Các tác giả khác như Kiều Thu Hoạch dù vẫn cho rằng trong thể thể loại truyền thuyết có truyền thuyết địa danh (“chỉ loại truyền thuyết giải thích tên gọi, tức là nói về nguồn gốc tên gọi của các địa danh ở các địa phương mà có gắn với các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan…[16, tr.36]) nhưng có chú ý thêm: “đã là truyền thuyết địa danh thì nhất định nội dung truyện kể phải được gắn với nhân vật hoặc sự kiện lịch sử đặc biệt nào đó, nếu không thì đó chỉ có thể đơn thuần coi là một câu chuyện giải thích địa danh theo thần thoại suy nguyên hoặc một kiểu giải thích theo từ nguyên học dân gian hoặc từ nguyên học thông tục mà thôi” [16, tr.36]. Như vậy, với ý kiến này có thể thấy truyện giải thích địa danh đã được nhắc đến bao gồm cả những truyện thuộc thể loại thần thoại (thần thoại suy nguyên).
Các tác giả như Trần Thị An , Trần Tùng Chinh… lại có quan điểm tương đối khác. Trong bài Truyện kể địa danh - từ góc nhìn thể loại, Trần Thị An khảo sát truyện kể địa danh từ ba góc độ: thiên nhiên trong quan hệ với thiên nhiên, thiên nhiên trong quan hệ với lịch sử và thiên nhiên trong quan hệ với xã hội, theo đó lần đầu tiên vấn đề thể loại của truyện kể địa danh được nhìn nhận từ nhiều góc độ. Những truyện kể địa danh nói lên mối quan hệ giữa thiên nhiên với chính nó trong buổi sơ khai - khi mà “tên gọi của núi sông trong rất nhiều chuyện được giải thích bằng quá trình kiến tạo tự thân của vũ trụ, và những bí ẩn của quá trình kiến tạo đó được hình tượng hóa bằng hành động của các vị thần” [1. tr.51] - được xếp vào thể loại thần thoại. Những chuyện phản ánh mối quan hệ giữa thiên nhiên với lịch sử, đáp ứng “nhu cầu rất lớn của tác giả dân gian là gắn truyện kể địa danh với cảm hứng về lịch sử” thuộc thể loại truyền thuyết. Còn lại những truyện phản ánh thiên nhiên trong mối quan hệ với chuyện đời thuộc thể loại cổ tích.
Gần với ý kiến của Trần Thị An, trong luận văn Bước đầu tìm hiểu truyện kể địa danh Nam Bộ, tác giả Trần Tùng Chinh [4] cũng xác định truyện kể địa danh thuộc ba nhóm: nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh với thiên nhiên; nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài; nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người với những quan hệ xã hội thế sự đời thường tương ứng với ba thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích, đồng thời lấy đó làm cơ sở để tiến hành việc khảo sát nội dung và thi pháp truyện kể.
Chúng tôi nhận thấy cách phân chia của các tác giả Trần Thị An, Trần Tùng Chinh có những điểm hợp lý hơn cả và đi theo nhóm quan điểm này. Bởi lẽ, ý kiến cho rằng truyện kể địa danh không thuộc thể loại thần thoại mà chỉ “lượm lại những mảnh vỡ của thần thoại để đưa vào những sáng tạo mới” chỉ đúng phần nào với truyện kể dân gian người Việt. Trên thực tế, kho tàng thần thoại của các dân tộc anh em hết sức phong phú, trong đó đặc biệt có chứa nhiều truyện kể địa danh (sự ra đời của Tổng tập văn học dân gian các dân tộc ít người Việt Nam (tập 3, Thần thoại) [17], có thể coi là một minh chứng). Đây cũng là cơ sở để chúng tôi khẳng định trong tập hợp truyện kể địa danh các dân tộc nói chung và dân tộc Thái nói riêng có những truyện thuộc thể loại thần thoại.
Mặt khác, cũng không thể nói trong tập hợp truyện kể địa danh không có truyện cổ tích. Tác giả Nguyễn Thị Bích Hà ngay trong công trình của mình cũng đã công nhận: “có một số truyện địa danh gắn với đề tài sinh hoạt xã hội, vấn đề về đạo đức, đề cao tình cảm của cá nhân con người như tình yêu, tình vợ chồng (…) Nhân vật của truyện mang những triết lý sâu sắc về hạnh phúc, về đạo đức, đồng thời nó đặt ra những vấn đề có giá trị nhân sinh lớn (…) đặc biệt về thi pháp, một số truyện còn đưa nhân vật của mình thoát khỏi thế giới loài
người (…) thoát khỏi thực tại là một nét độc đáo của thi pháp cổ tích” [9, tr.19]. Mặc dù vẫn cho rằng cội nguồn của những truyện kể này là truyền thuyết, và bởi “trong quá trình lịch sử, do những nhu cầu mới của nhân dân, những người sáng tác và thưởng thức văn hóa dân gian mà truyện được bồi đắp thêm những lớp nghĩa mới, lấn át ý nghĩa giải thích địa danh ban đầu”, nhưng sau cùng chính tác giả cũng công nhận “có một số nhà nghiên cứu coi những truyện trên là truyện cổ tích không phải là không có căn cứ” [9, tr.20].
Truyện cổ tích là những truyện được khởi nguồn từ cảm hứng thế sự và mang nội dung thế sự. Trong khi đó “với cảm thức tên gọi, nhiều truyện kể địa danh đã lồng vào đó rất nhiều truyện đời (…) Mỗi một địa danh đều mang chở biết bao tâm sự của người kể truyện về sự éo le, trắc trở, về nỗi khát khao hi vọng hoặc niềm ân hận chua xót. Và thông qua đó tác giả gửi gắm một bài học nhân sinh” [1 tr.54]. Những câu chuyện như thế hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của thể loại cổ tích và phải thuộc về cổ tích như bản chất của chúng vậy.
Tóm lại, trong tập hợp truyện kể địa danh, chúng tôi xác định có sự tồn tại của cả ba thể loại: thần thoại, truyền thuyết và cổ tích. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành sắp xếp truyện kể thành ba bảng theo ba thể loại như sau:
Bảng 2. Truyện kể địa danh của người Thái – thể loại thần thoại
Tên truyện | Nguồn | |
1 | Ải Lậc Cậc và ông Chống Trời, bà Chống Mây | Tăng Kim Ngân, Truyện cổ về tên đất [24,7- 13] |
2 | Bản tẩu Pung | Hoàng Trọng Miên, Việt Nam văn học toàn thư… [23,122-123] |
3 | Khun Bó Rồm | Đặng Thị Oanh, Huyền thoại Mường Then, |
Có thể bạn quan tâm!
- Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 2
- Khái Niệm Văn Hóa Tộc Người, Không Gian Văn Hóa Tộc Người Và Không Gian Văn Hóa Thái
- Truyện Kể Địa Danh Của Người Thái Ở Việt Nam
- Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 6
- Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 7
- Nội Dung Phản Ánh Các Vấn Đề Xã Hội
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
[30, 100-103] | ||
4 | Người khổng lồ Pu Té | Nhiều tác giả, Địa danh và các vấn đề… [28, 102] |
5 | Phai đá suối Vì | Ninh Viết Giao, Phan Kiến Giang, Hoàng Tam Khọi , Truyện cổ Thái [9] |
6 | Sự tích bản Nà Phà | Tăng Kim Ngân, Truyện cổ về tên đất [24, 83- 85] |
7 | Sự tích một số làng bản vùng Sơn La | Nhiều tác giả, Địa danh và các vấn đề… [28,332-335] |
8 | Sự tích Na Nọi Ỏi U | Cầm Trọng, Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam [41] |
9 | Sự tích suối Sặp, suối Quanh | Tư liệu điền dã |
10 | Truyện vợ chồng ông bà khổng lồ | Nguyễn Thị Huế (cb), Tổng tập… [17] |
Bảng 3. Truyện kể địa danh của người Thái – thể loại truyền thuyết
Tên truyện | Nguồn | |
1. | Chàng Tóng Đón và nàng Ăm Ca | Nguyễn Thái, Huyền thoại…[35,13- 27] |
2. | Chiềng Sại | Nhiều tác giả, Địa danh.. [28,133] |
3. | Con suối Láu và hòn đá Khao | Vũ Ngọc Khánh, Sơ lược truyền thống… [21,89] |
Kẹm Hanh | Nhiều tác giả, Địa danh.. [28] | |
5. | Lạng Chượng | Đặng Nghiêm Vạn (1992), Tuyển tập… [47,117] |
6. | Mường Ký | Nhiều tác giả, Địa danh.. [28,183-185] |
7. | Mường Phăng | Đặng Thị Oanh Huyền thoại... [30,128 – 130] |
8. | Mường Sang | Nhiều tác giả, Địa danh.. [28,145-146] |
9. | Nà Noong Chạng và Pu Chạng Hảy | Nhiều tác giả, Địa danh.. [28,336] |
10. | Nguồn gốc tên gọi Mường Lay | Vũ Ngọc Khánh, Sơ lược… [21,80 -81] |
11. | Sự tích bản Nà Ngà | Tư liệu điền dã tại bản Nà Ngà, thị trấn Mộc Châu, Sơn La |
12. | Sự tích Mường Mùn | Nhiều tác giả, Địa danh.. [28,131] |
13. | Sự tích Noong Chông | Đặng Nghiêm Vạn, Tuyển tập…[47] |
14. | Suối nàng Han | Tiểu Phong, Tạp chí Thanh Niên… [32] |
15. | Thác Ma Ngao | Vũ Ngọc Khánh, Sơ lược truyền thống… [21,88] |
16. | Thành Sam Mứn | Nhiều tác giả, Địa danh..[28, 72-74] |
17. | Tông Khao và khe Khoong Ma Nao | Nhiều tác giả, Địa danh…[28, 74-75] |
18. | Truyền thuyết nàng Han | Nhiều tác giả, Địa danh.. [28,111] |
Bảng 4. Truyện kể địa danh của người Thái – Thể loại cổ tích
Tên truyện | Nguồn | |
1 | Bản Kăm | Nhiều tác giả, Địa danh và các vấn đề…[28] |
2 | Bản Nã Cã (Bản | Cầm Cường, Truyện dân gian Thái… [5,197] |
Mắc Kẹt) | ||
3 | Bản Ná Ca (bản Ná Ca) | Nguyễn Thái, Huyền thoại… [35,57- 59] |
4 | Bản Pặt Pạ và suối Phi Păn | Nhiều tác giả, Địa danh và các vấn đề…[28,165] |
5 | Chuyện Khủn Tinh | Nhiều tác giả, Địa danh..[28,151-165] |
6 | Hòn đá Voi | Ninh Viết Giao, Truyện cổ Thái, [9] |
7 | Huổi Púng | Đặng Thị Oanh, Huyền thoại… [30,141 – 142] |
8 | Mường Ca Da | Nhiều tác giả, Địa danh và các vấn đề… [28,218-219] |
9 | Mường Quài | Nhiều tác giả, Địa danh.. [28,95-96] |
10 | Na Ngoi | Nhiều tác giả, Địa danh..[28] |
11 | Nóong Bua | Ninh Viết Giao, Truyện cổ Thái..[9] |
12 | Núi Quảy, sông Cày | Nhiều tác giả, Địa danh..[28,101-103] |
13 | Pú Luống | Đặng Thị Oanh, Huyền thoại… [30,147-149] |
14 | Sự tích bản Bút | Nhiều tác giả, Địa danh …[28,352-354] |
15 | Sự tích bản Tà | Tư liệu điền dã tại bản Tà, xã Xuân Nha, Mộc Châu, Sơn La |
16 | Sự tích Bù Hôm | Tăng Kim Ngân, Truyện cổ… [24] |
17 | Sự tích đám ruộng Xam Bỉa | Nhiều tác giả, Địa danh..[28,333] |
18 | Sự tích động Pa Thơm | Đặng Thị Oanh, Huyền thoại… [30,139] |
19 | Sự tích hồ Mường Muổi | Nhiều tác giả, Thanh gươm Xứ Đáng, [27,33] |
20 | Sự tích núi Ba Đầu | Nguyễn Thái, Huyền thoại…[35,7-9] |
21 | Sự tích Pha Võng | Nhiều tác giả, Địa danh ..[28,181-182] |
22 | Sự tích Pom Pể Nàng | Nhiều tác giả, Địa danh… [28,332] |
Sự tích suối Ốc chặt đít | Tư liệu điền dã tại Mường Sang, Mộc Châu, Sơn La | |
24 | Sự tích Pu Hạng Meo | Tư liệu điền dã tại Chiềng Ve, Mộc Châu, Sơn La |
25 | Ta Bó Bua | Đặng Thị Oanh, Huyền thoại… [30,146 – 147] |
26 | Tạo Mường Phe và bản Na Tòong | Nguyễn Thái, Huyền thoại…[36,44 – 48] |
27 | Tạo Xãng | Nhiều tác giả, Địa danh và các vấn đề…[28] |
28 | Thẳm Nang Lai | Tư liệu điền dã tại xã Sam Mứn, thành phố Điện Biên |
29 | Truyện Pha Tém | Nhiều tác giả, Địa danh..[28,218-220] |
30 | Truyện Pú Quán Muôp | Nhiều tác giả, Địa danh và các vấn đề…[28,220-227] |
31 | Xứ Đáng | Nhiều tác giả, Thanh gươm xứ Đáng, [27,32] |
2.2. Đặc trưng về phương diện nội dung
2.2.1. Nội dung phản ánh nhận thức về thế giới
Trong số những truyện kể địa danh của người Thái được khảo sát, có một số truyện có nội dung thể hiện quan niệm của người Thái về nguồn gốc tổ tiên và nguồn gốc các dân tộc. Cùng với những quan niệm ấy là nhận thức về việc hình thành nên các địa danh với tư cách là địa vực cư trú, nơi ấp ủ con người từ khi còn trứng nước. Bên cạnh đó còn có truyện kể về các vị thần, những người đã giúp dân xây bản, lập mường, kiến tạo nên những công trình như ruộng, mương, phai, mó… đáp ứng trực tiếp nhu cầu sản xuất và đời sống.
Xa xưa nhất là truyện kể địa danh thuộc thần thoại suy nguyên kể về việc sinh ra trời đất, núi sông, cây cỏ. Trong địa vực cư trú của mình, người Thái ở
Mộc Châu lý giải về tên gọi của các con suối lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống họ. Sự tích suối Sặp, suối Quanh kể rằng “ngày xưa từ dưới chân núi Pha Luông chảy ra hai dòng suối. Hai dòng thân thiết, kết nghĩa làm anh em và rủ nhau cùng chảy về một hướng. Đi được một quãng, suối Quanh không thấy người anh em của nó đâu bèn chảy theo hướng Đông - Nam qua Xuân Nha và đổ vào Nặm Má (sông Mã). Dòng còn lại đuổi theo không kịp, cho rằng người anh không chờ mình nên giận dỗi rồi đổi hướng chảy sang Đông - Bắc, cuối cùng đổ vào sông Đà. Dòng này về sau có tên là suối Sặp (sặp trong tiếng Thái có nghĩa là đuổi theo) là vì thế”. Mẩu thần thoại trên có cốt truyện khá đơn giản và có môtip giống như truyện Sông Đà và sông Mã, giải thích việc tại sao hai con sông ấy lại chảy theo những hướng khác nhau [30]. Có thể thấy, môtip này phản ánh những nhận thức buổi ban sơ của người Thái về các hiện tượng địa lý nằm trong địa vực cư trú của mình, đồng thời thể hiện phần nào quan niệm của họ về thiên nhiên, vạn vật.
Cùng nằm trong loại hình thần thoại này, người Thái có rất những câu chuyện nói rõ hơn quan niệm của họ về sự hình thành vũ trụ, trời đất, cỏ cây. Chẳng hạn truyện Ải Lậc Cậc hay Ông Chống Trời, Bà Chống Mây có đoạn kể về năm chúa Chô Công và công việc gây dựng trần gian của họ. “Ông thứ nhất, san đất, lấp hố, đào đắp thành ruộng, nương , sông suối nên gọi là Chẩu Chục chẩu Chao (Ông xới, Ông San). Ông thứ hai đào khe sâu, vực thẳm nên gọi là Chẩu năng dệt Phẳng (ông Làm Vực). Ông thứ ba dựng núi, tạo đồi, gọi là Chẩu năng dệt Pú (Ông dệt Núi). Ông thứ tư trải đất màu mỡ xuống đồng bằng, trải đá muôn màu xuống miền núi gọi là Chô công Đin (Ông Làm Đất). Vợ ông là bà Chô Công Nhả (Bà Gây rừng), phủ cây cỏ xanh tươi lên trái đất. Ông thứ năm là Chô Công Phạ (Ông Làm trời), làm ra mưa, nắng, gió, bão, sấm, sét… Vợ ông là bà Làm Mây hay Chô Công Mó tô vẽ bầu trời bằng những đám mây
.....