Mối Quan Hệ Giữa Chế Tài Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại Với Các Loại Chế Tài Khác


law, mà cũng được ghi nhận ở trong pháp luật của các quốc gia trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Theo đó, hầu hết các quốc gia trong các hệ thống pháp luật này đều cho rằng “khi giao kết hợp đồng, thụ trái đã đảm bảo rằng anh ta có khả năng giao các tài sản đã cam kết. Trong hầu hết các trường hợp, chế độ trách nhiệm dân sự là chặt chẽ: lỗi của thụ trái sẽ được suy đoán ngay khi không thực hiện hợp đồng và anh ta vẫn không được miễn trách nhiệm ngay cả khi chứng minh được mình không có lỗi”104.

Quan điểm về việc suy đoán lỗi và dồn trách nhiệm chứng minh không có lỗi lên vai bên vi phạm hợp đồng được thể hiện trong pháp luật của nhiều quốc gia như Ý, Thuỵ Điển, Anh và nhiều quốc gia châu Âu khác. Ở Pháp, nhà làm luật thường không đề cập hoặc ít đề cập đến yếu tố lỗi trong TNBTTH do vi phạm hợp đồng. Cụ thể, tại Điều 1231 BLDS Pháp sửa đổi năm 2016 quy định: “Trừ trường hợp việc không thực hiện hợp đồng là vĩnh viễn, các thiệt hại chỉ được bồi thường nếu bên con nợ đã được thông báo nhắc nhở, hối thúc từ trước về việc cần thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp lý”. Đây là quy định chung nhất về TNBTTH do không thực hiện hợp đồng, trong đó chỉ đề cập đến sự vi phạm hợp đồng, vấn đề nhắc nhở của bên bị vi phạm, mà không đề cập đến lỗi của bên vi phạm. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc bên vi phạm hợp đồng phải BTTH trong mọi trường hợp, khi có những thiệt hại xảy ra, vì có trường hợp bên vi phạm hợp đồng không phải bồi thường. Cụ thể, tại Điều 1231-1 BLDS Pháp quy định: “Bên con nợ phải bồi thường cho những thiệt hại nếu có, hoặc trên cơ sở phần nghĩa vụ không được thực hiện, hoặc trên cơ sở chậm thực hiện nghĩa vụ nếu không chứng minh được rằng việc thực hiện nghĩa vụ đã bị cản trở bởi một sự việc bất khả kháng”. Như vậy, cũng giống như BLDS và LTM của Việt Nam, BLDS Pháp cũng ghi nhận căn cứ loại trừ TNBTTH đối với bên vi phạm hợp đồng trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Mặc dù nhà làm luật cũng không xác định có lỗi hay không có lỗi khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, song ở những quy định khác, cũng giống như LTM của Việt Nam, BLDS Pháp cũng đề cập đến yếu tố lỗi của bên vi phạm. Tại Điều 1231- 4 BLDS Pháp sửa đổi năm 2016 quy định: “Kể cả trong trường hợp việc không thực hiện hợp đồng bị gây ra do lỗi nặng hoặc lỗi lừa dối, các thiệt hại được bồi thường cũng chỉ bao gồm những gì là hậu quả trực tiếp và ngay lập tức của việc không thực hiện hợp đồng”. Tuy nhiên, việc đề cập đến yếu tố lỗi của bên vi phạm hợp đồng trong luật của Pháp không đồng nghĩa với việc buộc bên bị thiệt hại phải chứng minh lỗi của bên vi


104 Nhà Pháp luật Việt-Pháp, Tlđd , tr.412.


phạm mà “chỉ cần không đạt được kết quả thì sẽ phát sinh trách nhiệm của thụ trái. Người này, để được miễn trách nhiệm, phải chứng minh rằng kế t quả của hợp đồng không được hoàn thành là do một sự kiện bất khả kháng và do đó không bị quy trách nhiệm”105.

Dựa trên những phân tích đã thực hiện ở trên, một lần nữa khẳng định rằng, những nền tảng lý luận của học thuyết trách nhiệm khách quan bảo đảm sự phù hợp với việc xác định các điều kiện phát sinh TNBTTH do vi phạm hợp đồng không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, các nền tảng lý luận của học thuyết này sẽ là những cơ sở lý luận chủ đạo được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án này.

