Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam - 2

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có một số chuyên đề nghiên cứu và bài viết liên quan đến nội dung của đề tài như:

- "Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường", Đề tài nghiên cứu khoa học do Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện, 2002;

- "Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn", của TS. Nguyễn Hồng Thao;

- "Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra", Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật của Mai Thị Anh Thư, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2002;

- "Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam", Luận án tiến sĩ Luật học của Vũ Thu Hạnh, 2004;

- "Bồi thường thiệt hại về môi trường", thuộc Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lí nhà nước về đất đai và môi trường;

- "Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng", của TS. Phùng Trung Tập - Trưởng bộ môn Luật Dân sự, Khoa Luật dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, 2004;

- "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây nên tại Việt Nam", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007;

- "Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường", của TS. Vũ Thu Hạnh, đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3(40), 2007;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

- "Lượng giá thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Viện Chiến lược và Chính sách tài nguyên môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện, 2008.

Ngoài ra, còn có một số bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, xây dựng pháp luật về vấn đề này và một số lĩnh vực liên quan cũng là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện luận văn.

Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam - 2

3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

a. Mục đích

- Luận giải cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường;

- Phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường;

- Kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

b. Nhiệm vụ

- Góp phần xây dựng các khái niệm cơ bản về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường;

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường;

- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường;

- Đề xuất hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường gồm hai nội dung chính: Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường từ hành vi vi phạm pháp luật; và bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố môi trường gây nên. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên

cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật làm ô nhiễm môi trường gây nên. Nghĩa là chỉ nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với những các chủ thể có năng lực chủ thể khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật môi trường, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ mà không nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường do tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người.‌

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Lôgic - pháp lý, lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp và một số phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp khác.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

Chương 3: Thực tiễn áp dụng; phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

Chương 1‌‌‌

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG


1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1.1.1. Môi trường

Môi trường thường được hiểu là không gian sống của con người và các loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên, vật chất cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Môi trường cũng là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Khái niệm "môi trường" có thể được hiểu theo nhiều nghĩa.

Môi trường theo nghĩa rộng là tổng hòa tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... [31].

Theo nghĩa thông thường, môi trường được cho là "toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy" [32, tr. 618]. Môi trường cũng có thể là "tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế" [30].

Các khái niệm về môi trường như trên là khái niệm đã được mở rộng, không thể hiện tính pháp lý và khó đánh giá, nghiên cứu trong thực tiễn. Trong luận văn này, tác giả chỉ có ý định nghiên cứu môi trường trong phạm vi cụ thể hơn, có ý nghĩa thực tiễn và mang tính pháp lý chặt chẽ nhất.

Môi trường sử dụng trong khoa học pháp lý là một khái niệm được hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được cho là những yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường có thể là "sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ" [44, tr. 616].

Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường của Liên bang Nga [46] đưa ra hai khái niệm là "môi trường xung quanh" và "môi trường tự nhiên". Khái niệm "Môi trường xung quanh" được định nghĩa là tổng hợp các thành phần của môi trường tự nhiên, các vật chất tự nhiên, các vật chất bán tự nhiên và nhân tạo". Còn "môi trường tự nhiên" là tổng hợp các thành phần của môi trường tự nhiên, các vật chất tự nhiên, các vật chất bán tự nhiên".

Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 đưa ra khái niệm "môi trường" như sau: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật" [20].

khái niệm pháp lý về môi trường nêu trên, môi trường gồm nhiều thành phần, bao gồm cả yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác và những yếu tố vật chất do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người như: hệ thống đê điều, công trình nghệ thuật… thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. Khái niệm môi trường ảo vệ môi trường năm 2005 mang tính khách quan, có nội dung đầy đủ, cụ thể và là cơ sở để chúng ta nghiên cứu về các vấn đề môi trường liên quan trong phạm vi được nghiên cứu cũng như các vấn đề khác trong hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay.

Môi trường hiện đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ đối với Việt Nam mà đối với nhiều quốc gia trên thế giới, dù đó là quốc gia đang phát triển hay quốc gia đã phát triển. Trong những năm vừa qua, ở Việt Nam đã phát hiện nhiều vụ việc tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật làm ô nhiễm môi trường làm cho môi trường có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những thay đổi đối với các yếu tố mang tính tự nhiên như nước, đất, không khí...

1.1.2. Ô nhiễm môi trường

Trong quá trình sản xuất, sinh hoạt con người có những hoạt động tương tác với môi trường và do cố ý hoặc bất cẩn có thể gây ra ô nhiễm môi trường (như thải chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, tràn dầu trên biển, nổ nhà máy điện hạt nhân...) làm xuất hiện các chất hoặc yếu tố vật lý làm cho môi trường bị biến đổi hoặc trong các chất thải do con người thải ra môi trường có chứa chất tác động không tốt đến môi trường, làm cho chất lượng môi trường xấu đi, gây hại cho con người.

Từ điển tiếng Việt định nghĩa "ô nhiễm" là "nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại" [32, tr. 728].

Dưới góc độ sinh học, khái niệm "ô nhiễm môi trường" chỉ tình trạng của môi trường trong đó những chỉ số hóa học, lý học của môi trường bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi có ảnh hưởng đến đời sống của con người và sinh vật. Dưới góc độ kinh tế học, "ô nhiễm môi trường" là sự thay đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lý, hóa học, sinh học, mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khỏe con người và sinh vật [28, tr. 59].

"Ô nhiễm môi trường" cũng được cho là hiện tượng thay đổi tính chất của các thành phần môi trường (đất, nước, không khí…) theo hướng tiêu cực và vi phạm các tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Ví dụ: đất bị nhiễm kim loại nặng, nước bị nhiễm axit, không khí bị nhiễm bụi,… vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường cho phép.

Dưới góc độ pháp lý, "ô nhiễm môi trường" được cho là "sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật" [20, Điều 3]. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.

Điểm chung nhất giữa các khái niệm về ô nhiễm môi trường nêu trên là đều đề cập đến sự biến đổi của các thành phần môi trường (là các yếu tố tạo thành môi trường như: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái...) theo chiều hướng xấu, vượt quá ngưỡng (tiêu chuẩn) được quy định (tùy từng trường hợp sự vượt quá này có thể là thấp hơn hoặc cao hơn so với các tiêu chuẩn quy định), gây ảnh hưởng bất lợi cho con người và sinh vật. Sự biến đổi của các thành phần môi trường này có thể do biến đối bất thường của tự nhiên hoặc do hoạt động của con người làm phát lộ hoặc phát sinh chất gây ô nhiễm (là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm), nhưng phần lớn, sự biến đổi của các thành phần môi trường do hoạt động của con người gây ra.

Trên thế giới, "ô nhiễm môi trường" cũng được hiểu là sự biến đổi của thành phần môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển bình thường của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.

Một số Công ước quốc tế tuy không đưa ra một khái niệm về "ô nhiễm môi trường" nói chung nhưng cũng đưa ra định nghĩa về "ô nhiễm" đối với từng thành phần môi trường cụ thể. Công ước về ô nhiễm không khí xuyên quốc gia trên diện rộng năm 1979 định nghĩa ô nhiễm không khí bằng cách đề cập đến các ảnh hưởng có hại đối với các nguồn sống, hệ sinh thái, sức khỏe con người, tài sản vật chất, cũng như việc cản trở hưởng thụ hoặc sử dụng hợp pháp về môi trường (Điều 1 (a)) [34].

Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 định nghĩa "ô nhiễm môi trường biển" là việc "con người đưa các chất hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, một cách trực tiếp hay gián tiếp gây ra hoặc sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt gây tác hại tới các nguồn sống và đời sống đại dương, gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người, gây cản trở đối với các hoạt động trên biển kể cả việc khai thác hải sản và các hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác, gây hạn chế chất lượng sử dụng nước biển và làm suy giảm việc thưởng thức cảnh quan biển" [34].

Từ những phân tích trên có thể thấy "ô nhiễm môi trường" là hiện tượng thay đổi của các thành phần môi trường (đất, nước, không khí…) theo hướng tiêu cực, không phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. Trong một số trường hợp "ô nhiễm môi trường" dẫn đến sự suy thoái môi trường khi mà hậu quả của sự ô nhiễm dẫn đến sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi về chất lượng và số lượng của các thành phần môi trường gây ra những thiệt hại cho con người.

1.1.3. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến những thiệt hại cho con người và tự nhiên.Thiệt hại được hiểu là "bị tổn thất,, hư hao về người và của" [32, tr. 910]. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội thì thiệt hại là "tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ" [27, tr. 118]. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định tại Điều 307: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần." Như vậy, về mặt khoa học và luật thực định thì quan điểm phổ biến hiện nay đều cho rằng thiệt hại bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về tinh thần bao gồm "tổn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân" và thiệt hại

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023