triển thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng. Vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống.
Để được bảo hộ thì giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết 20 năm đối với các giống cây trồng khác.
Chủ bằng bảo hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ (1) Sản xuất hoặc nhân giống; (2) Chế biến nhằm mục đích nhân giống; (2) Chào hàng; (3) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác; (4) Xuất khẩu; (5) Nhập khẩu; (6) Quyền lưu trữ để thực hiện các quyền khác. (Khoản 1 Điều 186 Luật sở hữu trí tuệ 2005).
Như vậy, mỗi nhóm QSHTT với đối tượng QSHTT riêng đều có những đặc điểm và điều kiện bảo hộ, cơ chế bảo hộ khác nhau và chủ thể của quyền được hưởng các quyền và nghĩa vụ khác nhau khi tham gia vào quan hệ pháp luật, đặc biệt khi tham gia và trở thành đối tượng của giao dịch bảo đảm.
Do đó, chỉ các quyền tài sản liên quan đến QSHTT được phép làm tài sản bảo đảm chỉ bao gồm: Các quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác đối với phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá; Quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu công nghiệp đối với gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Quyền tài sản của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng đối với vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay của các ngân hàng, mặc dù giao dịch bảo đảm chỉ là giao dịch thứ yếu, nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra cho bên ngân hàng, và để đưa ra một quyết định cho vay, ngân hàng cần xem xét và cân nhắc nhiều yếu tố khác như uy tín của khách hàng, năng lực tài chính, tiềm năng của các dự án đầu tư,… nhưng một tài sản bảo đảm có giá trị và chắc chắn sẽ làm giảm đáng kể rủi ro của ngân hàng. Theo đó, cần có những quy định chặt chẽ về điều kiện đối với QSHTT khi làm tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Có thể bạn quan tâm!
- Đăng Ký Giao Dịch Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Qshtt Và Quyền Ưu Tiên
- Pháp Luật Việt Nam Về Biện Pháp Bảo Đảm Tín Dụng Bằng Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Trong Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại
- Tài Sản Bảo Đảm - Qshtt, Được Điều Chỉnh Tương Đối Đầy Đủ.
- Khi Một Tài Sản Được Dùng Để Bảo Đảm Thực Hiện Nhiều Nghĩa Vụ Thì Thứ Tự Ưu Tiên Thanh Toán Giữa Các Bên Cùng Nhận Bảo Đảm Được Xác Định Như
- Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của Ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam - 9
- Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của Ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.
2.2.3. Thế chấp tài sản – Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phù hợp với tài sản bảo đảm là QSHTT
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một phần của chế định nghĩa vụ và hợp đồng, được quy định tại BLDSnăm 2015 và được quy định chi tiết thi hành tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm.
Điều 292 BLDS 2015 quy định chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặc cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản. So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã bổ sung hai biện pháp bảo đảm mới là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. Thực chất, hai biện pháp này đã được quy định trong phần thực hiện hợp đồng của hợp đồng song vụ (cầm giữ tài sản) và phần một số quy định riêng về mua bán tài sản (bảo lưu quyền sở hữu) trong các BLDS trước đó, và đã được các bên áp dụng trên thực tế. Do vậy, sự bổ sung hai biện pháp bảo đảm mới chỉ là xác định lại đúng bản chất của biện pháp và đặt về đúng vị trí trong luật với việc quy định chính thức hai biện pháp này là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Căn cứ vào căn cứ xác lập, tính chất của biện pháp bảo đảm, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được chia làm hai nhóm là giao dịch bảo đảm và biện pháp bảo đảm. Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập một giao dịch bảo đảm có tính độc lập với giao dịch được bảo đảm, nhằm bảo đảm nghĩa vụ trong giao dịch được bảo đảm được thực hiện. Bao gồm các biện pháp: Cầm cố tài sản, thế chấp
tài sản, đặc cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Biện pháp bảo đảm là biện pháp được hai bên thỏa thuận xác lập trực tiếp trên giao dịch được bảo đảm, gắn liền với giao dịch bảo đảm, bao gồm biện pháp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cụ thể bao gồm:
- Cầm cố tài sản:
Theo quy định Điều 309 BLDS 2015, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, theo quy định của luật, biện pháp cầm cố tài sản áp dụng cho mọi tài sản thuộc sở hữu của bên cầm cố mà không phân biệt động sản hay bất động sản, tài sản hữu hình hay tài sản vô hình. Và có thể dùng để bảo đảm thực hiện mọi loại nghĩa vụ, bao gồm cả nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên với đặc trưng của biện pháp cầm cố là “giao tài sản” cho bên nhận cầm cố, tức là có sự chuyển giao tài sản về mặt vật chất. Do đó, tài sản cầm cố phải có tính chất của một tài sản hữu hình, có thể nhận diện, cảm nhận, cầm nắm trên thực tế. Do đó, QSHTT là một tài sản vô hình điển hình không phải là đối tượng của giao dịch cầm cố tài sản.
- Đặt cọc tài sản:
Theo quy định Điều 328 BLDS 2015, Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài
sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, đặt cọc là biện pháp bảo đảm được các bên thỏa thuận xác lập nhằm bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong đó, có sự chuyển giao trên thực tế tài sản đặt cọc của bên đặt cọc cho bên nhận đặt cọc. Tài sản đặt cọc được quy định cụ thể bao gồm tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác, không bao gồm quyền tài sản vô hình. Như vậy, biện pháp đặt cọc tài sản thường được sử dụng để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện các hợp đồng mua bán, không phù hợp để áp dụng cho hợp đồng tín dụng.
- Ký cược:
Theo quy định tại Điều 329 BLDS 2015, Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.
Như vậy, biện pháp ký cược được áp dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài sản là động sản. Biện pháp ký cược không được áp dụng để bảo đảm cho hợp đồng tín dụng.
- Ký quỹ:
Điều 330 BLDS 2015 quy định về biện pháp ký quỹ như sau: Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có
quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
Theo đó, biện pháp ký quỹ được áp dụng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, có thể bao gồm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng tín dụng. Ký quỹ là giao dịch bảo đảm có sự tham gia của bên thứ ba (hoặc chính bên bên có quyền) là một tổ chức tín dụng với vai trò là bên quản lý tài sản ký quỹ thông qua một tài khoản phong tỏa, và thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bồi thường thiệt hại, trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ, cho bên có quyền khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ. Tài sản ký quỹ bao gồm khoản tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá. Do đó, QSHTT không được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho biện pháp ký quỹ.
- Bảo lãnh:
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (Điều 335 BLDS 2015).
Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân, có sự tham gia của bên thứ ba với vai trò là người bảo lãnh, cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Biện pháp bảo đảm bằng tài sản là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong BLDS bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. Tuy nhiên do đặc trưng của từng biện pháp bảo đảm như đã phân tích ở trên, các bên thường thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm là cầm
cố tài sản, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Thực chất, việc áp dụng biện pháp bảo lãnh đồng thời sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh là biện pháp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba.
Trong hợp đồng tín dụng, các bên có thể thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Để tăng cường bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện, thông thường ngân hàng thường thỏa thuận với bên bảo lãnh về việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Ngân hàng và bên bảo lãnh hoàn toàn có thể thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm bằng QSHTT phù hợp với quy định của luật.
- Tín chấp:
Tín chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong đó các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở dùng uy tín của mình để bảo đảm cho khoản vay của cá nhân, hộ gia đình nghèo tại các tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh. Đây là biện pháp bảo đảm đặc biệt, nhằm hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. Tín chấp mang bản chất của một biện pháp bảo đảm đối nhân đơn thuần, trong trường hợp khi người vay không trả được nợ, bên tín chấp không có nghĩa vụ trả nợ thay. Như vậy, tín chấp là một biện pháp bảo đảm không mang tính chất dân sự, được nhà nước quy định để nhằm thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.
- Cầm giữ tài sản:
Theo quy định của Điều 346 BLDS 2015, Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Như vậy, cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm không mang bản chất giao dịch, mà bên có quyền áp dụng trong chính giao dịch được bảo đảm. Theo đó bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ (là giao dịch
chính được bảo đảm), được chiếm giữ tài sản, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ.
- Bảo lưu quyền sở hữu:
Theo tại khoản 1, Điều 331 BLDS 2015, Bảo lưu quyền sở hữu được quy định như sau: “Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.”
Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm được áp dụng trong hợp đồng mua bán tài sản, gắn liền với phương thức thanh toán là mua trả chậm, trả dần (Điều 453 BLDS 2015). Theo đó, biện pháp này trao một đặc quyền cho bên bán, là được bảo lưu quyền sở hữu tài sản đã bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền.
- Thế chấp tài sản:
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp (Điều 317 BLDS 2015).
Thế chấp là biện pháp bảo đảm với đặc trưng là không giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp chiếm giữ. Thay vào đó, các bên có thể thỏa thuận về việc giao các giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp giữ trong suốt thời gian thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bên thế chấp được quyền chiếm hữu, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi từ tài sản (bao gồm quyền cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp), được quyền bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp nếu được sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Như vậy, thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được thiết lập trên tài sản của bên thế chấp, theo đó bên nhận thế chấp có quyền nắm giữ tài sản về mặt pháp lý và có quyền kiểm soát lưu thông tài sản.
Tài sản thế chấp là các loại tài sản bảo đảm được quy định trong Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, do đặc trưng là không giao tài sản cho bên nhận thế chấp, nên trên thực tế các bên thường dùng các loại tài sản không thể hoặc khó giao về mặt vật chất như tàu bay, tàu biển, máy móc thiết bị, quyền tài sản làm tài sản thế chấp. Quyền tài sản trong đó có QSHTT.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã xây dựng một hệ thống các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tương đối hoàn chỉnh, với nhiều biện pháp bảo đảm khác nhau, phù hợp với từng loại giao dịch chính được bảo đảm. Trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của bên vay, hai bên có thể thỏa thuận áp dụng các biện pháp như cầm cố tài sản, thế chấp tài sản và bảo lãnh.
Trong đó, đối với QSHTT, ngân hàng và doanh nghiệp có thể thỏa thuận áp dụng biện pháp thế chấp QSHTT để bảo đảm cho khoản vay.
BLDS 2015 và Nghị định 163, Nghị định 112 đã xây dựng một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ về biện pháp thế chấp tài sản nói chung với các quy định về tài sản thế chấp, hiệu lực của thế chấp tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp, chấm dứt thế chấp.
2.2.3.1. Đăng ký giao dịch bảo đảm
Hiện nay việc đăng ký giao dịch bảo đảm được điều chỉnh bởi Nghị định số 102/2017/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm thì thế chấp QSHTT được coi là giao dịch đối với động sản khác. Việc đăng ký đối với động sản khác được thực hiện bởi Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, QSHTT là một loại tài sản đặc biệt, việc đăng ký QSHTT và các giao dịch có liên quan đến QSHTT được Cục sở hữu trí tuệ, thuộc bộ Khoa học và công nghệ quản lý. Theo đó, giao dịch bảo đảm bằng QSHTT là một trong các giao dịch liên quan đến QSHTT, thì việc đăng ký giao dịch bảo đảm này nên giao cho Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận, thực hiện để dễ dàng kiểm tra các thông tin về QSHTT có liên quan, tạo một đầu mối thống nhất trong việc quản lý quyền sở hữu nói chung và giao dịch bảo đảm bằng QSHTT nói riêng.