Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 7

Trước tiên, bao giờ và ở đâu cũng thế, máu trong chiến tranh là biểu tượng của sự chết chóc, sự mất mát về sinh mạng. Trong gần 80 lần nói đến máu, thì số lần nhắc đến máu với ý nghĩa biểu tượng cho sự chết chóc, hi sinh, sự hủy hoại về tính mạng là nhiều hơn tất cả. Có lúc Tố Hữu nói đến điều đó bằng những hình ảnh rất cụ thể, rất hiện thực, đó là khi người dân vô tội bị sát hại tàn bạo, máu tươi đỏ dài theo thời gian, nhuốm đẫm cả không gian:

Ôi nhân loại! Địa cầu cháy bỏng Lò sát sinh ngập máu xương rơi

( Theo chân Bác)

Thịt rơi, máu chảy đêm dài

Ai nghe tiếng chị kêu hoài : Con ơi!

( Chị là người mẹ)

Nhưng máu chảy lụt tràn mặt đất Những dân tộc một còn một mất

( Bay cao) Giết cả trăm người, trong một sáng Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn

( Lá thư Bến Tre)

Ngoài người dân quê vô tội, có khi còn là những chiến sĩ Cách mạng, dù biết dấn thân vào con đường Cách mạng là "thân sống chỉ coi còn một nửa", vẫn bàng hoàng uất nghẹn trước sự dã man của kẻ thù, đó là hình ảnh của chú bé liên lạc Lượm, ngã xuống đồng quê trong cái tuổi còn như con chim chích, với "một dòng máu tươi" ( Lượm), đó là những người tù bị giặc thủ tiêu bằng thuốc độc trong khẩu phần ăn khiến nhiều người bị đau bụng, nôn mửa, co quắp rồi "chết uất máu bầm đen"( Thù muôn đời muôn kiếp không tan), đó còn là hình ảnh đau thương đầy bi tráng của những chiến sĩ như Nguyễn Văn Trỗi, khi bị xử bắn vẫn hiên ngang hô to khẩu hiệu như muốn thổi bùng lên nữa lửa đấu tranh, để rồi: "Máu tim anh nhuộm đỏ đất anh nằm"( Hãy nhớ lấy lời tôi), và bao chiến sĩ cách mạng nữa, mà ta không thể biết hết, cũng đổ máu trong các cuộc thảm sát rùng rợn trên khắp các nhà lao nổi tiếng bạo tàn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Khủng bố trắng. Máu đầm mặt đất Chật Côn Lôn, Lao Bảo, Sơn La

(Theo chân Bác)

Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 7

Máu Việt Nam thẫm đẫm từng tấc đất, từng dòng nước, từng ngọn đồi và không chỉ được diễn tả một cách cụ thể, sự tang thương nhiều khi còn được diễn tả qua ấn tượng kinh hoàng không bao giờ quên trong tâm trí mỗi người, và qua các hình ảnh thơ mang tính trừu tượng, gắn liền với máu, được nhắc đến như:

Hoa thơm không át mùi xương máu,

Nắng chỉ lây buồn trên áo tang

( Xuân nhân loại)

Đồi đỏ như đĩa huyết còn tươi

(Bắn)

Vạn ngày, có buổi nào yên?

Cá ăn phải máu chim quên lối vườn

( Nước non ngàn dặm)

Đặc biệt, khi nói đến cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ của miền Nam, Tố Hữu dùng hình ảnh "máu" để chỉ sự đau thương của miền Nam đang chìm trong khói lửa chiến tranh:

Có thể nào yên? Miền Nam ơi, máu chảy Tám năm rồi. Sáng dậy, giữa bình minh

( Có thể nào yên)

Có ai biết bao nhiêu máu chảy Máu miền Nam, hơn chín năm trời!

( Miền Nam)

Máu đọng chưa khô, máu lại đầy Hỡi miền Nam trăm đắng nghìn cay

( Theo chân Bác)

Nếu đất nước này là một sinh thể sống, thì nửa thân của nó là miền Bắc đang lành dần các vết thương chiến tranh từ năm 1954, còn nửa thân kia là miền Nam thì vẫn đang ứa máu chưa lành thương tích chiến tranh. Mượn cách nói này, Tố Hữu đã diễn tả được nỗi đau khổ mất mát tột cùng của đồng bào miền Nam "đi trước về sau" trong sự nghiệp chống ngoại xâm.

