ gì với nhau; (3) Việc bồi thường không phải do vi phạm các nghĩa vụ về hợp đồng đã được các bên thỏa thuận mà là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác.

Là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường mang đầy đủ các đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường còn có những điểm khác biệt sau đây so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung:

a) Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật môi trường

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường hành vi vi phạm (hay còn gọi là hành vi trái pháp luật) phải là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về môi trường, gây ra hậu quả là môi trường ô nhiễm và từ hậu quả dẫn đến gây thiệt hại cho môi trường (làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường), gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Sự "ô nhiễm môi trường" là cầu nối trong mối liên hệ nhân quả giữa "hành vi gây thiệt hại" và "thiệt hại xảy ra" do hành vi làm ô nhiễm môi trường. Hành vi vi phạm pháp luật môi trường thường không chỉ xảy ra một lần, mà hậu quả "ô nhiễm môi trường" thường là kết quả của một hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần, trong một khoảng thời gian dài.

b) Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra bao gồm : suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường (thiệt hại cho môi trường tự nhiên) là thiệt hại cho cả cộng đồng, xã hội nói chung và thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, lợi ích hợp pháp (thiệt hại đối với từng cá nhân, tổ chức cụ thể)

Khác với các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác, thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra chỉ là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hành vi vi phạm pháp luật về môi trường không chỉ gây ra hậu quả là thiệt hại tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà còn gây ra hậu quả là sự "suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường"- là một loại thiệt hại cho cả cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng bị ô nhiễm môi trường.

c) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cụ thể chỉ phát sinh sau khi có hậu quả là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường

Như đã phân tích ở trên, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bao gồm hai loại thiệt hại là (1) sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường (thiệt hại đối với môi trường tự nhiên); và (2) thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Trong các vụ việc có liên quan tới môi trường, sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của con người cũng có thể bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều khi là nghiêm trọng, nhưng đó cũng vẫn chỉ là những thiệt hại gián tiếp. Những thiệt hại này chỉ phát sinh khi họ sử dụng các thành phần môi trường đã bị suy giảm chức năng, tính hữu ích, tức là đã có thiệt hại về môi trường tự nhiên, do môi trường bị ô nhiễm từ hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Có thể nói rằng, nếu không có sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thì sẽ

không có các thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

d) Thiệt hại thường xảy ra trên một phạm vi rộng, có giá trị lớn, khó xác định và, tác động đến nhiều chủ thể

Môi trường là tổng thể các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau. Khi một thành phần môi trường này bị tổn hại có thể gây tổn hại cho nhiều thành phần môi trường khác. Trong các thành phần của môi trường thì nước và không khí có vai trò đặc biệt quan trong đối với đời sống của con người là yếu tố đầu tiên quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người. Trong khi đó nước và không khí là yếu tố rất động, rất linh hoạt, luôn chuyển động không ngừng, nhanh chóng lan tỏa, thẩm thấu, tác động đến mọi chỗ mọi nơi trên hành tinh của chúng ta. Cùng với sự chuyển động không ngừng đó, nước và không khí nhanh chóng mang theo cả những vật chất có hại, chất gây ô nhiễm đến những không gian mới, tác động tiêu cực đến môi trường sống ở không gian mới đó và có thể tác động trực tiếp đến con người ở các địa điểm khác nhau, từ đó, có thể gây thiệt hại cho nhiều chủ thể khác nhau trên phạm vi rộng.

Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam - 4

Thiệt hại trong lĩnh môi trường thường không dễ nhận biết. Vì thế, trong rất nhiều trường hợp, thiệt hại về môi trường chỉ được xác định khi đã ở vào giai đoạn cuối của quá trình ô nhiễm nên hậu quả đã trở nên khá nặng nề. Thiệt hại này bao gồm cả những thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp, thiệt hại trước mắt, thiệt hại lâu dài... nên không thể dễ dàng xác định giá trị thiệt hại ngay tại một thời điểm cụ thể [28, tr. 11].

đ) Yếu tố "lỗi"


Về nguyên tắc, trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với các chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý khi họ thực hiện hành vi trái pháp luật có lỗi (lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý), tức là chủ thể hành vi đó có khả năng nhận thức được

những hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng cố ý hoặc vô ý gây ra. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Nhưng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi thường bị suy đoán là có lỗi. Người bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường trong nhiều trường hợp không thể chứng minh được người thực hiện hành vi có lỗi, nếu yêu cầu họ chứng minh lỗi của người gây thiệt hại thì sẽ bất lợi cho họ. Vì vậy, người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh người gây thiệt hại có lỗi. Trong trường hợp bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường pháp luật cho phép truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cả những hành vi mà người thực hiện không có lỗi (chủ thể thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý mặc dù không có lỗi) [18, Điều 624]. Điều này bắt nguồn từ quan điểm tôn trọng, bảo vệ triệt để lợi ích của người bị thiệt hại trước sự xâm hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường. Mọi đối tượng khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường đều bị suy đoán là có lỗi và phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Hiểu cách khác, nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn đặt ra đối với người có hành vi vi phạm pháp môi trường, gây thiệt hại.


1.3. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là tổng hợp các yếu tố cấu thành nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quan điểm pháp lý chính thống hiện nay cho rằng các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm: (1) có thiệt hại xảy ra, (2) có hành vi vi phạm pháp luật, (3) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, và (4) người gây thiệt hại phải có lỗi [26, tr. 26].

Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nói riêng, bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó, nếu không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác. Được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do đó, về mặt lý luận, tương tự như trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cũng chỉ phát sinh khi có đủ 4 điều kiện sau đây.

1.3.1. Có hành vi vi phạm pháp luật môi trường

Hành vi vi phạm pháp luật môi trường được hiểu là hành vi không tuân theo các qui định của pháp luật môi trường, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại về môi trường tự nhiên là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường từ đó gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân và thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức. Ví dụ, các hành vi vi phạm quy định về cấm xả nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn ra môi trường, xâm phạm các quyền của công dân được pháp luật bảo vệ như quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản. Hành vi vi phạm pháp luật môi trường được coi là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Hành vi vi phạm pháp luật môi trường được thực hiện phổ biến dưới một số hình thức sau đây:

- Khai thác, kinh doanh động, thực vật quý, hiếm gây cạn kiệt và nguy cơ tuyệt chủng động, thực vật rừng quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ (vi phạm các qui định về bảo vệ động thực vật quý, hiếm; các qui định về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên);

- Chặt, phá rừng, đốt rừng, khai thác rừng trái phép làm giảm diện tích rừng, trữ lượng rừng (vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng);

- Làm suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước (vi phạm các quy định về bảo vệ trữ lượng, chất lượng nước);

- Làm ô nhiễm môi trường đất...;

- Gây ô nhiễm môi trường do có hành vi vi phạm các qui định về hoạt động có liên quan đến chất phóng xạ, hóa chất nguy hiểm; các qui định về vận chuyển, thải và xử lí chất thải, rác thải, khí thải; qui định về tiếng ồn, độ rung...

Những hành vi vi phạm pháp luật môi trường như nêu trên dẫn đến hậu quả là môi trường tự nhiên bị suy giảm chức năng, tính hữu ích và từ đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

1.3.2. Có thiệt hại xảy ra

Có thiệt hại xảy ra là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra bao gồm hai loại thiệt hại chính sau đây:

(i) Thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường

Bất kỳ một nguồn tài nguyên và thành phần môi trường nào cũng đều có những chức năng và tính hữu ích nhất định như tài nguyên đất, tài nguyên nước, không khí hay tài nguyên rừng… Khi các nguồn tài nguyên này bị tác động bởi một hoặc một số yếu tố tiêu cực thì chức năng, tính hữu ích của nguồn tài nguyên đó sẽ bị suy giảm, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích tức là môi trường biến đổi theo chiều hướng xấu đi mà những biến đổi này làm giảm đi những tính năng vốn có của môi trường - những tính năng có thể tạo những điều kiện thuận lợi, có ích cho sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường sẽ gây thiệt hại về tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thậm chí cả một cộng đồng dân cư.

(ii) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

Từ việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, các giá trị khác có thể bị ảnh hưởng theo như sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của con người. Thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm dẫn đến thiệt hại về vật chất như phải chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút; chi phí bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại cho ngnghĩaụ cấp dưỡng... Thí dụ, khi nguồn nước, không khí bị ô nhiễm sức khỏe con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp… Những người mắc bệnh phải bỏ tiền để khám chữa bệnh, đồng thời thu nhập cũng bị giảm sút do không tham gia lao động…

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, có thể là tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với việc không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Thí dụ, do nguồn nước bị ô nhiễm (tràn dầu hoặc nhiễm các loại hóa chất độc) làm cho người nuôi, trồng thủy sản bị thiệt hại vì tôm, cá chết…

1.3.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và thiệt hại xảy ra

Trong khoa học pháp lý, mối quan hệ hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra được hiểu là giữa chúng có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Hành vi vi phạm pháp luật về môi trường phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên sự suy giảm về chức năng, tính hữu ích của môi trường, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hay nói một cách tổng quát, thiệt hại xảy ra là kết quả

của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại về môi trường có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và một nguyên nhân có thể là phát sinh nhiều hậu quả, thiệt hại về môi trường. Trên thực tế, hành vi vi phạm rất đa dạng và phức tạp. Có hành vi chứa đựng khả năng thực tế gây hậu quả về môi trường như xả nước thải không qua xử lý, chứa độc tố hủy diệt các loài thủy sinh, khí thải độc hại.... Giữa những hành vi này và hậu quả của nó tương đối dễ dàng xác định mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp hành vi vi phạm pháp luật môi trường ẩn giấu khả năng gây hậu quả trong tương lai như các vi phạm về các chất phóng xạ, hạt nhân, nguồn bức xạ... Khi hậu quả xảy ra, rất khó xác định mối liên hệ với nguyên nhân của nó vì hành vi vi phạm thường được thực hiện trước đó đã lâu. Trong những trường hợp này, chỉ có hoạt động giám định mới có thể xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra.

1.3.4. Có lỗi

Mọi đối tượng khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường đều bị suy đoán là có lỗi và phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Hành vi vi phạm pháp luật môi trường được thực hiện bởi một chủ thể với lỗi cố ý hoặc vô ý. Hiểu cách khác, nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn đặt ra đối với người có hành vi vi phạm pháp môi trường, gây thiệt hại. Thậm chí trong một số trường hợp cụ thể, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng không được loại trừ ngay cả khi người có hành vi vi phạm pháp luật môi trường không có lỗi (trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, do sự kiện bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết). Trường hợp này được áp dụng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra từ các nguồn nguy hiểm cao độ như từ chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử... làm ô

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí