giải quyết vấn đề | chính xác, chưa khoa học các thông tin thu thập được. | tin thu thập được và rút ra một số kết luận phù hợp nhưng chưa đầy đủ cho các vấn đề học tập đặt ra. | và rút ra được các kết luận phù hợp, đầy đủ cho các vấn đề học tập đặt ra. | |
7. Hợp tác với thầy cô, bạn học | Chưa chủ động, chưa thường xuyên hợp tác với thầy cô, bạn học trong môi trường trực tuyến và trên lớp học để tìm kiếm hỗ trợ/hỗ trợ bạn học khác khi cần thiết. | Chủ động, thường xuyên hợp tác nhưng chưa hiệu quả với thầy cô, bạn học trong môi trường trực tuyến và trên lớp học để tìm kiếm hỗ trợ/hỗ trợ bạn học khác khi cần thiết. | Chủ động, thường xuyên hợp tác hiệu quả với thầy cô, bạn học trong môi trường trực tuyến và trên lớp học để tìm kiếm hỗ trợ/hỗ trợ bạn học khác khi cần thiết. | |
8. Trình bày và bảo vệ kết quả học tập | Trình bày kết quả học tập chưa logic, chưa rõ ràng. | Trình bày kết quả học tập logic, rõ ràng nhưng trả lời chưa chính xác, chưa đầy đủ các câu hỏi/vấn đề có liên quan được đặt ra. | Trình bày kết quả học tập logic, rõ ràng, sáng tạo bằng các công cụ tin học và phương tiện kỹ thuật, trả lời chính xác, đầy đủ các câu hỏi/vấn đề có liên quan được đặt ra. | |
Đánh giá và điều chỉnh việc học | 9. Đánh giá kết quả học tập | Đánh giá kết quả học tập trực tuyến và trực tiếp chưa khách quan, chưa | Đánh giá khách quan, chính xác kết quả học tập trực tuyến và trực tiếp, chỉ ra minh | Đánh giá khách quan, chính xác kết quả học tập trực tuyến và trực tiếp, chỉ ra các minh |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Phương Pháp, Kĩ Thuật Dạy Học Tích Cực Và Công Cụ Hỗ Trợ Tổ Chức Dạy Học Theo Mô Hình Blended Learning Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho
- Thực Trạng Vấn Đề Tự Học, Phát Triển Năng Lực Tự Học Và Vận Dụng Blended Learning Trong Dạy Học Hóa Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Biện Pháp Vận Dụng Mô Hình Blended Learning Trong Dạy Học Phần Hóa Học Hữu Cơ Lớp 11 Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Biện Pháp 1. Vận Dụng Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược Trong Dạy Học Phần Hóa Học Hữu Cơ Lớp 11 Phát Triển Nlth Cho Hs Thpt
- Bài Giảng Điện Tử Hỗ Trợ Dạy Học Theo Mô Hình Lhđn
- Nội Dung Bộ Domino Hóa Học Về Đồng Đẳng, Đồng Phân, Danh Pháp Của Hiđrocacbon Không No
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
chính xác theo các tiêu chí xác định. | chứng chứng minh mức độ đạt được nhưng chưa phù hợp. | chứng/xây dựng được hồ sơ học tập phù hợp. | |
10. Rút kinh nghiệm và điều chỉnh | Chỉ ra được các hạn chế, sai sót nhưng chưa tìm ra cách khắc phục phù hợp. | Chỉ ra được một số hạn chế, sai sót và tìm ra được các cách khắc phục phù hợp nhưng chưa đầy đủ. | Chỉ ra các hạn chế, sai sót và tìm ra các cách khắc phục phù hợp và đầy đủ. |
2.2. Phân tích chương trình phần Hóa học hữu cơ lớp 11
2.2.1. Mục tiêu
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GDDT [7] và các yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT môn Hóa học 2018 [9] với những điểm khá tương đồng, mục tiêu DH phần HHHC lớp 11 được xác định như sau:
Phần Đại cương hóa học hữu cơ
- HS nêu được:
+ Khái niệm về hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ và đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.
+ Khái niệm về công thức phân tử của hợp chất hữu cơ.
+ Khái niệm đồng đẳng, đồng phân.
- Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hoá học trong hoá học hữu cơ và viết được công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ đơn giản.
Các hợp chất hữu cơ tiêu biểu: hiđrocabon (ankan, anken, ankađien, ankin, aren), ancol - phenol, anđehit, axit cacboxylic.
- HS nêu được khái niệm và công thức chung của các dãy đồng đẳng tiêu biểu.
- Viết được công thức cấu tạo và gọi tên các hợp chất tiêu biểu theo tên thông thường và tên thay thế.
- Trình bày được:
+ Đặc điểm cấu tạo và các liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ.
+ Tính chất vật lý (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối
lượng riêng, tính tan).
+ Tính chất hóa học đặc trưng của các dãy đồng đẳng hữu cơ.
+ Quy tắc thế, cộng và cách xác định sản phẩm chính trong phản ứng thế, cộng.
+ Phương pháp điều chế và ứng dụng thực tế của các hợp chất hữu cơ, liên hệ với các hiện tượng trong thực tiễn sản xuất và cuộc sống.
- Quan sát mô hình, video hoặc thực hiện thí nghiệm để dự đoán/nghiên cứu/ kiểm chứng/chứng minh về tính chất hóa học và phương pháp điều chế.
- Đề xuất ý tưởng và lập kế hoạch nghiên cứu/kiểm chứng/chứng minh tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ.
- Nhận biết, phân biệt, tách được hợp chất hữu cơ khỏi hỗn hợp với chất khác bằng phương pháp hóa học.
- Tính được thành phần phần trăm về thể tích, khối lượng các hợp chất hữu cơ trong hỗn hợp phản ứng.
- Phát triển các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) thông qua việc sử dụng các PPDH tích cực tổ chức hoạt động học tập cho HS theo mô hình BL.
- Phát triển các phẩm chất (trung thực, trách nhiệm) thông qua các nội dung dạy học.
2.2.2. Cấu trúc và đặc điểm nội dung kiến thức
Kiến thức HHHC trong chương trình hóa học THPT giúp HS thấy được tính đa dạng của thế giới vật chất xung quanh và sự vận động hóa học của vật chất, các quy luật chi phối sự vận động qua nghiên cứu phản ứng hóa học của các loại chất hữu cơ cơ bản. Phần HHHC lớp 11 được cấu trúc gồm 3 phần chính và sắp xếp theo thứ tự độ khó tăng dần. Mối liên hệ giữa kiến thức phần HHHC lớp 11 với các kiến thức liên quan trước đó được mô tả ở hình 2.3. Trong đó, phần Đại cương HHHC giúp HS có cái nhìn tổng quát về HHHC, là cơ sở để HS vận dụng vào nghiên cứu các loại HCHC và đảm bảo tính khoa học về mặt nhận thức, giúp quá trình học tập HHHC và phát triển NLTH của HS trở nên dễ dàng hơn. Phần các hợp chất hữu cơ gồm Hiđrocacbon (no, không no, thơm), Ancol -phenol, Anđehit, Axit cacboxylic với các bài học bố cục khá tương đồng gồm các nội dung chính: đồng đẳng - đồng phân - danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng có mối quan hệ di tính đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình TH của HS.
Hình 2.3. Mối liên hệ kiến thức phần Hóa học hữu cơ lớp 11
Phân tích nội dung phần HHHC lớp 11, chúng tôi thấy rằng khối lượng kiến thức là khá lớn và có nhiều kiến thức mới và khó đối với HS, cụ thể:
- Về đặc điểm HCHC: có cấu tạo phức tạp, nhiều đồng đẳng, đồng phân nên gây khó khăn cho HS trong việc phân tích đặc điểm liên kết giữa các nguyên tử, nhóm nguyên tử trong phân tử và ảnh hưởng của chúng đến tính chất của HCHC. Bên cạnh tính quy luật, cũng có rất nhiều trường hợp đặc biệt do ảnh hưởng qua lại của các nguyên tử, nhóm nguyên tử trong phân tử làm thay đổi về tính chất của chất.
- Về danh pháp HCHC: các quy luật đọc tên thông thường, tên theo hệ thống IUPAC, tên gốc-chức và tên gọi nhiều đồng phân khác nhau của cùng một HCHC gây khó khăn cho HS để phân biệt và ghi nhớ.
- Về tính chất hóa học: bản chất của phản ứng hữu cơ đặc trưng (thế, cộng, tách, phân hủy, oxi hóa, trùng hợp) dựa trên sự biến đổi cấu trúc phân tử của chất tham gia, cơ chế của phản ứng và các sản phẩm tạo thành là nội dung khó cho HS bởi phản ứng thường xảy ra theo nhiều hướng, nhiều giai đoạn và tạo nhiều sản phẩm khác nhau.
Bên cạnh đó, thời lượng DH trên lớp lại quá ít dẫn đến khó khăn của HS trong việc học tập, GV cũng gặp khó khăn trong DH để vừa đảm bảo đầy đủ nội dung vừa phù hợp thời lượng quy định. Giải pháp cho các khó khăn này chỉ có thể là tăng cường tổ chức TH và quản lý hoạt động TH của HS qua môi trường trực tuyến kết hợp.
2.2.3. Đặc điểm về phương pháp dạy học
Khác với chương trình ở Trung học cơ sở, phần HHHC lớp 11 nghiên cứu đầy đủ cả dãy đồng đẳng thay vì nghiên cứu một chất cụ thể nên trong quá trình DH GV cần lấy ví dụ đa dạng với các chất trong dãy đồng đẳng, tuy nhiên cũng cần lựa chọn ví dụ để tránh HS quy nạp hoặc suy diễn sai trong quá trình nhận thức. Chú trọng rèn luyện kĩ năng sử dụng danh pháp hóa học, so sánh và nhấn mạnh mối quan hệ chuyển hóa giữa các loại HCHC. Triệt để sử dụng các mô hình, tranh ảnh, hình vẽ, thí nghiệm hóa học phù hợp để hướng dẫn HS tư duy, nhận thức.
Cấu trúc phần HHHC lớp 11 đã giúp HS có cơ sở để phân tích cấu tạo các chất và suy luận ra tính chất của chất, từ tính chất liên hệ đến ứng dụng của nó, các chất nghiên cứu sau có tính chất tương tự hoặc có một số tính chất giống chất nghiên cứu trước đó nên có thể so sánh, phân tích cấu tạo chất để suy ra, do đó tạo điều kiện cho hình thành và phát triển phương pháp TH, tự nghiên cứu và phát triển NLTH của HS. Ngoài ra, Phần HHHC lớp 11 có rất nhiều nội dung kiến thức liên quan đến thực tiễn nên thích hợp cho GV tổ chức các DA học tập cho HS. Tuy nhiên, đây là phần có nhiều kĩ năng tư duy hóa học hữu cơ phải hình thành và rèn luyện, nên TH cần thiết phải có sự hướng dẫn cụ thể của GV. Môi trường trực tuyến trong mô hình BL sẽ tạo điều kiện tốt cho GV trong việc chuyển giao các hướng dẫn, hỗ trợ này đến
từng cá nhân HS, cá nhân hóa hoạt động học tập.
2.3. Công cụ đánh giá NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL
Đánh giá NLTH là khâu quan trọng, thiết yếu của quá trình phát triển NLTH của HS. Kết quả đánh giá là cơ sở để HS nhận thức được mức độ NLTH của bản thân để có kế hoạch và chiến lược phát triển trong giai đoạn tiếp theo đồng thời là cơ sở giúp GV xác định được vị trí của HS trên đường phát triển NL, từ đó có kế hoạch can thiệp sư phạm kịp thời nhằm cải thiện NLTH của các em. Trong các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài thì đây là một nhiệm vụ quan trọng để kiểm chứng và khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp vận dụng mô hình BL trong dạy học, và để tiến hành đánh giá NLTH cần thiết phải có các công cụ đánh giá cụ thể.
Dựa trên cấu trúc và các tiêu chí đánh giá NLTH của HS trong DH theo mô hình BL, chúng tôi đã lựa chọn các công cụ để thu thập thông tin về NLTH của HS gắn với biện pháp tác động được trình bày dưới đây:
2.3.1. Phiếu đánh giá theo tiêu chí của GV
GV dựa trên bảng mô tả chi tiết các mức độ biểu hiện NLTH để đánh giá mức độ đạt được của các tiêu chí tương ứng ở từng HS thông qua quan sát, thu thập các minh chứng được gợi ý trong suốt quá trình học tập. Qua đó, GV có thể đánh giá được từng biểu hiện NLTH của mỗi HS hoặc của tất cả các HS trong lớp học đã đạt được ở mức nào (qua điểm TB theo mỗi tiêu chí). Ví dụ:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
(Trong dạy học theo mô hình Lớp học Đảo ngược) HS:............................................................Lớp:............... Trường:.............................
GV đánh giá:.............................................................................................................. Thời điểm đánh giá (bài học/chủ đề): .......................................................................
Thầy/cô hãy đánh giá mức độ đạt được của các tiêu chí dưới đây của HS dựa vào các minh chứng được gợi ý và cho điểm tương ứng vào ô trống:
Mức 1 (1 điểm); Mức 2 (2 điểm); Mức 3 (3 điểm)
Tiêu chí | Mức độ | Gợi ý minh chứng | |||
1 | 2 | 3 | |||
1 | Nhận định mục tiêu và các nội dung của bài học | Sơ đồ KWL cá nhân. | |||
2 | Xác định điều đã biết (sau TH trực tuyến) trước buổi học trên lớp | ||||
3 | Xác định phương tiện, cách thức thực hiện nhiệm vụ TH | Kế hoạch TH cá nhân. | |||
4 | Lập thời gian biểu và dự kiến kết quả TH | ||||
5 | Thu thập thông tin | Vở ghi của HS (về nội dung trả lời và các điều chỉnh); Kết quả hợp tác trên lớp học; Phần trả lời cho các nhiệm vụ/bài tập thực tiễn trên Teams; Nhật ký hoạt động (trao đổi) trên Teams của HS; Bài kiểm tra. | |||
6 | Xử lý thông tin và giải quyết vấn đề học tập | ||||
7 | Hợp tác với thầy cô, bạn học | ||||
8 | Trình bày và bảo vệ kết quả học tập |
Đánh giá kết quả học tập | Sơ đồ KWL cá nhân. | ||||
10 | Rút kinh nghiệm và điều chỉnh | ||||
Tổng điểm: ......... /30 |
Nếu điểm GV đánh giá gần với mức 1 thì biểu hiện NLTH của HS cần được phát triển thêm. Nếu điểm gần với mức 2, HS cần tiếp tục phát huy. Nếu điểm gần với mức 3, HS có biểu hiện NLTH tốt cần được duy trì.
Tương tự, phiếu đánh giá theo tiêu chí của GV (Trong dạy học dự án theo mô hình BL) được trình bày trong phần phụ lục 7.1.
2.3.2. Phiếu tự đánh giá của HS
HS căn cứ vào bảng mô tả chi tiết các chỉ báo để tự đánh giá NLTH trong học tập của mình từ mức 1 đến mức 3 trong thang đánh giá từng biểu hiện của NLTH. Qua điểm tự đánh giá, GV và HS có thể biết được biểu hiện của NLTH ở HS đạt ở mức độ nào để cải thiện hoặc tiếp tục duy trì và phát huy. Bên cạnh đó, việc tự đánh giá sau mỗi giai đoạn học tập sẽ giúp HS sẽ chủ động điều chỉnh quá trình TH cho phù hợp, cải thiện những biểu hiện còn kém và duy trì các biểu hiện tốt.
Phiếu tự đánh giá sẽ được sử dụng vào các thời điểm trước (TTĐ) và sau (STĐ) khi áp dụng các biện pháp đề xuất. Ví dụ:
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
(Trong dạy học dự án theo mô hình BL) HS:..........................Nhóm:............Lớp:........ Trường:.........................................
Thời gian thực hiện:..............................................................................................
Em hãy tự đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí dưới đây bằng cách cho điểm tương ứng vào ô trống: Mức 1 (1 điểm); Mức 2 (2 điểm); Mức 3 (3 điểm)
Tiêu chí | Mức độ đạt | ||
TTĐ | STĐ | ||
1 | Đặt mục tiêu và xác định các vấn đề cần giải quyết của DA | ||
2 | Nhận định điều đã biết có liên quan đến DA | ||
3 | Xác định phương tiện, cách thức thực hiện nhiệm vụ của DA | ||
4 | Lập thời gian biểu thực hiện DA và dự kiến kết quả đạt được |
Thu thập thông tin cho DA | |||
6 | Xử lý thông tin và giải quyết vấn đề của DA | ||
7 | Hợp tác với thầy cô, bạn học | ||
8 | Trình bày và bảo vệ kết quả của DA | ||
9 | Đánh giá kết quả DA | ||
10 | Rút kinh nghiệm và điều chỉnh | ||
Tổng điểm |
Tương tự, phiếu tự đánh giá của HS (trong dạy học theo mô hình LHĐN) được trình bày trong phần phụ lục 7.2.
Ngoài ra, để tổ chức hoạt động học của HS theo các mô hình BL và hỗ trợ thu thập thông tin, minh chứng đánh giá NLTH của HS, chúng tôi cũng đã sử dụng một số công cụ như: sơ đồ KWL, bài kiểm tra, phiếu đánh giá sản phẩm DA, phiếu đánh giá quá trình thực hiện DA được trình bày trong phụ lục 7.3-7.7.
2.4. Một số biện pháp vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT
2.4.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp
Để đề xuất các biện pháp trong luận án, chúng tôi dựa trên những cơ sở sau:
(1) Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông: Chương trình GDPT 2018 đã chính thức được công bố, đặt ra yêu cầu mới với toàn ngành giáo dục, các nhà trường, GV phổ thông và cả các nhà khoa học giáo dục trong việc tìm ra các biện pháp bài bản phát triển hiệu quả và đồng bộ phẩm chất và năng lực của HS trong đó có NLTH.
(2) Vai trò quan trọng của TH và NLTH trong giáo dục: TH có vai trò quan trọng quyết định kết quả học tập và rèn luyện của HS, NLTH là một trong những năng lực chung của HS phổ thông góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển các năng lực khác và giúp HS tự học suốt đời. HS khi TH hiệu quả cũng sẽ phát triển được các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm... . Do đó, việc phát triển NLTH cho HS THPT hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa lâu dài.
(3) Vai trò của công nghệ thời kì 4.0 và mô hình BL trong dạy học: Công nghệ thời kì 4.0 đặc biệt là ICT đã tạo ra các điều kiện thuận lợi và cơ hội mới cho giáo dục, mang lại những trải nghiệm mới, sáng tạo cho cả GV và HS, thay đổi mạnh mẽ