Máu, trước tiên biểu thị cho sự mất mát, tang thương là thế. Tiếp theo, máu còn là biểu tượng gắn liền với sự bạo tàn, độc ác của kẻ thù. Chúng, bè lũ cướp nước và bán nước, không khác gì bọn sài lang khát máu.Tần số xuất hiện của hình ảnh "máu" trong ý nghĩa biểu tượng về tội ác của giặc không nhiều, chỉ vài nét máu thôi, cũng cho ta thấy đầy đủ bộ mặt dã thú của cả kẻ cướp nước lẫn lũ bán nước, lũ đế quốc thì hau háu nhìn ta như miếng mồi ngon:

Lũ đế quốc nhìn ta đứng đó Như một bầy cú vọ trong đêm Mắt đỏ nọc, máu thèm lên cổ

Tưởng mồi ngon một miếng là êm

( Quang vinh tổ quốc chúng ta) Bọn tay sai bán nước thì như những con thú,"ôm chân liếm gót giặc ngoài":

Những con thú, Mỹ nuôi béo mã Khát máu người, cắn cả bào thai

( Chị là người mẹ) Cả bộ mặt của bọn địa chủ cũng được điểm đầy đủ:

Bọn địa chủ cắm vòi hút máu Phải vùng lên mà đấu thẳng tay

( Quang vinh tổ quốc chúng ta)

Tội ác của chúng cũng gắn liền với máu, quân phản động bán nước thì giống như loài cầm thú, không còn biết nguồn gốc, cha ông, bàn tay nhúng đầy tội ác với chính đồng bào mình:

Lũ bán nước lột da dân nước Tan mồ cha cũng rước voi giày Máu đà nhúng đỏ bàn tay

Biết chi đau đớn cỏ cây đồng bào

( Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Bọn cướp nước cũng là những loài dã thú, uống máu người không biết ghê, tanh:

Hãy nghe tự miền Nam, tiếng rú Xé trời xanh, lũ phượng hoàng bay Bầy chó dữ, những con- người- thú Ăn gan người, uống máu no say!

(Miền Nam)

Gắn với quân thù, thì "máu" là sự khát máu, là tội ác tày trời, không thể dung tha.

Trong thơ Tố Hữu 30 năm chiến tranh, ý nghĩa biểu tượng thứ ba của máu chính là nhiệt huyết, là ý chí đấu tranh sôi trào, máu thịt gắn với sự sẵn sàng hi sinh vì nghiệp cứu nước, ta bắt gặp những câu thơ mang khẩu khí của một lời thề:

Dù tan nát, cháy thành than lửa,

Máu hi sinh phải rửa thù này

(Quang vinh tổ quốc chúng ta)

Căm hờn lại giục căm hờn

Máu kêu trả máu, đầu van trả đầu

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Những câu thơ vang lên như lời quyết chí, như lời hiệu triệu, như lời khởi xướng cho những khúc quân hành thiêng liêng cứu nước. Máu, như thế biểu trưng cho tinh thần xả thân vì dân tộc.Vì nhân dân mà quên mình, vì nhân dân mà hi sinh. Để rồi mọi thế hệ người Việt khi nhìn màu sông núi, đều không bao giờ quên những giọt máu anh hùng:

Ôi, gò đất mịn son pha

Thắm tươi dòng máu ông cha bao đời

(Nước non ngàn dặm)

Từ đây, ta thấy một ý nghĩa nữa của máu, đó là máu được nhìn nhận như công sức, như hình khối của sự hi sinh mà con người phải đổ xuống, để đổi được lấy ngày ấm no tự do độc lập. Công sức ấy có khi được thể hiện bằng những hình ảnh thơ rất cụ thể:

Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi,ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

Mỗi trận đánh, đổ mồ hôi và máu Đâu phải là một cuộc phiêu du.

( Trên đường thiên lý)

Để góp công làm nên chiến tích thần kỳ - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, những chiến sĩ Điện Biên đã phải tăng cường hệ thống công sự, kéo pháo vào sát mục tiêu, đào hệ thống giao thông hào như một chiếc thòng lọng chòng lấy cổ tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, trong vòng 56 ngày đêm "độn thổ" đầy gian khổ, không ít máu rơi trong công sự trộn bùn non.Và ở tất cả các trận đánh, mồ hôi, và máu phải đổ xuống rất nhiều.

Ở những câu thơ khác, Tố Hữu lại nói về "máu" với ý khái quát cho công sức, sự hi sinh của anh chị em, của thế hệ cha ông, cho nền độc lập:

Nền độc lập đã xây bằng xương máu Quyết không thể trở thành sân khấu

(Thưa các ông Nghị)

Phải bao máu thấm trong lòng đất Mới ánh hồng lên sắc tự hào!

( Xin gửi miền Nam)

Thương nhau đừng khóc em yêu Tự do phải trả bao nhiêu máu này!

(Nước non ngàn dặm)

"Máu" trong trường hợp của các câu thơ trên là biểu tượng cho sự ngã xuống, cho công lao cao vời vợi của bao thế hệ người Việt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước non tươi đẹp này. Ở đây, có thể hiểu như đó là một cái giá rất thiêng liêng, rất to lớn phải bỏ ra mới có được nền độc lập hòa bình.

Không chỉ dừng lại ở ý nghĩa biểu tượng đó, máu trong thơ Tố Hữu giai đoạn 1945- 1975 còn biểu trưng cho tình cảm hữu ái, tình hữu nghị quốc tế.

Trước tiên, đó là tình máu mủ ruột thịt giữa hai miền Nam Bắc còn đang bị chia lìa bởi giặc, Chế Lan Viên từng viết:

Chúng muốn xé bản đồ ta làm hai nửa Tổ quốc Xé thân thể ta thành máu thịt hai miền

(Đừng quên - Chế Lan Viên)

Tuy dã tâm của giặc là thế, nhưng với mỗi con người Việt Nam lại luôn tự ý thức về sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, đoàn kết một khối toàn dân. Không ít lần Tố Hữu khẳng định tình cảm này:

Rằng: nước ta là của chúng ta Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa! Chúng ta, con một cha, nhà một nóc Thịt với xương, tim óc dính liền

(Ta đi tới)

"Thịt" " xương"," tim óc", … vốn là những bộ phận tạo thành cơ thể con người nay được nhà thơ miêu tả như những bộ phận của sinh thể Tổ quốc, "cha", "con", "nhà một nóc" lại có ý chỉ tình cảm gia đình thân thiết gắn bó không thể tách rời, điều đó chứng tỏ ý niệm về đất nước, về sự thống nhất hai miền của quê hương trở nên hết sức thiêng liêng, thiết cốt đối với mọi người. Chính vì thế mà :

Máu dù chảy hai miền thắm đỏ

Nghìn đầu rơi xuống cỏ không lui

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Đau thương ở cả hai miền, nhưng máu chảy ruột mềm, nhất quyết không chịu chia lìa ruột thịt, dù nghìn đầu rơi, vẫn đấu tranh cho một sự thống nhất nước nhà. Khẳng định tình máu mủ giữa hai miền Nam Bắc, Tố Hữu còn viết:

Ai nói giùm ta hết tấm lòng

Bác Hồ thương nhớ mỗi dòng sông Mỗi hòn núi ở miền Nam đó

Như thịt da ta rỏ máu hồng!

( Theo chân Bác)

Và nhà thơ luôn mong một sự tái hợp, thống nhất các miền đất nước, để Tổ quốc ta như cơ thể sống hoàn chỉnh, vẹn toàn:

Ta lại về ta, những đứa con Máu hòa trong máu, đỏ như son Sài Gòn ơi, Huế ơi! Xin đợi

Tái hợp, huy hoàng cả nước non!

(Việt Nam- máu và hoa)

"Máu", ngoài biểu tượng cho tình Nam - Bắc và khát vọng thống nhất nước nhà, còn biểu tượng chung cho tình hữu ái giai cấp, những con người lao khổ thương yêu nhau, truyền cho nhau sự sống, truyền cho nhau nhiệt huyết đấu tranh:

Cả nước cho em, cho em tất cả Máu tiếp máu, cho lại hồng đôi má Cho mái tóc em xanh lại ngày xuân Cho thịt da em lại nở trắng ngần

(Người con gái Việt Nam)

Hình ảnh chị Lý, người con gái anh hùng Việt Nam, bất khuất, kiên trung, đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, thành vẻ đẹp thiêng liêng. Và máu chị dù đổ xuống, sẽ có máu nhân dân, máu của tình hữu ái giai cấp tiếp truyền, "cho lại hồng đôi má", cho sự sống lại thắm tươi. Hay anh Trỗi cũng vậy, "máu tim anh nhuộm đỏ đất anh nằm" nhưng những giọt máu đó lại không phải mất đi, mà là tiếp nối cho một sự hội tụ khác của "máu", ấy là máu đấu tranh trong khắp nhân dân lao khổ:

Anh đã chết, Anh Trỗi ơi có biết Máu kêu máu, ở trên đời tha thiết! Du kích quân Caracát đã vì Anh Bắt một tên giặc Mỹ giữa đô thành

(Hãy nhớ lấy lời tôi)

Chưa hết, với máu, Tố Hữu còn nhìn thấy ý nghĩa của sự sống, niềm hi vọng, sự tái sinh:

Đảng ta, con của phong trào

Mẹ nghèo mang nặng khổ đau khôn cầm.

Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ

Không quê hương, sương gió tơi bời Đảng ta sinh ở trên đời

Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Đảng ta - tên gọi thật gần gũi nhưng cũng rất mực thiêng liêng và rất đỗi tự hào, một từ quen thuộc, thân thiết của hầu hết những người con đất Việt

mỗi khi nói về Đảng Cộng sản Việt Nam. Đi vào thơ Tố Hữu, Đảng như một sinh mệnh, sinh ra trong một đất nước nô lệ nhiều đau thương, nhưng hàng triệu người đã vào Đảng, hi sinh cho Đảng trước hết vì lòng yêu nước, mưu cầu độc lập tự do, ấm no cho nhân dân. Đảng," một hòn máu đỏ", một sinh mệnh đem theo sự sống, niềm tin, sức mạnh đoàn kết kiên cường của toàn dân tộc, để từ đó Đảng đã lãnh đạo thành công hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại, đánh dấu bằng chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ chấn động địa cầu và chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Bằng những kỳ tích vang dội đó, Đảng ta đã trở thành hình mẫu của một đảng cộng sản kiên cường, trung thành với lợi ích của dân tộc, thực sự đem lại "đời sống" theo đúng nghĩa của nó cho nhân dân. Và vì thế, "hòn máu đỏ" ở đây giữ nét nghĩa thực thể biểu trưng của sự sinh thành, của sự sống. Cũng với ý nghĩa này, Tố Hữu còn viết:

Hồn Nước gọi. Tiếng bom Sa Điện Trái tim Hồng Thái nổ vang trời Máu thơm tươi mầm non Xuân đến Vui lại rồi, Tổ quốc ta ơi!

(Theo chân Bác)

Hình ảnh "máu thơm tươi mầm non Xuân đến" chính là hình ảnh về sự hồi sinh của Cách mạng, câu thơ có "máu" nhưng không đem đến sự đau buồn, mất mát, mà thổi vào khí thơ một sự tươi mới, một niềm tin, hi vọng vào con đường đấu tranh phía trước. Dù sẽ gian khổ hi sinh, nhưng với tinh thần cách mạng kiên cường như Phạm Hồng Thái, thì nhất định sẽ đi đến thắng lợi.

Trong Ba mươi năm đời ta có Đảng, hình ảnh "máu" cũng gắn với niềm vui, niềm tin về cuộc sống tự do, tốt đẹp:

Tự do đã nở hoa hồng

Trong dòng máu đỏ trên đồng Việt Nam

Như vậy, cùng với "lửa" biểu tượng "máu" trong thơ Tố Hữu giai đoạn 1945- 1975 đã phần nào cho thấy hiện thực 30 năm chiến tranh nhiều đau thương mất mát, song cũng đầy tự hào, đầy niềm tin và hi vọng vào một sự tất thắng. Trong suốt hành trình thơ Tố Hữu không phải ngẫu nhiên mà Tố Hữu chọn đặt tên những chùm thơ, tập thơ của mình là Máu Lửa, Máu và Hoa,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023