Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------


CHU THỊ VÂN ANH


BIỂU TƯỢNG NGƯỜI KHỔNG LỒ

TRONG THẦN THOẠI MỘT SỐ CƯ DÂN NÓI TIẾNG THÁI Ở VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

CHUYÊN NGÀNH: DÂN TỘC HỌC MÃ SỐ: 60 22 70


Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Lương


Hà Nội - 2009

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

1. Lý do chọn đề tài 3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

2.1. Trên Thế giới: 5

2.2. Trong nước 7

3. Mục đích nghiên cứu 10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5. Phương pháp nghiên cứu 12

6. Đóng góp của luận văn 12

7. Bố cục của luận văn 13

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG 14

1.1. Định nghĩa và nguồn gốc của biểu tượng 14

1.1.1. Khái niệm “biểu tượng” 14

1.1.2. Nguồn gốc của biểu tượng 15

1.2. Tính chất và chức năng cơ bản của biểu tượng 23

1.2.1. Tính chất của biểu tượng 23

1.2.2. Các chức năng cơ bản của biểu tượng 27

1.3. Sự phân loại biểu tượng 31

CHƯƠNG 2: BIỂU TƯỢNG NGƯỜI KHỔNG LỒ TRONG KHO TÀNG

THẦN THOẠI MỘT SỐ TỘC NGƯỜI NÓI TIẾNG THÁI Ở VIỆT NAM 46

2.1. Khái quát về một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam 46

2.1.1. Địa bàn cư trú 46

2.1.2. Lịch sử hình thành các tộc người nói tiếng Thái ở Việt Nam 47

2.1.3. Một số đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội truyền thống 50

2.2. Biểu tượng người khổng lồ trong văn học dân gian cư dân nói tiếng Thái và một số dân tộc anh em 54

2.2.1. Thần thoại và biểu tượng người khổng lồ 54

2.2.2. Người khổng lồ trong thần thoại các tộc người nói tiếng Thái 57‌

2.2.3. Hình tượng người khổng lồ trong truyện kể một số tộc người anh em….62 2.3. Ý nghĩa của biểu tượng người khổng lồ 73

2.3.1. Thể hiện khát vọng chinh phục và sống hoà đồng với tự nhiên của con

người trong buổi đầu của lịch sử 73

2.3.2. Đề cao vai trò của lao động sáng tạo 76

2.3.3. Khẳng định sức mạnh của cư dân trồng lúa nước 79

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA BIỂU TƯỢNG NGƯỜI KHỔNG LỒ TRONG KHO TÀNG THẦN THOẠI MỘT SỐ TỘC NGƯỜI NÓI TIẾNG

THÁI Ở VIỆT NAM 85

3.1. Giá trị lịch sử của biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại 85

3.1.1. Thần thoại - một nguồn sử liệu về lịch sử phát triển của tộc người 85

3.1.2. Phản ánh sự phát triển tư duy của tộc người 92

3.1.3. Khẳng định vai trò của con người trong quá trình tiến hoá của mình 95

3.2. Giá trị văn hoá của biểu tượng người khổng lồ 99

3.2.1.Thông qua hình ảnh những vị thần khổng lồ phản ánh quan niệm sơ khai

về vũ trụ và nhân sinh của tộc người 99

3.2.2. Biểu tượng người khổng lồ phản ánh tín ngưỡng của tộc người 105

3.2.3. Phản ánh khiếu tư duy thẩm mỹ của tộc người 108

3.2.4. Thần thoại – nơi ẩn chứa khát vọng của loài người 110

3.3. Phát huy những giá trị biểu tượng trong sự phát triển văn hoá tộc người ..113

3.3.1. Biểu tượng người khổng lồ - niềm tự hào của tộc người 113

3.3.2. Đề cao vai trò sáng tạo của tộc người 117

3.3.3. Tạo ra sự hoà đồng giữa con người với tự nhiên 121

KẾT LUẬN 125

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

PHẦN PHỤ LỤC 138

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong nghiên cứu về văn hoá tộc người, văn học dân gian giữ vai trò là nguồn sử liệu quan trọng. Bởi nó không chỉ phản ánh tư duy, nhận thức của con người thời nguyên thuỷ, mà còn là bức tranh phản chiếu xã hội của cư dân trong giai đoạn sớm nhất của lịch sử loài người, khi mà sử liệu thành văn chưa xuất hiện.

Do là một bộ phận của tự nhiên và hơn thế nữa, người nguyên thuỷ sống dựa hoàn toàn vào tự nhiên với nền kinh tế chiếm đoạt giữ vai trò chủ đạo, nên tư tưởng sùng bái tự nhiên, khuất phục trước tự nhiên luôn thường trực. Nhưng bên cạnh đó, lao động xuất hiện và ngày càng đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cuộc sống ổn định cho các cộng đồng người nguyên thuỷ. Chính vì vậy, ý thức về vai trò của bản thân, cụ thể ở đây là của lao động, trong thế giới tự nhiên đã được người nguyên thuỷ nhận thức rò nét. Với lòng tự hào về khả năng lao động, người xưa đã mạnh dạn đặt khả năng lao động của con người sánh ngang với sự sáng tạo của tự nhiên.

Lúc này, trong tư duy của người nguyên thuỷ, tự nhiên không còn là một lực lượng quá xa lạ đối với họ. Tuy vẫn còn e sợ trước sức mạnh vô song của tự nhiên nhưng người xưa cũng phần nào gắn kết những sức mạnh ấy với sức lao động, với khả năng sáng tạo của con người. Từ đó họ đi đến sự thần thánh hoá khả năng lao động của con người, coi đó là cội nguồn sáng tạo nên tự nhiên. Họ mong muốn tác động đến tự nhiên theo hướng có lợi cho cuộc sống của mình, thông qua vai trò của những vị thần khổng lồ trong thần thoại

- một loại hình văn học dân gian ra đời vào giai đoạn sớm của lịch sử nhân loại, khi con người đứng trước sự tan rã của chế ‘độ công xã nguyên thuỷ và manh nha hình thành xã hội có giai cấp.

Biểu tượng người khổng lồ và nhiều biểu tượng khác liên quan đến sức mạnh của con người đã được thần thánh hoá và sinh ra từ những quan niệm đó. Đồng thời, biểu tượng người khổng lồ cũng là ước mơ, mong muốn của con người có thể sống chan hoà với thế giới tự nhiên đầy trắc trở. Chỉ có sức mạnh người khổng lồ mới mong đạt được những ước muốn đó. Những biểu tượng đó đã trở thành nơi hội tụ ước mơ, hy vọng và niềm tin của con người trước các lực lượng tự nhiên hùng vĩ. Vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu về các biểu tượng chính là tìm hiểu, nghiên cứu về những ước mơ, hy vọng đó của con người trong một thời kỳ lịch sử nhất định.

Nghiên cứu về thần thoại của các dân tộc ở Việt Nam cũng như trên Thế giới là một đề tài khá phổ biến, đặc biệt trong văn học và văn hoá. Tuy nhiên, dưới góc độ Nhân học, nghiên cứu về một biểu tượng phổ biến trong thần thoại, biểu trưng cho sức mạnh sáng tạo và khả năng lao động của người xưa như biểu tượng người khổng lồ lại là một đề tài mới mẻ. Tuy vấn đề này cũng đã được đề cập một các khái quát ở đâu đó nhưng để thành một nghiên cứu cụ thể thì hầu như chưa được đề cập tới.

Chọn nghiên cứu về Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam, chúng tôi mong muốn được gợi ra một hướng nghiên cứu mới trong Nhân học - một khoa học mới mẻ ở nước ta trước một đối tượng nghiên cứu vô cùng phong phú của các tộc người.

Vì đây là một loại đề tài mới, một hướng tiếp cận mới trong Nhân học, chúng tôi chưa thể tránh khỏi nhiều điều bỡ ngỡ về cả mặt lý thuyết lẫn thực tiễn của loại đề tài này. Chân thành mong muốn nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.

Trân trọng cảm ơn!

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Biểu tượng là những thành tố văn hoá có từ thời nguyên thuỷ. Có thể nói “loài người sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta” [5,tr XIV]. Nghiên cứu Nhân học chính là nghiên cứu về hệ thống các biểu tượng đó. Đặc biệt, khi những biểu tượng đó gắn với thế giới tôn giáo tín ngưỡng thì chúng trở nên vô cùng phong phú, phức tạp và trở thành những sức mạnh to lớn đối với đời sống tinh thần của con người.

Tuy nhiên, sự ước lệ và ý nghĩa các biểu tượng được thể hiện và hiểu một cách rất khác nhau ở các dân tộc, các châu lục cũng như ở phương Đông và phương Tây.

Nghiên cứu biểu tượng như là một khoa học được sinh ra từ thập kỷ 60

– 70 của thế kỷ XX. Đây là sự ra đời từ một phân ngành Nhân học qua một quá trình tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết Nhân học Thế giới, như Nhân học xã hội của E.Durkheim, T.Parsons; Nhân học văn hoá của F.Boas, Mead…và đặc biệt Cấu trúc luận của Leví Strauss. Họ nghiên cứu Biểu tượng trong sự gắn kết chặt chẽ với sự phát triển tư duy, nhận thức xã hội và thế giới quan, là nghiên cứu nền tảng tinh thần của các dân tộc. Mỗi lý thuyết đều có cách tiếp cận riêng, nhưng đều có xu hướng coi biểu tượng là những yếu tố văn hoá gắn liền với thần thoại, các truyền thuyết tôn giáo và các nghi lễ truyền thống.

Một số tác phẩm tiêu biểu nghiên cứu về Biểu tượng trên Thế giới và Việt Nam như sau:

2.1. Trên Thế giới:

Từ lâu, Biểu tượng đã thu hút được sự chú ý nghiên cứu của nhiều nhà khoa học nổi tiếng, và là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác nhau như: Triết học, mỹ học, dân tộc học, nhân học văn hoá, xã hội học, văn hoá học…Trong tiếng Hy Lạp, biểu tượng có nghĩa tương hợp với từ Sumbolum, tức là dấu hiệu để nhận ra nhau. Mà từ

sumbolum cũng là gốc của các từ symbole (tiếng Pháp), symbol (tiếng Anh) hay symbol (tiếng Đức). Đây là đối tượng được nhiều ngành khoa học quan tâm theo cách riêng của mình. Như vậy, có thể nói, nghĩa đầu tiên của biểu tượng được xác định bằng chính lý do ra đời của nó: “biểu tượng là dấu hiệu được phô bày ra bên ngoài để nhận biết sự sở thuộc cộng đồng” [73, tr38].

Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của Triết học, phải kể đến tác phẩm “Triết học các hình thái biểu tượng[4] của nhà triết học Đức Ernst Cassirer. Trong mỹ học, tác phẩm “Mỹ học” [30] của Heghen được coi là tiêu biểu, trong đó biểu tượng được coi là một trong những thành tố quan trọng tạo nên những giá trị thẩm mỹ của các xã hội tiền giai cấp.

Biểu tượng còn được tập hợp lại để xây dựng thành từ điển, tiêu biểu là công trình “Từ điển biểu tượng văn hoá Thế giới[5] của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã nêu những nét khái quát về thuật ngữ “biểu tượng”, cũng như nguyên nhân ra đời, nội dung và những đặc trưng của biểu tượng.

Cùng với đó còn có tác phẩm “Dấu hiệu, biểu trưng và thần thoại” của Lue Benoist[1] như một bản tóm tắt về những vấn đề của biểu tượng và bước đầu có sự phân biệt giữa khái niệm “biểu tượng” với những khái niệm khác như khái niệm “biểu trưng”, “dấu hiệu”…

Gần gũi hơn với nội dung luận văn của chúng tôi phải kể đến một số công trình nghiên cứu biểu tượng theo phương pháp tiếp cận của các ngành dân tộc học, nhân học văn hoá, xã hội học, tiêu biểu là cuốn sách “Kinh nghiệm thần bí và biểu tượng ở người nguyên thuỷ” của nhà triết học, xã hội học người Pháp Lucien Lévy – Bruhl [52]. Cuốn sách đã tập hợp được một khối lượng tư liệu dân tộc học phong phú liên quan đến biểu tượng. Tác giả đã tập trung phân tích nguồn gốc của biểu tượng, gắn với những đặc điểm tư duy của người nguyên thuỷ mà tác giả gọi là “tư duy tiền logic”.

Tìm hiểu cội nguồn của biểu tượng, gắn với tín ngưỡng và tư duy nguyên thuỷ còn phải đề cập đến một số tác phẩm như: “Các hình thái tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng” của X.A.Tocarev [80] “Văn hoá nguyên thuỷ” của E.B.Taylor [71]. Tuy các tài liệu này không trực tiếp nghiên cứu về biểu tượng, nhưng chúng cũng là những tài liệu tham khảo quý cho luận văn.

2.2. Trong nước

Vấn đề nghiên cứu và giải mã biểu tượng ở nước ta còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu biểu tượng thường được lồng trong các công trình nghiên cứu văn hoá dân gian, nhất là về lễ hội, trong mỹ thuật cổ, về tín ngưỡng và tâm thức dân gian.

Dưới góc độ tiếp cận về lý thuyết, có công trình nghiên cứu của Đoàn Văn Chúc (“Văn hoá học” [8]), Phạm Đức Dương (“Từ văn hoá đến văn hoá học” [12]) và Bùi Quang Thắng (“30 thuật ngữ nghiên cứu văn hoá” [73]) đã bắt đầu có sự tiếp cận trực tiếp với khái niệm “biểu tượng”. Trong công trình của mình, các tác giả đã dành hẳn ra những chương mục cụ thể trình bày nghiên cứu khái quát về “biểu tượng”, trong đó chủ yếu tập trung giải thích một cách hệ thống về mặt thuật ngữ cũng như nguồn gốc, những đặc trưng cơ bản của biểu tượng. Luận án của chúng tôi cũng đã kế thừa những kết quả nghiên cứu trong 3 công trình trên.

Về vấn đề xác định lý thuyết biểu tượng, phải kể đến luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Hậu [27] và Bùi Thị Thanh Mai [57]. Hai luận án trên bên cạnh việc đưa ra những nét khái quát nhất trong lý thuyết về biểu tượng còn áp dụng vào thực tiễn nhằm giải mã một hiện tượng biểu tượng cụ thể. Trong đó, cơ bản nhất là luận án của Nguyễn Văn Hậu. Dưới góc độ triết học và văn hoá học, tác giả đã đưa ra những kiến giải khá đầy đủ về lý thuyết biểu tượng. Điều này rất có ích cho nghiên cứu của chúng tôi do đặc thù đối tượng nghiên cứu khá gần nhau. Do vậy, trong luận văn này, chúng tôi cũng đã trích dẫn một số quan điểm cũng như kết quả nghiên cứu của tác giả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022