+ Quản lý nhân sự.
+ Quản lý môi trường.
- Trong các trường trung học hiện nay, cơ cấu bộ máy quản lý và các mối quan hệ, phối hợp các lực lượng trong quản lý bao gồm:
+ Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng do Nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng.
+ Tổ chức Đảng trong nhà trường, lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
+ Công đoàn giáo dục, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong trường theo quy định của pháp luật giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
+ Mỗi trường trung học phổ thông có Bí thư đoàn trường có trách nhiệm phối hợp với nhà trường tổ chức và quản lý các hoạt động đoàn, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý trường học.
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai - 2
- Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai - 3
- "tạo Ra Cái Có Giá Trị Tinh Thần, Có Nội Dung Nào Đó".
- Thực Trạng Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Trường Trung Học Phổ Thông Tình Đồng Nai.
- Đánh Giá Chung Về Đội Ngũ Cấn Bộ Quản Lý Tricờng Trung Học Phổ Thông Tỉnh Đồng Nai.
- Phương Hướng Xây Dựng Đội Ngũ Cbql Trường Thpt Tỉnh Đồng Nai Đến Năm 2010 :
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Mỗi trường Trung học phổ thông chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn, hành chính của sở Giáo dục - Đào tạo và cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương nơi trường đóng.
1.3. NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1.3.1. Nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.
* Hiệu trưởng.
Trong điều lệ trường trung học, Hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
- Tổ chức bộ máy nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;
- Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên nhân viên;
- Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh;
- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;
- Được theo học các lớp chuyên môn và hưởng các chế độ hiện hành.
* Phó Hiệu trưởng.
Phó Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;
- Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;
- Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động nhà trường khi được ủy quyền;
- Được theo học các lớp chuyên môn và hưởng các chế độ hiện hành. (35;6).
* Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.
Hiệu trưởng là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về các hoạt động trong trường học.
Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng những việc được phân công. Tuy vậy các Phó hiệu trưởng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới trước Đảng, Nhà nước trong công việc của mình. Do đó, Hiệu trưởng phải có phân công công việc cho Phó hiệu trưởng, thường xuyên nắm thông tin và có những quyết định kịp thời, không để những hiện tượng giao khoán thiếu trách nhiệm.
1.3.2 Những yêu cầu của việc xây dựng đội ngũ Cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
* Giáo dục phải đón đầu sự phát triển xã hội, sẩn sàng đáp ứng những nhu cầu của thời đại. Giáo dục phải luôn luôn phát triển, dự báo được tương lai. Theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc: "Nói tới giáo dục là nói tới triển vọng, viễn cảnh. Nếu làm giáo dục mà chỉ nghĩ tới trước mắt, không nghĩ đến phạm trù tương lai, chắc chắn là không có thành công hay ít nhất là không có thành tựu thật" (24;19)
Giáo dục luôn đặt trong sự phát triển để nâng cao nguồn nhân lực, do đó vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, Cán bộ quản lý bậc Trung học phổ thông nói riêng là yêu cầu quan trọng, mang tính tất yếu. Bởi vì, cán bộ quản lý là nhân vật chủ yếu, quyết định chất lượng giáo dục. Các trường chỉ có thể hoàn thành mục tiêu đề ra, nói rộng ra giáo dục- đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội khi nhà trường có được đội ngũ cán bộ quản lý có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ.
* Yêu cầu của việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông hiện
nay:
- Trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có được số lượng theo quy định. Mỗi
trường phải có một hiệu trưởng, một đến hai phó hiệu trưởng.
- Xây dựng đội ngũ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp,phải là người có chuyên môn từ loại khá trở lên, có năng lực quản lý, có sức khỏe, có khả năng chỉ đạo, kiểm tra, thực sự là những nhà giáo dục, nhà sư phạm mẫu mực.
Yêu cầu cụ thể của việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý: Đảm bảo đội ngũ có đủ đức và tài thể hiện qua các tiêu chí về phẩm chất năng lực của người cán bộ quản lý trường trung học.
1.3.3. Những yêu cầu cơ bản về nhân cách người cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông.
Đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục trung học phổ thông. Người cán bộ quản lý trường trung học phổ thông là người quản lý đội ngũ các thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên và học sinh của nhà trường.
Quá trình quản lý của họ là quá trình tác động đến con người, nhằm động viên, khích lệ và tạo ra trong tập thể một sức mạnh đoàn kết, thống nhất sẩn sàng đưa hệ vận hành đến mục tiêu xác định.
Chính vì vậy, để quản lý tốt ,người cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông phải:
- Thường xuyên học tập để nâng cao giác ngộ chính trị và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu của ngành học Trung học phổ thông nói riêng, đồng thời nắm bắt được đòi hỏi của nền kinh tế xã hội đối với sự phát triển của Giáo dục - Đào tạo.
- Nắm vững những kiến thức về quản lý Nhà nước ,về quản lý giáo dục và hoàn thiện những kỹ năng quản lý. Hiện nay chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Mọi người sống và làm việc theo pháp luật, đồng thời mỗi người đều phải được tôn trọng và bình đang trước pháp luật. Mỗi người cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông phải có hiểu biết về pháp luật, nắm vững các quy chế của ngành và các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng như phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Thường xuyên rèn luyện để nâng cao năng lực quản lý. Nắm vững các chu trình của quản lý và biết vận dụng các phương pháp quản lý thích hợp để đạt hiệu quả cao trong quản lý.
Mỗi cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông phải là người sống mẫu mực, họ phải là tấm gương để tập thể noi theo, phải có tầm nhìn rộng lớn và có khả năng phân tích, dự báo để có những quyết định đúng đắn trong quản lý.
• Vì "Quản lý mà chỉ đối phó với những phát triển của tổ chức là chưa đạt Phải dự báo được xu hướng phát triển của tổ chức và có các phương thức ứng phó với các xu hướng phát triển." (41; 27).
Do đó: "Là nhà quản lý bạn phải biết nắm bắt các cơ hội phát triển và lường trước các biến cố có thể xây ra". (41; 62).
Người cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông phải có những yêu cầu nhân cách biểu hiện cụ thể ở năng lực và phẩm chất.
Những yêu cầu cơ bản nêu trên cũng là cơ sở để tác giả nghiên cứu thực trạng, đánh giá đội ngũ CBQLvà các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL đồng thời đề xuất một số biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL các trường Trung học phổ thông công lập tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2 . THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRƯNG HỌC PHO THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên:
Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.862,37km2 (bằng 1.76% diện tích tự nhiên cả nước và 25.5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ ).
Tỉnh Đồng Nai nằm trong tọa độ địa lý: Từ 10031’17’’ đến 11034’49’’ vĩ độ Bắc và từ 106044’45’’ đến 107034’54’’ kinh độ Đông.
Về ranh giới hành chính, Đồng Nai giáp các tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng Nai có hệ thống giao thông thủy bộ, đường sắt nối liền với các địa phương khác trong cả nước, có sân bay quân sự Biên Hòa, là địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Đồng Nai có 9 đơn vị hành chính, gồm thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh và 8 huyện: Tân Phú, Định Quán, Long Khánh, Xuân Lộc, Nhơn Trạch, Long Thanh, Vĩnh Cửu và Thống Nhất.
Địa hình Đồng Nai là dạng địa hình trung du chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ. Nhìn chung địa hình tương đối bằng phang.
Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 250C - 270C, nhiệt độ cao nhất 30.80C, thấp nhất khoảng 20.50C, số giờ nắng trong năm 2500 - 2700 giờ, độ ẩm trung bình 80 - 82%. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tương đối lớn, trung bình năm 1700 - 1800 mm. Mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết nắng, nóng, độ ẩm thấp, có khi xuống dưới 70%.
2.1.2. Đặc điểm về dân cư.
Dân số của tỉnh tính đến năm 2000 là 2.042.166 người với cộng đồng dân cư của gần 40 dân tộc. Trong đó dân số nam chiếm 48.4%, nữ chiếm 51.6%; dân số các thành thị chiếm 30.77%, nông thôn chiếm 69.23%. Mật độ dân số năm 1999 là 346 người/ km2, thấp nhất là huyện Vĩnh Cửu 93 người/ km2. Dân số Đồng Nai là dân số trẻ nhưng đang có xu hướng lão hóa do tỷ suất sinh thô giảm nhanh (1.87% năm 2000) và tuổi thọ trung bình ngày càng cao. Năm 2000, tuổi thọ trung bình nữ là 70 - 72 tuổi, nam là 69 tuổi.
Về lao động, số người trong độ tuổi lao động là 1.216.579 người, chiếm 59.57% dân số. Trong đó có 4.32% chưa có việc làm, 9.38% đang đi học, 1.77% mất sức lao động, 69% đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, số còn lại là nội trợ, có việc làm tạm thời và không có nhu cầu làm việc.về cơ cấu lao động, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 850.914 người, trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 53.65%, ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 24.30%, các dịch vụ chiếm 22.05%.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội.
Mặc dù còn đứng trước nhiều thử thách mới: kinh tế tăng trưởng nhưng chưa vững chắc, cạnh tranh yếu, hiệu quả thấp, tình trạng cung vượt cầu, giá cả giảm thấp... nhưng những năm gần đây, kinh tế Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng và có sự chuyển dịch về cơ cấu. Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh từng ngành, từng vùng, địa phương trong tỉnh, làm tăng hiệu quả và thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi năm 1985 là 11%, năm 2000 là 23%. Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả...phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành chủ lực, mũi nhọn, một số khu công nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp giày da, may mặc, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng .tăng nhanh và đứng vững trên thị trường. Đến năm 2000,ngành thương mại chiếm 42 % giá trị toàn ngành dịch vụ; giao thông bưu điện chiếm 7.5%; tài chính- ngân hàng chiếm 8.2%; giáo dục, y tế, quản lý nhà nước chiếm 10%, dịch vụ khác 32.3%.
Các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển.Từ chỗ chỉ có 2 thành phần kinh tế quốc dân đã chuyển sang kinh tế nhiều thành phần. Năm 2000, kinh tế nhà nước chiếm
khoảng 31% GDP.Kinh tế hợp tác bước đầu được tổ chức lại theo luật hợp tác xã mới và chiếm khoảng 0.5% GDP. Các thành phần kinh tế khác phát triển khá nhanh, trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 29% GDP. Đây là bước tiến quan trọng về năng lực kinh tế ở tỉnh Đồng nai và tạo sự ổn định trong phát triển kinh tế- xã hội nói chung.
2.1.4 Về văn hóa - xã hội
* Về phát triển nhà ở: Đến năm 2000, có tổng số 178.403 căn hộ với tổng diện tích tăng lên trong 10 năm là 8.867.971 m2. Tỉnh đã xây dựng chương trình phát triển nhà ở với mức bình quân diện tích 6m2 / người, tại các đô thị nhu cầu phát triển nhà ở đạt khoảng 270.000m2/ năm.
Theo tiêu chuẩn phân tầng mức sống hộ dân cư năm 2000: số hộ giàu chiếm 5.99%; hộ khá chiếm 23%; hộ trung bình chiếm 46.01%; hộ dưới trung bình chiếm 15.5%; hộ nghèo chiếm 9.5%.Tỷ lệ số hộ có tiện nghi sinh hoạt chủ yếu năm 2000: Hộ có radio, cassette chiếm 55%; hộ có tivi các loại 70.95%; hộ có sử dụng điện chiếm 78.73%; hộ sử dụng nước sạch 80%.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO – ĐỒNG NAI:
2.2.1. Khái quát chung.
Mặc dù còn những khó khăn nhất định nhưng trong những năm qua ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành những mục tiêu phát triển giáo dục với nhiều kết quả vượt hơn năm trước.
Tính đến năm học 2001 - 2002, năm học thứ 5 thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII, một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Đồng Nai lần thứ vu, sự nghiệp GD - ĐT tỉnh Đồng Nai đã có những bước phát triển khá toàn diện, đúng hướng. Các ngành học, cấp học tiếp tục phát triển mạnh về qui mô trường lớp, học sinh theo hướng đa dạng loại hình theo Luật Giáo dục, đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh, tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Bổ túc văn hóa tiếp tục tăng. Tỷ lệ tốt nghiệp ở Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đạt khá cao và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.Công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học được duy trì. Việc phổ cập Trung học cơ sở trên toàn tỉnh ngày càng phát triển và đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân và Nghị quyết của Tỉnh ủy đề ra. Các mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài tiếp tục được duy trì. Việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đã có sự chuyển biến và tạo điều kiện cơ bản để nâng chất lượng. Công tác xây dựng đội ngũ đã đạt kết quả , giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở đã ổn định, Giáo viên Trung học phổ thông còn thiếu nhưng đã từng bước được giải quyết.
2.2.2. Khái quát về Giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai
a - Về qui mô phát triển:
* Toàn tỉnh có 42 trường (25 trường công lập, 17 trường ngoài công lập).Tổng số học sinh là 66.833 học sinh, đạt 98.72%. số học sinh lớp 10 là 25.407 học sinh, đạt 81.74% so với kế hoạch năm 2002 .
Đồng Nai là tỉnh có hệ thống trường THPT phát triển khá mạnh và tương đối đều khắp. Các trường Trung học phổ thông được phân bố như sau:
- Thành phô Biên Hòa: 05 trường THPT công lập, 03 trường Trung học phổ thông Bán công và 04 trường THPT Dân lập.
- Huyện Định Quán: 02 trường THPT công lập và 01 THPT bán công.
- Huyện Long Khánh: 03 trường Trung học phổ thông công lập và 03 trường Trung học phổ thông Dân lập.
- Huyện Long Thành: 03 trường THPT công lập và 01 trường THPT Bán công.
- Huyện Nhơn Trạch: 02 trường THPT công lập.
- Huyện Thống Nhất: 04 trường THPT công lập, 01 trường THPT Bán công và 02 trường THPT Dân lập.
- Huyện Tân Phú: 02 trường THPT công lập và 01 trường THPTdân lập.
- Huyện Vĩnh Cửu: 02 trường THPT công lập.
- Huyện Xuân Lộc: 02 trường THPT công lập và 01 trường dân lập.