Tính Chất Và Chức Năng Cơ Bản Của Biểu Tượng

Trong buổi bình minh của lịch sử đó, những cuộc cách mạng về trí năng, về sự sáng tạo ra các công cụ sản xuất cũng lần lượt xuất hiện cùng với sự ra đời của ngôn ngữ. Điều đó đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình sống kiểu quần thể bầy bàn - vượn người lên đời sống xã hội của loài người. Con người đã vượt lên bản chất động vật của chính mình để trở thành “con người xã hội”.

Nhờ có hoạt động ngôn ngữ, loài người có thể giao tiếp với nhau và truyền thông cho nhau những kinh nghiệm đã được đúc kết trong lao động, trong chiến đấu cũng như trong hoạt động trí tuệ. Trong xã hội nguyên thuỷ, chính nhờ vào hoạt động trí tuệ này mà sức mạnh của nhóm, của cộng đồng và từng cá nhân sống trong cộng đồng đó ngày càng tăng lên gấp bội. Đó là cơ sở đảm bảo cho sự thắng lợi của con người trong đấu tranh sinh tồn và trong lao động chinh phục tự nhiên.

Tuy nhiên, ở thưở bình minh lịch sử ấy, trước khi có chữ viết ra đời, hoạt động lời nói của con người còn bị hạn chế và bị bó hẹp trong không gian và thời gian hữu hạn. Do vậy, ngoài lời nói ra, họ còn dùng những phương tiện ngoài ngôn ngữ, đó là những “ngôn ngữ không lời” bao gồm: hình vẽ, tranh khắc, điệu bộ, cử chỉ, dấu hiệu và các ký hiệu đơn giản hoặc phức tạp khác.

Ngay từ thời nguyên thuỷ, khi mà tiếng nói còn rất nghèo nàn thì điệu bộ, cử chỉ, nét mặt của con người đã có vai trò rất lớn trong quá trình giao tiếp giữa con người với nhau, nhất là trong hoàn cảnh khi mà tiếng nói chưa định hình đầy đủ và ở trong điều kiện có sự khác biệt về ngôn ngữ. Chúng là những dạng thức nguyên mẫu được sao chép từ trong cuộc sống thực tế, đã được “cách điệu hoá” cao, gần như là những “ký hiệu nghệ thuật”, để sử dụng trong mọi sinh hoạt của người nguyên thuỷ với mục đích tạo ra những “tín hiệu thông tin” trong hoạt động giao tiếp của họ.

Có thể đọc ra một số “danh từ” của thứ “ngôn ngữ đặc biệt” nằm trong trang từ điển những “ký hiệu hình ảnh” của người tiền sử:

-“Cái cung”: một tay ra hiệu cầm cái cung vô hình, tay kia ra hiệu cầm dây cung bằng sự tưởng tượng.

- “Túp lều”: giơ hai tay chắp chéo, hình dung ra mái nhà nhọn hình chữ A.

- “Chó sói”: một bàn tay giơ hai ngón ra biểu thị hai cái tai của con sói.

- “Cá”: bàn ta để dứng theo chiều dọc, quẫy đi quẫy lại.

- “Mây đen”: hai nắm tay để trên đầu, mô tả mây đang treo lơ lửng trên đầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

- “Tuyết”: hai nắm tay giơ cao trên đầu, rồi từ từ mở ra và hạ xuống theo đường ngoằn ngoèo như bông tuyết rơi.

- “Ngôi sao”: hai ngón tay, khi thì chụm lại, khi thì xoè ra lơ lửng ở trên đầu biểu thị ngôi sao lấp lánh. [27, tr29]

Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 3

Như vậy mỗi “tiếng” chính là một hình ảnh vẽ bằng tay trên không khí. Cũng như những chữ viết cổ xưa là những hình vẽ (chữ tượng hình Trung Quốc và Ai Cập), thì có lẽ, những điệu bộ nguyên thuỷ cũng chính là một thứ ngôn ngữ mang tính “tượng trưng” đầu tiên của loài người – loại hình “ngôn ngữ điệu bộ”.

Những điệu bộ tự nhiên đó đều là những “ký hiệu”, hoạt động theo những quy ước đã định sẵn mà ý nghĩa của nó có thể thay đổi tuỳ theo từng cộng đồng người. Thứ “ngôn ngữ câm” đó vẫn tồn tại theo thời gian và đời sống của con người. Bởi lẽ, trong từng hoạt động nhất định của đời sống con người (như trong ứng xử, giao tiếp, trong trao đổi và dự báo thông tin, hoặc trong các lễ thức tín ngưỡng…), ký hiệu đã đem lại hiệu quả đáng kể và có những điều thuận lợi. Đôi khi chỉ cần một vài động tác cũng có thể thông báo một tin tức quan trọng.

Ngoài ngôn ngữ điệu bộ và lời nói là ngôn ngữ chủ yếu giúp cho người nguyên thuỷ nhận thức và giao tiếp, họ còn dùng những “vật thay thế” để đưa tin từ nơi này đến nơi khác. Đó là các “thẻ truyền tin” bằng gỗ, trên có những

nét khắc vạch tạo thành “mã ký hiệu” để người đưa tin sẽ dựa vào đấy mà truyền đạt thông tin. Đây là một hình thức “ký hiệu” của người nguyên thuỷ.

Việc thông tin trực tiếp tại chỗ như muốn thông báo: chỗ này là khu vực nguy hiểm, chỗ kia là nơi có thú dữ, chỗ khác là bãi săn thú tốt, có thể săn bắn được. Thay vì phải thông báo chỉ dẫn trực tiếp thì họ dùng vật thực để làm “vật thay thế” cho ngôn từ, như: hình ảnh một chiếc đầu lâu treo trên bìa rừng, xác một con rắn đặt trên tảng đá ven đường hoặc một cái sừng hươu gác bên bờ suối nào đó sẽ có giá trị như là một “ký hiệu” khuyến cáo, nhắc nhở mọi người trong cộng đồng biết được nơi nào có nhiều thú dữ, rắn độc nên tránh xa, hoặc nơi kia có nhiều hươu nai, là bãi săn lý tưởng…

Theo nhận định của Giáo sư Đặng Đức Siêu, thì “điều này vốn bắt nguồn từ tính cụ thể trong lối tư duy của người cổ xưa mà chứng tích còn tìm thấy trong hoạt động ngôn ngữ của họ” [27, tr31]

Theo các tư liệu Khảo cổ học và Dân tộc học, hình vẽ và dấu hiệu – ngôn ngữ không lời, cũng đã xuất hiện ngay trong thời tiền sử, ở giai đoạn hậu kỳ đồ đá cũ (40.000 đến 9000 năm TCN) với những tranh khắc vẽ trên vách động. Phần lớn các nhà nghiên cứu cho đó là “ký hiệu ma thuật săn thú”, nhưng dù sao cũng có thể gọi những người sáng tạo ra các bức bích hoạ đó là những “nghệ sỹ”, không chỉ vì họ biết minh hoạ những con vật trong tự nhiên, mà vì sự tinh tế và hoàn mỹ đến mức kinh ngạc của những “tác phẩm” của họ.

Bên cạnh những bức hoạ có mục đích thông báo tin tức và mang tính chất lễ thức “ma thuật”, còn có sự xuất hiện trên các vách hang động, trên đá, mảnh xương…nhiều nét vạch rất lạ lùng, bí ẩn. Những nét khắc vạch đó có lẽ không phải là ngẫu nhiên bởi chúng được thể hiện khá tỉ mỉ và được lặp lại với độ chính xác cao trong số hàng trăm hình ảnh khác nhau, theo phong cách ước lệ hay trừu tượng mang “tính biểu tượng”.

Như vậy là, tất cả những điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, vật thực, hình vẽ, vật tượng trưng và ngôn ngữ nói, nếu nhìn dưới góc độ “thông tin” thì chúng đều là những “ký hiệu” ra đời từ rất xa xưa, cùng với sự hình thành nên “ý thức” của loài người. Các hệ thống “ký hiệu” đó đã tồn tại và phát triển ngày càng phức tạp và hoàn thiện hơn cùng với quá trình phát triển về mặt nhận thức của người nguyên thuỷ.

Tuy nhiên, với cách nhìn và đánh giá theo khoa học hiện đại, người ta thường cho rằng lối tư duy của người nguyên thuỷ là lối “tư duy huyền thoại” theo kiểu tư duy liên tưởng trong thế giới tưởng tượng, hết sức mơ hồ, mang tính vò đoán và khó giải thích. Đó là vấn đề cần đặt ra một cách nghiêm túc trong nghiên cứu về loại hình “ký hiệu”, cũng như tìm hiểu về “quá trình tâm lý” của người tiền sử trên bước đường nhận thức và sáng tạo của họ để tạo ra các hệ thống “biểu tượng sơ khai” (tiền biểu tượng - biểu tượng cấp I).

Quan niệm của người nguyên thuỷ cho rằng, con người sinh ra trên đời không những phải săn bắn, kiếm sống cho no đủ, mà họ còn phải dòi theo thế giới chung quanh và chịu chi phối bởi thế giới đó với vô vàn những biến động, trắc trở. Con người cổ đại luôn đặt ra những câu hỏi và mong muốn có thể giải đáp được những gì thuộc về bản chất của sự tồn tại hay huỷ diệt của chính bản thân mình và của đồng loại.

Trên con đường vươn tới sự nhận thức về thế giới khách quan, do tư duy còn non kém, họ luôn cho rằng tự nhiên chính là một thế lực bí hiểm, huyền bí, thường xuyên tác động trực tiếp và quyết định số phận của họ. Nỗi lo âu, sợ hãi và niềm khát vọng mong chờ vẫn là những điều khắc khoải trong đời sống tâm lý người nguyên thuỷ, một khi con người còn chưa tách ra khỏi thế giới tự nhiên một cách đầy đủ, cái tự nhiên mà chính bản thân họ - một sinh vật, vừa bước vào thế giới của con người.

Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện đại, con người hiện nay không còn bối rối trước những hiện tượng tự nhiên mà người nguyên thuỷ trước đây hay lo âu, sợ hãi và tốn nhiều tâm sức để giải thích. Những câu hỏi thường trực như: tại sao mặt trời mọc lại lặn, tại sao có hiện tượng ngày đêm, tại sao có thuỷ triều, tại sao lại có gió, có mưa, có bão…? Tất cả những điều đó đã được khoa học hiện đại giải thích cặn kẽ, đúng với quy luật tự nhiên và trở thành quen thuộc đối với chúng ta. Nhưng đối với người nguyên thuỷ thì hoàn toàn ngược lại. Họ tin vào sự tồn tại của cái “siêu tự nhiên” theo lối “tư duy nguyên thuỷ” (huyền thoại) bằng những lý lẽ riêng của họ. Người nguyên thuỷ đã hình dung như sau:

Theo thần thoại Hy Lạp, “vũ trụ được sinh ra từ một vực thẳm bao la, trống rỗng và không hình thù, một vùng hỗn độn miên man và tối tăm. Đó là còi Hỗn mang (Chaos), nguồn gốc của vạn vật. Từ nơi này sinh ra tất cả mọi dạng thể của vũ trụ cổ đại: thần linh, quái vật, mặt đất và con người” [88, tr 18].

Những giải thích theo lối “tư duy nguyên thuỷ” ấy cho dù hỗn độn và bất thuần lý đến đâu đi chăng nữa, cũng biểu hiện kiểu nắm bắt thế giới của người nguyên thuỷ bằng lối tư duy thuần phác, chân thật và nguyên sơ theo dạng thức sơ khai của loại hình “biểu tượng sơ khai”.

Qua nhận định trên, ta có thể nhận ra sự khác nhau giữa hai hình thức tư duy. Nếu như hình thức “tư duy khoa học” mang tính nhân quả, tính kinh nghiệm, chủ yếu tạo nên mối liên hệ đơn nghĩa giữa một số “nguyên nhân” với một số “kết quả”, thì “tư duy nguyên thuỷ” lại có sự lựa chọn hoàn toàn tự do về nguyên nhân. Với cách tư duy này, mọi cái có thể sinh thành từ tất cả, đồng thời cũng có thể có những liên hệ với tất cả, trong mọi chiều không gian và thời gian. Như vậy, nếu như tư duy khoa học chú trọng đến các “quy tắc” một cách logic, thì tư duy nguyên thuỷ chỉ đề cập đến sự biến hình đơn giản,

mang tính đột biến, ngẫu nhiên của một sự vật cụ thể, cá biệt để trở thành một sự vật khác mà không theo một quy tắc nào cả.

Nhà dân tộc học người Pháp Lucien Lévy Bruhl trong tác phẩm “Kinh nghiệm thần bí và các biểu tượng ở người nguyên thuỷ” cũng cho rằng, thực tiễn mà người nguyên thuỷ sống và hoạt động có hai mặt. Một mặt bao gồm những sự vật hiện tượng có trong thế giới hiện thực có thể trông thấy, nắm bắt và nhận thức được (thế giới hữu hình). Còn một mặt khác lại không nhìn thấy và nắm bắt được. Họ quan tâm nhiều ở mặt thứ hai, bởi mặt này luôn bí ẩn, khó hiểu và khó có thể tiên đoán được các thế lực “siêu nhiên” đó sẽ làm gì, vì nó thường hay xuất hiện bất thần. Hai thực tiễn này không tạo thành hai lĩnh vực riêng lẻ, tách rời nhau, mà chúng trộn lẫn vào nhau trong tâm thức của họ.

Theo tác giả, cái thực tiễn không trông thấy là do các “kinh nghiệm thần bí” đã mang lại cho người nguyên thuỷ. Thực chất, đó là sự phát hiện luôn mang yếu tố tâm lý, nó mang tính chất “thần khải” của lối tư duy “huyền thoại” mà không phải bằng tri thức logic. Đó là tình cảm trực tiếp bằng sự cảm nhận về một thế giới vô hình đầy bí ẩn mà theo họ thì không thể phủ nhận được.

Đối với “tư duy nguyên thuỷ”, không hề có sự xác lập mối “liên hệ nhân quả” mà chỉ bằng sự cảm nhận mang yếu tố “huyền thoại”. Người nguyên thuỷ luôn đứng về thế giới vô hình để tìm cách nắm bắt và khám phá nó. Đứng trước cái thực tiễn vừa được phát hiện như là một “tồn tại” lại vừa như là một “ẩn dấu” của cái “thế giới bí ẩn” đã khơi gợi trí tò mò trong đầu óc người nguyên thuỷ, khiến họ phải tìm cách nắm bắt, giải thích nó. Đó là một trong các lý do dẫn đến sự ra đời và tồn tại của những “biểu tượng sơ khai”.

Lévy – Bruhl có một câu hỏi với cách tư duy nguyên thuỷ như sau:

“Người dân đảo Igorote (ở các hòn đảo Philippine) nói rằng, mọi cá nhân đều có cuộc sống vô hình cũng như một cuộc sống hữu hình. Như vậy,

liệu có nên nói rằng, con vật hay cái cây hữu hình là biểu tượng của con vật và cái cây vô hình?”. [52,tr215]

Ông tự trả lời: không thể. Bởi theo tư duy của người Igorote, hai sinh linh “vô hình” và “hữu hình” đó chỉ là một. Tính hai mặt của sự vật ở đây tuy là có thật nhưng không đối lập với tính đơn nhất, bởi “con vật hữu hình” trước mắt họ không phải là tượng trưng cho “con vật vô hình” nào cả, mà nó chính là bản thân con vật đó. Như vậy, cùng là một sinh linh duy nhất, nó vừa tồn tại ở nơi này, đồng thời lại hiện hữu ở nơi khác. Đó là điều khó chấp nhận đối với tư duy khoa học, nhưng đối với người Igorote lại là lẽ hiển nhiên và nó phải là như vậy. Ông cũng giải thích thêm là, hình như đối với họ, chỉ có sự “cảm nhận” hơn là hình dung ra chúng theo nhận thức lý tính. Ở đây có sự tham dự hết sức thân thiết giữa hai yếu tố với nhau, bởi nếu cái gì tác động đến cái này thì nó cũng tác động đến cái kia theo cùng một cách thức. Họ cho như thế là phù hợp, bởi hai thực thể đó có sự “đồng chất” với nhau.

Qua phân tích trên đây, có thể nói rằng, những “biểu tượng sơ khai” đã ra đời từ thời công xã thị tộc – thửơ cội nguồn của lịch sử loài người. Nó không dựa trên mối quan hệ, nắm bắt được hoặc xác lập bởi trí óc, giữa “biểu tượng” và cái mà nó biểu hiện, mà dựa trên sự “tham gia” và thường dẫn đến sự “đồng chất” giữa các yếu tố. Các biểu tượng ở thời kỳ này được người nguyên thuỷ cảm nhận theo một cách hết sức đặc biệt – “ma thuật giao cảm tính” (Magic sympathique) với mọi sự biểu hiện của các đối tượng ở đây đều có thật, nghĩa là làm cho nó như là “hiện đang có mặt”. Từ cách tư duy nguyên thuỷ như vậy đã dẫn đến những hành động “cảm ứng ma thuật” tác động lên các “biểu tượng sơ khai”. Người tiền sử tin rằng, nếu tác động lên biểu tượng của một người hay một vật cũng có nghĩa là tác động lên chính bản thân người hay vật đó. Do dựa vào niềm tin vững chắc này, mà đã có

nhiều hình thức phù thuỷ - “ma thuật” ra đời và phổ biến rộng rãi trong đời sống của các thị tộc nguyên thuỷ lúc bấy giờ.

Tóm lại, quan niệm về biểu tượng đối với người nguyên thuỷ có ý nghĩa khác hẳn đối với chúng ta. Một cách khái quát nhất, theo quan niệm hiện đại, biểu tượng trước hết bao hàm mối quan hệ nắm bắt được hay xác lập bởi trí tuệ. Ở người nguyên thuỷ, biểu tượng tham gia thực sự vào một đối tượng cụ thể. Nó không biểu hiện mối tương quan, ít nhất là ngay từ thưở cội nguồn, khi nó vừa mới xuất hiện và thường luôn dẫn đến sự “đồng chất”.

Vấn đề chủ yếu chính là, hệ thống các “biểu tượng sơ khai” đã thực hiện được vai trò của nó là một loại công cụ tinh thần của tư duy, nhằm giúp cho nhận thức của người nguyên thuỷ ngày một phát triển ở trình độ cao hơn. Chính quá trình này đã tách con người ra khỏi đời sống động vật để trở thành NGƯỜI với đầy đủ ý nghĩa của nó - người có năng lực “biểu trưng hoá”, một năng lực mà bất cứ một loài sinh vật nào cũng không thể có được – “năng lực bản chất người” – năng lực sáng tạo ra “thế giới biểu tượng”.‌

1.2. Tính chất và chức năng cơ bản của biểu tượng

1.2.1. Tính chất của biểu tượng

* Tính chất mơ hồ của biểu tượng

Biểu tượng có tính chất mơ hồ bởi mỗi biểu tượng có một hình thức biểu thị nhưng lại có nhiều nội dung hàm nghĩa. Ngược lại, biểu tượng trở nên đa nghĩa đối với hình thức biểu thị, lại rất đa dạng trong sự biểu hiện đối với một nội dung nào đó. Tính chất đa nghĩa và đa dạng trong sự biểu thị của biểu tượng là một đặc điểm chỉ có ở loại hình “ký hiệu hàm nghĩa”. Sự đa nghĩa và đa dạng thức biểu hiện đã tạo nên “tính mơ hồ” của biểu tượng.

Nhìn chung, biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp mang tính ẩn dụ, khó nhận ra một cách trực tiếp về một vấn đề nào đó như niềm ham muốn, lòng say mê hay sự sung đột. Biểu tượng là vật môi giới - mối liên kết thống

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí