phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở".
(18; 63)
b. Quản lý trường học:
* Quản lý giáo dục được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau.
- Nếu hiểu theo nghĩa rộng, giáo dục là các hoạt động diễn ra trong xã hội thì quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động về giáo dục trong xã hội. Các cấp quản lý giáo dục bao hàm từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở trường học.
- Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, giáo dục là các hoạt động diễn ra trong ngành giáo dục - đào tạo hay một đơn vị cơ sở trường học thì quản lý giáo dục được hiểu là quản lý một đơn vị cơ sở giáo dục-đào tạo, quản lý nhà trường hay quản lý trường học.
* Quản lý trường học là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trường là một trong những cơ sở của ngành giáo dục.
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai - 1
- Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai - 2
- Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai - 3
- Người Cán Bộ Quản Lý Trường Trung Học Phổ Thông.
- Thực Trạng Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Trường Trung Học Phổ Thông Tình Đồng Nai.
- Đánh Giá Chung Về Đội Ngũ Cấn Bộ Quản Lý Tricờng Trung Học Phổ Thông Tỉnh Đồng Nai.
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
* Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc đã đưa ra nội dung khái quát về khái niệm quản lý nhà trường "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh". (23; 22).
* Quản lý trường học chính lá những công việc của nhà trường mà người Cán bộ quản lý trường học thực hiện những chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình dạy và học.
Như vậy ta có thể hiểu công tác quản lý trường học bao gồm sự quản lý các quan hệ nội bộ của nhà trường và quan hệ giữa trường học với xã hội.
Bản chất của công tác quản lý trường học là quá trình chỉ huy, điều khiển vận động của các thành tố, đặc biệt là mối quan hệ giữa các thành tố. Mối quan hệ đó là do quá trình sư phạm trong nhà trường qui định.
* Quản lý trường học nói chung và quản lý trường Trung học phổ thông nói riêng là tổ chức, chỉ đạo và điều hành quá trình giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò, đồng thời quản lý những điều kiện cơ sở vật chất và công việc phục vụ cho dạy và học nhằm đạt được mục đích của Giáo dục- Đào tạo.
1.1.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý.
a - Một số nội dung về công tác cán bộ trong Nghị quyết của Đảng:
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vai trò đội ngũ cán bộ cực kỳ quan trọng vì họ là người vạch ra các kế sách, người tổ chức thực hiện các mục tiêu đề ra. Vì vậy việc nâng cao chát lượng đội ngũ cán bộ trở nên quan trọng và cấp bách.
- "Một đội ngũ cán bộ có chất lượng cao là đội ngũ có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực, nắm bắt được yêu cầu của thời đại, có đủ tài năng, đạo đức và ý chí để thiết kế, tổ chức thực hiện những kế hoạch của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong mọi lĩnh vực." (19; 109).
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành TW. Khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2020 là : "Xây dựng đội ngữ cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ đi lên chủ nghĩa xã hội." (tr.36).
- Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII, về đổi mới công đào tạo đội ngũ cán bộ có ghi: "Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học".
- Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành TW khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VUI, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2005 và đến 2010 ghi rõ: "Ban Chấp hành Trung ương chủ trương từ nay đến
năm 2010, toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục cần tập trung vào những nhiệm vụ sau :
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngữ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng, lối sống cho người học". . .(tr.128 ).
- Bộ Chính trị có quyết định số 49-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ, quyết định số 50 QĐ/TW về việc ban hành qui chế đánh giá cán bộ và quyết định 51-QĐ/TW về việc ban hành qui chế bổ nhiệm cán bộ.
Trên đây là những nội dung các văn kiện của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những định hướng đó sẽ giúp cho việc tìm ra các biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT Tỉnh Đồng Nai.
b - Khái niệm xây dựng.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt - NXB Văn hoa Thông tin 1999,
- Xây dựng :
1. "Làm nên, gây dựng nên".
2. "Tạo ra cái có giá trị tinh thần, có nội dung nào đó".
Nói đến xây dựng, nó được hiểu bao hàm cả về số lượng và chất lượng.Xây dựng luôn gắn với sự phát triển, phát triển phải dựa trên cơ sở của thế ổn định .Phát triển là quá trình biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát triển ở đây theo chúng tôi hiểu đó là quá trình biến đổi làm cho số lượng và chất lượng luôn vận động đi lên trong mối hỗ trợ bổ sung lẫn nhau tạo nên thế càng bền vững...
c. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý.
- Với nghĩa chung nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý là xây dựng con người.
- Nghĩa hẹp hơn, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường học làxây dựng nguồn lực người trong ngành giáo dục.Đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên có năng lực lao động, làm cho mỗi người tự tạo và phát triển bản thân.
* Xây dựng đội ngũ Cán bộ quản lý để đội ngũ đó được biến đổi theo chiều hướng đi lên, xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đó là quá trình xây dựng đội ngũ có trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực quản lý, đòi hỏi những người có phẩm chất tốt, có trí tuệ Cáo, tay nghề thành thạo.
* Xây dựng nguồn nhân lực trong giáo dục được thể hiện trên các mặt:
- Thứ nhất: Con người với tư cách là nguồn nhân lực để phát triển giáo dục, con người là thành tố quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất. Con người là nguồn lực không gì có thể thay thế được để phát triển giáo dục.
- Thứ hai: Với tư cách là "nhân vật chủ đạo" trong quá trình phát triển giáo dục-đào tạo, cần phải đầu tư thích đáng để phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục là biện pháp chủ yếu và quan trọng để phát triển nguồn lực người.
- Thứ ba: Con người với tư cách là tiềm lực để phát triển giáo dục-đào tạo, phát triển xã hội, cải tạo xã hội, làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường học được thể hiện trên các mặt:
- Bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục.
- Bố trí đội ngũ phù hợp năng lực, điều kiện.
- Đảm bảo được định mức lao động.
- Động viên khen thưởng kịp thời.
-Xây dựng tốt mối quan hệ lành mạnh.
* Vấn đề cơ bản của xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý là đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm giúp họ hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người quản lý. Chất lượng của đội ngũ được hiểu trên bình diện chất lượng và số lượng. Tuy có phân biệt số lượng với chất lượng nhưng số lượng luôn gắn chặt với chất lượng, chất lượng bao hàm số lượng.
* Xét đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý phải xét đến các mặt:
- Số lượng đội ngũ.
- Chất lượng đội ngũ: Về phẩm chất và năng lực.
Đội ngũ được đánh giá có chất lượng khi đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.
Xây dựng đội ngũ Cán bộ quản lý trường học là vấn đề cốt lõi của việc phát triển nguồn lực người, nguồn lực quý báu nhất có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. "Mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách con người, trên cơ sở đó phát triển giáo dục nhằm thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Nói cách khác, phát triển giáo dục nhằm phát triển người bền vững để phát triển kinh tế- xã hội." (24; 242 )
1.2. VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHO THÔNG TRONG HỆ THONG GIÁO DỤC QUỐC DÂN.
1.2.1. Vị trí của trường trung học phổ thông.
* Theo Luật Giáo dục: "Giáo dục Trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sình vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có độ tuổi là mười lăm tuổi." (38; 16)
* Vị trí trường Trung học phổ thông được thể hiện trong điều lệ trường trung học : "Trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc Tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường trung học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng"(35; ì).
Như vậy Trung học phổ thông là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.Trung học phổ thông là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông, là cầu nối giữa giáo dục phổ thông với giáo dục đại học, sau đại học và giáo dục nghề nghiệp.
* Trung học phổ thông có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. số học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ bước vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục vào học các trường nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
Trung học phổ thong tạo vốn học vấn cơ bản cho học sinh và góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
* Ngày nay, giáo dục trung học phổ thông càng thể hiện rõ các xu hướng sau đây :
- Giáo dục trung học phổ thông không phải dành riêng cho các học sinh giỏi, xuất sắc mà là một nền giáo dục đại chúng.
- Giáo dục trung học phổ thông không chỉ có mục tiêu chuẩn bị nguồn cho giáo dục đại học mà chủ yếu là chuẩn bị chơ học sinh- con người đang trưởng thành - bước vào đời.
- Giáo dục trung học phổ thông cần trở thành một nguồn rộng lớn để lựa chọn những nguồn nhân lực có kỹ năng tốt cho sự phát triển quốc gia.
- Giáo dục trung học phổ thông phải là giai đoạn đáp ứng yêu cầu chín muồi của người học được vận dụng các nguyên lý và lý thuyết được học.
- Giáo dục trung học phổ thông là giai đoạn người học khẳng định được, định hướng được cái họ cần, mẫu hình mà họ phải vươn tới.
*Khái quát lại:
"Một mặt do sự phát triển tự thân (giáo dục, con người tâm lý - sinh lý), mặt khác do yêu cầu của sự phát triển kinh tê- xã hội, sự phát triển cửa cộng đồng mà giáo dục đóng góp tích cực và tối ưu cho sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia,với yêu cầu phát triển toàn diện, người lao động dù học lên đại học hoặc sớm đi vào cuộc sống lao động, gái cũng như trai đều phải được hình thành những giá trị văn hóa, đạo đức, nhân văn cùng với kiến thức khoa học, kỹ năng kỹ thuật, năng lực sáng tạo, phát minh. Họ không chỉ có năng lực góp phần đẩy mạnh sự phát triển quốc gia mà còn phải có tiềm năng sình lợi từ những thành quả của sự phát triển đó." (36; 64)
1.2.2. Mục tiêu của giáo dục Trung học phổ thông.
Theo Luật giáo dục, điều 23: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sình phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sông lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc." (38)
Mục tiêu của giáo dục Trung học phổ thông : "Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động." (38)
Với mục tiêu như trên, giáo dục Trung học phổ thông có chức năng trang bị cho thế hệ trẻ khả năng thích ứng và đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, làm việc một cách khoa học. Nhà trường Trung học phổ thông có nhiệm vụ chuẩn bị cho thế hệ trẻ tầm nhìn rộng rãi, khả năng sống và làm việc độc lập, tự chủ, được phát triển đầy đủ về trí tuệ. Giáo dục trung học phổ thông xem xét việc trang bị kiến thức các môn học như một bộ phận của việc chuẩn bị cho học sinh vào đời. Giáo dục Trung học phổ thông đòi hỏi sự tích hợp giữa tư duy và hành động, lý trí và tình eảm, học ở trường và sinh hoạt trong xã hội.
* Từ mục tiêu chung đã được xác định ở trên, mục tiêu cụ thể của giáo dục trung học phổ thông nói riêng và giáo dục trung học nói chung là:
- Hình thành cho học sinh trung học những kỹ năng học tập và sống. Cụ thể là :
+ Phát triển kỹ năng giao lưu;
+ Khuyến khích hứng thú tìm tòi;
+ Tạo được hứng thú khi cố gắng học tập và đạt được kết quả trong học tập;
+ Đánh giá được giả trị các phương pháp giải quyết vấn đề.
- Lĩnh hội hệ thống những kiến thức cần thiết để sông và để tiếp tục học:
+ Quan tâm và có trách nhiệm đối với những yếu tố của môi trường xung quanh;
+ Có hiểu biết về xã hội và về tự nhiên cần thiết và phù hợp với cộng đồng;
+ Đánh giá đúng đắn sự cống hiến của khoa học và nghệ thuật đối với cuộc sống của con người;
+ Hỉểu biết đất nước mình về lịch sử, địa lý, văn hóa, lối sống;
+ Hiểu biết về sự phụ thuộc của con người đối với môi trường tự nhiên và môi trường do con người tạo nên, có trách nhiệm về những hành động sử dụng các tài nguyên." (20; 13).
1.2.3. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC.
a. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường Trung học.
Theo điều lệ trường trung học: "Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau
đây :
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục
trung học do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành;
2. Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong phạm vi cộng đồng theo quỵ định của Nhà nước;
3. Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh;
4. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp
luật;
5. Phối hợp với gia đình học sinh , tổ chức và cả nhân trong cộng đồng thực hiện các
hoạt động giáo dục;
6. Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vỉ cộng đồng;
7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật." (35;1)
b - Hoạt động quản lý của trường trung học.
- Hoạt động quản lý của trường trung học phổ thông thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động quản lý, mang tính xã hội, tính khoa học, tính kỹ thuật và nghệ thuật của hoạt động quản lý.
- Chủ thể quản lỷcủa trường Trung học chính là bộ máy quản lý giáo dục trường học ( hiệu trưởng, phó hiệu trưởng).
- Quản lý trường Trung học chủ yếu ở các mặt:
+ Quản lý quá trình giáo dục - đào tạo.
+ Quản lý trường sở- cơ sở vật chất - thiết bị.