Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 6

tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam mới, đem tài năng, sức mạnh, đem đạo đức sáng ngời của mình ra "Để tìm ra những phương thuốc thần tiên, Cho dân tộc được muôn năm hạnh phúc!" Biểu tượng lửa ở đây được thể hiện qua "ngọn đuốc", mang ý nghĩa của nhiệt huyết, của sự soi đường dẹp lối, mở hướng tương lai.

Rất nhiều câu thơ mang hình bóng của "lửa" với ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết, cho ý chí, quyết tâm giết giặc như thế này:

Đầu tôi cháy bùng lên như cục lửa

( Bắn)

Đầu nung lửa sắt

(Hoan hô chiến sĩ Điện biên)

Lửa chiến đấu ta phun vào mặt

(Quang vinh tổ quốc chúng ta)

Thành những óc tim lửa cháy bừng bừng

( Với Lênin )

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Bốn bề nổi lửa nhân dân

Mỹ như hùm đã sa chân vào tròng

Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 6

( Nhật kí đường về)

Với ý nghĩa này, biểu tượng lửa được hiểu như là tinh thần đấu tranh nóng bỏng, nhiệt huyết cứu nước của quân và dân ta từ trong mỗi cá nhân bùng lên trên toàn dân tộc, lửa ở đây như ánh sáng của lí tưởng, của sự bừng tỉnh và giác ngộ con đường chiến đấu. Để từ đó dẫn tới ý nghĩa biểu tượng tiếp theo của lửa, đó là lửa của hành động mạnh mẽ, của sự hi sinh, xả thân, của sự tự đốt cháy mình cho sự nghiệp chính nghĩa. Như nhà thơ Thu Bồn từng viết:

Tuổi trẻ biến trăm sông thành thác

Dập tắt lửa chiến tranh bằng máu đời mình

Lửa giờ đây là phương tiện để con người đấu tranh chống bạo tàn, lửa gắn liền với những hành động mạnh mẽ, sôi động, quyết liệt diệt thù. Thời chống Pháp, cá nhân mỗi người dù trẻ hay già, dù nam hay nữ đều ngút cao lửa xả thân vì nước:


hay:

Dân ta gan dạ anh hùng

Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)


Dù tan nát cháy thành than lửa Máu hy sinh phải rửa thù này

(Quang vinh tổ quốc chúng ta)

Để rồi mỗi tinh thần đó kết thành sức mạnh chung làm nên bài ca kháng chiến hùng tráng:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệptrùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

( Việt Bắc)

Bức tranh Việt Bắc ra quân ở đây đã được Tố Hữu miêu tả thật hoành tráng với hào khí ngất trời của những con người mới xuất quân mà như đã nắm chắc phần thắng trong tay.Trong cuộc kháng chiên chống Pháp đầy gian khổ hiểm nguy, ban ngày của địch, ban đêm là thế giới của ta cho nên hình ảnh "Dân công đỏ đuốc" là một hình ảnh đẹp đúng với hiện thực. Nhưng với ánh đuốc đỏ rực ấy cùng với "muôn tàn lửa bay" thì hiện thực lại biến thành lãng mạn biết chừng nào. Một ánh sáng, màu sáng chói lòa của lửa đuốc đang tỏ rõ khí thế của "Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận", hòa cùng lửa đấu tranh của hoàn cầu:

Bốn phương châu Á, châu Âu vẫy vùng Đồng cỏ héo đã bùng lửa cháy

( Ba mươi năm đời ta có Đảng) Thời chống Mỹ, cũng như miền Bắc, miền Nam rực lửa tranh đấu:

Ôi quê ta rất anh hùng!

Nước non đâu cũng trùng trùng tiến quân Ầm ầm biển lửa nhân dân

Đẹp như Huế dậy đầu xuân đỏ cờ

( Chuyện em)

Những câu thơ thể hiện sức mạnh như biển lửa của nhân dân, vì Việt Nam có những dũng sĩ diệt Mỹ ngay trong lòng dân quê, có khi mới chỉ tầm tuổi thiếu niên như Cu Theo(Em Nguyễn Văn Hòa, 15 tuổi, quê ở Thừa Thiên, dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ quyết thắng), mà đã một mình phục kích làm cho quân Mỹ "Tướng quan lăn chết nhăn răng một hàng"…

Ngọn lửa hi sinh ngút ngàn trong thơ Tố Hữu còn đặc biệt ở chỗ, nó không phải chỉ là lửa của ta, mà còn là ngọn lửa của nhân dân thế giới, những con người thực sự yêu hòa bình, yêu chính nghĩa, dám hi sinh mạng sống của mình để thắp lên ngọn lửa phản đối chiến tranh phi nghĩa, ấy chính là hình ảnh ngọn đuốc sống Noman Morison. Ngày 2-11-1965, nhân ngày Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, anh Morison, một công dân Mỹ, đã bế Emily- đứa con gái út yêu quý của anh khi đó 18 tháng tuổi từ nhà đến Lầu Năm Góc. Nhìn con lần cuối, anh châm lửa tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của nhà cầm quyền Mỹ ở Việt Nam, sự kiện này đã làm chấn động nước Mỹ và thế giới. Một tuần sau, ngày 8-11, báo Nhân dân đã đăng bài thơ mang tựa đề Emily, con… của Tố Hữu về cái chết của Morrison. Bài thơ đã làm xúc động bao con tim người Việt Nam đang chiến đấu giành độc lập, nhất là trong thanh niên, Tố Hữu từ lòng đồng cảm với Morison, đã như hòa giọng vào anh, nói thay anh những lời còn câm lặng:

Cha không bế con về được nữa Khi đã sáng bừng lên ngọn lửa Đêm nay mẹ đến tìm con

Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn Cho cha nhé

……

Oa-sinh-tơn Buổi hoàng hôn Còn mất?

Đã đến phút lòng ta sáng nhất Ta đốt thân ta

Cho ngọn lửa chói loà Sự thật.

( Emily, con… )

Ngọn lửa đấu tranh cho "sự thật" của Noman Morison thật là rực rỡ, về sau, khi nhớ lại sự kiện này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Mc Namara viết: "Cái chết của Morrison là một thảm hoạ không chỉ cho gia đình anh mà cho cả tôi và nước Mỹ. Đó là lời phản đối rõ ràng nhất trước hành động huỷ diệt cuộc sống của người dân Việt Nam và rất nhiều binh sĩ trẻ Mỹ", chính Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã phải nhìn ra từ ngọn đuốc sống kia, hành động "huỷ diệt cuộc sống của người dân Việt Nam và rất nhiều binh sĩ trẻ Mỹ" của mình và Chính phủ mình.

Chưa hết, "lửa" trong thơ Tố Hữu 30 năm chiến tranh có lúc lại biểu tượng cho sự sáng suốt, anh minh, sự thiêng liêng của lãnh tụ:

Hồ Chí Minh

Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng Trên đầu ta, ngọn cờ dân tộc

( Hồ Chí Minh)

Dưới hình ảnh "ngọn đuốc", biểu tượng lửa ở bài Hồ Chí Minh mang ý chỉ Bác Hồ, vị cha già của dân tộc, mang ánh sáng lý tưởng soi đường cho Cách mạng Việt Nam. Ta còn gặp ý nghĩa biểu tượng này của lửa trong bài Theo chân Bác:

Hang lạnh nhớ tay Người đốt củi Bập bùng lửa cháy suốt đêm thâu Ai hay ngọn lửa trong hang núi Mà sáng muôn lòng, vạn kiếp sau

Ngọn lửa trong hang núi là ngọn lửa thực, nhưng với người dân Việt, Bác cũng chính là ngọn lửa, đã thắp lên trong lòng bao thế hệ người Việt ánh sáng của cách mạng, ánh sáng của tương lai. Không chỉ Hồ Chí Minh, ngọn lửa, sức nóng đấu tranh của lửa còn biểu tượng cho Lênin:

Lênin, ấy là lò thép chảy

Thành những óc tim, lửa cháy bừng bừng

( Với Lênin)

Những câu thơ thể hiện một sự nhận thức và biểu hiện khá trọn vẹn về ý nghĩa tinh thần của "lửa": Người lãnh tụ như nguồn sáng, hơi ấm, mang đến sự giác ngộ, sự tái sinh cho đời.

Với riêng Tố Hữu, hình ảnh ngọn lửa được gắn chặt trong mối quan hệ với thơ ca – "lửa" là phương tiện để các nhà thơ thực hiện sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của mình, lửa chính là hình ảnh ẩn dụ của tình yêu, của khát vọng vươn lên, là ánh sáng soi đường cho con người đến với nhau, sống tốt đẹp hơn.

Gà gáy sáng. Thơ ơi mang cánh lửa Hãy bay đi! Con chim kêu trước cửa Thêm một ngày xuân đến. Bình minh

( Bài ca mùa xuân 61)

Ngọn lửa ấy trong thơ Tố Hữu đã được Nguyễn Đình Thi nhận định: "Và trong lửa của thơ anh, có biết bao thương yêu dịu dàng đối với đất nước, quê hương và những con người của đất nước, quê hương". Làm sao có thể quên được những lời tâm sự chân thành của nhà thơ về "ngọn lửa thơ " của mình như thế này:

Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy.

( Có thể nào yên )

"Dòng thơ tươi xanh" là hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Bắc xã hội chủ nghĩa, về cuộc sống đang dần ấm no hạnh phúc của nhân dân. "Dòng thơ lửa cháy" cũng là hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Nam máu lửa, về cuộc sống đấu tranh của nhân dân. Lửa trong thơ chính là nhiệt tình cánh mạng, là lòng căm thù ngút trời trước tội ác kẻ thù, là nỗi đau không nói nên lời khi quê hương nát tan, điêu tàn dưới gót giặc,... Ngọn lửa nhà thơ thắp lên trong thơ mình cũng là ngọn lửa yêu thương đất nước, yêu thương con người mà đến phút cuối đời mình nó vẫn còn hừng hực sôi nổi trong tim tác giả, thậm chí khi mất đi rồi, Tố Hữu vẫn muốn thắp lên cho đời ngọn lửa yêu sống yêu đời qua những vần thơ còn để lại:

Xin tạm biệt cuộc đời yêu quý nhất Còn mấy vần thơ, một nắm tro Thơ gửi bạn đời, tro bón đất

Sống là cho và chết cũng là cho.

Ngọn lửa Tố Hữu, ngọn lửa thơ, mãi luôn dâng hiến cho đời, dù cho phút cuối chỉ là "tro", thì cũng vẫn cứ là "cho".

Dọc theo hành trình của lửa, ta còn thấy, lửa không chỉ là biểu tượng của những điều lớn lao, cao cả, mà lửa còn rất gần gũi, thiết thực trong cuộc sống đời thường. Nếu như mưa mát mẻ, xoa dịu, ru ngủ con người thì sự hiện diện của ngọn lửa đem lại cho con người ấn tượng về cuộc sống ấm cúng, hạnh phúc, hòa bình tươi vui, về sự văn minh. Những năm xóa giặc dốt, ngọn lửa đi cùng con chữ trong đêm, đến từng làng bản hẻo lánh xa xôi, đem văn hóa khai mở thêm tri thức con người:

Trường tôi vui giữa rừng sâu

Chữ theo đuốc lửa đêm thâu tiếng người

( Trường tôi)

Rồi nữa:


Ơi những em đốt đuốc đến trường làng

( Sáng tháng năm)

Khi kháng Pháp thành công, trên miền Bắc những năm 1954,1955, thì "lửa" trong thơ Tố Hữu lại mang tinh thần tươi vui, rạo rực, như niềm phấn chấn về cuộc sống hòa bình đang mở ra, chúng ta liên tiếp gặp ánh lửa đỏ hi vọng này, như:

Đuốc chạy sáng rừng Chuông reo tin mừng Loa kêu từng cửa

Làng bản đỏ đèn đỏ lửa…

( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

Giành lại bao năm tháng Giành lại mỗi người con Từng ngọn đèn tươi sáng Từng giọt nước lành ngon

( Lại về)

Để mừng ngày chiến thắng, mừng ngày Hồ Chí Minh và Chính phủ về thủ đô sau chiến thắng Điện Biên, Tố Hữu cũng mượn đến hình ảnh lửa trên ngọn đèn hải đăng biểu tượng cho cuộc sống giản dị, hòa bình:

Trên bãi Thái Bình Dương sóng gió Phơi phới bay cờ đỏ sao vàng

Chúng ta đứng thẳng hiên ngang

Sáng ngời một ngọn hải đăng hòa bình

( Xưa…Nay)

Cũng từ ý nghĩa biểu tượng này, lửa theo đó còn mang biểu tượng về sự sống mới, mang ý nghĩa của tái sinh. Nhận thức về sự hồi sinh của đất nước, Tố Hữu có viết:

Đời ta gương vỡ lại lành

Cây khô cây lại đâm cành nở hoa

( Ba mươi năm đời ta có Đảng) Sự hồi sinh kì diệu mà cách mạng đem lại cho con người được Tố

Hữu kí thác trong cách nói "gương vỡ lại lành" và "cây khô" lại "đâm cành nở hoa". Cũng tương tự như vậy, nhà thơ khẳng định:

Giữa đống tro tàn tay ta nhóm lửa Bão dập mưa chan, gan sắt dạ vàng

( Trên đường thiên lý)

Từ trong đổ nát tan hoang do chiến tranh hủy diệt, con người lại kiên trì "nhóm lửa", bắt tay xây dựng lại cơ đồ, dù có khó khăn trở ngại cũng bền gan gắng chí vượt qua. "Nhóm lửa", đó là khả năng tái tạo lại sự sống, làm lại tất cả trên cơ sở của sự đổ nát, hoang tàn.

Như vậy, với sự xuất hiện khá dày biểu tượng lửa trong giai đoạn thơ 30 năm khánh chiến, Tố Hữu đã cho ta thấy được cơ bản tình cảnh của đất nước, nhân dân dưới gót giày xâm lược của thực dân, đế quốc. Đồng thời, cũng qua ý nghĩa biểu tượng tích cực của lửa, ta còn thấy được lòng căm thù giặc, ý chí nóng bỏng giết giặc, bảo vệ, xây dựng quê hương của con người Việt Nam. Ý nghĩa biểu tượng có được từ "lửa" chính là những trải nghiệm của tác giả, một nhà thơ, một chiến sĩ cộng sản gan dạ, luôn gắn đời mình, thơ mình, trái tim

tươi đỏ của mình với sự nghiệp gian lao mà vĩ đại của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945- 1975.

2.1.2 Biểu tượng máu:

Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, thì máu "tượng trưng cho tất cả những giá trị liên đới với lửa, với sức nóng và sự sống, gắn với mặt trời" [2, tr.566]. Ngoài ra "máu" được coi là phương tiện truyền dẫn sự sống, là bản nguyên của sự sinh thành. "Máu còn ứng với nhiệt, nhiệt của sự sống và nhiệt của thân thể…Máu là bản nguyên của thân xác và là phương tiện truyền dẫn những đam mê." [2, tr.566] Với một số dân tộc khác thì máu là vật dẫn linh hồn. Máu là thứ quý nhất trong tất cả các thứ nước ( như sữa, mật, rượu v.v…) mà người xưa dùng để hiến tế lên cái chết, lên các linh hồn hay thượng đế. Ngoài ra còn có nhiều quan niệm khác nhau về hình ảnh máu. Song về cơ bản, "máu" biểu trưng cho sự sống nhưng cũng hàm ý về cái chết. Như vậy, giống như biểu tượng "lửa" biểu tượng "máu" có hai hàm ý đối lập nhau, tích cực và tiêu cực: sống và chết. Nói đến máu người ta vừa hi vọng nhưng cũng vừa sợ hãi. Bởi ở đâu có máu, ở đó có sự sống nhưng ở đâu có đổ máu là nơi đó có hận thù, chết chóc, thương vong, hi sinh, mất mát….Trong văn hóa và văn học Việt Nam, "máu" còn biểu trưng cho tình ruột thịt, tình thân ái. Cho nên mới có câu "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", hay "Máu chảy ruột mềm". Máu, như thế biểu hiện cho sự sống, nhiệt huyết, cho cả sự hi sinh và tình gắn bó.

Thơ Tố Hữu giai đoạn 1945- 1975 phản ánh thời kì đất nước chìm trong chiến tranh, nên sự xuất hiện hình ảnh máu trong thơ khá đậm đặc. Con đường độc lập tự do phải "xây xác quân thù", nhưng đường vinh quang ấy cũng phải trả giá bằng máu xương bao nhiêu chiến sĩ, bao nhiêu thường dân, bao nhiêu máu của cả dân tộc. Màu máu đỏ ấy thắm tươi trên lá cờ của chúng ta, phấp phới như một mảnh hồn chung, nhắc nhở chúng ta đừng quên: độc lập ấy là máu của cả dân tộc từ Bắc chí Nam, vinh quang ấy là vinh quang của cả dân tộc từ Nam chí Bắc. Trong những bài thơ của 30 năm chiến tranh, Tố Hữu đã 76 lần nhắc đến máu, xương máu, ở 33 bài để thấy rõ hơn bộ mặt đau thương của chiến tranh, và cũng thấy rõ hơn tinh thần Việt Nam gan góc.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí