Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của Ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam - 2

Nam đã có những ý tưởng về mô hình bảo đảm tiền vay này với các quy định pháp luật dân sự làm nền tảng, các bài viết, bài nghiên cứu, các cuộc hội thảo,… tuy nhiên các ngân hàng vẫn chưa đạt được nhiều kết quả khả thi với sự thiếu vắng quy định pháp luật điều chỉnh. Đề tài này cũng thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu, tuy nhiên chưa có nhiều các bài nghiên cứu chuyên sâu làm rõ về các khía cạnh trong vấn đề này hoặc các bài viết chưa có tính hệ thống, chưa đưa ra bức tranh toàn cảnh về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Nên cần tiếp tục nghiên cứu về mô hình này cả về lý luận, thực tiễn để làm rõ những bất cập trong các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Có sự tham khảo, nghiên cứu pháp luật của các nước đi trước để rút ra những định hướng giải quyết cho vấn đề của Việt Nam.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Như đã nêu ở trên, việc nhận bảo đảm tiền vay bằng QSHTT mới diễn ra trong thời gian gần đây, tại một số ngân hàng thương mại của một số nước đang phát triển. Do đó, đây vẫn còn là một vấn đề mới mẻ và phức tạp ở cả trên thế giới và Việt Nam. Bởi vậy, số lượng các bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này còn khá hạn chế. Các nội dung được tác giả đề cập đến trong luận văn này chủ yếu được xây dựng trên cơ sở đúc rút từ kinh nghiệm làm việc thực tế và tham khảo thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại.


3. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài


Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết muốn làm rõ cơ sở lý luận cho việc áp dụng các biện pháp Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại, thực trạng pháp luật Việt Nam đối với vấn đề mới mẻ này, kinh nghiệm pháp luật của một số nước để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

4. Phương pháp nghiên cứu

Bài khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật. Trên cơ sở phương pháp luận, bài viết được vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp so sánh luật học, phương pháp tổng hợp.

Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của Ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam - 2


5. Kết cấu khóa luận


Bài khóa luận có kết cấu gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết

luận.


Phần nội dung với kết cấu được chia làm 3 chương:


- Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại.


- Chương II. Pháp luật Việt Nam về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam.


- Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại.


Kết luận


Danh mục tài liệu tham khảo.

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại


1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại


Với nhu cầu của đời sống, sản xuất, kinh doanh, các hoạt động của một số thương gia như đổi tiền, giữ tiền hộ và thu tiền hộ,… qua thời gian và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đã phát triển thành các nghiệp vụ ngân hàng như hiện nay và được các NHTM thực hiện.

Mặc dù đã hình thành từ lâu đời, song giữa các nhà nghiên cứu, các tổ chức liên quan đến lĩnh vực ngân hàng chưa có sự thống nhất về khái niệm ngân hàng thương mại. Có nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng thương mại được đưa ra tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, điều kiện kinh tế của từng quốc gia, các nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện,… Có thể đề cập đến một số khái niệm về NHTM theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới như sau:

Theo pháp luật của nước Pháp, “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.

Theo pháp luật Mỹ, NHTM được định nghĩa là “loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và thanh toán... và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”

Như vậy có thể hiểu NHTM là một tổ chức kinh tế, chuyên thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ bằng cách cung cấp các dịch vụ về tài chính cho khách hàng là tổ chức, cá nhân như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác.

Trong đó nguồn tiền để thực hiện việc cung cấp các dịch vụ này đến từ sự luân chuyển nguồn tiền của khách hàng gửi tiền. Cụ thể: nguồn tiền có được từ hoạt động nhận tiền gửi sẽ trở thành nguồn vốn của hoạt động cho vay, thanh toán và các hoạt động khác. Ngược lại, khoản lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ các hoạt động trên sẽ được dùng một phần để chi trả tiền lãi cho người gửi tiền.

Sự phát triển của kinh tế, xã hội và đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, các hoạt động của ngân hàng thương mại ngày càng phong phú, đa dạng. Ngoài các hoạt động ngân hàng truyền thống như nhận tiền gửi, cho vay thì các hoạt động ngân hàng mới được ra đời, áp dụng ngày càng phổ biến như thư tín dụng (L/C), chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán,… Các hoạt động ngân hàng vừa là động lực thúc đẩy ngân hàng phát triển, đồng thời là mục tiêu mà các ngân hàng hướng đến vì mục tiêu lợi nhuận và lợi ích khách hàng. Trong đó, hoạt động cấp tín dụng mà cụ thể là hoạt động cho vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng.

1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Trong số các nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM, cho vay là nghiệp vụ cấp tín dụng truyền thống, có ý nghĩa sống còn đối với các NHTM và được các NHTM hết sức chú trọng.

Cho vay là hình thức cấp tín dụng theo đó NHTM giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Xét về bản chất pháp lý, hoạt động cho vay là một hợp đồng, hay hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa bên vay và bên cho vay đối với một khoản tiền vay nhất định, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng tín dụng giữa NHTM và khách hàng mang bản chất là hợp đồng vay tài sản theo pháp luật dân sự, tuy nhiên hợp đồng tín dụng mang những đặc thù về chủ thể tham gia, đối tượng của hợp đồng và nguyên tắc hoàn trả:

- Chủ thể: Trong hợp đồng vay tài sản, chủ thể của hợp đồng - bên vay và bên cho vay, là cá nhân, pháp nhân bất kỳ đáp ứng đủ năng lực chủ thể và điều kiện cho vay, trong đó một bên chủ thể có (có quyền sở hữu hoặc được trao quyền cho vay đối với tài sản) tài sản và một bên chủ thể có nhu cầu vay tài sản. Còn trong hợp đồng tín dụng, một bên chủ thể tham gia quan hệ, với vai trò là bên cho vay bắt buộc là NHTM được nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ cho vay. Bên vay có thể là cá nhân, pháp nhân đáp ứng được các điều kiện cho vay như: mục đích sử dụng tiền vay, tính khả thi và hiệu quả của dự án, năng lực tài chính của bên vay tiền,…

- Đối tượng: Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là các loại tài sản theo quy định của luật. Còn đối tượng của hợp đồng tín dụng là một loại tài sản đặc biệt

- tiền tệ.

- Nguyên tắc hoàn trả: Nếu như trong hợp đồng vay tài sản, ngoài việc trả lại tài sản theo đúng số lượng, chất lượng thì việc trả lãi là do các bên thỏa thuận, không mang tính bắt bắt buộc thì trong hợp đồng tín dụng sẽ đặt ra yêu cầu trả đầy đủ gốc và lãi.

Cho vay là một hoạt động kinh doanh tiền tệ có tính rủi ro cao. Tính rủi ro này do nhiều yếu tố tạo nên, trong đó tiền tệ - đối tượng của hợp đồng tín dụng, là một yếu tố then chốt tạo ra tính chất rủi ro. Nguồn tiền mà NHTM sử dụng để cho khách hàng vay có nguồn gốc là tiền có được từ hoạt động huy động vốn của khách hàng. Nên trong trường hợp bên vay không không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận thì NHTM có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả. Đây là tình trạng rất nguy hiểm đối với một một NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Bởi khi đó NHTM phải đứng trước nguy cơ phá sản. Việc phá sản ngân hàng gây ra những tác động tiêu cực đến nhiều đối tượng, đó là quyền lợi của người gửi tiền, sự an toàn của toàn bộ hệ thống ngân hàng và sự phát triển ổn định của cả nền kinh tế.

Để phòng ngừa, giảm thiểu những rủi ro này, nhà nước và các ngân hàng thương mại đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế rủi ro khác nhau như: Các quy định nhà nước

về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng (hệ số an toàn vốn tối thiểu– CAR, giới hạn tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, kinh doanh bất động sản và chứng khoả; tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động; trích lập dự phòng rủi ro,… ) và biện pháp hạn chế rủi ro do tổ chức tín dụng và khách hàng tự thỏa thuận, trong đó có biện pháp bảo đảm tiền vay.

1.2. Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT trong hoạt động cho vay trong ngân hàng thương mại

1.2.1. QSHTT - Đối tượng của biện pháp bảo đảm tiền vay

1.2.1.1. Khái niệm QSHTT

Hiện nay không có một khái niệm thống nhất về QSHTT, mà tùy theo cách tiếp cận khác nhau về QSHTT sẽ có khái niệm khác nhau. Cụ thể:

Theo tổ chức SHTT thế giới, là một tổ chức quốc tế có mục đích hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người phát minh và chủ sở hữu TSTT được bảo hộ trên toàn thế giới, thúc đẩy sở hữu trí tuệ và pháp luật về sở hữu trí tuệ phát triển, thì “QSHTT bao gồm các quyền liên quan tới các tác phẩm khoa học, nghệ thuật và văn học; chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình; sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người; các phát minh khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn và tên thương mại; bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật”.

Theo Hiệp định các khía cạnh thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ (TRIPs), tiếp cận QSHTT dưới góc độ kinh tế, thương mại thì QSHTT là quyền được trao cho người tạo ra thành quả sáng tạo bởi trí tuệ của họ, QSHTT trao cho người sáng tạo một độc quyền trong việc sử dụng sáng tạo của họ trong một khoảng thời gian nhất định. QSHTT bao gồm 2 mảng chính là quyền tác giả và quyền liên quan; sở hữu công nghiệp.

