MỞ ĐẦU
1 - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1 - Về mặt lý luận :
- Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Có cán bộ tốt việc gì cũng xong" "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém" (10;240 )
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững." ( 16 )
- Trong chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2010, ngành giáo dục - đào tạo đã đề ra ba mục tiêu lớn: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để đạt được mục tiêu trên, vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục -đào tạo là hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lớn vì đây là lực lượng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của nền giáo dục quốc dân trong tương lai.
- Đồng chí Đỗ Mười - Nguyên Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phát biểu tại Hội Nghị lần thứ 2 - khóa VIII: "Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ "(14; 13 ).
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai - 1
- Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai - 3
- "tạo Ra Cái Có Giá Trị Tinh Thần, Có Nội Dung Nào Đó".
- Người Cán Bộ Quản Lý Trường Trung Học Phổ Thông.
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
-Trong Luật giáo dục, điều 86 : Nội dung " quản lý nhà nước về giáo dục" , cũng đã qui định phải "Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" ( 38 )
-Trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành điều lệ trường trung học, điều 16 :" Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng" đã qui định: "Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phải là giáo viên đạt trình độ chuẩn qui định, đã dạy học ít nhất 5 năm ở bậc trung học hoặc bậc học cao hơn, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý, được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục, có sức khỏe,
được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm". (35 )
Như vậy, để phát triển giáo dục và đào tạo phải: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cáp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực họat động thực tiễn, gắn bó với nhân dân. Có cơ chế và chính sách phát hiện tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài"(35 )
- Đối với công tác cán bộ, Đảng ta đã chỉ rõ: "Những sai lầm, khuyết điểm tròng lãnh đạo kinh tế - xã hội, bắt nguồn từ những khuyết điểm trong họat động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ...đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân" (11,17 )
Thật vậy, "Nhiều cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước không có cơ sở kiến thức hoặc không được đàd tạo chính thức về các vị trí và trách nhiệm mà mình đảm nhận. Tình hình trên đã dẫn tới những khó khăn trong công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ , công chức nước ta. Việc chưa hình thành được đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu ở từng ngành, từng lĩnh vực quản lý cũng như ở tầm quản lý vĩ mô là một trong những yếu tố gây ra sự trì trệ, kém hiệu quả trong việc quản lý của nhà nước đối với các họat động kinh tế - xã hội " (17,16)
1.2 - Về mặt thực tiễn :
Trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh Đồng Nai, thực trạng cấp trung học phổ thông đã có những bước phát triển và đạt nhiều thành tựu trên các mặt: nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phát huy hiệu quả, góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, giáo dục trung học phổ thông vẫn còn nhiều yếu kém: việc đào tạo nhân lực còn hạn chế,vấn đề giáo dục dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực theo hướng công nghiệp hóa,chất lượng, hiệu quả giáo dục chưa cao, phương pháp giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới...
Nguyên nhân của những yếu kém có nhiều, song một nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ cán bộ quản lý cấp học Trung học phổ thông thiếu và yếu, cơ chế quản lý chưa hợp lý, công tác quản lý cấp học Trung học phổ thông còn nhiều bất cập.
Vì vậy, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai hiện nay là rất cấp thiết và vô cùng quan trọng để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình khoa học, sách, tư liệu nghiên cứu đề cập đến vấn đề xây dựng, phát triển và quản ly nguồn nhân lực nói chung, trong số đó có một ít tài liệu đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực của ngành Giáo dục và Đào tạo. Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào, chưa có một tác giả nào công bố kết quả nghiên cứu của mình về vấn đề xây dựng, phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Đồng Nai nói chung và đội ngũ Cán bộ quản lý Giáo dục Và Đào tạo tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: " BIỆN PHÁP XÂY DƯNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRƯNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐỎNG NAI”
2 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở của việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT của tỉnh Đồng Nai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển GD.THPT của tỉnh.
3 - KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT tỉnh Đồng Nai.
4 - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Những biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT tỉnh Đồng
Nai.
5 - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT, thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT của tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất các biện pháp có tính khả thi nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trương THPT tỉnh Đồng Nai trong những năm tới.
6 - GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT của tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển cân đối, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục THPT nói riêng của tỉnh; nếu đội ngũ này được xây dựng trên cơ sở của một hệ thống các biện pháp có tính khả thi, được nghiên cứu một cách nghiêm túc có luận cứ khoa học và thực tiễn rõ ràng.
7 - CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài sử dụng 3 nhóm phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận : Nghiên cứu các văn kiện, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ; về nhiệm vụ phát triển GD-DT trong giai đọan tới; nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu, khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan; từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác: phương pháp toán thống kê để tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu.
8 - GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đội ngũ cán bộ quản lý được nghiên cứu trong đề tài được giới hạn ở Hiệu Trưởng và Phó Hiệu Trưởng các trường THPT.
- Phạm vi nghiên cứu : Các trường THPT công lập tỉnh Đồng Nai.
9 - CÂU TRÚC LUẬN VĂN:
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần :
Phần I - Mở đầu: Trình bày một số vấn đề chung của luận văn.
Phần II - Nội dung: Gồm 3 chương.
- Chương 1 : Cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ Cán bộ quản lý các trường THPT.
- Chương 2 : Thực trạng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Đồng Nai.
- Chương 3 : Các biện pháp xây dựng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Đồng Nai đến năm 2010.
Phần III: Kết luận và khuyến nghị.
Cuối luận văn.
- Danh mục tài liệu tham khảo.
- Phần Phụ lục.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DƯNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỘC PHỔ THÔNG
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VAN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.1. Khái niệm về biện pháp:
Theo Tự điển Tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý chủ biên, biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành .
1.1.2. Khái niệm về quản lý:
a. Khái nỉệm chung:
- Từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng được hình thành. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, trình độ tổ chức, điều hành cũng được nâng lên và phát triển theo. Mác viết : "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó.Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mìnhyCÒn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng".(1, 180 )
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động của xã hội loài người nhằm đạt mục đích, hiệu quả cao hơn, năng suất cao hơn. Đó chính là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt mục tiêu đề ra.
- Có nhiều khái niệm về quản lý theo các quan điểm khác nhau:
+ Theo quan điểm triết học, quản lý được xem như một quá trình liên kết thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan để đạt mục tiếu nào đó.
+ Theo quan điểm kinh tế, P.Taylor ( 1856-1915 )-người theo trường phái quản lý theo kiểu khoa học : " Quản lý là cải tạo mối quan hệ giữa người với người, giữa người với máy
móc và quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thê nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất." ( 23, 25).
Theo Henry Fayol (1841-1925) - nhà kinh tế học và chỉ đạo thực tiễn, trong quyển " Quản lý chung và quản lý công nghiệp" : Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra.
Quản lý kinh tế là sự tác động liên tục, có tổ chức của chủ thể quản lý lên những người lao động để sử dụng một cách tốt nhất những tiềm năng, cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra theo đúng luật định hiện hành. Như vậy, theo quan điểm kinh tế, quản lý luôn chú ý đến sự vận hành, hiệu quả kinh tế, phát triển sản xuất và sự tác động qua lại giữa các lực lượng sản xuất.
+ Theo quan điểm chính trị xã hội : "Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng." ( 21,7 )
+ Theo quan điểm hệ thống, thế giới quan Mác - LêNin cho rằng: toàn thể thế giới vật chất đang tồn tại, mọi sự vật, hiện tượng là một chỉnh thể, một hệ thống.Trong công tác điều hành xã hội thì quản lý cũng vậy, tức cũng là một hệ thống.
Theo quan điểm nay thì quản lý một đơn vị với tư cách là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong quá trình hoạt động.
"Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường" ( 31,43 )
Một vài khái niệm thường đề cập :
- Quản lý là biết chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy họ đã hoàn thành công việc tốt và rẻ.
- Quản lý là những hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức, nhóm để đạt được mục tiêu.
- Quản lý là quá trình cùng làm việc của các cá nhân để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, nhóm.
- Quản lý là một nghệ thuật đạt mục tiêu đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, chỉ huy hoạt động của người khác.
- Qua những định nghĩa trên, ta có thể hiểu :
Quản lý là sự tác động có tổ chức,có ý thức để điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội hành vi hoạt động của con người để đạt tới mục đích đúng với ý chí của nhà quản lý phù hợp với yêu cầu khách quan.
- Quản lý gồm hai thành phần : Chủ thể quản lý và khách thể quản lý.
+ Chủ thể quản lý là người hoặc tổ chức do con người cụ thể lập nên.
+ Khách thể quản lý có thể là người, tổ chức, vừa có thể là vật thể cụ thể như : đoàn xe, môi trường, thiên nhiên .., vừa có thể la sự việc: luật lệ, quy chế, quy phạm kỹ thuật.
Cũng có khi khách thể là người, tổ chức được con người đại diện trở thành chủ thể quản lý cấp dưới thấp hơn.
- Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qua lại, tương hỗ nhau. "Chủ thể làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thể thì sản sinh các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lý "(21,7)
- Trong quản lý, chủ thể quản lý phải có tác động phù hợp và sắp xếp hợp lý các tác động nhằm đạt mục tiêu. Do đó quản lý phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa tri thức và lao động.
Xét dưới góc độ điều khiển học , hành động quản lý chính là quá trình điều khiển, sắp xếp tác động làm cho đối tượng quản lý thay đổi trạng thái từ lộn xộn thành trật tự theo ý chí và mục tiêu của nhà quản lý .
- Muốn phát huy tiềm năng của đối tượng quản lý (đặc biệt là con người) thì phải có cơ chế quản lý đúng.