1.1.4 Mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại với các loại chế tài khác

Chế tài là yếu tố không thể thiếu trong hệ thống các công cụ pháp lý điều chỉnh quan hệ kinh doanh thương mại hoặc các quan hệ khác nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy phạm pháp luật thương mại nói riêng và các quy phạm pháp luật các lĩnh vực khác nói chung. Thuật ngữ chế tài được sử dụng rộng rãi trong khoa học pháp lý và được hiểu một cách khá thống nhất ở các nước. Ở Việt Nam, chế tài thương mại là một thuật ngữ được sử dụng trong LTM hiện hành, theo Từ điển luật học, chế tài được hiểu theo nghĩa hẹp, là một trong ba bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật, theo đó chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm với các quy các xử sự chung được ghi nhận trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật106. Theo nghĩa chung nhất, chế tài là các biện pháp cưỡng chế Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật để đảm bảo việc thực hiện pháp luật. Các chế tài do Nhà nước đặt ra, được quy định trong các quy phạm pháp luật và mang tính cưỡng chế thi hành107. Dựa trên tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được chia thành chế tài dân sự, chế tài hành chính, chế tài hình sự…, trong đó chế tài dân sự là chế tài xác định hậu quả pháp lý bất lợi được áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật trong quan hệ dân sự khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự. Do quan hệ thương mại là một dạng đặc thù của quan hệ dân sự nên chế tài thương mại cũng mang những dấu hiệu của chế tài dân sự. Về cơ bản cả BLDS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


105 Nhà Pháp luật Việt-Pháp, Tlđd, tr.410.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 10

106 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư pháp – Nxb Từ điển bách khoa, Hà

Nội, tr.130

107 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.283.


năm 2015 và LTM năm 2005 đều không định nghĩa thế nào là chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng mà chỉ liệt kê các hình thức chế tài có thể áp dụng đối với hành vi vi phạm HĐTM. Xét các hình thức chế tài trong thương mại được quy định tại Điều 292 LTM năm 2005, thì đó là những chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại, xác định những hậu quả pháp lý bất lợi được áp dụng đối với bên có hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong HĐTM hoặc theo luật định.

Mục đích của chế tài trong thương mại là nhằm thúc đẩy các nhà kinh doanh tuân thủ khuôn khổ pháp lý và thực hiện nghiêm các thỏa thuận đã được xác định trong hợp đồng. Ngoài ra, chế tài trong thương mại có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong HĐTM; nhằm ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng từ các nhà kinh doanh cũng như những chủ thể có quan hệ hợp đồng với họ , từ đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ hợp đồng và chủ động phòng tránh vi phạm không đáng có dẫn tới hậu quả bất lợi cho mình.

Việc áp dụng chế tài thương mại cần phải đáp ứng một số nguyên tắc: dựa trên căn cứ luật định hoặc do các bên thỏa thuận; có thể áp dụng đồng thời nhiều chế tài trong thương mại khác nhau đối với một hành vi vi phạm hợp đồng song, không thể áp dụng đồng thời hai chế tài có mục đích, bản chất hay hậu quả pháp lý trái ngược nhau. Tùy theo tính chất và mục đích của từng loại chế tài, mỗi hình thức chế tài đòi hỏi căn cứ áp dụng khác nhau song việc cần thiết chứng minh một hay nhiều căn cứ còn phụ thuộc vào loại chế tại được áp dụng giữa các bên. Trên cơ sở LTM năm 2005 có thể xác định mối quan hệ giữa chế tại BTTH với các chế tài khác như sau:

Thứ nhất, mối quan hệ với chế tài phạt vi phạm: có sự khác nhau trong BLDS năm 2015 và LTM năm 2005, Theo đó, nếu BLDS năm 2015 (Điều 418) chỉ cho phép kết hợp hai chế tài này khi các bên có thỏa thuận thì LTM năm 2005 (Điều 307) không đòi hỏi phải có sự thỏa thuận của các bên mới được kết hợp hai chế tài này. Có trường hợp ngoại lệ là Điều 266 LTM năm 2005 coi hành vi vi phạm nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định và hình thức lỗi (vô ý, cố ý) để xác định chế tài áp dụng là BTTH hay phạt vi phạm.

Thứ hai, mối quan hệ với các chế tài khác: theo quy định của LTM năm 2005 (Điều 309, Điều 311, Điều 314), thì khi áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng, bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu BTTH kết hợp phạt vi phạm hợp đồng (nếu có thỏa


thuận) theo quy định của pháp luật. Điều đáng lưu ý là, Điều 316 LTM năm 2005 đã quy định rõ: "Một bên không bị mất quyền yêu cầu BTTH đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác".

Như vậy, chế tài BTTH hoàn toàn có thể áp dụng đồng thời với tất cả các chế tài thương mại khác nếu có đủ các điều kiện áp dụng theo luật định (trong đó có Điều 303 LTM năm 2005).

1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Trong khoa học pháp lý, việc nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực pháp luật nào cũng cần có sự nhận diện về bản chất của lĩnh vực pháp luật đó. Đối với pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM, yêu cầu này cũng không phải là ngoại lệ. Để nhận diện đúng bản chất của pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM, trước hết cần xác định rõ đối tượng điều chỉnh của pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM là gì (là quan hệ xã hội nào và quan hệ xã hội đó thuộc phạm vi điều chỉnh của luật công hay luật tư).

Xét về phương diện lý thuyết, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM chính là quan hệ BTTH phát sinh giữa các bên tham gia quan hệ HĐTM, do hành vi vi phạm HĐTM gây ra trong quá trình thực hiện HĐTM. Về bản chất, đây chính là một quan hệ xã hội điển hình thuộc phạm vi điều chỉnh của luật tư, do vậy, việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ xã hội này phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của luật tư.

Từ kết quả nghiên cứu, phân tích trên đây về đối tượng điều chỉnh của pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM, tác giả luận án cho rằng có thể đưa ra khái niệm như sau về pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM:

“Pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM là một lĩnh vực của luật tư, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh quan hệ BTTH phát sinh giữa các bên tham gia HĐTM do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra trong quá trình thực hiện HĐTM”.

Với tư cách là một lĩnh vực của luật tư, pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh của pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM.


Như đã phân tích và khẳng định ở trên, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM chính là quan hệ BTTH phát sinh giữa các bên tham gia HĐTM, do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra trong quá trình thực hiện HĐTM. Xét về khía cạnh bản chất, đây là loại quan hệ dân sự điển hình nhưng do phát sinh trong hoạt động thương mại và vì nhu cầu thương mại nên quan hệ này có một vài tính chất của quan hệ thương mại, chẳng hạn như, chủ thể tham gia quan hệ bồi thường là các thương nhân (người làm thương mại) hoặc ít nhất có một bên là thương nhân (hay còn gọi là người làm thương mại); mục đích tham gia vào quan hệ bồi thường là vì nhu cầu thương mại hoặc ít nhất có một bên tham gia quan hệ là vì nhu cầu thương mại; luật điều chỉnh quan hệ bồi thường là luật chuyên ngành mà cụ thể là LTM và/hoặc các luật chuyên ngành khác có liên quan, tùy thuộc HĐTM được các bên giao kết là loại HĐTM phát sinh trong lĩnh vực cụ thể nào (ví dụ: hợp đồng xây dựng, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng đầu tư, hợp đồng vận chuyển hay hợp đồng tín dụng, hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác thương mại…).

Thứ hai, về nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM.

Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật là vấn đề có tính chất lý luận, luôn được đặt ra trong quá trình nghiên cứu pháp luật, đặc biệt là đối với lĩnh vực pháp luật vừa có tính điển hình, vừa có tính đặc thù như luật tư nói chung và pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM nói riêng. Trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn điều chỉnh pháp luật, các học giả luôn thống nhất quan điểm cho rằng mỗi lĩnh vực pháp luật cơ bản (ngụ ý chỉ luật công và luật tư) có những nguyên tắc điều chỉnh đặc thù. Chẳng hạn, đối với luật công, nguyên tắc điều chỉnh cơ bản, có tính đặc thù là nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích của Nhà nước và bảo đảm lợi ích chung, bảo vệ trật tự xã hội nhưng không làm tổn hại đến lợi ích riêng của các tổ chức, cá nhân. Trong khi đó, đối với luật tư thì nguyên tắc điều chỉnh cơ bản, có tính chất đặc thù là nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt, tôn trọng quyền và lợi ích của chủ thể tư (các tổ chức, cá nhân), Nhà nước chỉ can thiệp vào các vấn đề thuộc lĩnh vực “tư” khi các chủ thể tư có yêu cầu. Chính nguyên tắc này đòi hỏi Nhà nước phải tự giới hạn sự can thiệp của mình bằng bất cứ phương thức nào (trong đó có phương thức can thiệp bằng pháp luật) vào đời sống riêng tư của của các chủ thể tư, nếu họ không có yêu cầu Nhà nước can thiệp, trừ phi Nhà nước xét thấy rằng mình cần can thiệp để bảo vệ lợi ích công và trật tự xã hội. Lẽ đương nhiên, trong trường hợp này Nhà nước vẫn phải đảm bảo sự can thiệp là hợp lý, chỉ nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công


cộng và không làm tổn hại một cách quá đáng đối với lợi ích tư của các chủ thể tư.

Thứ ba, về nguồn của pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM.

Trong đời sống pháp lý, khi thực hiện hành vi (chẳng hạn phải ký hợp đồng…), các cơ quan Nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các cá nhân, tổ chức trong xã hội đều phải dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định. Những yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động của các chủ thể được coi là nguồn của pháp luật. Có thể quan niệm nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý để các chủ thể thực hiện hành vi thực tế 108. Trong các loại nguồn của pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật được rất nhiều nước coi là nguồn quan trọng hàng đầu của pháp luật. Theo đó, nguồn của pháp luật mặc dù là vấn đề mang tính lý thuyết nhưng vẫn tồn tại những quan điểm khác biệt.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, nguồn của một lĩnh vực pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật của lĩnh vực pháp luật đó. Ví dụ: nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính; nguồn của luật dân sự là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật dân sự…

Quan điểm thứ hai cho rằng, nguồn của pháp luật chính là “nguồn gốc” hay “xuất xứ” của các quy phạm pháp luật. Quan điểm này cho rằng nói đến nguồn của pháp luật chính là xác định nguồn gốc hay xuất xứ của các quy phạm pháp luật, nghĩa là quy phạm pháp luật có xuất xứ, nguồn gốc từ đâu, do Nhà nước ban hành (luật thành văn) hay do Tòa án công bố (án lệ) hoặc do thói quen giao dịch, phong tục, tập quán hình thành.

Theo quan điểm của tác giả Luận án này, cần xem xét, nhìn nhận nguồn của pháp luật thương mại nói chung và pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM nói riêng chính là nguồn gốc hay xuất xứ của các quy định pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM, bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật (luật thành văn) do Nhà nước ban hành hoặc do các quốc gia thỏa thuận với nhau để ban hành (điều ước quốc tế); án lệ do Tòa án công bố; các thói quen thương mại, tập quán thương mại và thông lệ quốc tế về thương mại.

1.2.2 Cấu trúc nội dung pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Nói đến cấu trúc của một lĩnh vực pháp luật chính là nói đến các nhóm quy


108 Xem Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Tư

pháp, Hà Nôi, tr.284 – 285.


phạm pháp luật cấu thành nên lĩnh vực pháp luật đó. Về phương diện lý thuyết, giữa các nhóm quy phạm pháp luật này luôn tồn tại mối quan hệ tương hỗ với nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo thành thể thống nhất của một lĩnh vực pháp luật cụ thể (các lĩnh vực pháp luật này có thể rộng hoặc hẹp).

Đối với pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM, lĩnh vực pháp luật này suy cho cùng chỉ là một “tiểu chế định pháp luật”, được cấu thành bởi các nhóm quy phạm pháp luật sau đây:

(i) Các quy định về chủ thể và quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ BTTH do vi phạm HĐTM.

Xét về phương diện lý luận, do quan hệ BTTH có bản chất là quan hệ pháp luật dân sự nên khi điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ xã hội này, đương nhiên nhà làm luật phải minh định thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này là ai và gắn với mỗi chủ thể đó là các quyền, nghĩa vụ pháp lý như thế nào. Khi quy định về chủ thể tham gia quan hệ BTTH do vi phạm HĐTM, nhà làm luật không những phải quy định rõ thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đặc thù này bao gồm bên có quyền yêu cầu BTTH và bên có nghĩa vụ trả tiền BTTH do vi phạm HĐTM, mà còn phải quy định rõ mỗi chủ thể này phải đáp ứng những điều kiện nào để có thể tham gia vào quan hệ BTTH với tư cách là bên có quyền yêu cầu bồi thường hoặc bên có nghĩa vụ bồi thường. Ngoài ra, để đảm bảo cho quan hệ pháp luật này được thực hiện trên thực tế thì nhà làm luật còn phải quy định rõ mỗi chủ thể nói trên (bên có quyền yêu cầu BTTH và bên có nghĩa vụ BTTH) phải thực hiện những quyền, nghĩa vụ cụ thể nào và các quyền, nghĩa vụ pháp lý đó phát sinh từ cơ sở pháp lý nào (HĐTM do các bên ký kết hay là các quy định của pháp luật?).

Trên nguyên tắc, nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ quy định về thành phần chủ thể tham gia quan hệ BTTH do vi phạm HĐTM, bao gồm những chủ thể nào (ví dụ: bên có TNBTTH do vi phạm HĐTM; bên có quyền yêu cầu BTTH do vi phạm HĐTM). Ngoài ra, nhóm quy phạm pháp luật này cũng có nhiệm vụ quy định rõ quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể đó ra sao (ví dụ: quyền và nghĩa vụ của bên có quyền yêu cầu BTTH; quyền và nghĩa vụ của bên có TNBTTH do vi phạm HĐTM).

Về lý luận, chủ thể là một trong ba yếu tố cấu thành nên một quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu nội dung này chính là một khía cạnh quan trọng mà bất cứ công trình khoa học pháp lý nào cũng đều quan tâm. Bởi vì suy cho cùng, nếu không có


chủ thể tham gia thì sẽ không có bất cứ quan hệ xã hội nào được hình thành. Để nghiên cứu nội dung này, luận án tiếp cận từ các quy định mang tính nguyên tắc chung trong BLDS năm 2015 và các quy định riêng trong LTM năm 2005 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong nội dung liên quan đến chủ thể, luận án sẽ tập trung nghiên cứu hai nhóm chủ thể đó là chủ thể có quyền yêu cầu BTTH và nhóm chủ thể chịu TNBTTH. Trong đó tập trung hai vấn đề liên quan đến chủ thể đó là căn cứ xác định chủ thể và các quyền, nghĩa vụ của chủ thể. Việc phân tích quy định kết hợp với thực tiễn thực hiện pháp luật sẽ làm nổi bật cả các vấn đề pháp lý và thực tiễn trong việc xác định chủ thể trong các vụ tranh chấp có liên quan đến giải quyết yêu cầu BTTH do vi phạm HĐTM.

(ii) Các quy định về căn cứ phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM.

Trong khoa học pháp lý, việc xác định các căn cứ phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Trong pháp luật thực định, nhiệm vụ của nhà làm luật là phải minh định các căn cứ này như thế nào để tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật trong quá trình truy cứu TNBTTH do vi phạm HĐTM.

Từ quan điểm lập luận nêu trên, có thể khẳng định rằng nhiệm vụ của nhóm quy phạm pháp luật này chính là phải quy định rõ các căn cứ làm phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM để làm cơ sở pháp lý cho quá trình áp dụng pháp luật khi truy cứu TNBTTH đối với bên có hành vi vi phạm HĐTM trong thực tiễn giao dịch thương mại. Về phương diện lý thuyết, sở dĩ pháp luật cần quy định rõ các căn cứ phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM là bởi vì:

Thứ nhất, về bản chất, TNBTTH do vi phạm HĐTM là một loại trách nhiệm pháp lý về tài sản, gắn với quyền sở hữu của chủ tài sản nên một chủ thể muốn yêu cầu chủ thể khác phải BTTH cho mình (tức là lấy đi của chủ sở hữu đó một p hần tài sản của họ thông qua hành vi BTTH), thì nhất thiết người yêu cầu bồi thường phải chứng minh rằng người được yêu cầu bồi thường đã gây ra cho mình một thiệt hại có thể xác định được về mặt kinh tế, do hành vi có lỗi của người đó trong quá trình thực hiện HĐTM. Nếu người yêu cầu bồi thường không thể chứng minh được thiệt hại xảy ra cho mình là do lỗi của bên đối ước trong quá trình thực hiện HĐTM thì đương nhiên không làm phát sinh quyền yêu cầu bồi thường của bên được cho là bị thiệt hại. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản khi người khác có ý định lấy tài sản của họ bằng cách yêu cầu BTTH.

Thứ hai, việc truy cứu TNBTTH do vi phạm HĐTM thực chất là nhằm khôi phục lại một tổn thất đã xảy ra cho bên bị thiệt hại trong quan hệ hợp đồng, do đó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022