Như vậy, có thể hiểu QSHTT là các quyền của chủ thể đối với tài sản vô hình là thành quả của sự lao động trí óc, được nhà nước thừa nhận.

Đối tượng của QSHTT là TSTT. TSTT được đề cập đến là sự sáng tạo của trí tuệ như: tác phẩm văn học, nghệ thuật, sáng chế, thiết kế công nghiệp, tên gọi, biểu tượng và hình ảnh được sử dụng trong thương mại,… và được chia làm ba nhóm:

- Sở hữu công nghiệp bao gồm bằng độc quyền sáng chế, tên thương mại, thiết kế công nghiệp, chỉ dẫn địa lý,…

- Quyền tác giả (bản quyền) bao gồm các tác phẩm văn học (như tiểu thuyết, thơ, kịch), tác phẩm điện ảnh, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật (tranh, ảnh và các tác phẩm điêu khắc) và thiết kế kiến trúc. Quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các tác phẩm của nghệ sỹ biểu diễn (cuộc biểu diễn), bản ghi âm, ghi hình.

- Quyền đối với giống cây trồng.


QSHTT được chia làm hai nhóm quyền: quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân là những quyền thuộc về riêng cá nhân tác giả (người trực tiếp sáng tạo ra TSTT), không thể chuyển giao cho bất kì ai dưới bất kì hình thức nào, ngay cả trong trường hợp tác giả không còn. Quyền tài sản là quyền được hưởng những lợi ích vật chất phát sinh từ TSTT. Tùy thuộc vào pháp luật của từng quốc gia và từng đối tượng của QSHTT, quyền nhân thân và quyền tài sản được pháp luật ghi nhận khác nhau.

1.2.1.2. Đặc điểm

- Tính vô hình: QSHTT là quyền của chủ thể đối với TSTT, là một tài sản vô hình, không thể nhận thức được thông qua các giác quan mà chỉ nhận thức được bằng lý trí. Do đó, QSHTT cũng mang tính chất vô hình.

- QSHTT được bảo hộ có giới hạn. QSHTT chỉ được bảo hộ trong phạm vi không gian và thời gian nhất định:

 Phạm vi bảo hộ theo không gian (hay Tính chất lãnh thổ): QSHTT được pháp luật quốc gia nào công nhận thì có hiệu lực và được bảo vệ trong phạm vi

quốc gia đó. Tuy nhiên trong một thế giới toàn cầu hóa, hợp tác phát triển thế giới ngày càng mạnh mẽ thì giới hạn về lãnh thổ được bảo hộ gần như xóa nhòa nhờ vào việc đăng ký quốc tế.

 Phạm vi bảo hộ theo thời gian: QSHTT chỉ được bảo hộ trong thời gian nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia. Hết thời hạn bảo hộ, QSHTT sẽ thuộc về công chúng, mọi người đều có quyền sử dụng.

- Tính độc quyền: QSHTT trao cho chủ sở hữu TSTT quyền độc quyền trong việc cho người khác sử dụng hay không sử dụng TSTT của mình. Tính độc quyền này cũng được thể hiện trong việc ngăn chặn người khác xâm phạm đến của mình.

1.2.1.3. Các quyền năng của chủ sở hữu QSHTT


Chủ sở hữu đối với TSTT là người có các quyền đối với TSTT, là chủ thể đã bỏ thời gian, tài chính của mình để tác giả có được tài sản, theo hợp đồng lao động, hợp đồng thuê, hoặc chính là tác giả nếu họ đồng thời bỏ tài chính ra để tạo ra tài sản. Chủ sở hữu là người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận chuyển giao QSHTT từ chủ thể khác. Do đó, họ có các quyền năng của một chủ sở hữu đối với tài sản của mình.

Quyền SHTT là quyền sở hữu đối với các TSTT. Quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Quyền chiếm hữu TSTT được thể hiện rất mờ nhạt và trongmột số trường hợp nhất định là không có ý nghĩa. Đối với quyền sử dụng, tùy thuộc vào từng đối tượng của quyền SHTT mà việc sử dụng được thể hiện khác nhau. Quyền định đoạt đối với TSTT được thể hiện gần giống như quyền định đoạt tài sản hữu hình.

Quyền sử dụng TSTT là quyền của chủ sở hữu được sử dụng và hưởng lợi tức từ TSTT. Chủ sở hữu TSTT có thể thực hiện quyền sử dụng của mình thông qua các phương thức sử dụng TSTT khác nhau như: tự mình trực tiếp khai thác, sử dụng TSTT hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng TSTT để đổi lại những khoản lợi tức nhất định thông qua việc cho thuê, license, chuyển giao công nghệ,…

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí